1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau khi tất cả lính dưới quyền đã an toàn, Kresty lại tập trung vào việc đối phó với quân địch. Anh lệnh cho hạ sĩ Lance Vanderhoff dùng súng bazooka 90mm bắn đạn phốt pho trắng vào những vị trí chủ chốt của đối phương mà mình xác định được. Sau khi đánh dấu mục tiêu bằng cách này Kresty chỉ đạo toàn thể trung đội bắn mạnh vào địch quân. Tiếp đó anh gọi sĩ quan tiền sát pháo binh lên phía trên. Người này chưa kịp đến chỗ anh thì đã bị 1 tay bắn tỉa địch hạ gục. Với quyết tâm đập nát vị trí địch rồi mới xung phong, Kresty tự mình gọi pháo nã mạnh xuống trận địa địch trên sườn cao điểm.

    Vào lúc Kresty bắt đầu cho các tiểu đội vận động vào vị trí xung phong thì Johnson nhận được cuộc gọi từ tiểu đoàn bộ.

    Cấp trên hạ lệnh: "Rút lui! Rút lui."

    Johnson chẳng thể nào tin nổi. Phải bỏ cuộc khi chỉ vài phút nữa thôi họ sẽ xông lên đánh quân Bắc Việt. Thật chẳng công bằng tí nào. Dù thế anh vẫn nghiêm túc chuyển lời tới Kresty. Gần như ngay lập tức viên thiếu úy cùng hầu hết những người khác đều nổi giận. Họ biết chắc mình có thể chiếm được vị trí quân thù. Nhưng quân lệnh như sơn! Tất cả đành lục tục rút.

    Kresty cùng trung đội đâu ai biết rằng mình đã đi lệch quá xa về phía bắc so với ý đồ. Chẳng hiểu là do sai sót hay nhầm lẫn trong việc đọc bản đồ mà đại đội đã đi chệch hướng, lọt vào nơi bộ đội Bắc Việt đang chờ sẵn, lấn sân sang vùng trách nhiệm của trung tá Delong. Sai lầm trên đã khiến Wilder tức điên lên.

    Trận đọ súng ko những gây ra những thương vong bất ngờ, chẳng cần thiết, mà còn phá hỏng kế hoạch tấn công của ông ta. Giờ đây thay vì đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 dẫn đầu cuộc tấn kích lên cao điểm 881 Nam, Wilder lại phải điều chỉnh đội hình. Ngày mai, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 sẽ tiên phong đánh trước, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 yểm hộ.

    Kresty chẳng hay biết gì về những điều này; vả nếu anh biết được thì chỉ càng thêm rắc rối. Sau khi đưa tất cả số thương vong - 2 chết, 10 bị thương - đến bãi đáp gần sở chỉ huy tiểu đoàn , anh chứng kiến Wilder, người anh mới được gặp lần đầu, đang quát tháo cấp dưới, chửi rủa sai sót của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 ko tiếc lời. Sự ‘vô cảm’ ấy khiến Kresty rất giận.

    Trong khi đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 gặp trục trặc với quân Bắc Việt thì đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 nống lên trước tiến đến mục tiêu trung gian. Họ chiếm được cái gò nhỏ này lúc gần 7g tối. Cách họ 700 thước về phía nam, dưới ánh hoàng hôn, cao điểm 881 Nam trông hết sức hắc ám, quái gở. Về phía đông cách đó vài trăm mét, đại úy Giles cũng cho đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 dưới quyền dừng lại, rồi cùng lính đào công sự nghỉ đêm. Anh biết mai sẽ là 1 ngày hết sức khó khăn.







    Phần II


    Cao điểm 881 Nam


    Chương 7


    Khi bóng tối bao phủ hết các mỏm đồi Khe Sanh thì TQLC tiểu đoàn 3/3 cũng đã yên vị hết trong những chủ vi phòng thủ nghỉ đêm của mình. Đóng gần cao điểm 881 Nam nhất, cách khoảng 800m, là đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 của đại úy Bennett. Trung tá Wilder đặt sở chỉ huy cách đó mấy trăm thước về phía đông. Các đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 của đại úy Giles và đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 của địa úy Swigart đều tổ chức nghỉ đêm quanh tiểu đoàn bộ.

    Khu vực đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 đóng quân từng là nơi có cỏ voi rậm rạp bao phủ. Tuy nhiên, sau nhiều ngày ăn phi, pháo, napalm..thì chúng đã cháy trụi cả. Mùi cỏ cháy, hơi xăng cùng mùi hăng hắc của thuốc nổ vẫn còn vương vấn khắp cả 1 vùng.

    Trung úy Dave Rogers, sĩ quan tiền sát pháo, phối thuộc về đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 thấy đêm đó đào hố nghỉ thật dễ. Anh còn nhớ: "Mặt đất khá mềm, dùng xẻng nhỏ xúc ko mấy khó khăn. Tôi đào 1 hố sâu 6 bộ (1,82m) chỉ hết có 6 phút đồng hồ. Cứ 1 bộ, 1 phút."

    Vừa đào xong thì đại úy Bennett gọi Rogers qua hố mình, lấy tay chỉ về phía đỉnh cao điểm 881 Nam.

    Bennett bảo: "Nhìn kìa Dave. Bọn Bắc Việt đang ở trên đỉnh đồi kia đó. Mau mau rót ít pháo lên đi."

    Rogers có thể nhìn rõ bóng 3-4 bộ đội Bắc Việt in rõ trên nền trời. Nhìn cái cách di chuyển biết ngay địch đang tổ chức đặt cối. Rogers kể: "Tôi nghĩ đó là lần gọi pháo nhanh nhất trong đời mình. Đạn pháo đã rót xuống đó chỉ trong vòng 2 phút đổ lại. Tôi vẫn còn nhớ như in tiếng đạn hú ào ào vút qua đầu."

    Pháo bắn rất chính xác. Pháo thủ cối địch chỉ bắn được 4 quả đạn trật lất đã phải bung chạy.

    Mấy phút sau có tiếng gào khủng khiếp vang vọng khắp núi đồi. Tiếng kêu đau đớn nghe hết sức quái lạ. TQLC nhanh chóng phát hiện xuất phát điểm của tiếng kêu. 1 bộ đội mắc kẹt vì hầm sập trên sườn đồi phía tây vị trí đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 vài trăm mét đang mê sảng. Do ở quá xa, trời thì tối dần, nên TQLC Mỹ cũng chẳng biết làm gì hơn. Tiếng kêu khóc của người lính đối phương đã ám ảnh họ suốt đêm dài.

    Hạ sĩ Donald A. Hossack cũng nghe thấy tiếng khóc. Anh lính 19 tuổi quê Kalispell, Montana kể lại: "Tiếng kêu nghe hết sức quái dị. Nhưng những tiếng chửi của lính Bắc Việt còn ghê hơn nhiều." Từ thung lũng tối tăm bên dưới trận địa đóng quân trên đỉnh gò của lính Mỹ, bộ đội thét gọi: "Chết mẹ chúng mày đê, TQLC. Chụp mũ sắt vào, chờ bọn tao đến. Bọn tao sẽ giết sạch bọn mày."

    Hạ sĩ nhất Thomas C. Wheeler, tiểu đội trưởng tiểu đội 2, bạn của Hossack cũng nghe thấy tiếng kêu, tiếng chửi ấy. Anh kể: "Nghe rất ma quái. Những bộ phim xưa về thế chiến 2 cũng chẳng thể ghê bằng."
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thiếu úy Joseph Cialone, 22 tuổi, đại đội phó đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3, cũng nghĩ như thế. Vốn đã tốt nghiệp đại học Texas, khi sang nam VN tháng giêng năm 1967, Cialone đến với đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 trong cương vị trung đội trưởng trung đội hỏa lực". 3 tháng sau đó anh đã cùng đại đội đọ súng nhiều trận với lính Bắc Việt khi đơn vị hành quân quanh ngọn Rockpile. Vào lúc đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 lên xe tải về Đông Hà thì Cialone đã tự coi mình là 1 cựu binh dạn dày kinh nghiệm trận mạc. Trong khi đợi máy bay C-130 lên Khe Sanh, anh gặp lại Tom King, bạn học chung hồi ở trường Cơ bản, bên đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9. Tuy chỉ nói chuyện được 1 tí nhưng Cialone cũng biết rằng King vừa rời khỏi Khe Sanh. Chưa kịp hỏi điều gì về tình hình thì King bỗng nghiêm giọng cảnh báo: "Đừng để lính của cậu nói chuyện với mình." rồi bỏ đi.

    Chẳng hiểu quái quỉ gì cả? Cialone tự nhủ.

    Giờ khi nghe tiếng khóc lẫn tiếng chửi văng vẳng, Cialone bỗng thấy lạnh sống lưng khi nhớ lại lời cảnh báo của King.

    Hossack, điện đài viên của thiếu úy Joseph R. Mitchell, chỉ huy trung đội 2 vừa nhận được cuộc gọi từ hạ sĩ nhất Peter J. Scully, lính điện đài của đại úy Bennet. Scully nói do biết quân Bắc Việt đang lẩn lút quanh đây nên Bennett muốn cài mìn Claymore quanh chu vi phòng thủ. Thiếu úy Mitchell chuyển lệnh trên xuống các tiểu đội dưới quyền, bảo họ ra gài mìn.

    Khi các TQLC vội vã quay về phòng tuyến, Hossack nhận thấy Wheeler đang cười toe toét. Khi anh hỏi lý do thì Wheeler bảo: "Chẳng có thuốc nổ trong mìn đâu. Toàn đồ kiểng thôi." Anh cho biết đám lính vẫn thường cạy loại mìnClaymore chống bộ binh ấy ra, lấy thuốc. Dùng nó để hâm cà phê hay đồ hộp thì rất tuyệt. Giờ lõi mìn ko còn thuốc nổ nữa, chỉ còn độc bi thép mà thôi.

    Đến 20g15 phút, 1 chốt cảnh giới của đại đội báo về có động ở trước mặt. Họ phán đoán cả 1 đại đội địch đang vận động về hướng chu vi phòng thủ của đơn vị. Nghe báo nguy, trung úy Rogers vội gọi xin pháo bắn. Lần này anh muốn sử dụng đạn có ngòi nổ cận đích (variable timed fuses). Nó sẽ kích nổ quả đạn từ trên không, hướng những mảnh thép đầy chết chóc chụp xuống đầu quân địch. Vài phút sau pháo đã nổ tung trên bầu trời đêm. Lính ở chốt cảnh giới báo họ nghe thấy nhiều tiếng kêu đau đớn chỗ có quân địch.

    Ở sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3, trung tá Wilder cũng đã xong trình tự tấn công của ngày mai. Ông cho đại đội Mike của đại úy Bennett đánh lên đầu tiên. đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 do Giles chỉ huy sẽ di chuyển đến chu vi phòng thủ của Bennett, đóng ở đó cho tới khi cần đến. đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 của Swigart sẽ vẫn ở cạnh tiểu đoàn bộ làm trừ bị và bảo vệ chỉ huy sở. Thường thì theo chiến pháp cổ điển của bộ binh, Wilder sẽ đẩy 2 đại đội lên trước, 1 để lại làm dự bị. Thế nhưng ở đây ông ko thực hiện được điều đó vì đường đi lên điểm cao 881 Nam rất ít. Chẳng có cách nào cho cả 2 đại đội vận động song song trên sườn dốc để họ có thể yểm hộ lẫn nhau cả. Ngoài ra theo kinh nghiệm chiến đấu với quân Bắc Việt của mình, Wilder cho rằng đối thủ sẽ rút lui sau màn chạm súng và oanh kích đầu tiên. Ông ko ngờ nổi đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 sẽ đụng độ rất 'nặng'.

    Chả 1 TQLC nào ở Khe Sanh kể cả Wilder biết rằng trung đoàn 18 thuộc sư đoàn 325C QĐND VN mới vào thử lửa hiện đang chốt giữ trên những quả đồi quanh đó. Đóng trên cao điểm 881 Nam có cả 1 tiểu đoàn đủ của trung đoàn này và đối phương đang tất bật chuẩn bị tiếp chiến.

    Chẳng hiểu bằng cách nào mà bộ đội Bắc Việt lại qua mắt được các lực lượng thám báo, không thám và những cuộc tuần tiễu liên tục của TQLC, biến cao điểm 881 Nam thành 1 cái 'pháo đài'. Hàng chục căn hầm chiến đấu được xây dựng chắc chắn, ngụy trang tài tình có thể chịu được phi pháo trừ phi bị trúng trực tiếp. Hàng trăm hố cá nhân, hố chiến đấu nằm lẩn quất trong đám bụi rậm. Bộ đội Bắc Việt đã dọn kỹ xạ trường, tập trung hỏa lực đan xen lẫn nhau nhằm vào những tuyến đường nhiều khả năng sẽ được TQLC dùng để tiếp cận. Súng cối đã được chấm sẵn phần tử bắn để có thể tác xạ ngay lập tức. Đa phần chiến sĩ đối phương đều được trang bị loại súng trường AK-47, loại vũ khí rất phổ biến sẽ tỏ ra ưu việt hơn loại súng M16 mới ra lò.

    Sáng sớm ngày 30 tháng 4, đại úy Bennett cử 2 toán lính ra ngoài chu vi phòng thủ để thám thính. Toán đầu tiên sục sạo khu vực cái khe mà trung úy Rogers đã cho dập đạn pháo cận đích đêm hôm trước. Họ tìm thấy 5 bộ đội chết 2 bị thương. 1 thương binh Bắc Việt cố gắng bỏ trốn nhưng đã bị TQLC bắn chết. Lính Mỹ đem người còn lại về chu vi phòng thủ.

    Toán thám thính còn lại thận trọng tiến đến chỗ người lính địch bị chôn phân nửa. Rốt cục đến gần sáng thì tiếng khóc của anh ta cũng lắng xuống. Lý do là vì anh ta ko những bị trúng nhiều mảnh đạn pháo mà nội tạng còn bị sức ép làm tổn thương nghiêm trọng. Lính Mỹ trục anh ta lên, đặt vào poncho rồi khiêng về chu vi phòng thủ.

    2 người lính đối phương bị đưa về cạnh sở chỉ huy của Bennett. 1 lính cứu thương tới xem qua rồi lắc đầu. Đám đông hiếu kỳ cũng dần dần vãn bớt. Lát sau, cả 2 bộ đội kia đều tắt thở.

    Trung úy Rogers bận tíu tít gần hết cả buổi sáng lo gọi pháo dập xuống cao điểm 881 Nam. Với anh thì ngày hôm ấy đã mở đầu chẳng hề thuận lợi. Rogers kể: "Tôi bảo họ bắn đạn lân tinh trước để làm dấu rồi mới dập đạn nổ. May là như thế vì khi những quả đạn đầu tiên xoèn xoẹt lao đến chúng rơi gần đến độ tí nữa thì trúng mấy TQLC trước mặt tôi."

    Rogers nhanh chóng gọi điện báo cho pháo đội ở Khe Sanh. Họ lập tức nhận ra lỗi lầm. Những quả pháo tiếp theo đều rót trúng mục tiêu.
    maison2510, samuelb, tonkin20079 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đúng 8g sáng, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 tới chu vi phòng thủ của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3. 2 trung đội của đại úy Bennett lúc đó đã lên đường tiến lên cao điểm 881 Nam. Trung đội thứ 3 thì mới vừa rời khỏi chu vi phòng thủ. Bennett cùng ban chỉ huy đứng gần đó đợi chuẩn bị tiến đến chân đồi.

    Trung đội 1, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 của thiếu úy Billy D. Crews là đơn vị đi đầu tiên ngày hôm đó. Crews người Floridia, 28 tuổi, đã làm lính TQLC gần 10 năm. Quá trình 'biến thành' sĩ quan của anh diễn ra khá nhanh chóng. Anh nhớ lại: "Vào tháng 11 năm 1966 tôi vẫn chỉ là tay trung sĩ quèn lo việc tuyển tân binh tại St. Louis, thế mà khi sang VN 1 tháng sau đó tôi đã được gắn lon thiếu úy chỉ huy 1 trung đội súng trường."

    Sau buổi họp phổ biến của đại úy Bennett diễn ra đêm hôm trước, Crews mới biết cao điểm 881 Nam có 2 mỏm, nằm trên 2 đầu sống đồi. Anh sẽ phải leo lên tới điểm cao khống chế (Military crest - là nơi Khống chế toàn bộ khu vực phía dưới, không (hoặc hầu như không có) khu vực mù trong hướng phòng ngự chủ yếu. ND)của yên ngựa nằm giữa 2 mỏm rồi tổ chức phòng thủ vòng tròn. trung đội 2 của thiếu úy Mitchell sẽ theo sau, theo đội hình bậc thang bên trái, tiến sang mỏm phía đông. Ngay khi trung đội Mitchell ổn định được vị trí thì trung đội 3 do thiếu úy Norman D. Houser chỉ huy cũng vận động xông lên mỏm bên tây. Lính của Crews sẽ sẵn sàng chi viện cho các trung đội bạn.

    Sau 30 phút dập pháo lên đỉnh điểm cao 881 Nam, quãng 8g sáng, trung đội 1 bắt đầu tiến binh. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ toàn đại đội dãn đội hình ra, hành quân lên đồi theo hàng 1. Quá trình tiến lên tuy có chậm do cứ chốc chốc lại dừng nhưng đến 9g30 thì Crews cũng đi được nửa chặng đường lên đến đỉnh. Từ vị trí của mình, sau người đi thứ nhì, Crews phát giác trên đỉnh đồi có bóng địch di chuyển. Anh lệnh 1 binh sĩ lấy khẩu chống tăng LAW bắn lên nhưng ko tới vì xa quá.

    Thoạt đầu Crews tưởng bộ đội tự bộc lộ nhằm nhử lính Mỹ tiến lên, nhưng sau anh mới nhận ra rằng đối phương đã lợi dụng lúc pháo ngưng bắn để rời nơi trú ẩn ra công sự chiến đấu.

    Xa phía cuối đội hình, hạ sĩ Hossack cũng nhìn thấy lính Bắc Việt. Sự táo tợn của địch khiến anh rất kinh ngạc. Anh cũng đã từng thấy bộ đội trong 5 tháng ở VN nhưng đó là khi địch đã chết hoặc ở rất xa. Anh chưa bao giờ nhìn thấy đối phương gần đến vậy.

    Đi sau đuôi trung đội Mitchell là khẩu đội súng cối 60mm do hạ sĩ nhất Douglas W. McKesson, 1 lính cựu trong đại đội, chỉ huy. Hè năm trước anh gia nhập đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 sau sinh nhật 22 tuổi có 2 tuần; giờ thì chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa là anh kết thúc kỳ hạn chiến đấu. Trong 9 tháng đã qua, McKesson đã tham gia khá nhiều trận và cũng đã từng được khen thưởng vì dũng cảm. Ngày hôm đó anh tiến lên đồi khá ung dung nhàn nhã, tận hưởng luồng nắng ấm ban mai. Chẳng hiểu vì sao anh lại nghĩ hôm đó sẽ ko có đụng độ. McKesson kể: "Chả nhớ nổi lý do gì mà tôi cứ đinh ninh rằng bọn tôi sẽ ko bị tập kích."

    Hạ sĩ Harold E. Kepner, bạn thân của McKesson, thì chẳng được 'an tâm' đến thế. Anh đã nghe thấy tiếng dọa nạt của bộ đội Bắc Việt đêm hôm trước. "Chúng khiến tôi cảm thấy sợ" Kepner nói. Suốt 6 tháng ở vùng chiến sự anh chưa bao giờ kinh qua chuyện giống như vậy. Những ngày đó anh từng ước sao mình nghe lời viên trung sĩ tuyển quân ở Cleveland, Ohio quê nhà. "Cậu chắc bị khùng", viên trung sĩ đã nói với Kepner như thế khi biết tay lính mới 23 tuổi này đã có vợ và vừa học xong năm thứ nhất đại học. Thế nhưng Kepner vẫn vật nài: "Tôi muốn đi đánh Cộng Sản". Viên trung sĩ tuyển quân bèn đẩy đám giấy tờ trên bàn sang phía anh kèm theo nụ cười rất đểu cáng.

    Chẳng mấy chốc Kepner nhận ra rằng kẻ chiến đấu với mình ko phải chỉ là 'đám nông dân bị Cộng Sản tẩy não'. Anh khẳng định: "Bộ đội Bắc Việt rất thiện chiến. Họ ko hề thua kém bất kỳ đơn vị TQLC nào kể cả về chiến thuật lẫn tinh thần chiến đấu." Nhiều TQLC khác cũng đồng ý với nhận định trên.

    Đến 9g45 thì Crews gọi điện cho Bennett báo người lính xích hầu đã lên đến đỉnh cao điểm. Bennett vui vẻ đáp: "Rõ"

    Crews lệnh cho các tiểu đội tổ chức phòng thủ vòng tròn. Trung đội của thiếu úy Mitchell chỉ đi sau họ có vài phút. Crews cần ổn định xong vị trí để có thể chi viện ngay nếu đơn vị của Mitchell bị đánh.

    Thế rồi sau đó đụng độ bắt đầu. Thoạt đầu chỉ là chạm súng lẻ tẻ với vài chiến sĩ đối phương. Theo đúng qui tắc chiến đấu, Crews gọi điện báo Bennett biết việc chạm địch và nói: "Chẳng có gì mà bọn tôi ko xử được". Bennett đáp lại: "Tiếp tục tiến."

    Crews vừa trao lại tổ hợp liên lạc cho điện đài viên của mình là binh nhất Francis Palma, thì bộ đội Bắc Việt phát dương hỏa lực với cường độ dữ dội anh chưa bao giờ gặp phải. Crews kể lại: "Dường như đâu đâu cũng thấy lính Bắc Việt. Giống như tòan bộ đỉnh đồi đều phủ đầy hầm chiến đấu, công sự, hỏa điểm của địch vậy. 1 số chỉ cách chỗ tôi chưa đầy 100m."

    Trung đội Crews cuống cuồng nhào tìm chỗ trốn. Do đỉnh đồi phủ đầy cỏ sawgrass (chả biết VN gọi là cỏ gì?) cao từ 2-4 bộ (60cm-120cm), bụi rậm, cây nhỏ nên chả có mấy chỗ tự nhiên để ẩn nấp. Lính tráng chỉ biết bò vào những chỗ trũng, hố đạn pháo rồi bắn trả.

    Khi trung đội 2 của thiếu úy Mitchell lên tới đỉnh đồi, nó lật sang trái rồi vận động xa khỏi vị trí của Crews tầm 100 thước. Ý đồ của Mitchell là vòng qua bên sườn số bộ đội đang phục kích trung đội 1, giải tỏa áp lực cho đơn vị bạn. Thế rồi từ trong bụi rậm, 4 quả lựu đạn chày vụt ra. TQLC nằm rạp xuống đất. Binh nhất Randall McPhee, đi vị trí xích hầu, lưỡng lự, chậm trong vài tích tắc. Lựu đạn nổ, anh ngã gục xuống, mảnh ghim khắp mình.
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    sawgrass - cỏ lau
    tonkin2007, meo-u, Braverr3 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thấy McPhee nằm dúm dó trong đám cỏ Hossack hỏi: "Randy, cậu ko sao chứ?"

    McPhee chỉ nhìn lên cười.

    Hossack chạy đuổi theo Mitchell. Anh nhớ lại: "Vừa gặp thì nghe tiếng súng cá nhân rộ lên chỗ thiếu úy Crews. Súng nổ nghe rất to và dữ dội."

    Mitchell hô lính xốc tới trước. Mới tiến được tầm 50 thước thì trước mặt họ súng nổ vang. Thình lình, dưới chiến hào cách đó chưa đầy 50m, có 6 bộ đội Bắc Việt vọt ra xung phong.

    Hạ sĩ nhất Wheeler, 1 quân nhân gan góc, gia nhập đại đội Mike hồi tháng 8, nhanh chóng quì 1 gối, giương khẩu M16 lên bình tĩnh bóp cò. May thay, súng anh vận hành trơn tru. 1, 2, 3 rồi 4 bộ đội bị đốn hạ. 2 người còn lại quay người nhảy xuống hào mất dạng.

    Trung đội 2 tiếp tục tiến lên dưới làn đạn súng cá nhân thỉnh thoảng lại vụt qua đầu. Cho rằng đó là đạn từ chu vi phòng thủ của Crews lạc đến, Hossack lấy điện đài gọiPalma yêu cầu anh này chuyển lời cho mọi người đừng bắn về phía trung đội 2 nữa. "Đấy đâu phải của bọn tôi?" Palma đáp "địch bắn đấy."

    Quân của Mitchell tiến thêm chừng 50m nữa thì bị 1 đám cây đổ chặn lại. TQLC còn chưa kịp vòng qua 'cái bẫy' thì bộ đội Bắc Việt đã khai hỏa. Từ rừng cây gần đó đạn súng trường, súng liên thanh bay ra như châu chấu. Hossack còn nhớ là: "Đạn bay khắp nơi, đâu đâu cũng có."

    Đám cây đổ đã buộc TQLC ở đúng vào vị trí đối phương mong muốn, ngay giữa ổ phục kích. Nhờ xạ trường thông thoáng, lính Bắc Việt bắn về phía TQLC rất ác. Từ những hầm, hố ẩn dưới cỏ voi, bộ đội nã đạn vào quân của Mitchell từ mọi hướng. TQLC trung đội 2 đã sập bẫy, tiến thoái lưỡng nan.

    Hossack nằm dán xuống đất. Ko muốn trở thành mục tiêu vì cái ăng ten điện đài cao nghễu nghện của mình, anh vội bẻ cho nó rạp xuống. Ngay bên trái anh, thiếu úy Mitchell, quì 1 chân, đảo mắt nhìn quanh tìm đích bắn. 1 viên đạn địch bắn trúng khẩu shotgun của người sĩ quan, khiến báng súng vỡ vụn. Mặt cắm đầy dăm gỗ vụn, Mitchell cứ bơ bơ quay sang hỏi Hossack: "Cậu có thấy gì ko?"

    Hossack hét : "Có. Anh đang thu hút đạn địch đấy. Cúi xuống đi."

    Mitchell nằm phục xuống đất.

    Dù bị bắn rất rát, TQLC xung quanh Hossack vẫn đáp trả rất dũng cảm. Hạ sĩ Lester Calhoun liên tục nhô người lên lốp đạn M79 vào các hầm chiến đấu địch.Hossack kể: "Anh ta sử khẩu súng chuẩn hết sức. Ít nhất 4 căn hầm đã những phát đạn chính xác tiêu diệt."

    Hossack cũng chứng kiến 1 xạ thủ M60 sắm vai 'anh hùng'. Anh này đứng dậy, súng kẹp bên hông, bắn xối xả. Dây đạn cứ thế biến mất dần trong khi súng của anh quạt qua quạt lại. Tay xạ thủ vừa ngừng lại nạp đạn là lập tức bị đối phương tập trung trừ khử. Anh này rũ xuống, hàm bị 1 phát đạn bắn toác.

    Hạ sĩ nhất William D. Early, tiểu đội trưởng của tay xạ thủ, bò tới cố sức băng bó cho người bị thương và thu hồi khẩu súng. Nó đã bị hỏng. Anh trườn đến 1 hố pháo ở phía trước Mitchell và Hossack 1 quãng ngắn.

    Early la hoảng "Tôi ko sửa được, sếp ơi. Ko sửa được." rồi thụt xuống đáy hố.

    Hạ sĩ nhất Wheeler đang hết sức bận rộn. Cứ phát hiện được chớp lửa đầu nòng nào của súng địch là anh lại nã 1 loạt M16 về phía đó ngay. Ngay cả khi ko có mục tiêu nào cụ thể, anh vẫn ko ngừng nhả đạn. Hẳn chàng trai trẻ 19 tuổi người Florida này đã gây cho đối phương những thiệt hại đáng kể nên địch nhanh chóng tập trung hỏa lực về phía anh ta.

    Wheeler nhớ lại: "Tôi bị đạn vào hông trái, trổ ra sau mông, chả tài nào bước nổi. Cứ khi nào định bò đi là lính Bắc Việt lại nổ súng bắn. Chúng bắn quá rát nên lính cứu thương ko thể đến được chỗ tôi."

    Thấy thế hạ sĩ nhất James H. Whisenhut liền hành động. Mặc kệ những viên đạn thù đang cày tung mặt đất xung quanh, anh vẫn bò tới chỗ Wheeler, băng bó, rồi kéo người bị thương tới chỗ khác an toàn hơn. Khi đã an tâm vì thấy Wheeler vẫn ổn, Whisenhut lại quay lại chiến đấu. Lát sau Wheeler thấy Whisenhut gục xuống, bị trúng mấy phát AK-47.

    Nghe có tiếng người kêu cứu, hạ sĩ Hossack bèn bò qua đám cỏ xem thế nào. Anh thấy đang nằm ngoài chỗ trống là binh nhất James A. Randall, bị thương nặng. Hossac rạp người bò tới bên và lập tức nhận ra rằng người lính 21 tuổi, quê Somerville, Alabama, đã bị tử thần bắt mất rồi. Quá tuyệt vọng, Hossack chỉ biết ngửa mặt lên trời tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng vô ích. Anh đành bò lại chỗ Mitchell.

    Thiếu úy Crews vẫn đang phải chiến đấu ko ngơi tay. Hạ sĩ Hossack chú ý thấy hỏa lực súng cá nhân địch vẫn bắn mạnh ko thuyên giảm. Trong thực tế, dù rất khó nhận thấy, Crews còn cho là đối phương thậm chí còn bắn dữ hơn. Tiếng đạn AK-47 nổ lốp bốp hầu như chẳng lúc nào dứt. Quyết tâm đánh bại quân thù, Crews giật lấy tổ hợp liên lạc của chiếc điện đài PRC-25 do Palma mang, gọi về trung tâm hiệu chỉnh hỏa lực của Khe Sanh. Vừa mới báo tọa độ để pháo kích thì nghe tiếng huỵch. "Quay lại thì thấy Palma đã phục xuống đất. Tôi gọi lính cứu thường rồi giúp anh này lật Palma lại. Do có dòng máu nhỏ chảy nơi khoé mắt phải nên chúng tôi biết cậu ta đã bị đạn vào mắt. Palma chẳng bao giờ cảm nhận được điều gì nữa."
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chả thời gian đâu để đau buồn, Crews cố gỡ chiếc điện đài khỏi lưng Palma rồi tiếp tục gọi xin pháo bắn. Chẳng bao lâu sau anh đã nghe tiếng đạn trái phá nổ tung, nghe mát lòng mát dạ nơi vị trí quân địch.

    Mấy phút sau Crews giật thót mình khi thấy 1 số bộ đội vọt qua phòng tuyến. Anh chộp lấy khẩu M16 của Palma bóp cò. Khẩu súng kẹt đạn chỉ sau 2 phát đạn. Anh điên tiết quẳng cây súng vô tích sự ấy đi.

    Crews cũng nghe thấy quanh mình nhiều người la lớn báo súng bị hóc. Thỉnh thoảng lại có 1 loạt AK-47 quất vào chỗ những TQLC ko còn súng hộ thân, tiếp đó là 1 khoảng lặng đến ghê người. Mối hoài nghi của TQLC với loại súng mới đã được minh chứng là đúng đắn.

    Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ giao tranh, Crews nhận ra rằng dù đã gọi pháo kích nhưng lực lượng tiếp viện của Bắc Việt vẫn có thể tham chiến. Cần phải chặn quân địch lại nếu ko muốn trung đội bị tiêu diệt. Thấy hạ sĩ nhất Robert J. Schley ở gần đó, anh liền ra lệnh cho người xạ thủ súng M60, 23 tuổi, người Wisconsin này cùng trợ tá là hạ sĩ Michael R. Morgan, băng qua yên ngựa chiếm lĩnh vị trí có tầm bao quát mặt dốc bên kia. Ko hề do dự, 2 người lập tức thi hành. Vài phút sau Crews đã có thể nghe thấy tiếng nổ trầm trầm của khẩu đại liên họ vọng lại. Ít ra thì anh cũng có thể yên tâm rằng sườn bên đó đã được bảo vệ.

    Khi trận đọ súng bắt đầu, các pháo thủ cối 60mm đã chiếm lĩnh vị trí dưới mấy hố bom gần đỉnh đồi chờ lệnh tác xạ. Cường độ hỏa lực của đối phương đã khiến hạ sĩ Kepner phải ngạc nhiên. Anh kể: "Hỏa lực địch cực kỳ mạnh mẽ và dữ dội". Tuy có thể tránh được hầu hết đạn địch, nhưng tiếng đạn lúc nào cũng véo véo trên đầu họ. Kepner vài vài người nữa bò tới trước nã vài băng về phía đối phương. Dù ko có mục tiêu đích thực nhưng ai cũng cảm thấy nếu làm 1 điều gì đó thì vẫn tốt hơn.

    Khi hạ sĩ nhất McKesson nhận được cú gọi từ mấy điện đài yêu cầu bắn 1 quả đạn làm chuẩn anh lập tức thi hành ngay. Vừa tới mép hố bom để quan sát chỗ đạn rơi xuống thì nghe thấy 4 tiếng 'thum thum' rất đặc trưng. Anh kể lại: "Hiểu ngay đó là gì tôi liền quay mình hô 'Chạy! Nấp đi!'. Do hầu hết các pháo thủ đều khá mới, chưa từng nghe tiếng cối địch, nên họ vẫn cứ nhìn tôi trân trối. Tôi lại thét 'Chạy! Mau tìm chỗ nấp!'. Nhưng đã quá muộn."

    Quả cối đầu tiên đáp xuống ngay gần chân McKesson. Anh hồi tưởng: "Nó hất tôi tung lên rồi quật tôi rơi xuống mặt kia của hố bom. Chẳng hiểu phép màu nào đã giúp tôi ko bị thương nhưng vụ nổ cùng cú ngã cũng khiến tôi cực kỳ choáng váng. Phải mất 1 lúc tôi mới hồi lại được." Sau khi tĩnh trí lại anh hiểu đây sẽ là trận đánh 'lớn hơn' nhiều so với những gì mình mường tượng. Lớn hơn rất nhiều.

    Đạn cối Bắc Việt ko hề khoan thứ cho các trung đội súng trường. 1 quả rơi xuống sát thiếu úy Crews. Anh kể: "Vụ nổ xé toang áo giáp, làm mũ sắt nứt toác, ném tôi vào 1 cái cây cách đó 3-4 thước. Dù hầu hết mảnh cối đã bị cái áo giáp giữ lại nhưng mặt và cánh tay tôi vẫn bị găm nhiều mảnh kim loại. 1 mảnh chui xuống da đầu trổ ra tận cổ. Nhưng mảnh cối vẫn chưa làm tôi đau đớn bằng cú ngã đập vào cái cây."

    "Cú va chạm khiến tôi tức thở, rạn xương sườn và thật sự choáng váng. Chẳng hiểu bị mê đi mất bao lâu nhưng tôi vẫn nhớ khi đó có 1 TQLC dưới quyền bò đến bên cạnh, cứ hỏi 'Anh Chết rồi ư?' đến 3 lần. Dù chẳng thể đáp nổi nhưng khi đó tôi lại thấy buồn cười."

    Hạ sĩ Hossack đang nằm nghiêng sang phải nói chuyện với thiếu úy Mitchell thì 1 trái đạn cối phát nổ sau lưng anh chừng 1m. Vụ nổ giật tung chiếc điện đài, làm tay phải anh gãy 2 chỗ giữa khuỷu tay và vai. 1 mảnh cối dài xuyên qua mũ sắt đâm vào đầu. Chỗ lưng ngay dưới nách phải bị thủng 1 lỗ bằng miệng bát khiến phổi bị dập. Đạn nổ cũng khiến Mitchell dính chấu. Anh nằm úp mặt xuống đất, hơi thở yếu ớt. Thái dương bên phải bị 1 mảnh cối găm trúng.

    Trong chạng thái sốc và choáng váng vì quá nhiều vết thương, Hossack lăn xuống 1 hố bom. Anh giật mũ sắt ra xem. Mảnh cối dài lởm chởm răng cưa đã xuyên qua lớp thép rất ngọt. To thế thì mũ bảo vệ thế nào được, anh nghĩ bụng. Anh lật người nằm ngửa, thở dốc. Rồi bỗng anh nhận ra 1 điều.

    Hossack nhớ lại: "Lúc đó tôi chợt nhận ra rằng mình hãy còn thọ lắm. Biết thế tôi liền thấy ổn hẳn."

    Tinh thần đã phấn chấn, anh bò đến chỗ Mitchell. Thiếu úy đã chết. Hossack quay về hố của mình. Anh lấy từ trong túi dết ra thanh pin dự phòng dùng cho điện đài, gỡ lấy lớp vỏ nhựa bao ngoài rồi nói với tay TQLC gần đó "Đây, hãy áp nó lên lưng tôi."

    Người lính vừa bịt xong vết thương cho anh thì 1 quả lựu đạn địch rơi vào hố. Lựu đạn nổ làm Hossack mất 1 miếng thịt nơi hông trái. Tay TQLC kia bỏ đi. Hossack lại thấy mình thật đơn độc.

    Ngay khi biết tin thiếu úy Mitchell đã tử trận, trung sĩ trung đội phó Terrance L. Meier, lập tức nắm lấy quyền chỉ huy trung đội 2. Tuy chỉ mới 22 tuổi, Meier đã có 4 năm quân ngũ trước khi gia nhập đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3. Là 1 TQLC giỏi, được mọi người quí mến, tôn trọng, chàng trai quê ở Portland, Oregon này cố sức xốc lại những người còn sống sót trong trung đội 2 lên tấn công, nhưng ko thành. Những đợt xung phong của anh do quá phân tán, lại vấp phải hỏa lực dữ dội nên binh lính ko sao vận động hiệu quả.

    Chẳng mấy chốc, các TQLC gần Meier đều dính chấu. Anh nhận thấy giờ đây mình cùng 6 lính bị thương nặng đang nằm quanh đó đã bị chia cắt với số quân còn lại của trung đội . Quyết bảo vệ thương binh, anh bắn ko ngừng để cản bước bộ đội Bắc Việt.
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cách đó ko xa, hạ sĩ nhất Wheeler bò xuống 1 hố đạn pháo lúc nhúc thương binh. Dù vết thương hết sức đau đớn, anh vẫn nhặt lấy 1 chiếc điện đài bị ai đó bỏ lại. Wheeler nghe được cuộc gọi báo viện binh đang trên đường tới. Anh bóp nút phát cố gắng khuyên lực lượng cứu viện "Hãy mang theo air panels - tấm màu để máy bay nhận dạng." Hy vọng bằng cách đeo theo các tấm bảng sặc sỡ này, những TQLC đang đến sẽ ko bị số lính đang tuyệt vọng, bị kìm chặt tưởng là bộ đội Bắc Việt.

    Ngay khi trận đánh vừa nổ ra, trung đội 3 của thiếu úy Houser đã nhận lệnh tham chiến. Binh nhất Philip G. Curtis, 1 TQLC trẻ của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 đi cùng với tổ xích hầu. Anh đăng lính TQLC từ khi 17 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp trung học tháng 6 năm 1965. Đến nam VN 1 năm rưỡi sau đó anh gia nhập đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 gần mỏm Rockpile. Tuy trẻ tuổi nhưng Curtis khá khôn ngoan. Anh là 1 trong số ít TQLC trên cao điểm 881 Nam vẫn vũ trang bằng súng M14 vì đã nhất quyết ko chịu nhận loại súng M16 mới được cấp phát.

    Giờ đây, trước sinh nhật thứ 19 2 tháng, anh đang hộc tốc tiến về phía súng nổ. Ngay khi tiểu đội anh vừa lên tới đỉnh đồi thì tay tổ trưởng bỗng quay người chạy lui, miệng la toáng "Tôi bị thương! tôi bị thương!" rồi theo lối mòn mất dạng.

    Càng luồn qua đám cỏ cao ngệu tới trước, trung đội Houser càng nghe thấy nhiều tiếng súng trường nổ lốp bốp, tiếng đạn cối trầm trầm. Curtis cùng 4 người nữa chuồi xuống 1 hố đạn pháo. Chưa kịp bắn phát nào, Curtis đã bị đạn của lính Bắc Việt 'cày' trúng lưng. Viên đạn xuyên qua bi đông nước chui vào nằm cạnh cột sống. Curtis kể: " Đau kinh khủng nhưng tôi đoán sẽ ko sao vì thấy mình vẫn có thể cử động được."

    Lát sau cạnh anh xuất hiện 1 lính cứu thương. Sau khi băng cho Curtis anh này lại bò vào bụi rậm tìm những thương binh khác. "Tay ấy thật dũng cảm." Curtis nhận xét.

    Vẫn quyết tâm chiến đấu, Curtis cùng mấy người khác dưới hố đạn giương súng bắn tóe loe. Anh kể lại: "cứ nghĩ chỗ nào có địch là bọn tôi bắn, dù chẳng hề nhìn thấy tên nào."

    Gần phía trước hơn, trung đội 2 vẫn tiếp tục bị giã mạnh. Dù giao tranh đã diễn ra suốt 2 tiếng đồng hồ nhưng hỏa lực địch rất hiếm khi ngơi bớt. "Chúng cứ bắn hoài bắn mãi" Hossack kể.

    Anh lại bị thương lần nữa vì 1 phát đạn bắn tỉa xé toạc, xuyên qua lưng. Còn gì khủng khiếp nữa sẽ đến tiếp sau đây? anh tự hỏi.

    Chả hiểu từ đâu Hossack xoáy được 1 cái điện đài còn hoạt động. Anh gọi cho cậu điện đài viên của đại úy Bennett báo "thiếu úy kangaroo rồi" đây là ám ngữ thay cho chữ tử trận "phải lên cứu chứ chúng tôi ko trụ nổi nữa đâu. Scully nói đang có 2 trực thăng bao vùng, chờ xác định mục tiêu. Hossack nhảy nhổm: "Ko hay đâu? Bọn Gook ở gần lắm. Chết nhiều quá rồi chẳng còn người để trương bảng nhận dạng nữa."

    Trận đánh vẫn tiếp diễn trong khi số lính Mỹ đang bắn trả thì bắt đầu hết đạn. 1 số thương binh tháo dây đeo đạn ra ném lên. Những TQLC khác bắt lấy, ném tiếp tới chỗ những người đang cần.

    Hossack kể: "Nhiều lần tôi nghe TQLC la lên báo súng M16 của họ bị kẹt. Súng ống xung quanh thì nhiều nên chúng tôi bèn chuyền chúng lên phía trước cho họ."

    Những TQLC bị thương bắt đầu lùi về phía sau, tìm nơi trú ẩn. 1 xạ thủ súng máy, máu phun ra từ lỗ thủng trên vai, loạng choạng bước đến vị trí đặt cối của hạ sĩ nhất McKesson. McKesson cùng Kepner đỡ anh ta ngồi xuống, băng bó vết thương. Sau đó McKesson còn dìu người lính ấy xuống đồi nữa. Tới lúc quay trở lại thì anh thấy hố bom đã đầy nhóc thương binh là thương binh. Anh chọn 1 người nữa rồi đưa anh ta xuống cao điểm. Cả ngày hôm ấy với McKesson đã diễn ra như thế đó - cứ leo lên leo xuống, giúp đỡ người bị thương.

    Thiếu úy Crews cũng dần dần tĩnh trí lại. Trận đánh quanh anh vẫn đang diễn ra nhưng có vẻ như đạn bắn ra từ chỗ quân của mình đang yếu dần. Anh chỉ có thể phỏng đoán là trung đội mình đã bị tổn thất nặng. Thế rồi những tràng súng máy đang đều đều bên tay phải bỗng bị ngắt quãng bởi tiếng nổ lốp bốp của súng AK-47. Nhớ bên phía đó là Schley, Crews bèn bò qua.

    Gần tới vị trí của Schley và Morgan, thì anh bắt gặp 1 chiến sĩ địch, đang đứng thẳng người, nã AK-47 xối xả vào bọn họ. Crews bình tĩnh giương khẩu M16 lên nhắm, bụng cầu mong nó đừng kẹt đạn, rồi siết cò. Người bộ đội gục xuống. Crews lại bò về chu vi phòng thủ đã tan hoang của trung đội mình.

    Bên sườn trái, Hossack rất đỗi ngạc nhiên khi thấy 2 hạ sĩ quan đang điềm tĩnh bước đến chỗ mình. Anh nhớ lại: "Các trung sĩ Chutis và Bauer tới thật bất ngờ. Họ cứ thẳng người, đi thong dong hoàn toàn chẳng quên bẵng nhứ thứ đang diễn ra quanh đó." Thấy họ lại gần hố bom mình, Hossack hô "Nằm xuống!". Cả 2 đều khuỵu 1 chân xuống nhưng vẫn tỏ ra còn hời hợt.

    Đáp lại lời kêu cứu của Hossack, John V. Chutis, trung sĩ trung đội phó thuộc trung đội của Houser và trung sĩ Karl R. Bauer, chỉ huy trung đội súng nặng (hỏa lực) cùng với 1 tiểu đội đã lên tăng viện cho trung đội Mitchell. Tình thế nghiêm trọng hơn họ nghĩ rất nhiều. Hossack nói sơ cho họ những gì mình biết, bảo mình cũng đã báo cáo như thế cho đại úy Bennett rồi. Bauer nghiêm túc nhìn anh rồi nói: "Hossack, trông cậu gớm quá. Rời chỗ này đi."
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chẳng cần phải nói đến lần thứ nhì, Hossack bỏ ngay điện đài và cuốn sổ mật mã lại cho bọn họ, rồi di chuyển về phía sau. Anh đi ngang qua chỗ người bạn thân là hạ sĩ nhất Wheeler, đang nằm trong hố bom lúc nhúc người. Tìm thấy 1 hố bom khác, chứa cả chục thương binh, Hossack bèn nhập bọn cùng với họ.

    Hossack chẳng hề hay biết mình có lẽ là người cuối cùng được gặp Chutis và Bauer khi họ còn sống.

    Cách Hossack ko xa, binh nhất Curtis nhận thấy trong số hơn chục người ở cùng mình dưới hố đạn pháo chỉ có anh cùng 2-3 tay nữa là chưa chết. Trong số chết rồi có cả hạ sĩ nhất Larry M. Smith, tiểu đội trưởng của anh. Đã sắp hết kỳ hạn phục vụ và lẽ ra ko phải lên cao điểm 881 Nam, nhưng Smith vẫn ở lại. Anh ta bảo với tiểu đội là mình muốn "diệt thêm vài tên gook nữa." Trong khi đang dẫn lính xông lên Đạn cối nổ đã khiến Smith bị trọng thương đến nỗi chẳng còn cơ hội nhìn thấy 1 lính đối phương nào nữa.

    Curtis giận nhất là việc bị cắt mất mọi thông tin, liên hệ. Sau khi người lính cứu thương đi khỏi anh chẳng còn tiếp xúc được với ai nữa. Đạn vẫn bắn quanh anh 1 thời gian nhưng rồi cuối cùng cũng lắng xuống. Curtis cứ nghĩ nhóm mình có lẽ là những kẻ duy nhất còn sống sót trên cao điểm.

    Tại sở chỉ huy, trung tá Wilder theo sát mạng vô tuyến của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 suốt buổi sáng. Cường độ hỏa lực của đối phương, có thể nghe thấy qua máy nói, đã khiến ông phải kinh ngạc. Wilder kể: "Cho tới lúc đó tôi vẫn chưa thực sự tin trên cao điểm lại có quân Bắc Việt. Cây cối rậm rịt quá chả thể nào biết trên đó có bao nhiêu hầm chiến đấu trong khi từ trước tới giờ kẻ thù luôn rút lui. Tôi đã cho oanh kích chuẩn bị quả đồi cả ngày hôm trước, dập bằng cả bom 1000-2000 cân Anh lẫn tất cả pháo binh có trong tay rồi mà? Tôi biết là cần phải thu quân về."

    Dù sở chỉ huy mình đang đông đen với sự hiện diện đầy 'uy dũng' của tướng Walt, tướng Kyle cũng như của đại tá Lanigan, Wilder vẫn ko hề do dự khi ra quyết định. Ông bảo sĩ quan hành quân liên lạc với đại úy Bennett lệnh cho đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 rút lui. Wilder dặn: "Đưa hết thương binh ra."

    Wilder cũng hạ lệnh cho đại úy Giles tiến lên giúp đưa thương binh xuống. Đại úy Swigart cũng sẽ phải cử 2 trung đội tham gia chiến dịch giải cứu.







    Chương 8




    Trọn buổi sáng ngày 30/4, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 ở gần vị trí nghỉ đêm của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3. Trong lúc chờ đợi, hạ sĩ Robert W. Stewart, tiền sát pháo binh cùng lính mang điện đài của mình là binh nhất John A. Krohn dõi mắt ra xa nhìn 1 đại đội của tiểu đoàn 2/3 tác chiến.

    Đến khoảng gần trưa, có tin bảo Stewart rằng đại úy muốn anh dùng ống nhòm quan sát cao điểm 881 Nam. Stewart và Krohn cung cúc di chuyển qua các đồng đội lên đỉnh sống đồi. Stewart ngồi xuống, nâng ống nhòm lên mắt, tập trung tinh lực vào cao điểm 881 Nam. Bất đồ anh cảm thấy đau nhói, bỏng rát ở mông phải kêu lên thành tiếng.

    Krohn quay sang hỏi: "Anh bị sao thế?"

    Stewart chẳng biết nói với cậu ta thế nào. Lúc đầu anh cứ nghĩ mình bị rắn cắn rồi sau mới hiểu ra, vì cặp ống nhòm mà anh đã bị 1 lính bắn tỉa địch ở xa tưởng là sĩ quan.

    "Tôi bị bắn." Stewart thốt lên.

    Trong nháy mắt, mấy TQLC đã kéo Stewart xuống sườn sống đồi. 1 lính cứu thương xuất hiện. Stewart hỏi: "Của quí của tớ có sao ko đó?"

    Tay quân y cam đoan rằng cái thứ quan trọng nhất ấy hãy còn nguyên vẹn. Đạn của tay bắn tỉa chỉ xuyên qua mông phải trổ ra bên trái. Ít phút sau đó Stewart đã lên đường về bãi đáp chờ trực thăng tới tản thương.

    Krohn vác điện đài lên vai. Dù chỉ còn một mình và là tiền sát viên pháo binh duy nhất toàn đại đội, anh vẫn mừng khi thấy bạn mình qua khỏi trận này còn sống.

    Trong lúc đó, Giles cho đại đội di chuyển tới chân cao điểm 881 Nam. Anh nhớ lại: "Tôi cử trung đội của trung úy Woodall đi chếch xa về bên trái, để họ có thể bọc sườn quân Bắc Việt trên đỉnh. Trung đội thứ nhì, dưới quyền trung úy Stephen Hepner sẽ tiến bên phải Woodall. Trong khi đó, tôi giữ trung đội thứ 3 của trung sĩ trung đội phó Stephen Cobb lại làm dự bị."

    Quá trưa thì trung đội Woodall bắt đầu tiến lên cao điểm. Đi đầu tiên là hạ sĩ Flowers. Ở vị trí thứ 5 là Woodall, theo sau anh có hạ sĩ John Rapp, điện đài viên, tóc đỏ, dân Indiana. Hạ sĩ Arthur V. Gennaro là người đi thứ 14 trong đội hình. Bước ngay trước mặt Gennaro là cậu bạn thân, hạ sĩ John B. Appleton, quê ở Louisville, Kentucky. 2 tiểu đội khác của trung đội rải ra phía sau Gennaro.

    Gennaro nhớ lại: "Quả đồi phủ đầy cỏ cao và cây bụi, rất dốc. Nhiều lúc dốc đến độ chúng tôi phải bám vào cành, rễ cây để đu người lên. Khi mấy cậu dẫn đầu đội hình vượt qua 1 gờ đất thì chúng tôi đã lên được chừng 2/3 quãng đường. Tôi vừa đến chỗ gờ đất thì lính bắn tỉa địch khai hỏa. Có người hô: 'Quân y lên đây!'. 1 xạ thủ súng máy đi phía trước bị bắn ngã. Khoảng khắc sau 1 cậu khác lại gục xuống, mũ sắt văng ra xa. Và rồi cả hỏa ngục bắt đầu ụp xuống. Đạn nhọn, RGP, đạn cối từ hàng cây bên trái tuôn ra ào ạt."
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Gennaro nằm rạp xuống. Hầu hết TQLC xung quanh anh đều đang bắn về phía hàng cây. Lo bị bộ đội đánh tập hậu, Gennaro lăn sang phải nã 1 tràng M16 vào cây cối xung quanh. Thế rồi lựu đạn bắt đầu bay vèo vèo trên không trung lao về phía anh.

    Gennaro kể: "Thấy Appleton nhô người lên định xem lựu đạn ném ra từ đâu tôi liền hô 'nằm xuống'. Nhưng đã quá muộn. 1 quả đã nổ tung ngay trước mặt Appleton. Mảnh bắn tung tóe găm đầy ngực và mặt cậu ta. Appleton chết ngay tức khắc."

    Gennaro lắp thêm băng đạn mới vào súng rồi siết cò. Chỉ được 2, 3 phát thì súng hóc. Vừa cuống cuồng cố lấy viên đạn bị kẹt ra anh vừa phải chống lại cơn hoảng hốt ngày càng lớn. Đến khi nạy được cái cát tút thì 2 người lính sau lưng anh cũng bị đạn địch bắn hạ. Rồi hạ sĩ Rapp lảo đảo ngã đè lên người anh, máu từ các vết thương tuôn ra xối xả. Gennaro kéo cậu ta xuống, băng bó. Do thấy Rapp phải tự mình quay về, Gennaro biết số người đã vượt qua gờ đất, đều đã bị tiêu diệt. Vài giây sau 1 quả lựu đạn lại vụt tới, phá hỏng cái điện đài và lại khiến Rapp bị thương.

    Khẩu M16 của hạ sĩ William Van Devande, phía sau Gennaro 1 quãng, cũng đang kẹt đạn. Dù đã cố hết sức nhưng Van Devander, 22 tuổi, người Tây Virginia, đang trong quá trình hồi phục vết thương lãnh tháng 9 năm 1966, vẫn ko tài nào thông súng nổi. Anh nhặt 1 khẩu M60, xả đạn về phía quân thù. Dù ko nhìn thấy gì nhưng dựa vào những tiếng động rào rào, anh biết địch đang ở đâu. Van Devander cùng 1 người bạn rời khỏi lối mòn phát hiện thấy 1 căn hầm của lính Bắc Việt.

    Thoáng nhìn vào trong thấy 2 bộ đội mới bị giết, Van Devander liền liếc xuống dưới đoạn hào dẫn ra khỏi căn hầm. Bắt gặp 2 lính địch đang bỏ chạy, anh nổ ngay 1 tràng M60 ko cần nhắm, đạn đi trượt, địch thoát thân ko hề hấn gì.

    Trung đội 2 của trung úy Hepner đi bên sườn trái cũng chẳng thoải mái gì hơn. Nó đã phải leo đồi hết sức vất vả. Địa hình khó khăn buộc lính nhiều lúc phải đi bằng cả tay lẫn đầu gối. Việc phải túm lấy rễ cây để đu người lên diễn ra rất thường.

    Binh nhất Gordon Fenlon nghe thấy tiếng súng nổ ran xa xa. Đó là nơi đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 đang kịch chiến. Bản năng mách bảo anh hôm ấy sẽ là 1 ngày tệ hại. Trung đội 2 càng lên gần tới đỉnh điểm cao 881 Nam thì tiếng súng nổ nghe càng dữ dội. Đạn địch bay viu víu trên đầu rất đáng sợ. Fenlon cùng 1 nhóm TQLC định chúi xuống 1 hố bom lớn. Fenlon kể: "Dưới đó đông quá, nơi ẩn nấp duy nhất tôi tìm được là phía sau 1 mô đất gần mép hố bom, hướng xuống dưới chân đồi. Rủi thay việc này lại 'dâng' tôi cho 1 tay bắn tỉa. Cứ thấy tôi nhúc nhích là hắn bắn. Tỉ ko có mô đất che cho thì hẳn tôi đã ngỏm rồi. Tôi chỉ còn biết nằm đó cầu nguyện xin tên bắn tỉa đừng di chuyển vị trí, ngõ hầu nhắm bắn tôi được tốt hơn."

    Càng lên cao, binh nhất Harry J. O’Dell cùng tiểu đội mình thuộc trung đội 2, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 càng nghe súng địch nổ to hơn. Là 1 trong những thành viên nhiều tuổi nhất đại đội, nhưng O’Dell mới chỉ bị gọi đi lính 1 năm về trước, ngay trước sinh nhật 26 tuổi. Dù đã có 2 mặt con, nhưng do vừa ly dị và bị giấy gọi nhập ngũ gửi đến trước khi đủ 26 tuổi nên anh ko được miễn quân dịch nữa. Vào tháng 11, anh gia nhập đại đội Kilo và được coi là 1 cựu binh khá kiên định trong trung đội. Giờ anh đang phóng qua trảng trống, đạn thù đuổi theo sát sạt. Qua được phía bên kia anh phát giác 1 hầm chiến đấu của bộ đội Bắc Việt. O’Dell kể: "Trước khi nhập ngũ tôi làm nghề xây dựng nên nhìn qua là biết nó được làm hết sức chắc chắn. Chẳng thể tưởng tượng nổi tại sao trong hoàn cảnh như thế mà địch lại có thể làm được vậy."

    O’Dell chẳng có nhiều thì giờ để mà thán phục tài của đối phương. Lựu đạn chày từ các bụi cây đã bay đến trên đầu. Những tiếng nổ lộng óc, mảnh, khói ngập bầu trời. Bất thình lình, 1 quả lựu đạn rơi thẳng xuống chỗ O’Dell. Anh nhớ: "tôi lăn luôn xuống hầm, đợi nó nổ rồi chui ra. Rồi tôi thấy Bill Van Devander ở sau cái cây nhỏ cách đó chừng 7-8m. Quả lựu đạn đã 'tóm' được cậu ấy."

    Hạ sĩ Van Devander nhớ lại: "Thấy bạn mình dính chấu, tôi bèn tới băng bó rồi đưa cậu ta tới 1 hố bom đầy nhóc TQLC bị thương. Mất 1 hồi ko ai ngóc đầu lên được. 1 viên đạn bắn tỉa đã trúng mũ sắt tôi, làm rách vải bọc ngoài, nhưng tôi thì chưa sao cả."

    "Khi thấy đạn ngơi bớt, tôi lên khỏi hố, bò sang phải. Tới gần cái hầm có O’Dell bên trong thì tôi bị nhắm bắn. Cái cây nhỏ đó là chổ trú ẩn duy nhất tôi có được. Tôi trốn sau cái cây nhưng vẫn bị trúng đạn vào bắp vế. Thế rồi quả lựu đạn kia vút tới đục thêm vài cái lỗ trên người tôi."

    Vừa chui ra khỏi hầm thì 1 phát đạn bắn gãy cành cây ngay trước mặt O’Dell. Dù cố tìm tay bắn tỉa nhưng O’Dell ko sao phát hiện được anh ta trong các tán lá. Xung quanh anh TQLC đang la hét. Thế rồi đột ngột, chẳng có cảnh báo gì, trước mắt anh là ánh chớp sáng lòa, sau đó là 1 tiếng ầm. Điều tiếp theo mà O’Dell biết là mình đang nằm ngửa, sóng xoài dưới căn hầm. Khắp mình đau nhức. Và rồi mọi thứ bỗng đen kịt.

    Cách ko xa chỗ O’Dell và Van Devander mấy, trung sĩ trung đội phó của trung đội Hepner là Stanley C. Butterworth, 22 tuổi, người Rhode Island, đã phục vụ binh chủng TQLC gần 4 năm, đang giương cặp mắt bất lực nhìn 1 tiểu đội trưởng dưới quyền chết dần. Bị hạ ngay từ những loạt đạn đầu, anh này nằm cách chỗ Butterworth chỉ 3-4m, nhưng ko ai có thể kéo về được. Cứ mỗi khi có người định thử là bộ đội Bắc Việt lại phát dương hỏa lực. Rốt cục vì địch bắn quá rát, TQLC đành thúc thủ. Ko lâu sau thì Butterworth nhận thấy người tiểu đội trưởng kia đã chết vì mất máu.
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Có người báo Butterworth biết 1 nhóm TQLC bị thương đang bị kẹt trong hàng cây cách đó khoảng 25 thước. Butterworth lập tức vỗ vai gọi binh nhất Charles B. Saltaformaggio và 1 binh sĩ khác cùng mình tiến đến chỗ hàng cây. 3 người tới đó yên ổn. Phát hiện gần đó có căn hầm, Saltaformaggio liền thảy lựu đạn vào trong. Quả lựu đạn nổ tung tạo ra 1 cơn mưa đất đá và mảnh vỡ. Đang rút chốt định ném quả lựu đạn khác thì từ hố cá nhân cách đó mấy mét, 1 bộ đội cầm AK-47 nhô lên.

    Saltaformaggio kể: "Tay này chĩa khẩu AK vào tôi nổ súng, đạn bay rào rào khắp nơi. Tôi liệng quả lựu đạn về phía hắn rồi nhào xuống nấp. Nhưng vẫn chậm." Chàng trai 19 tuổi quê ở New Orleans bị đạn bắn trúng đầu gối phải và ngực. Khi đó anh vẫn chưa biết đám hộp tiếp đạn đeo chéo người đã cản thêm được 2 viên đạn nữa. Tuy bị mất máu nhưng người TQLC trẻ vẫn dũng cảm, quyết ko để bị loại khỏi vòng chiến, tiếp tục xả súng về phía đối phương.

    Trong khi ấy, trung sĩ Butterworth phát hiện trong 1 căn hầm có 2 lính Bắc Việt. Anh nã 1 loạt M16. Địch biến mất. 1 bộ đội khác bỗng nhô lên. Butterworth lại nhả đạn. Người này gục xuống. Rồi lại 1 lính Bắc Việt khác xuất hiện.

    Butterworth chợt nhận ra hầm của đối thủ có lẽ đã được nối với nhau bằng các địa đạo. Dù anh có giết địch cả ngày nhưng rồi họ sẽ vẫn quay trở lại.

    Binh nhất Fenlon vẫn bị ghìm chặt dưới hố pháo cùng những người khác cho đến khi rốt cục tay bắn tỉa cũng chuyển sự chú ý đến 1 mục tiêu khác, ngon ăn hơn. Giờ thì Fenlon đã có thể nhào đi tìm chỗ khác cho thêm an toàn. Cũng lúc đó, trung úy Hepner, người cũng đang ko sao ngóc đầu nổi, quyết định nấp thế là đủ rồi. Người sĩ quan thấp đậm nói với các binh sĩ xung quanh rằng mình đã phát hiện chỗ của tay bắn tỉa rắc rối kia và sẽ ra diệt hắn. Mới nhảy ra khỏi hố chạy được 3-4m anh đã bị 1 tràng đạn địch quật ngã.

    Đại úy Giles giờ đã rõ cái đại đội Kilo mà anh hằng yêu quí đang gặp phải rắc rối nghiêm trọng. Ở vị trí bên dưới chân đồi anh nhận tin báo 2 trung úy thuộc quyền đều đã bị tử trận. Thương vong hết sức nặng nề. Quân của anh ko còn đủ sức để cứu đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 nữa. Chẳng còn cách nào hơn Giles đành hạ lệnh cho đại đội mang theo thương binh rút lui. Tử sĩ buộc phải bỏ lại.

    Khi lệnh đến tai hạ sĩ Gennaro, anh liền cùng 1 TQLC khác tổ chức bắn thật mãnh liệt để yểm hộ thương binh lùi về. 2 người cứ thế vừa đi giật lùi vừa xả hàng trăm viên đạn vào cây cối, bụi rậm gần đó ngõ hầu ngăn địch xông ra. Cuối cùng khi tới được 1 vị trí có thể che chắn, họ tạm dừng lại nghỉ lấy hơi trong lúc thương binh vẫn tự di chuyển hoặc được khiêng xuống cao điểm. Sau đó vài phút họ lại tiếp tục lùi xuống. Về đến chỗ an toàn thì Gennaro ngã quị; cái nóng cùngsự căng thẳng trong chiến đấu đã khiến anh kiệt lực. Giờ thì anh chỉ còn biết cảm ơn trời phật là mình hãy còn sống mà ko bị thương.

    Binh nhất O’Dell tỉnh lại thấy 1 bóng đen đang quì bên cạnh, cởi bỏ trang bị của mình. Tuy ko biết đó là ai nhưng O’Dell cho rằng đó là 1 tay quân y. Băng bó xong người kia bỏ đi, O’Dell chậm chạp đứng dậy. Chẳng hiểu bằng cách nào mà anh có thể ra khỏi căn hầm, loạng choạng lần xuống chân đồi. Máu vẫn chảy khắp người và mặt, anh cứ ngậm tăm tìm đường xuống nơi an toàn, vừa đi vừa vấp.

    Dù vết thương ở chân hạ sĩ Van Devander đã ngừng chảy máu, nó cùng những lỗ thủng do mảnh lựu đạn vẫn làm anh rất đau. Anh quyết định lùi về. Van Devander kể lại: "Đó là cả 1 vấn đề vì tôi ko biết đích xác hiện mình đang ở đâu. Tất cả sĩ quan đều đã chết còn các hạ sĩ quan thì chả thấy đâu cả. Chẳng ai trong bọn tôi có bản đồ nên tất cả cứ đành mò mẫm mà đi thôi. Cuối cùng đôi ba cậu bị thương nhẹ tới gia nhập rồi cả bọn lần xuống chân đồi."

    Van Devander mau chóng nhận mình đi sau O’Dell chỉ vài mét. Tới 1 chỗ phẳng phiu có thể chắn được đạn quân địch, cả 2 nhận ra 1 hạ sĩ quan cao cấp trong trung đội đang ngồi trên 1 súc gỗ. Tay này là trung sĩ, cựu binh hồi chiến tranh Triều Tiên, bị lính tráng rất ghét vì luôn kiếm cớ sinh sự với bọn họ. Mọi lỗi lầm nào dù nhỏ nhất của các TQLC cũng đều bị gã này nhiếc móc, nhục mạ bằng nhưng lời la hét, chửi bới hết sức khó nghe.

    Tay trung sĩ sẽ phạt người vi phạm phải tăng phiên gác hoặc đóng cát vào bao vì những lỗi đơn giản tỉ như ko cài cúc túi áo. Gã chửi rủa đám lính trẻ, nhai đi nhai lại rằng bọn họ chẳng thể nào bì nổi với những TQLC đã cùng mình chiến đấu ở Triều Tiên. Giờ đây gã ta đang ngồi trên khúc gỗ khóc bù lu bù loa, vừa nức nở vừa nài nỉ: "Ai làm ơn giúp tôi xuống với. Xin hãy gúp tôi."

    Tay trung sĩ ko hề bị thương, mỗi tội ko biết đường. O’Dell với Van Devander bảo "Không" rồi tiếp tục đi xuống đồi.

    Một người có điện đài báo cho binh nhất Fenlo biết lệnh rút quân. Đợi đạn bắn ngơi bớt, Fenlon bò khỏi hố đạn pháo đúng lúc những thương binh khác cũng bò ngang qua. Anh giật nảy mình khi thấy anh bạn Harry O’Dell cũng đi bên cạnh. Đi xuống chừng 50m anh bắt gặp thi hài 1 người bạn thân khác. Ko nỡ để bạn mình ở lại, Fenlon nhặt lấy khẩu M16 vứt gần đó, khoác lên lưng rồi nắm chân kéo xác bạn xuống cao điểm.

    Cối địch rót xuống quanh Fenlon, những mảnh sắt nóng bỏng gim vào gáy, tay và chân anh. Dù bị sức nổ đẩy ngã dúi mấy lần nhưng Fenlon vẫn cố đi tiếp. Sau 1 tiếng nổ gần, Fenlon nhận ra là mình sẽ phải để xác bạn lại. Anh hồi tưởng: "cậu ta rất nặng còn tôi thì đã quá yếu. Thêm vào đó tiếng đạn nhọn rít qua làm tôi cứ nghĩ mình sẽ bị bắn trúng. Dù rất đau lòng khi phải để cậu ta lại nhưng cũng chẳng còn cách nào khác. Thế là tôi dừng lại, khấn khứa vài câu, rồi 1 mình lần xuống chân đồi. Việc đó đã khiến tôi day dứt khôn nguôi."
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này