1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    357
    Dân tộc Brau hình như ngày nay gọi là người Rắc Lây thì phải, con bé osin nhà em nó bảo thế, vì giấy CMND đều khai chung một họ là BÀ RÂU ...Tks chủ thớt nhưng bài hôm nay ngắn quá hihi
    Braverr, meo-ungthi96 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đến khi Mỹ xuất toàn lực tham gia cuộc chiến VN thì tầm quan trọng của Khe Sanh, với vai trò đầu mối thu thập thông tin tình báo đã tăng lên đáng kể. Do đóng gần biên giới Việt Lào nhất nên Khe Sanh cũng là điểm thu hút vô số các đơn vị tình báo. Ngoài số lính mũ nồi xanh đồn trú thường xuyên ở đây còn có các toán gián điệp do cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) bảo trợ, những nhóm hoạt động đặc biệt của MACV, biệt kích Project DELTA tối mật, tiểu đoàn 3 thám báo TQLC và thậm chí còn có cả đơn vị không thám của Không quân hoạt động trong chiến dịch Tiger Hound, cùng tham dự vào các cuộc hành quân bí mật xuất phát từ Khe Sanh.

    Do mỗi toán tình báo có những mục tiêu và những cấp chỉ huy hoàn toàn khác biệt nên mọi thứ bắt đầu trở nên rối rắm. Đôi khi tại cùng 1 nơi, cùng 1 thời điểm lại có đến hàng chục toán thám báo cùng hoạt động. Mặc dù những nhiệm vụ của những toán này quá nhiều và mơ hồ, nhưng hoạt động của họ cũng tạo ra 1 nguồn thông tin tình báo ổn định cho cả Sài Gòn lẫn Đà Nẵng. Thế nhưng các thông tin này lại được MACV và III MAF diễn dịch hết sức khác nhau.

    Tuân thủ chỉ thị của Westmoreland, ngày 27 tháng 3 năm 1966, tướng Walt lệnh cho 1 tiểu đoàn đầy đủ tiến hành 1 cuộc hành quân tìm - diệt quanh vùng Khe Sanh. Cùng ngày, tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 TQLC đang hoạt động gần Phú Bài, đã nhận được lệnh trên. Tuy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 là trung tá Van D. Bell, Jr. đã lên kế hoạch bắt đầu cuộc hành quân Virginia vào ngày 3 tháng 4 năm 1966, thời tiết xấu ở Khe Sanh đã khiến cho các máy bay phải nằm im dưới đất. Phải đến tận ngày 17 tháng 4 thì chúng mới có thể cất cánh.

    Bell đặt chỉ huy sở kế bên trại biệt kích. Ông lập 1 kế hoạch hành quân 3 giai đoạn diễn ra quanh phi đạo. Tiểu đoàn của ông sẽ sục sạo ở góc đông bắcrồi di chuyển sang góc tây bắc và cuối cùng thì xuống hoạt động ở khu vực tây nam Khe Sanh. 1 tiểu đoàn VNCH sẽ lùng sục trên hướng đông nam.

    Ngày 18 tháng 4, trực thăng chở binh sĩ đại đội Charlie, tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 tới lập chốt chặn ở cách khu trại 6km về phía bắc. Sang hôm sau thì Bell cùng 2 đại đội TQLC khác là các đại đội Alpha và Bravo cũng được không vận tới bãi đáp nằm phía đông đại đội Charlie 9km. Trong suốt 3 ngày, 2 đại đội trên đã phải phát cây mở lối xuyên qua rừng già rậm rạp, địa hình hết sức phức tạp. Trước tình cảnh trên cùng với những báo cáo chả có gì phấn khởi của những toán viễn thám đang sục sạo ở khu vực tây bắc, Bell cho hủy bỏ phần còn lại của cuộc hành quân Virginia.

    Báo cáo của Bell gửi về Lực lượng thủy bộ III đã cung cấp cho ban tham mưu của Walt cơ hội tuyệt vời để chứng minh cho Westmoreland thấy ko hề có bộ đội Bắc Việt hoạt động trong khu vực. Lực lượng lệnh cho Bell rời Khe Sanh theo đường 9 hành quân về phía đông bằng mọi cách tiến đến Cam Lộ.

    Việc hành binh này 1 phần là vận động chiến thuật 1 phần đóng vai trò mồi nhử, nhưng phần lớn là để giúp Walt khẳng định quan điểm của mình.

    Nửa đêm ngày 26 tháng 4, tiểu đoàn đã hành quân với nỗ lực nhằm tránh cái nóng bức, ngột ngạt, ẩm thấp ban ngày. Thế nhưng điều họ trù tính đã ko xảy ra. Địa hình phức tạp cùng nóng nực vẫn bào mòn sức lực binh sĩ Mỹ. Thay vì quãng đường 50 cây số đi mất 3 ngày thì nay họ phải mất đến 5. Mãi đến tận ngày 30 tháng 4, tiểu đoàn TQLC mới về đến Cam Lộ. Tướng Westmoreland cùng tướng Walt đã đến tận nơi để đòn những người lính đang mệt lử. Tận dụng triệt để vụ này, TQLC lập tức ‘khua chiêng gióng trống’ loan báo tiểu đoàn của Bell là lực lượng lớn đầu tiên dám rong ruổi con đường 9 trong suốt 8 năm ròng.

    Rủi thay, nỗ lực của Bell lại chả chứng tỏ được điều gì chắc chắn hết. Việc TQLC chẳng nhìn thấy bất kỳ 1 bộ đội Bắc Việt nào ko có nghĩa rằng họ ko có ở đó. Và cho dù nhờ đó mà Walt coi mình đã đúng thì những sự vụ sắp diễn ra cũng sẽ dội cho ông ta 1 gáo nước lạnh mà thôi.

    Sau khi Bell trở về, Walt lại chúi mũi vào thực hiện các công tác bình định. Tuy nhiên những báo cáo tình báo giữa tháng 5 vẫn cứ cho thấy quân Bắc Việt đang tăng cường binh lực ở phần phía đông khu phi quân sự, chủ yếu là ở hướng đông và hướng bắc Đông Hà. Những tin này là chính xác. Vào ngày 19 tháng 5, 1 lực lượng lớn bộ đội Bắc Việt đã tấn công Gio Linh (ta gọi là Dốc Miếu. ND) và Cồn Tiên, 2 vị trí tiền tiêu của VNCH, chỉ lùi về phía nam cách giới tuyến vài km. Nhiều bằng chứng khác cho thấy 1 lực lượng địch nữa cũng đang hoạt động ở gần Đông Hà. 1 lần nữa Westmoreland lại chỉ thị trực tiếp cho Lực lượng thủy bộ III phái 1 tiểu đoàn đến kiểm tra khu vực.

    Lần này nhiệm vụ được giao cho tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC. Ngày 30 tháng 5, tiểu đoàn bay tới Đông Hà. Đơn vị đã tuần tiễu quanh Đông Hà trong suốt 2 tuần lễ. Tuy TQLC có hạ sát được 3 bộ đội Bắc Việt lạc ngũ nhưng vẫn ko tìm ra dấu hiệu 1 đơn vị địch lớn nào. Đến ngày 8 tháng 6 thì tiểu đoàn 2 rút khỏi Đông Hà.

    Dù vậy, do vẫn tin quân Bắc Việt đang có mưu đồ động binh lớn ở Quảng Trị, Westmoreland lệnh cho Lực lượng thủy bộ III tổ chức 1 cuộc tuần thám trên phạm vi rộng trong 1 khu vực có địa hình phức tạp, cây cối rậm rạp giữa Đông Hà với Cam Lộ, giữa khu phi quân sự với đường 9. Lực lượng đã thành lập chiến đoàn Charlie gồm có các bộ phận của tiểu đoàn 3 thám báo TQLC; đại đội Echo, tiểu đoàn 2, trung đoàn 1; cùng 1 tiểu đoàn pháo binh yểm trợ rồi đến ngày 22 tháng 6 thì gửi nó ra Đông Hà. Trong khi đại đội Echo, tiểu đoàn 2/1 bảo vệ tiểu đoàn pháo binh thì các toán thám báo nống ra sục sạo 1 loạt các địa điểm từ đồi Rockpile ở hướng tây cho đến những quả đồi thấp ở phía bắc Đông Hà.
    huymaya, samuelb, convitbuoc13 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong tầm hơn chục ngày, đã có 14 trong số 18 toán thám sát đụng độ với đối phương. Thiếu tá Dwain A. Colby, chỉ huy chiến đoàn Charlie kể lại rằng cứ đổ quân thám báo xuống: " là vấp ngay phải những toán địch có vũ khí, quân trang đầy đủ. Chẳng chuyến thám sát nào có thể kéo dài quá 1 tiếng đồng hồ, nhiều cuộc chỉ diễn ra được ít phút..." Dù vậy, cũng có đôi toán bắt được 1 ít tù binh. Cung từ của những người bị bắt cho biết sư đoàn 324B Bắc Việt đúng là đã vượt qua khu phi quân sự. Theo lời 1 tù binh là sĩ quan, thì nhiệm vụ của sư đoàn chính là giải phóng tỉnh Quảng Trị.

    Đến lúc này thì tướng Walt cứng họng. Trước những bằng chứng rành rành từ chính quân của mình,Walt buộc lòng phải thay đổi. Trong cuộc họp diễn ra ngày 12 tháng 7 năm 1966, ông nói với tướng Westmoreland rằng mình đã cho phép tiến hành 1 chiến dịch qui mô nhiều tiểu đoàn ở phía nam khu phi quân sự nhằm đẩy lùi quân Bắc Việt qua bên kia giới tuyến. Westmoreland nhiệt liệt ủng hộ quyết định trên và bảo Walt cứ việc sử dụng cả sư đoàn 3 TQLC nếu cần thiết.

    Cuộc hành quân mới này, tức chiến dịch Hastings, đã bắt đầu ngày 15 tháng 7, khi hàng đàn trực thăng bay đến đổ 2 tiểu đoàn TQLC xuống bãi đáp ở 2 đầu đối lập của 1 thung lũng rộng chỉ cách khu phi quân sự có 3km. Chuyến đổ quân xuống đầu đông thung lũng diễn ra suôn sẻ nhưng bãi đáp ở đầu tây thì ko như thế. Đầu buổi sáng, 3 máy bay trực thăng chở đầy nhóc lính đã va vào nhau rơi xuống đất khiến 2 người thiệt mạng, 7 người bị thương. Sang chiều thì các tay súng địch lại bắn 1 trực thăng 2 động cơ CH-46 lộn cổ gây ra cái chết của 13 binh sĩ. Số bị thương là 3. Đám TQLC cay đắng nhanh chóng đặt cho vùng này cái tên: "thung lũng trực thăng"

    Từ những bãi đáp của mình tiến ra, 2 tiểu đoàn TQLC lập tức chạm địch. Tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 ở hướng tây đã bị tổn thất nặng khi giao tranh với bộ đội Bắc Việt cách bãi đáp của mình về phía nam có vài trăm mét. Dù cũng đang đụng độ với kẻ thù, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4, đơn vị đi cánh đông, đã phải chuyển hướng sang cứu tiểu đoàn 'anh em' với nó. Sau khi vượt qua những thảm cây dày đặc 1 cách chật vật, đến chiều ngày 16 tháng 7 thì tiểu đoàn 2/4 cũng tới hội quân được với đơn vị bạn.

    Sang hôm sau, khi 1 đại đội của tiểu đoàn 3/4 cố gắng nống ra phía nam bãi đáp, thì gần như ngay lập tức nó chạm trán với 1 lực lượng đối phương đánh rất quyết liệt. TQLC đã phải chiến đấu suốt cả ngày hôm đó sang tới ngày hôm sau thì mới được lệnh rút lui. Đến ngày 18 tháng 7 thì 2 tiểu đoàn đã bị đánh tả tơi lại nhận lệnh tiếp tục tấn công. Tuy nhiên chưa kịp thực hiện thì bộ đội Bắc Việt đã đánh trước. Trận cận chiến ác liệt nhất đã diễn ra trước khi địch bị máy bay của TQLC không kích đánh đuổi. Cùng với quân tiếp viện được trực thăng vận tới hôm sau, suốt mất tuần liền, TQLC đuổi theo bộ đội Bắc Việt qua những mỏm núi lởm chởm, dốc đứng dọc theo khu phi quân sự. Đối thủ khôn ngoan đã tránh ko đánh thêm 1 trận lớn nữa. Thay vì vậy, địch tổ chức 1 loạt trận chặn hậu nhằm cầm chân quân truy kích khiến họ nản lòng tạo điều kiện cho chủ lực rút đi hết.

    Dù có muốn hay ko thì chiến dịch Hastings cũng đã buộc TQLC Mỹ phải dính sâu vào khu phi quân sự. Ngay cả vào cuối tháng 7, khi các trận đánh ở vùng giới tuyến đã chấm dứt, Walt vẫn biết là mình sẽ phải 'coi chừng' khu vực này. Kết quả là đến mùng 3 tháng 8, khi chiến dịch Hastings đã chính thức kết thúc, ông ta phát động ngay chiến dịch Prairie. Với sự tuần tiễu thường xuyên của những toán thám báo cùng các đơn vị bộ binh trên các ngọn núi, lực lượng tham gia chiến dịch Prairie nhanh chóng tìm ra quân Bắc Việt. Trong suốt phần còn lại của tháng 8 cho đến tận đầu tháng 9, giao tranh dữ dội đã nổ ra trên mỏm Rockpile. Rốt cục, tuần tự các đơn vị thuộc 5 tiểu đoàn TQLC đều bị cuốn vào những trận đánh tàn khốc giành lấy ngọn núi lởm chởm đá tai mèo ấy. TQLC đã phải trả 1 cái giá khủng khiếp mới đẩy bật được quân trấn đóng của địch ra khỏi ngọn núi.

    Tướng Westmoreland luôn theo sát việc gia tăng những hoạt động tác chiến này. Trong thực tế ông ta còn tỏ ra hết sức lo ngại. Việc phía Bắc Việt đổ thêm quân qua khu phi quân sự ngoài việc tăng áp lực cho lực lượng TQLC đang bị mắc kẹt còn đe dọa cả an ninh của tỉnh Quảng Trị nữa. Vị tư lệnh MACV đã nghĩ đến kịch bản xấu nhất là: quân Bắc Việt sẽ cho lực lượng luồn qua vùng núi nằm giữa Lào với VN nhằm nỗ lực đánh thọc sườn các cứ điểm của TQLC ở Rockpile với Đông Hà. 1 lần nữa Westmoreland lại thấy Khe Sanh chính là vị trí then chốt để phòng thủ Quảng Trị và cũng vì thế ông ta bắt đầu thúc ép Walt phải tăng cường sức mạnh cho Khe Sanh.

    Cũng như lúc trước, vị tư lệnh Lực lượng thủy bộ III lại lên tiếng phản kháng. Ông cùng hầu hết sĩ quan tham mưu đều diễn dịch những hoạt động gần đây dọc giới tuyến chỉ là nỗ lực "vô ích" nhằm khiến họ bị sa lầy. Do TQLC khăng khăng giữ quan điểm của mình về ý đồ đối phương, Krulak đã định làm Westmoreland cụt hứng khi nói Lực lượng thủy bộ III có bằng chứng cho thấy sư 324B Bắc Việt đã rút về qua khu phi quân sự và ko còn là mối đe dọa đối với tỉnh Quảng Trị nữa. Nhưng không phải như vậy, Westmoreland phản bác ngay. Ông bảo Krulak: "Trái với nhận định trên, quân Bắc Việt ko hề rút chạy mà chỉ nghỉ ngơi, củng cố rồi sẽ quay lại đánh tiếp." Thêm vào đó ông còn cho Krulak biết thêm là phía Bắc Việt còn có 2 sư đoàn nữa, sư 304 và sư 341, đã vào đóng quân phía trên khu phi quân sự, sẵn sàng nhảy vào tỉnh Quảng Trị bất cứ lúc nào.
    huymaya, samuelb, Braverr12 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lực lượng thủy bộ III vẫn ko chịu thua, các sĩ quan tham mưu của nó công khai chỉ trích MACV, chế nhạo những cụm từ "gia tăng với số lượng lớn" "nguy cơ khá nghiêm trọng", cùng các thuật ngữ tương tự mà nó đưa ra. Và với sự quan tâm hết sức hời hợt, III MAF vẫn cho rằng Khe Sanh quá tách biệt chẳng có giá trị sử dụng thiết thực nào hết. Trong thực tế, chuẩn tướng Lowell E. English, tư lệnh phó sư đoàn 3 TQLC, người cầm đầu chiến đoàn bao gồm các đơn vị tham gia chiến dịch Prairie còn nghĩ rằng Khe Sanh chẳng hề có giá trị nào về quân sự. Dù cho Khe Sanh nằm ở sườn tây của mình, English vẫn tuyên bố "Ở Khe Sanh thì cũng như ở chỗ hư không mà thôi. Nó cách xa hết thảy mọi thứ. Nếu có mất nó thì cũng như không."

    Mối bất hòa giữa 2 vị tư lệnh cứng đầu ngày càng tăng thêm. Khi mối lo đối phương đang có ý đồ phát động 1 đợt tiến công lớn qua khu phi quân sự của Westmoreland ngày càng lớn, ông đã chỉ thị Walt phải lập 1 kế hoạc dự phòng để đối phó với tình huống ấy. Vào trung tuần tháng 9, Westmoreland ra Đà Nẵng tham dự cuộc họp của Lực lượng thủy bộ III để xem xét kết quả. Kế hoạch của Walt là kéo TQLC từ những vị trí cách xa về rồi tổ chức phòng thủ quanh mỏm Rockpile và rìa đông của dãy Trường Sơn.

    Westmoreland tỏ ra ko hài lòng. Ông chất vấn ngay: "Tôi nhận thấy anh chẳng hề đề cập gì đến việc đưa quân lên Khe Sanh cả. Lý do là thế nào?"

    Câu trả lời là: "Chúng tôi nghĩ nó quá biệt lập. Việc tiếp tế, yểm trợ sẽ rất khó khăn." Theo TQLC thì đường 9, dù là lúc tốt nhất, cũng khó dùng để tới được Khe Sanh trong khi thời tiết xấu thường xuyên ở vùng này lại khiến khả năng bằng tiếp tế đường không trở nên hết sức mạo hiểm.

    "Dù có thế" Westmoreland đáp "Tôi cho rằng vẫn phải điều tới đó 1 lực lượng lớn." Ông ta muốn có 1 tiểu đoàn ra Khe Sanh đồn trú.

    TQLC tiếp tục chống đối. Vài ngày sau cuộc họp, khi Westmoreland tới thăm căn cứ không quân Chu Lai, Krulak cũng theo lên máy bay của ông này để biện hộ cho những lý lẽ của Lực lượng thủy bộ III. Ông lập luận rằng để trấn giữ Khe Sanh, phải cần đến 2 chứ ko phải là 1 tiểu đoàn, bởi muốn bảo vệ sân bay thì phải khống chế cho được những cao điểm vây quanh nó. Việc TQLC lên đóng trên các cao điểm sẽ đòi hỏi phải triển khai máy bay trực thăng vì ko thể nào tiếp tế, chi viện cho họ bằng đường bộ được. Ngoài ra Krulak còn nhấn mạnh việc tăng quân cho Khe Sanh cũng chẳng thể nào ngăn việc đối phương xâm nhập tỉnh Quảng Trị; bộ đội Bắc Việt chỉ cần theo đường mòn Hồ Chí Minh đi xa hơn 1 chút rồi lật cánh sang đông là vào được ngay. Ông cũng nhắc cho Westmoreland biết rằng việc phái TQLC lên cắm ở Khe Sanh cũng có nghĩa là lấy đi số quân để thực hiện công tác bình định của Lực lượng thủy bộ III ở vùng duyên hải, nơi có 95% dân số Quảng Trị đang sinh sống.

    Westmoreland vẫn tỏ ra ko bị thuyết phục. Ông ta kiên nhẫn giải thích cho Krulak rằng chiếm giữ Khe Sanh sẽ cho phép các toán thám báo theo dõi được sự chuyển quân từ bắc vào nam theo đường mòn Hồ Chí Minh của đối phương. Thêm vào đó, việc trấn đóng nó sẽ ngăn cản quân Bắc Việt sử dụng đường số 9. Khe Sanh sẽ là cái neo ở cực tây tuyến phòng thủ trên khu phi quân sự. Và, quan trọng nhất đối với Westmoreland, Khe Sanh sẽ là bàn đạp chiến lược và khả dĩ nhất cho kỳ vọng lớn lao của ông ta, đó là đánh sang Lào.

    "1 điều nữa" Westmoreland nêu rõ "cứ 1 thằng lính đối phương chuyển hướng đến Khe Sanh thì sẽ giảm bớt chừng đó nguy cơ cho những vùng dân cư trù phú"

    Biết đã thất bại trong việc tác động tới vị tư lệnh MACV, Krulak đành rời khỏi máy bay.

    Krulak đã nhận định đúng. Tướng Westmoreland chỉ thị Lực lượng thủy bộ III gia cố, mở rộng đường băng của Khe Sanh để nó có thể tiếp nhận cả loại máy bay C-130 khổng lồ có 4 động cơ. Walt miễn cưỡng tuân thủ và lệnh cho 1 biệt đội Ong biển của Hải quân (công binh kiến tạo Hải quân. ND) lên đường đến Khe Sanh. Lính Ong biển làm việc cật lực suốt 2 tuần lễ, bóc gỡ bề mặt phi đạo cũ thay mới bằng loại vật liệu bền chắc hơn và kéo dài nó ra thêm 1200m nữa.

    Sự chống đối của Lực lượng thủy bộ III đối với Westmoreland chỉ chấm dứt sau 1 báo cáo tình báo của MACV ngày 26 tháng 9 năm 1966. Bản báo cáo có đề cập tới chuyện 1 toán thám báo đã chạm trán với 1 đại đội quân Bắc Việt cách Khe Sanh về phía đông bắc chưa đầy 14km. Chính bản báo cáo này đã tạo ra cái bản mặt cau có của tướng Walt. Giờ thì ông biết mình sẽ phải gửi lên Khe Sanh 1 tiểu đoàn chứ chẳng thể nào lần khân với Westmoreland được nữa. Và ông ta đã tức điên lên chính vì buộc phải làm như thế.

    Đại tá John R. Chaisson, tham mưu phó phụ trách hành quân của Walt, mô ta khá súc tích sự chấp nhận đầy miễn cưỡng này "Chẳng ai thích thú gì khi phải điều 1 tiểu đoàn lên Khe Sanh cả, nhưng nếu ko làm thì cũng sẽ có lệnh bắt phải làm như vậy thôi. Việc chúng tôi điều nó tới Khe Sanh là nhằm vớt vát chút thể diện rằng mình tự nguyện làm chứ ko phải làm vì bị ai đó đá đít bắt buộc."

    Dù cho những ngày cuối tháng 9 ấy, mang tâm trạng bực bội, khiến cho cấp dưới khốn khổ, thì tướng Walt vẫn ra lệnh điều 1 tiểu đoàn đến và sục sạo quanh Khe Sanh.
    huymaya, samuelb, Braverr11 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vừa đến nam VN có 8 hôm và mới nắm tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 được nhõn 1 tuần thì trung tá Peter A. Wickwire đã được lệnh về bộ chỉ huy sư đoàn 3 TQLC ở Đà Nẵng trình diện. Tiểu đoàn của ông, 1 trong những đơn vị đổ bộ vào VN từ đầu, hiện đang tuần tiễu trên đèo Hải Vân, 1 con đèo hết sức quan trọng chạy xuyên qua vùng núi non hiểm trở phía bắc Đà Nẵng. Do đã ở trong vùng chiến sự 18 tháng rồi nên tiểu đoàn 1 có khá nhiều kinh nghiệm chiến đấu với cả du kích VC quanh Đà Nẵng lẫn bộ đội Bắc Việt dọc theo giới tuyến trong chiến dịch Hastings. Việc 1 lượng lớn sĩ quan cấp úy cùng các hạ sĩ quan đã qua hơn 6 tháng phục vụ tại VN càng khiến nó trở thành 1 đơn vị dạn dày hơn nữa.

    Tới Đà Nẵng Wickwire được biết mình sẽ dẫn tiểu đoàn ra Khe Sanh. Theo như phổ biến của phòng tình báo thì các toán biệt kích, thám báo nống ra hoạt động ngoài phạm vi sân bay đã thường xuyên chạm trán với quân Bắc Việt. Đối phương đang điều binh vào các vị trí để phát động 1 cuộc tấn công vào khu trại. Nhiệm vụ của Wickwire là bảo vệ an ninh cho đường băng. Buổi phổ biến nhiệm vụ nghe có vẻ nghiêm trọng đến nỗi Wickwire cứ ngỡ lính của mình sẽ phải giao chiến ngay khi vừa nhảy khỏi máy bay.

    Dù vậy Wickwire chỉ hỏi đúng 1 câu: "Khi nào chúng tôi đi?"

    Câu trả lời là: "Sáng mai."

    Wickwire quay trở về tiểu đoàn . Còn khối việc ông phải làm cho xong trong 12 tiếng đồng hồ tới.

    Ngày 29 tháng 9 năm 1966, máy bay vận tải chở tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 TQLC ra Khe Sanh. Wickwire cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy tình hình thực tế ko đáng sợ như mình tưởng. Tuy nhiên hiện trạng của căn cứ đã khiến ông bị sốc. "Ko thể tin nổi binh sĩ Hoa Kỳ lại sinh sống kiểu như vậy. Hết sức bẩn thỉu. Kinh khủng nhất là trại của lính Brâu. Chuột cống ở khắp mọi nơi. Tôi phải cấm tiệt lính mình vào trại LLĐB vì sợ bị lây bệnh."

    Wickwire lập tức cho TQLC dưới quyền thiết lập những vị trí phòng thủ mới giáp với đường băng; và lệnh cho họ phải đào cho thật sâu vào. Nếu bộ đội Bắc Việt đang chiếm giữ nhưng cao điểm gần đó thì họ có thể quan sát rõ mồn một. Ông ko muốn lính mình trở thành mồi ngon trên mặt đất cho pháo binh và súng cối địch.

    Qua hôm sau, Wickwire bắt đầu tổ chức sục sạo rất xông xáo. Các đại đội súng trường rời căn cứ lên chiếm các cao điểm. Từ đây các toán tuần tiễu cỡ trung đội - tiểu đội được tung ra. Mỗi lần hành quân dã ngoại thường kéo dài 3-4 ngày liền để cho các toán tuần tiễu lùng sục kỹ càng từng khu vực. Mỗi đêm đều phái nhiều toán quân đi phục kích.

    Các hoạt động tuần tra tích cực đã phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy quân Bắc Việt có ở mọi nơi mà TQLC tới. Họ tìm thấy nhiều lán trại mới làm, lồi mòn mới phát, vỏ bao gạo, bình toong cùng nhiều trang bị linh tinh khác bị bộ đội làm mất hoặc vứt đi.

    Hạ sĩ Joseph W. Ascolillo, lính công binh 19 tuổi quê tại Boston, phối thuộc cho đại đội Alpha, đã bắt gặp nhiều trang bị mà đối phương bỏ lại sau mấy chuyến tuần tiễu quanh cao điểm 881 Nam. Anh kể lại: "Rất nhiều chứng tích cho thấy từng có người ở đó, kể cả 1 ba lô chứa nhiều giấy tờ cá nhân của lính Bắc Việt." Và có đôi khi, ko thường xuyên lắm, họ cũng bắt gặp đối phương.

    Tới Khe Sanh được mấy tuần, khi trung đội của Ascolillo đang di chuyển trên 1 lối mòn hẹp gần mỏ đá phía tây căn cứ thì bỗng có 1 loạt súng nổ phía trước đội hình. Do đang đi gần cuối, Ascolillo chẳng thấy gì cả, nhưng từ trên đầu hàng truyền xuống cái tin người lính xích hầu đã khiến 1 số địch quân bị bất ngờ. Bộ đội bỏ chạy sau khi bắn về phía TQLC. Ascolillo kể: "Qua lùng sục, chúng tôi tìm thấy 1 vệt máu. 1 trung đội nữa từ căn cứ tới nơi rồi cùng nhau lần theo vệt máu đó. Nó đưa chúng tôi tới đồn điền cà phê của người Pháp ở ngay phía nam căn cứ thì mất dấu. Lùng khắp kỹ càng quanh đó nhưng chẳng thể nào tìm ra tay thương binh địch."

    Tất cả các đại đội của Wickwire đều trải qua vài lần đụng độ với quân địch trong quá trình tuần tiễu các vùng vụ cận quanh căn cứ. Hầu hết chỉ là những cuộc chạm súng ngắn ngủi đủ khiến TQLC phát hoảng chứ ko diễn tiến thành 1 trận đánh cụ thể nào cả.

    Wickwire đâu hay biết những bất đồng của thượng cấp trong việc triển khai tiểu đoàn mình là nguồn cơn dẫn tới việc đơn vị của ông thường xuyên được họ tới viếng thăm. Ngoài việc tướng Walt hay bay tới thì cả tướng Krulak cũng đã mấy lần đáp xuống. Trong thực tế, lần đầu tiên lên đây, khi vừa nhảy khỏi trực thăng, tướng Krulak đã rảo quanh 1 vòng, mắt nhìn đăm đăm vào những cao điểm gần đó rồi ngoảnh lại nói với Wickwire: "Nhìn như Điện Biên Phủ ý nhể." Đó là ông đề cập tới 1 địa danh ở miền bắc VN nơi vào năm 1954 quân Pháp bị đánh bại hoàn toàn dẫn đến việc kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

    "Cám ơn tướng quân." Wickwire nhăn nhở đáp lời.

    Tướng Westmoreland cũng tới ngay sau khi tiểu đoàn 1/3 đến Khe Sanh. Ông ta làm Wickwire phát sợ khi nghiêm khắc nhìn rồi hỏi: "Anh có biết tại sao mình lại đến đây ko?"

    "Ko chắc lắm ạ, nhưng hẳn phải có gì quan trọng lắm" Wickwire thành thực trả lời.

    "Anh biết thung lũng A Sầu chứ?"

    "Có, thưa sếp. Ai cũng biết ạ." Dù trận thảm bại xảy ra trước khi Wickwire đến VN, ông cũng đã được nghe kể về nó.

    "Được. Tôi ko muốn xảy ra 1 A Sầu ở đây nữa và đó chính là lý do anh tới đây đấy."
    huymaya, samuelb, meo-u8 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chuẩn tướng English, bạn cũ của Wickwire, cũng thường hay lên thăm. Do Wickwire ko nằm dưới sự chỉ huy của English mà nhận lệnh trực tiếp của Lực lượng tại Đà Nẵng, nên ông hơi thắc mắc chẳng hiểu vì sao ông tướng lại hay tới đây. 1 bữa, Wickwire nửa đùa nửa thật nói: "Sếp chắc khoái ra đây phải ko ạ?"

    English nghiêm giọng trả lời: "Tuy anh ko ở dưới quyền tôi nhưng khi ở đây có biến thì tôi sẽ là kẻ phải đối phó với nó."

    Lời giải thích này khiến cho Wickwire lạnh cả người.

    Điều kiện sống hiện tại ở Khe Sanh vốn đã đủ khiến TQLC của Wickwire khổ sở thì nay càng trở nên tệ hại vào giữa tháng 10, khi mùa mưa đến. Do ở trên cao nên Khe Sanh ban ngày thì nắng nóng, nhớp nháp, ngột ngạt còn đêm đến thì sương mù lạnh lẽo, tối tăm. Thế nhưng, khi mùa mưa tới thì ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác thời tiết ở đây trở thành mưa rét, ẩm ướt, âm u chẳng hề thấy bóng mặt trời. Trên các đỉnh núi mưa dầm dề suốt cả ngày phủ 1 tấm màn xám ướt nhẹp khắp vùng thung lũng. Toàn thể khu vực đã bị mây mù khoác cho 1 cái vẻ ngoài hết sức kỳ quái.

    Người Pháp đã nghĩ ra 1 từ để gọi cái bầu không khí ẩm ướt cùng những trận mưa dai dẳng này là crachin (mưa phùn. ND). TQLC Mỹ thì đặt cho nó nhiều cái tên khác nữa.

    Cuộc sống của binh lính tại Khe Sanh đã chuyển từ khổ ải sang nỗi kinh hoàng. Người ngợm lúc nào cũng sũng nước, quần áo mục nát, giày trận thối hoăng. Những vết thương dù nhẹ nhất cũng chẳng thể nào lành nổi trong cái khí trời ướt nhẹp ấy. Chúng nhanh chóng bị nhiễm trùng, mưng mủ. Thứ đất sét đỏ bụi mù của Khe Sanh bao phủ khắp căn cứ, chui vào mọi ngóc ngách giờ bị mưa trở thành bãi bùn đỏ quạch, nhão nhét trây trét khắp nơi.

    Thời tiết bất lợi đã khiến nguồn hàng tiếp tế bằng đường không giảm mạnh. Đã hơn 1 lần dự trữ đồ ăn của tiểu đoàn chỉ còn chưa tới 1 ngày trước khi trời quang bớt để 1 máy bay đáp xuống, dỡ hàng rồi bay đi kịp khi màn mây lại khép chặt phía sau.

    Dù thế tiểu đoàn của Wickwire vẫn có 1 nhiệm vụ cần phải làm cho xong. TQLC của ông ta cùng các toán thám báo vẫn tiếp tục tuần tiễu thu thập tin tức tình báo xung quanh Khe Sanh. Trong cùng 1 ngày mà có hơn chục chuyến tuần thám được tung ra. Bên cạnh lính dưới mặt đất, từ Khe Sanh, Không quân Mỹ cũng tiến hành cho bay 1 số máy bay trinh sát O-1 Bird Dog như là 1 phần của chiến dịch tối mật Tigerhound. Những phi cơ 1 động cơ này bay quanh Khe Sanh rồi sang cả Lào và miền Bắc để tìm kiếm dấu vết của đối phương. Khi phát hiện mục tiêu họ sẽ báo máy bay ném bom rải thảm B-52, mật danh là Arc Light - Ánh hồ quang, tới đánh. Đôi khi những chiếc Bird Dog cũng lượn lờ trên đầu TQLC của Wickwire trong lúc họ chật vật xuyên rừng. Wickwire thường tự hỏi vì sao người của mình lại cứ phải ra ngoài khi mà đám máy bay kia cũng có thể thấy được những thứ giống y như thế?

    Thật vậy, những nỗ lực tình báo chồng chéo này đã khiến cho Wickwire cùng người của mình gặp phải nhiều vấn đề phức tạp. Liên tục nổ ra xung đột giữa các sắc lính. Lính lục quân ghét TQLC, đám thám báo TQLC thì xung khắc với TQLC thuộc các đại đội bộ binh, còn lực lượng Không quân thì chẳng ưa ai cả. LLĐB cùng đám lính Brâu của họ cũng chả thèm phục tùng ai hết. Những toán biệt kích do CIA tài trợ thì càng ko biết thế nào mà lần. Chẳng đơn vị nào chịu phối hợp hoạt động với các lực lượng khác. Cũng chính vì thế mà đã dẫn đến một số trường hợp lính của Wickwire nổ súng vào những người họ ngỡ là quân địch nhưng té ra đó lại là biệt kích Brâu. Cũng ít nhất 1 lần TQLC nằm phục đã ko dám bắn vì nghĩ đó là quân bạn. Về sau họ mới biết ko có đơn vị đồng minh nào đi tuần tiễu trong khu vực thời gian đó.

    Để gỡ rối, Lực lượng thủy bộ III cử đại tá Thomas A. Horne tới Khe Sanh với cương vị sĩ quan có cấp cao nhất. Horne là sĩ quan có cấp bậc cao nhất trên cả khu trại cùng với đường băng, lo phối hợp các toán quân tuần tiễu và hỗ trợ về hậu cần. Tựu trung, ông được giao quyền kiểm soát hoạt động của tất cả các đơn vị biệt kích lẫn TQLC ở Khe Sanh. Wickwire cộng tác chặt chẽ với Horne để ông này giúp đỡ trong việc xây dựng hệ thống phòng ngự của căn cứ. Horne cho dựng hàng rào dây thép gai, đào hầm chiến đấu, xây công sự khắp chu vi phòng thủ.

    Rủi thay, lính mũ nồi xanh vẫn bất hợp tác. Họ coi công tác của mình là tối mật và chỉ nhận lệnh từ cấp trên trực tiếp của mình mà thôi. Wickwire phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ cho TQLC dưới quyền bắn vào bất cứ cái gì di chuyển ngoài căn cứ. Bắn trước hỏi sau giờ trở thành khẩu hiệu mới của TQLC.

    Về phần mình, lính mũ nồi xanh cũng thấy khó có thể hoạt động khi mà đường băng ngày càng bận rộn. Cuối cùng, dưới áp lực của Horne, họ đã chuyển đi vào tháng 12, đến dựng trại ở Làng Vây, 1 nơi nằm giữa Khe Sanh với biên giới Lào.

    Trung tá Wickwire cũng có những suy nghĩ đầy mâu thuẫn trước vai trò của TQLC tại Khe Sanh. Ông kể: "Có khi tôi cảm thấy thất vọng vì chẳng được giao tranh với quân Bắc Việt nhưng cùng lúc đó tôi lại cảm thấy nhẹ cả người vì biết nếu đối thủ tấn công thì một mình tiểu đoàn tôi chả thể nào trụ được lâu. Nếu họ tiến đánh có lẽ bọn tôi chỉ giữ nổi cao lắm là 3 hay 4 ngày là cùng." Wickwire còn đi xa tới mức bảo các đại đội trưởng cố tránh đụng độ lớn.

    Lính các đại đội tác chiến cũng đồng cảm với nỗi thất vọng của Wickwire. Hạ sĩ Ascolillo cho biết: "Ai cũng biết có địch ngoài đó nhưng chẳng tài nào hình dung nổi mình sẽ phải đương đầu với những gì? Chúng tôi biết lúc nào cũng có người theo dõi mình, đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi điều sẽ xảy ra nhưng chính xác đó là những gì thì vẫn cứ là bí ẩn."
    huymaya, samuelb, meo-u8 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cứ mỗi khi các toán tuần tiễu của tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 TQLC phát hiện ra bằng chứng về sự có mặt của đối phương hoặc có đụng độ thì bất kể nó có 'nhẹ' thế nào đi nữa, sĩ quan tình báo tiểu đoàn cũng viết báo cáo hết sức nghiêm túc. Sau khi Wickwire chấp thuận, đặt bút ký, báo cáo sẽ được chuyển về cho Lực lượng thủy bộ III. Và đó cũng là lần cuối Wickwire nghe tin về nó. Hết tuần này đến tuần khác sau khi báo cáo được gửi về Đà Nẵng, vẫn chẳng thấy sĩ quan tham mưu nào bình luận hay hỏi han gì về nhưng thông tin trong đó cả. Giá như họ làm điều đó thì Wickwire cũng còn cảm thấy những nỗ lực của tiểu đoàn mình là có ích. Rốt cục Wickwire cũng nhận ra rằng Lực lượng đã lờ mình đi. Ông cũng kết luận là quân Bắc Việt, dù đang tích trữ hàng hóa cho 1 chiến dịch nào đó, vào thời điểm này cũng chưa có ý định tiến đánh Khe Sanh.

    Thế nên sang tháng 1 năm 1967, Wickwire rất vui khi nghe tin tiểu đoàn 1/3 sẽ lên đường tới Okinawa. Sau 1 thời gian nghỉ ngơi, tái huấn luyện, đơn vị sẽ đảm nhận vai trò trong Chiến đoàn đổ bộ đặc biệt, lực lượng hải vận trừ bị của vùng Thái Bình Dương.

    Vừa có lệnh thì Wickwire cũng biết đơn vị nào sẽ đến thay cho mình. Những điều nghe được đã làm ông choáng váng. Ông nhớ lại: "Vốn luôn cho rằng vùng trách nhiệm đó là quá lớn đối với tiểu đoàn mình nên khi biết sẽ được thay thế bởi 1 đại đội súng trường duy nhất, tôi thấy nó thậm vô lý. 1 đại đội thì chẳng cách nào tuần tra nổi hết toàn bộ khu vực đó. Và nếu bị địch tiến đánh thì họ sẽ ko thể giữ nổi quá 1 ngày đâu."

    Trên thực tế, họ đã trụ được 4 ngày.





    Chương 2



    Đại úy Michael W. Sayers choáng cả người vì kinh ngạc. Phần đầu buổi phổ biến nhiệm vụ nói đại đội Bravo, tiểu đoàn 1, trung đoàn 9 của Sayers sẽ phải tạm rời xa tiểu đoàn. Điều này chưa đến nỗi bất ngờ lắm vì nó vẫn thường luôn xảy ra. TQLC gọi đó là Chopped opcon - tức là nằm dưới sự điều động từ sở chỉ huy của đơn vị khác chứ ko phải của mình. Việc đại đội Bravo sẽ phải bảo vệ 1 phi đạo xem ra cũng chẳng quá bất thường vì hầu hết các sứ mệnh của TQLC Mỹ ở nam VN đều mang tính chất phòng ngự. Và dẫu Sayers chẳng hiểu Khe Sanh ở chỗ nào đi nữa thì đó cũng ko có gì là nghiêm trọng; anh vẫn sẽ đi bất cứ nơi nào lệnh bảo tới. Tuy nhiên lời chỉ dẫn cuối buổi phổ biến, đã thực sự khiến Sayers chết lặng.

    "Đại đội tôi sẽ tiếp nhận vùng hành quân của 1 tiểu đoàn cơ ạ?" Anh hỏi, giọng đượm vẻ ngờ vực.

    "Đúng vậy đấy. Đại úy" viên sĩ quan hành quân trả lời "thằng Một Ba đã ở đó 3 tháng trời mà có chuyện gì xảy ra đâu? Trên đó rất bình yên. Mọi hoạt động đều đang diễn ra ở phía đông của nó. Lực lượng thủy bộ III ko đủ khả năng cắm ở đó 1 tiểu đoàn trong khi địch thì đang đánh lung tung quanh Đông Hà. Cậu sẽ lên đó khoảng 90 ngày dưới sự điều động trực tiếp của sư 3 TQLC rồi lại về thôi."

    Sayers hỏi: "Khe Sanh chính xác là chỗ nào thế sếp?"

    Người sĩ quan phụ trách về tình báo cung cấp tọa độ cho anh. Sayers rà tay trên tấm bản đồ mới được đưa cho. Nó đây rồi. Phi đạo hiện rõ mồn một ở ngay phía bắc thị trấn Khe Sanh. Ngón tay của Sayers di sang những khu vực gần đó. Những đường viền đồng tâm xin xít nhau là thể hiện của đồi và núi. 1 đường vẽ ở phía tây căn cứ chỉ rõ biên giới Lào. Ko xa lắm trên phía bắc là 1 đường nữa đánh giấu vùng giới tuyến phi quân sự. Với Sayers thì có vẻ như chỗ nào cũng cách xa Khe Sanh.

    "Chúc cậu may mắn. Đại úy" viên sĩ quan hành quân nói khi kết thúc buổi họp.

    Sayers hô vang "Vâng thưa sếp" rồi rời khỏi phòng phổ biến nhiệm vụ. Anh cần tập trung quân lại báo tin cho họ. Họ còn khối việc phải hoàn thành trong vài ngày tới. Dù sao đi nữa, anh còn chưa hiểu gì nhiều về cái đại đội này. Nhờ trời là ở đó đang yên tĩnh, Sayers bụng bảo dạ. Anh sẽ có cơ hội tốt hơn để làm quen với các binh sĩ dưới quyền.

    Mike Sayers, 29 tuổi, vừa mới nắm đại đội Bravo đầu tháng giêng năm 1967, cách đây chưa đầy 1 tháng, khi nó trải qua khóa bồi dưỡng, nâng cao trên đảo Okinawa. Quê ở Arkansas, anh vào TQLC từ năm 1959, và sang VN tháng 10 năm 1966. 3 tháng đầu anh phục vụ trong vai trò sĩ quan tiếp liệu (S-4) của tiểu đoàn 1, trung đoàn 9. đại đội Bravo là đơn vị tác chiến đầu tiên mà anh được chỉ huy.

    Lúc đầu khi đến với đại đội Bravo, đám lính cựu chẳng ưa Sayers gì lắm. Theo họ thì anh chàng lùn lại hơi thừa cân Sayers chẳng hợp tí nào với hình ảnh 1 đại đội trưởng quyết liệt, xông xáo cả. Nhưng theo suy nghĩ của trung úy David L. Mellon, trung đội trưởng, trung đội 1 thì Sayers là người được phân về cho họ, chẳng thể nào tránh được, và họ vẫn sẽ làm hết khả năng của mình.
    samuelb, meo-u, huytop10 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngay khi Sayers vừa nắm quyền chỉ huy đại đội Bravo thì nó cùng những đơn vị còn lại của tiểu đoàn 1, trung đoàn 9 TQLC được trở thành 1 phần của chiến đoàn đổ bộ đặc biệt. Đơn vị này là 1 lực lượng trừ bị gồm có 1 tiểu đoàn đổ bộ tăng cường cùng 1 phi đoàn trực thăng được giao cho TQLC tại Thái Bình Dương. Tuy chính thức ko phải thuộc TQLC ở VN nhưng thực tế chức năng của đơn vị lại là 1 lực lượng phản ứng nhanh sẵn sàng đối phó và tiếp ứng cho mọi tình huống chiến thuật trên bờ. Hầu như mọi tiểu đoàn TQLC phục vụ tại VN đều từng được lấy đi làm chiến đoàn đổ bộ đặc biệt ít nhất là 1 kỳ hạn phục vụ.

    Vào lần đầu tiên, khi tiểu đoàn 1 đổ bộ, trung đoàn 9 được giao về cho chiến đoàn đổ bộ đặc biệt, nó ko đóng ở vùng tác chiến mà TQLC vẫn thường hoạt đông, tức phía bắc của nam VN, mà lại ở xa về phương nam, tận vùng châu thổ sông Cửu Long.

    Dù quân đội Hoa Kỳ đã nắm quyền chỉ huy tác chiến tại nam VN từ năm 1965 nhưng trách nhiệm đối phó với VC, đang khuấy đảo vùng đông nam Sài Gòn, thì vẫn nằm trong tay quân lực VNCH. Nổi tiếng là ‘ăn hại’, quân VNCH chỉ có thể cố thủ trong căn cứ còn mặc cho quân du kích tự tung tự tác trên vùng châu thổ mênh mông. Tình trạng ko đủ nhân lực của MACV đã hạn chế khả năng đối phó với các mối đe dọa ở đó. Tuy nhiên, khi quân giải phóng ngày càng lớn mạnh, uy hiếp các tuyến đường tiếp cận Sài Gòn, tướng Westmoreland cũng nhận thấy mình ko thể ngồi yên. Ông ta đành phải cậy đến TQLC.

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 9 dưới quyền thiếu tá James L. Day cùng những đơn vị còn lại của chiến đoàn đổ bộ đặc biệt xuôi nam đến tỉnh duyên hải tỉnh Kiến Hòa. Vào ngày 6 tháng 1 năm 1967, lính của Day cùng với các đơn vị thuộc 2 tiểu đoàn TQLC VNCH đã tiến hành đổ quân bằng cả đường biển lẫn bằng trực thăng vào 1 vùng vốn lâu nay vẫn được coi là thành trì của quân giải phóng. Chiến dịch Deckhouse V, diễn ra trong suốt 2 tuần, nhưng chẳng mang lại kết quả gì đáng kể. Chỉ có 21 VC bị giết, thu 44 vũ khí cá nhân, phát hiện 1 kho gạo nhỏ đổi lấy cái chết của 7 TQLC. Về sau các sĩ quan tình báo mới biết cuộc đổ bộ đã thất bại ngay từ đầu. Quân giải phóng đã biết trước cuộc tấn công và lẩn hết vào vùng đầm lầy hoang vắng.

    Hài lòng về màn trình diễn nhưng thất vọng trước kết quả của chiến dịch, chiến đoàn đổ bộ đặc biệt lại quay ra bắc. Vừa ra đến vùng I chiến thuật thì nhận lệnh cắt ra 1 đại đội điều đến làm nhiệm vụ ở Khe Sanh vậy là thiếu tá Day chọn luôn đại úy Sayers.

    Khoảng giữa buổi sáng ngày 6 tháng 2 năm 1967, 3 chiếc máy bay vận tải C-130 chầm chậm lượn vòng trên phi đạo Khe Sanh. Từng chiếc một chúi xuống để chuẩn bị hạ cánh. Trong lúc phi cơ lượn vòng, trung úy Mellon vội liếc mắt nhìn ra cửa sổ. Anh hết sức ngạc nhiên trước cảnh núi non trùng điệp nhô mình lên khỏi rừng rậm xanh rì. Nhiều mỏm núi nhọn hoắt, lởm chởm trong khi những ngọn khác thì mỏng như thể lưỡi dao. Những mỏm đá vôi sắc như răng cưa đứng dọc bờ sông nước chảy xiết y như những tháp canh vậy. Tuy nhiên, mắt anh cũng tìm thấy 1 vài dấu hiệu cho thấy có cuộc sống văn minh. Những túp lều tranh nằm trên sườn núi hay cạnh khe suối rải rác đó đây đã tiết lộ có sự hiện diện của con người.

    Mellon sửng sốt ko rời mắt trước nhiều dãy hố bom lớn, mỗi dãy 2 hàng kéo dài đến 1 dặm hơn chạy cắt qua rừng già. Tim anh thắt lại khi nhận ra chúng là kết quả của những cuộc oanh tạc tầm cao của máy bay ném bom B-52Arc Light. Chúa ơi! Hẳn quân Bắc Việt phải ở khắp nơi nên họ mới cho đám Arc Light quần nhiều đến thế. Làm thế nào mà cái đại đội nhỏ nhoi của anh có thể bao hết cả vùng đất này? Anh tự hỏi mình trong lúc chiếc C-130 giảm tốc, hạ độ cao chuẩn bị tiếp đất.

    Khi đã xuống đất hết, Mellon cùng trung đội tập trung bên rìa phi đạo chờ lệnh tiếp theo. Quang cảnh lăng xăng, bát nháo khiến anh ngỡ ngàng. Những gì anh mường tượng về 1 đường băng bụi bặm nhỏ bé vắng vẻ sau cuộc họp phổ biến cho các trung đội trưởng diễn ra trên tàu, đã vụt tan biến. Thay vì thế, hoạt động trong căn cứ Khe Sanh nhìn cứ rối rít tít mù. Xe tải, xe jeep phóng ào ào làm bốc lên hàng đám mây bụi đặc quánh, đỏ quạch. Trực thăng, phi cơ bay đến rồi đi góp thêm bụi, đất tiếng ồn vào khung cảnh. Đủ các thể loại lính tráng - Lục quân, TQLC, cả người Mỹ và người Việt cùng 1 sắc dân nữa mà Mellon chịu ko nhận ra - đi tới đi lui khắp căn cứ. Phi công tản bộ trên dốc để đến trung tâm điều hành bay. Lính kỹ thuật lui cui làm việc giữa 1 đám máy bay đủ các thể loại. Những toán binh sĩ chẳng hiểu thuộc sắc lính gì, súng ống đầy mình đang chen chúc chờ lên trực thăng cạnh đường băng.

    Mellon ko ngờ nơi đây lại rộng lớn đến vậy. Căn cứ trải dài xa ngút tầm mắt. Quang cảnh lốm đốm đủ loại nhà gỗ dựng trên mặt đất cùng những hầm chiến đấu xây bao cát. Boong ke phòng thủ xếp thành hàng dài ở rìa bắc phi đạo. Chẳng nghi ngờ gì nữa, bọn ta sẽ quản lý chúng. Anh nghĩ bụng.

    Dù vậy, hơn tất cả mọi thứ khác, điều mà Mellon ấn tượng nhất chính là những gọn núi gần đó. Hầu hết những gì mà chàng trai 23 tuổi quê Nashua, New Hampshire, đã sang VN được 6 tháng từng chứng kiến chỉ là những đồng lúa phía nam Đà Nẵng. Mặt đất ở đó bằng phẳng kéo dài hàng dặm đường, thỉnh thoảng điểm xuyến những quả đồi nhỏ cho bớt đi vẻ đơn điệu. Còn tại Khe Sanh, nhìn đâu cũng chỉ thấy những mỏm núi cao đến 700-800m so với mực nước biển. Mellon quan sát thấy sườn những ngọn núi gần nhất phủ toàn dày loại cỏ voi cao nghệu xen lẫn những vạt tre cùng những khoảnh rừng cây thân gỗ cứng. Hằng hà sa số con dốc, sống núi mây mù bao phủ thống trị xa xa phía đường chân trời.

    Mellon nhớ lại: "Cứ điểm nằm dưới đáy của 1 lòng chảo. Bất cứ ai trên những cao điểm ấy nhìn xuống cũng sẽ thấy rõ mồn một mọi hoạt động trong căn cứ. Ơn Chúa vì ở đó hãy còn bình yên."
    huymaya, huanmq, samuelb11 người khác thích bài này.
  9. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.422
    Đã được thích:
    18.023
    Bác @ngthi96 dịch càng ngày càng nuột.
    ngthi96 thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Giờ bỏ tiền mua sách lịch sử, quân sự trong nước thì cứ 10 cuốn đến 8 cuốn dịch sai về thuật ngữ quân sự..thậm chí có cuốn đọc xong chả hiểu gì luôn...:-D.. chỉ có nxb quân đội là ổn nhất...nhưng mà khó mua
    chinamnhi210, meo-u, huytop2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này