1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Thì các cháu nó 6 điểm là đỗ Đại học rồi mà!
    huytopchimtroitap_hot thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong khi trung úy Mellon còn mải khảo sát 'ngôi nhà mới' của mình thì đại úy Sayers cũng vừa kết thúc cuộc hội kiến với người chỉ huy số quân còn lại của tiểu đoàn 1/3; những đơn vị khác thuộc tiểu đoàn của trung tá Wickwire đều đã bay khỏi đó từ mấy hôm trước. Viên đại úy sắp rời đi giới thiệu tóm tắt cho Sayers biết những hoạt động tuần tra của tiểu đoàn 1/3 cùng kết quả nghèo nàn đạt được. Theo anh này thì trong khu vực hiện ko có lực lượng lớn nào của bộ đội Bắc Việt. Sau đó anh ta nhập cùng lính dưới quyền lên những chiếc C-130 vừa chở đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9 rồi bay mất.

    Sayers bảo đại đội phó là trung úy William F. Delaney, đưa các trung đội vào thay các vị trí đã bị lính tiểu đoàn 1/3 bỏ trống. Sẽ có cuộc họp với các trung đội trưởng vào tối nay để phân công lịch tuần tra. Sau đó Sayers tới chào hỏi xã giao SOP (vị sĩ quan cao cấp nhất ở Khe Sanh hiện tại).

    Vị sĩ quan này vẫn chưa chỉ huy tác chiến 1 đơn vị nào ở Khe Sanh cả. Nhiệm vụ của ông ta chủ yếu là về hành chính và hậu cần. Tuy nhiên ông vẫn thường tổ chức họp để giúp đỡ, phối hợp hoạt động giữa các toán thám báo khác đơn vị. Dựa vào nhưng thông tin thu thập được trong các cuộc họp, ông có thể đề xuất tiến hành nhiệm vụ, kiểu như tuần tra rộng hơn tới 1 khu vực nhất định, nhưng chỉ coi nó như là 1 gợi ý.

    Ngoài việc tới chào hỏi SOP theo đúng nghi thức, trong đầu Sayers còn có 1 nhiệm vụ thiết thực khác nữa. Hiện đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9 chỉ mang theo loại điện đài PRC-25 có tầm hoạt động khá hạn chế. Sayers muốn xin ông này cấp cho loại máy mạnh hơn để có thể chuyển báo cáo hàng ngày về sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 3 TQLC ở Đông Hà.

    Đại tá Horne, vị SOP đầu tiên, đã được thay bằng trung tá McGee mới 1 tuần trước đó. Vốn là bạn bè hồi còn bên Mỹ, Sayers và McGee rất vui khi lại được gặp nhau. Sayers cho McGee biết rằng mình giờ đảm trách công tác bảo vệ an ninh cho căn cứ. McGee bổ sung thêm cho Sayers những điều anh còn chưa nắm được về tình hình. Ông này cũng đồng tình với quan điểm của các thượng cấp là rất ít lực lượng đối phương ở các vùng khỉ ho cò gáy này của Quảng Trị. Sayers hy vọng McGee nói đúng.

    Trong buổi họp phổ biến nhiệm vụ cho các trung đội trưởng tối hôm đó, đại úy Sayers trình bày kế hoạch tuần tra. Trong số 3 trung đội thì sẽ luôn có 2 trung đội đóng dã ngoại, mỗi trung đội tuần tra sẽ hoạt động trên 1 khu vực riêng. Trung đội thứ 3 thì bảo vệ đường băng. Mỗi ngày, cả 3 trung đội đều phải phái những toán tuần tiễu cỡ tiểu đội đi lùng sục từng khu vực cụ thể để tìm kiếu dấu vết quân thù. Đêm đến, mỗi khu vực tuần tra phải tổ chức lập chốt cảnh giới, phục kích. Những chuyến tuần tiễu bị hạn chế trong bán kính 15.000m, tầm bắn tối đa của 2 khẩu lựu pháo 155mm trong căn cứ.

    Nhiệm vụ tuần tra sẽ được luân chuyển để cho trung đội nào sau 2 tuần dã ngoại thì cũng được về căn cứ đóng 1 tuần. Trung đội đóng tại căn cứ ko chỉ lo bảo vệ phi đạo mà còn sẵn sàng cung ứng các đội ứng chiến Sparrow Hawk để đối phó với bất kỳ sự cố nào. Kế hoạch thường lệ này ko những để hoàn thành sứ mệnh mà còn giúp nhiệm vụ được phân công 1 cách khá công bằng giữa các trung đội .

    4 trung đội trưởng rời cuộc họp về chuẩn bị cho lính dưới quyền thực hiện nhiệm vụ. Dù cá tính rất khác nhau nhưng họ nhanh chóng được Sayers tin tưởng. Người kinh nghiệm nhất là Mellon, 1 trung úy cao gầy, đã chiến đấu ở vùng thôn dã hơn 6 tháng. Thiếu úy John M. Kramer, nắm quyền chỉ huy trung đội 2 tại Okinawa, là 1 anh chàng thấp nhỏ, mập mạp, nhìn rất đáng yêu trông chẳng ra dáng sĩ quan TQLC còn hơn cả Sayers nữa. Dù nhìn ko được 'chiến' cho lắm, Sayer vẫn coi Kramer là 1 sĩ quan giỏi. Trung uý Delaney, đại đội phó, tạm thời kiêm nhiệm trung đội trưởng trung đội 3 do người chỉ huy trước mới được kéo về sở chỉ huy tiểu đoàn làm sĩ quan tham mưu. Trung sĩ Larry J. Pratt, 28 tuổi, quê vùng Collinsville, Illinois, thâm niên 5 năm trong binh chủng và 5 tháng với đại đội Bravo cầm đầu trung đội hỏa lực nhưng lại chẳng có thằng lính nào để mà chỉ huy cả. 3 tiểu đội hỏa lực dưới quyền anh, mỗi tiểu đội gồm có 1 tổ súng máy M60, 1 tổ bazooka 90 ly, 1 khẩu đội cối 60mm đều đã chia về cho các trung đội súng trường cả rồi. Kết quả là Pratt thường đi với trung đội 1 của Mellon. Nếu cần tìm anh thì cứ đến đó là thấy.

    Công tác tuần tra được tiến hành ngay ngày hôm sau, ngày 7 tháng 2. 2 trung đội hành quân bộ ra khu vực mình đảm trách. Khi đã lập xong vị trí đóng quân, các trung đội trưởng liền tung ngay các tiểu đội ra tuần tiễu. Sứ mệnh tìm kiếm kẻ thù của đại đội Bravo đã bắt đầu.

    Mellon nói: "Tôi thích công tác độc lập với đại đội. Với 1 trung úy thì cơ hội để chỉ huy lính cho riêng mình khá hiếm hoi. Tôi tận dụng ngay cơ hội này bằng cách cho luôn các tiểu đội được tự do hoạt động. Miễn là tình hình vẫn yên tĩnh thì đây đúng là 1 bài huấn luyện tuyệt vời cho đám lính mới.”

    Chả mất nhiều thời gian, các toán tuần tiễu của đại đội Bravo đã phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy có ai đó cũng đang ở cùng khu vực với bọn họ. Hầu như ngày nào cũng có ít nhất 1 tiểu đội, tìm ra bằng chứng cho thấy địch quân hiện cũng đang thám thính khu vực này. TQLC phát hiện ra những dấu chân còn mới, những thứ vứt đi cùng nhiều căn hầm mới đào. Trong vài trường hợp, 1 phát đạn bắn tỉa sẽ bắn vào đội hình lính Mỹ. TQLC sẽ nằm rạp ngay xuống, mắt mũi láo liên cố tìm tay súng đối phương, nhưng chẳng bao giờ thành công. Cũng có những lần số mìn Claymore chống bộ binh được bố trí quanh nơi nghỉ đêm của 1 tiểu đội sáng ra lại thấy đã bị quay hết mặt lại, để khi nổ sẽ phun đám bi thép chết người về phía TQLC. Ngay cả dưới cứ điểm, người ta cũng phát giác mìn Claymore ngoài rào đều bị quay ngược hết vào bên trong. Sự xuất quỉ nhập thần của đối phương đã gây ra 1 cảm giác sợ hãi huyễn hoặc trong TQLC. Dù họ đã được huấn luyện để chiến đấu, chiến đấu hết mình, nhưng sao có thể chống lại những ‘bóng ma’ đây?.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngay cả những chuyến tuần tra ko phát hiện thấy đối phương cũng gây ra rất nhiều căng thẳng. Sau khi đến Khe Sanh, toán tuần tiễu của hạ sĩ nhất Kenneth D. Vermillion đi tuần ngay vùng cỏ voi rậm rạp phía bắc căn cứ. Hôm ấy vào lúc anh chàng 20 tuổi cao lêu đêu người Washington, D.C. vác khẩu súng máy M60 nặng chịch, đổi vai đến lần thứ 1000 thì toán tuần tiễu đột ngột dừng lại. Người lính xích hầu đã nghe thấy 1 tiếng động ở trước mặt. TQLC từ từ nhích từng bước về phía trước. Tiếng động mỗi lúc một to hơn. Do tầm nhìn trong đám cỏ voi chỉ vỏn vẹn được mấy thước, lính Mỹ phải tiến hết sức thận trọng, cổ họng ai cũng khô rát trước mối hiểm nguy đang dần dần lộ rõ. Bỗng người lính xích hầu bước chân vào 1 trảng trống nhỏ. Người đi sau nghe tiếng anh này kêu: "Trời đất quỉ thần ơi!"

    Đứng ngay giữa trảng là 1 con voi cao ngễu ngện. Vermillion cùng các binh sĩ còn lại trong toán tuần tiễu bu xung quanh con thú. "Đồ chó đẻ" "Nhìn 'ẻm' kìa" "Chu choa, to thật!"

    Hẳn là voi nhà nên con vật chẳng có có ấn tượng gì trước đám TQLC súng ống đầy mình. Thực sự là như thế. 2 chân sau con voi ràng với nhau bởi 1 thanh gỗ khiến khả năng di chuyển của nó bị hạn chế. TQLC chẳng bao giờ biết được con vật này là dân địa phương hay của bộ đội Bắc Việt vì quản tượng đã chuồn mất khi nghe tiếng họ đến gần. Toán tuần tiễu lên đường sau tín hiệu của người cầm đầu. Chỉ mấy phút sau, cây cỏ cao vút đã nuốt trọn bọn họ.

    Đại úy Sayers nghiêm túc ghi cả vụ này lẫn những điều mắt thấy tai nghe khác vào nhật ký hành quân. Anh cũng cố gắng hỏi han càng nhiều toán thám sát khác nhau càng tốt. Những chuyến tuần tiễu vào sâu trong những ngọn núi chạy dọc biên giới Lào đã đặt họ vào vị thế thường xuyên chạm địch. Hầu hết những lần này đều kết thúc sau màn đọ súng chóng vánh nhưng cũng có đôi khi, các toán tuần tiễu đã đụng nặng đến độ phải xin không yểm và triệt xuất khẩn cấp.

    Sayers nói: "Ngay từ đầu, tôi đã thấy tình hình khá là căng rồi. Biết có điều gì đó sắp xảy ra nhưng ở đâu và khi nào thì tôi vẫn chưa tìm ra manh mối. Tôi dốc sức làm việc để các chuyến tuần tiễu diễn ra hiệu quả nhất. Đại đội Bravo phải sẵn sàng vì chẳng sớm thì muộn quân thù cũng sẽ tấn công."

    Sáng thứ 7, ngày 25 tháng 2, trung đội 1 của trung úy Mellon đang canh gác phi đạo. Lược bảo vệ căn cứ của họ tới từ hôm qua. Dù lính tráng nhiều người rất vui vì được về cứ điểm, nơi tương đối là 'văn minh', nhưng Mellon thì ko như thế. Anh vẫn thích đóng quân dã ngoại, cho thoải mái tự tung tự tác. Tuy vậy, anh cũng phải công nhận rằng 1 tuần về đóng tại căn cứ cũng cho mình thì giờ để hoàn tất công việc sổ sách giấy tờ và viết thư. Vào giữa buổi sáng, anh ngồi trước căn hầm, giấy tờ để trước mặt, điện đài đang đặt ở tần số của đại đội. Cách đó mấy km, tiểu đội của trung sĩ Harper vừa bắt đầu đi tuần tiễu trên hướng tây bắc của căn cứ.

    Vài tiếng sau thì cái giọng lo lắng của Harper qua máy truyền tin PRC-25 gọi đến. Mellon đứng bật dậy. Đến khi nghe tiếng súng nổ ran trong điện đài, anh biết ngay chuyện gì sẽ xảy ra. Chắc chắn Sayers sẽ gọi tới ngay: " Đội Sparrow Hawk chuẩn bị xuất kích"

    Ít phút sau, Mellon cùng lính dưới quyền đã đứng ngoài sở chỉ huy của Sayers. Sayers nói sơ tình huống cho Mellon biết. Và rồi đội Sparrow Hawks cấp tốc rời khỏi căn cứ.

    Chưa đầy 3 tiếng đồng hồ sau, cáng của Mellon đã nằm dọc trên phi đạo, máu anh chỗ đầu gối bị thương ướt sũng băng. Trong lúc đợi lên máy bay C-130, anh báo cáo chuyện đã xảy ra với Sayers. Mellon nhớ lại: "Theo tôi thì đầu tiên là đụng độ 1 cách tình cờ. Có thể tốp lính Bắc Việt đi điều nghiên cứ điểm đã xuất phát hơi muộn. Tôi nghĩ đối phương cũng ko ngờ sẽ chạm địch giống như là Harper thôi."

    2 TQLC khiêng Mellon lên máy bay vài phút sau đó. Khi chiếc phi cơ hướng mũi về phía đông, Sayers chẳng thể nào ko nhìn về phía cao điểm 861. Cuộc chiến với những 'bóng ma' tại cái địa đoạn vẫn được cho là yên tĩnh này của giới tuyến giờ đã đột nhiên trở thành hiện thực.

    Sau trận đọ súng của trung sĩ Harper thì căng thẳng chung quanh cứ điểm đã tăng gấp nhiều lần. 1 nỗi sợ có thể 'sờ thấy' được treo lơ lửng trong không khí cùng cái cảm giác bị kẻ thù theo dõi nhất cử nhất động, chỉ chờ có cơ hội là tập kích cứ đeo đẳng các TQLC. Dù đốc thúc binh sĩ hết sức cảnh giác, cực kỳ thận trọng, nhưng Sayers cũng chỉ làm được có bấy nhiêu. Đại đội anh bị căng kéo quá mỏng. 1 trung đội thuộc đại đội chỉ huy và bảo đảm của sư đoàn sau cũng tới nhưng vì họ phần lớn là lính tuyến sau kinh nghiệm chiếm đấu ko có hoặc có rất ít nên Sayers chỉ để họ cố thủ trong hầm.

    Sayers đành tìm cách khác để cải thiện tình hình. Mỗi lần đón các thượng cấp tới thăm là anh lại cạy cục xin tăng viện. Sayers cứ xin xỏ mà chẳng cần biết người đó là ai. Để đạt được mục đích, anh bảo họ rằng mình rất cần thêm nhân lực, hỏa lực. Anh nói: "Nghĩ cảnh đại đội Bravo bị biến thành vật tế thần trong trận đấu giữa MACV với Lực lượng thủy bộ III tôi chẳng tài nào chịu được "

    1 người quen cũ hồi còn ở Mỹ tới thăm đã tỏ ra thông cảm cho anh. Chuẩn tướng Michael P. Ryan, từng là thủ trưởng của Sayers ở Parris Island, South Carolina, trước khi 2 người được điều sang nam VN. Hiện tại, trong cương vị phó tư lệnh sư đoàn 3 TQLC, Ryan điều hành bộ chỉ huy tiền phương của sư đoàn đóng tại Đông Hà và thường xuyên lên thăm vì nơi này cũng nằm trong vùng trách nhiệm của ông ta. Tại các cuộc họp, Sayers luôn nhấn mạnh tới tính vô ích của đại đội Bravo và biết Ryan sẽ hiểu được tình thế chiến thuật đầy khó khăn này. Trong trận đánh đẫm máu giành đảo san hô Tarawa ở Thái Bình Dương trong chiến tranh TG thứ 2, sự can đảm cá nhân của Ryan đã giúp xoay chuyển tình thế đang tuyệt vọng của TQLC. Ryan ko chỉ 'kiếm được' huân chương thập tự Hải quân mà còn giúp đưa cái tên Tarawa vào bảng vàng chiến thắng của TQLC nữa.
    huymaya, maison2510, samuelb14 người khác thích bài này.
  4. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Đề nghị mod ghim topic này lên cho dễ theo dõi. Tks mod nhiều.
    huytopKhucthuydu2 thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đề nghị bác macay3 giúp hộ nhé......
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đến cuối mỗi buổi họp là Ryan lại bảo: "Mike, cậu cần những gì để hoàn thành được nhiệm vụ này?"

    Sayers trình ngay 1 list những thứ cần thiết: " Tăng quân, đại liên 50 4 nòng, đèn rọi, thêm máy bay trực thăng."

    "Để xem tôi có thể giúp được gì" Ryan luôn hứa như thế trước khi đi. Còn Sayers thì cũng luôn hy vọng ông ta thu xếp được.

    Trong khi đó, những cuộc đụng độ với đối phương ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ. Hầu như ngày nào cũng phải có ít nhất là 1 toán tuần tiễu của đại đội Bravo chạm trán với lính Bắc Việt. Vào ngày mùng 1 tháng 3, bộ đội đã ném 1 quả lựu đạn vào giữa 1 tiểu đội đang tuần tiễu. Mọi người tức thì nằm dán xuống đất. Lựu đạn nổ tuy ko sát thương được ai nhưng cũng chẳng ai biết nó được ném ra từ chỗ nào cả. Chuyến tuần tiễu lại được tiếp tục mà ko xảy ra sự cố nào nữa.

    Đêm hôm sau, từ trên nóc hầm ngồi xem phản lực cơ Không quân ném bom xuống phía nam và phía tây căn cứ, trung sĩ Pratt nói với mấy người khác "Tối nay hẳn họ phải cho chầu trời được khối đứa nhể".

    "Ừa" 1 TQLC đáp. "Tao cũng chả khoái lãnh đám kít ấy tí nào đâu."

    Suốt 3 chục phút đồng hồ, họ đứng xem bom nổ ở phía đường chân trời. Thế rồi 1 bi kịch khủng khiếp đã xảy ra. Máy bay của Không quân đã nhầm Làng Vây, bản 'thân thiện' với 1 thị trấn quân Bắc Việt đang chiếm đóng sâu trong đất Lào 20 dặm. Cái bản có 2000 dân đã trúng cả bom chùm lẫn napalm chết chóc. Những chiếc phản lực cơ đã giết chết hơn 100 thường dân vô tội và làm hơn 200 người khác bị thương.

    TQLC trong cứ điểm vội tới giúp dân bản ngay đêm đó. Lính mũ nồi xanh đóng trong trại LLĐB kế bên cũng chạy sang hỗ trợ, băng bó cho những người bị thương, đào bới đống đổ nát tìm người sống sót. Dân bản bị thương được trực thăng chở tới Khe Sanh nơi có 1 phi vụ C-130 đặc biệt đang chờ đưa họ đến bệnh viện.

    Cảnh tượng hàng trăm người Brâu bị trọng thương đổ về căn cứ khiến nhiều TQLC choáng váng. Việc thấy kẻ thù bị chết, bị thương khác hẳn với việc những người dân vô tội bị chiến tranh vô tình tàn hại. TQLC chỉ còn biết theo khả năng của mình sơ cứu rồi đưa họ vào nơi trú ẩn. Cái đêm kinh hoàng ấy đã ám ảnh cả đời nhiều TQLC. Đối với trung sĩ Pratt, hơn tất cả những gì từng trải qua, vụ này đã khiến anh hiểu được sự khắc nghiệt của chiến tranh.

    Đêm ấy còn bi thảm hơn khi vào lúc 4g45 sáng quân địch rót 75 quả đạn cối xuống đầu tây cứ điểm. 2 TQLC mất mạng, 17 người khác bị thương trong đó có 7 trượng hợp nặng phải đưa đi sơ tán. Cuộc lùng sục lúc bình minh đã phát hiện 1 lỗ thủng rộng 2,5m trong hàng rào do 1 quả mìn điều khiển từ xa công phá.

    2 hôm sau, khi trời còn khá tối, 1 chốt cảnh giới đặt ở hướng tây nam căn cứ đã phát giác 1 bộ đội đang luồn qua đám cỏ voi về phía mình. 1 TQLC kéo cò nhả nhiều phát đạn M14. Đối phương nổ 1 băng AK-47 khiến lính Mỹ tối mắt tối mũi rồi biến vào bóng đêm mất dạng. 1 viên đạn trúng vào tay TQLC nổ súng trước khiến anh này bị thương nhẹ. 1 toán tuần tiễu khác ở xa hơn về phía tây chừng cây số cũng bị tổn thất vì bị 1 kẻ thù dấu mặt ném lựu đạn trúng đội hình. Cùng lúc đó, 1 toán gồm khoảng 10 bộ độ Bắc Việt đã đánh vào đầu bắc cứ điểm. Vừa bắn AK vừa ném lựu đạn, cái lực lượng nhỏ bé nhưng đầy quyết tâm này đã làm bị thương 2 TQLC, trước khi rút vào màn đêm.

    Đêm sau đó, mùng 6 tháng 3, đối phương lại tiến đánh ổ phục kích khác của đại đội Bravo ở phía tây căn cứ. Giao tranh diễn ra trong vài phút đồng hồ rồi bộ đội lại rút vào khu vực an toàn, đầy bụi rậm. Tuy ko TQLC nào bị thương nhưng bọn họ đã phải thức trắng suốt những giờ còn lại.

    Đại úy Sayers bận túi bụi ghi lại những cuộc đụng độ rồi nộp kèm bản báo cáo thường nhật. Chiều nào cũng vậy, anh lại mò đến hầm hành quân của căn cứ, đặt báo cáo của mình xuống. Mỗi khi có thể, anh đều dự buổi họp giữa chỉ huy trưởng với những toán thám báo thuộc các đơn vị khác. Qua đó Sayers biết được rằng việc phát hiện ra những đơn vị lớn của địch của họ ngày càng diễn một cách thường xuyên hơn.

    Anh cho biết: "Trước việc địch ngày càng gia tăng hoạt động tôi ko thể ko tự hỏi tại sao những yêu cầu tăng viện mà mình đã lặp đi lặp lại vẫn cứ bị lờ đi? Chẳng hiểu họ có thèm đọc báo cáo của mình ko nữa?"

    Nỗi hoài nghi của anh càng tăng thêm vào đầu tháng 3 khi có sĩ quan SOP mới đến thay.

    Trung tá James H. Reeder đến Khe Sanh sau 1 thời gian làm trung đoàn phó trung đoàn 4 TQLC. Hôm mùng 3 tháng 3, đại tá Alexander D. Cereghino, chỉ huy cũ của ông tại đó đã lên nắm chức tham mưu trưởng sư đoàn 3 TQLC. Do nhận thức ra tầm quan trọng cả về quân sự lẫn chính trị của Khe Sanh, Cereghino cùng thủ trưởng mới của mình là thiếu tướng Wood B. Kyle, tư lệnh sư đoàn, thấy rằng cần phải có người tới đó ko chỉ với vai trò 'tai mắt' mà còn phải đủ khôn khéo để xử lý những xung đột trong công tác chỉ huy cũng như những tình huống chiến thuật ngày càng phức tạp. Và thế là Reeder được cử đến.
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Reeder cũng cảm thấy có gì đó ko bình thường đang chờ mình phía trước khi vừa gặp tướng Kyle đã mở đầu bằng câu: "Bà xã cậu sẽ giết tôi vì chuyện này mất."

    Reeder kể: "Vợ chồng tướng Kyle cùng vợ chồng tôi là bạn tốt của nhau khi cùng ở bộ tư lệnh TQLC mấy năm trước đó. Đại tá Cereghino cho tôi biết tình hình Khe Sanh đang rất căng, đối phương đang tăng cường hoạt động trên toàn bộ khu vực. Trên đó chỉ có duy nhất 1 đại đội bộ binh cùng vài đơn vị thám báo. Tôi sẽ phải điều hành căn cứ và tìm mọi cách hỗ trợ những đơn vị này. Chỉ thế thôi. Họ chẳng cho tôi biết thêm gì nữa."

    Kyle và Cereghino chẳng thể kiếm đâu ra viên sĩ quan nào tốt hơn cho cái chức sĩ quan SOP đầy xương xẩu ở Khe Sanh nữa. Là người quê ở bang Indiana, Reeder được phong sĩ quan năm 1944 khi ông 22 tuổi. Kinh nghiệm tác chiến đầu tiên của ông chính là trận đánh tàn khốc, đẫm máugiành đảo Okinawa. 5 năm sau ông tích lũy thêm kinh nghiệm với cương vị đại đội trưởng súng trường TQLC ở Triều Tiên.

    Sau cuộc chiến Triều Tiên thì sự nghiệp của Reeder chuyển hướng. Ông trở thành sĩ quan tùy viên và liên tiếp đảm nhận chức trợ lý trưởng cho tướng tư lệnh TQLC tại Thái Bình Dương. Thậm trí ông từng kinh qua vai trò trợ lý cấp cao ở Nhà trắng nữa. Các sĩ quan khác coi Reeder như 1 TLQC "cơ hội", kẻ thăng tiến nhanh hơn cả những người có thành tích trên chiến trường.

    Đầu những năm 1960, cuộc đời Reeder lại rẽ sang 1 ngã khác khi ông được cử tới tổng hành dinh của CIA ở Langley, bang Virginia làm sĩ quan tham mưu. Thời gian ở đây ông tham gia viết 1 bản phân tích về tình hình miền nam VN.

    Tháng 5 năm 1966 thì ông đến vùng chiến sự. 10 tháng sau đó ông hăm hở nhận lấy cơ hội tới Khe Sanh. Reeder nói: "Triển vọng được chỉ huy trực tiếp 20 chục binh sĩ còn hấp dẫn tôi hơn việc gián tiếp chỉ huy cả 2000 người."

    Điều kiện sống tại Khe Sanh khiến Reeder bị sốc. Là 1 sĩ quan lịch thiệp, chỉnh chu, chuộng hình thức, Reeder cực kỳ ghét bụi bậm. Thế mà ngoài bụi đất đỏ cạch ra Khe Sanh chẳng còn gì nữa. Giữa những chiếc xe tải, xe jeep chạy như bay trên con đường lầm bụi, giữa những chiếc trực thăng hết hạ cánh lại bốc lên là những cơn gió chả bao giờ ngừng, thổi những đám mây bụi đỏ phủ đầy căn cứ. Khu trại LLĐB bỏ hoang là nơi dơ dáy nhất, với những con chuột to đùng ngụ lúc nhúc bên trong. Reeder sẽ phải đối mặt với 1 công việc khá là nan giải.

    Ông lập tức áp đặt giới hạn tốc độ trong phạm vi căn cứ. Đám thám báo TQLC, trẻ khỏe, liều lĩnh ko còn có thể phóng xe jeep với tốc độ 60-80 km/g kéo theo những đám mây bụi được nữa. Lệnh của Reeder buộc họ phải lái xe chậm, cẩn thận hơn để giảm thiểu lượng bụi bặm. Nhiều lần đích thân Reeder đã ra bắt mấy tay tài xế cứng đầu xuống xe, chửi mắng ko tiếc lời. Rốt cục đám lái xe cũng hiểu ra vấn đề và tuân thủ lệnh hạn chế tốc độ.

    Reeder cũng tạo thêm cho căn cứ những tiện nghi khác. Ông hạ lệnh cho xây 1 nhà ăn và 1 câu lạc bộ. Reeder nhớ lại: "Ngày tôi tự hào nhất là ngày nhà tắm mở cửa. Giờ thì lính tráng đã thường xuyên được tắm vòi sen nước nóng, và có thể tống khứ cái thứ bụi ghê tởm ấy"

    Nhưng ko phải thay đổi nào của Reeder cũng được binh sĩ tán thưởng. Nhiều người cho là do giành quá nhiều thời gian để 'làm đẹp' nên ông chả có mấy thì giờ để mà đánh giá những tin tức tình báo do các trung đội của đại úy Sayers và các đơn vị thám báo thu thập nữa. Ngay cả khi nhận được báo cáo về sự hiện diện của kẻ thù trong buổi họp Reeder thì vẫn chỉ: "Cho tôi bằng chứng, cho tôi thêm bằng chứng nữa."

    Sayers nói: "Thật chả hiểu bằng chứng mà Reeder muốn có thêm là gì và sao lại phải thêm nữa? Những gì tôi viết trong báo cáo hàng ngày gửi về bộ chỉ huy sư đoàn 3 TQLC đã nêu lên chính xác tình hình rồi. Tìm thêm chứng cứ thuyết phục hơn nữa thì chỉ tổ thiệt hại nặng. Tôi bắt đầu ngờ rằng hoặc họ ko đọc chúng hoặc chúng đã bị sửa đổi trước khi chuyển giao."

    Tuy ngờ vậy nhưng đúng là có người đã đọc các báo cáo này thật và rốt cục thì Sayers cũng đã được chi viện. Vào ngày 7 tháng 3, đại đội Echo, tiểu đoàn 2, trung đoàn 9 TQLC ra tới cứ điểm.

    Đại đội Echo, tiểu đoàn 2, trung đoàn 9 đang hành quân ở phía nam Huế thì đại úy William B. Terrill, đại đội trưởng nhận được tin qua điện đài rằng trực thăng sẽ tới đón họ về căn cứ Phú Bài. Ở đây, Terrill cùng các trung đội trưởng được họp với thiếu tá M. K. Sheridan, sĩ quan hành quân tiểu đoàn . Ông này cho biết đại đội Bravo, tiểu đoàn 1, trung đoàn 9 đã báo cáo đụng độ liên tục với quân địch ở Khe Sanh hơn 1 tháng nay. Đại đội Echo sẽ lên đó tăng cường cho đại đội Bravo. Sheridan còn nói ở khu vực Khe Sanh hiện được báo là đang có 2 trung đoàn quân Bắc Việt.

    Trung sĩ trung đội phó Spencer F. Olsen, 24 tuổi, chỉ huy trung đội 1, đại đội Echo, tiểu đoàn 2/9 cười nhạo trước nhận định đó. Anh nhớ lại: "Dường như mỗi khi họp phổ biến 1 cuộc hành quân mới là lại có ‘2 trung đoàn Bắc Việt’ đang chờ đón. Mọi cuộc họp đều rập theo 1 khuôn như thế." Với 6 năm trong binh chủng cùng 9 tháng ở VN với hầu hết thời gian là chỉ huy trung đội, Olsen chẳng tin vào bất cứ thứ gì. Nhưng anh cũng ko ngán khi bị điều đến cái chỗ gọi là Khe Sanh ấy. Khi nghe tin anh vẫn nghĩ đây chỉ là 1 nhiệm vụ nữa được giao, hay 1 ngày nữa ở chốn thiên đường mà thôi.
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy Terrill, 1 người ít nói, hói đầu, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học Texas A&M cũng chẳng tin tưởng lắm vào buổi họp ngày hôm ấy. Theo anh thì các sĩ quan tham mưu luôn phản ứng thái quá với tình hình. Qua 9 tháng ở VN và gần 5 tháng chỉ huy đại đội Echo, anh cũng ít nhiều nhìn cuộc chiến tranh với con mắt hoài nghi, phó thác cho số mệnh.

    Khi những chiếc máy bay C-130 chở đại đội Echo gầm gào đáp xuống phi đạo Khe Sanh, đại úy Sayers mới thở phào nhẹ nhõm. Giờ thì TQLC của anh sẽ ko bị căng kéo đến độ quá mỏng nữa. Việc này có nghĩa là những báo cáo của anh về việc quân Bắc Việt đang tập trung lực lượng quanh căn cứ cũng đã có người chú ý. Anh ra đường băng đón Terrill rồi thông báo tình hình cho anh này. Dù 2 viên đại úy về quyền thì chẳng ai hơn ai, nhưng họ cũng nhanh chóng thỏa thuận chia chác vùng trách nhiệm. Việc này ko những giúp tăng thêm những cuộc tuần tiễu mà còn giảm bớt khối lượng công việc cho từng đại đội.

    Chẳng mất nhiều thời gian để đại đội Echo được 'mở mang đầu óc.' Các toán tuần tiễu của nó hầu như ngay lập tức phát hiện thêm nhiều dấu hiệu của bộ đội Bắc Việt. Hầu như chẳng ngày nào mà ko có những dấu vết của quân thù bị phát lộ.

    Vào trưa ngày 15 tháng 3, trung sĩ trung đội phó Olsen nhận lệnh cho đợt tuần tiễu kế tiếp. Đây sẽ là chuyến thứ nhì anh rời khỏi cứ điểm. Lần đầu anh cùng trung đội đã tới phía nam cao điểm 881 Nam. Ngoài việc ấn tượng với vẻ đẹp kỳ vĩ ở nơi này họ còn có 1 trải nghiệm kỳ lạ trong chuyến tuần tiễu: Đó là nỗ lực vô ích lần theo tiếng rống của 1 con voi. Rừng cây và sườn núi khiến âm thanh cứ dội đi dội lại làm đám TQLC chẳng tài nào biết chúng đến từ hướng nào. Sau cả buổi chiều bực tức tìm kiếm, Olsen đành bỏ cuộc, cho trung đội xuống dưới 1 con suối nước chảy xiết chạy ngang dưới cao điểm tắm. Suốt mấy tiếng đồng hồ còn lại, những chiến binh lão luyện đã trở lại thành những cậu trai, nô đùa vui vẻ, té nước vào nhau. Trong chốc lát họ đã quên bẵng đi cuộc chiến.

    Với chuyến tuần tiễu thứ nhì, thì Terrill muốn Olsen thám thính sườn bắc cao điểm 881 Nam. Olsen sẽ theo lối mòn vẫn thường dùng rời căn cứ vượt qua cao điểm 861 rồi tiến xuống sục sạo trong khu vực nằm giữa nó với điểm cao 881 Nam cho đến chiều thì rời khỏi. Trung đội quay về nghỉ đêm trên cao điểm 861 chờ sáng ra mới lại sục sạo tiếp. Họ sẽ hành quân dã ngoại khoảng 1 tuần. Olsen nhanh nhẩu đáp: "Rõ, Đại đội trưởng" rồi đi tập trung người mình lai.

    Trung đội của Olsen rời căn cứ mấy tiếng trước khi mặt trời lặn. Đội tuần tiễu của Olsen gồm có 4 tiểu đội súng trường, với mỗi tiểu đội có từ 6-8 binh sĩ, cộng thêm 1 số lính cứu thương, công binh, 1 khẩu đội súng máy M60, 1 tiền sát viên súng cối 81mm cùng điện đài viên của anh này, 1 tổ bazooka 90mm, 1 tổ cối 60 ly và 1 lính truyền tin của trung đội, quân số cả thảy khoảng 40 người. Với dãn cách thích hợp, họ tạo thành 1 hàng quân dài ngoằn ngoèo cả nửa cây số dọc theo lối mòn. Olsen đi sau tiểu đội dẫn đầu, quãng 1/3 đội hình. Từ đây anh vừa có thể bao quát phần lớn binh lính vừa ko ở quá xa nếu có biến.

    Đi được khoảng 1/4 quãng đường lên cao điểm 861 thì Olsen cho quân dừng lại. Lo bị quân Bắc Việt theo dõi, anh muốn lập chu vi phòng thủ khi trời đã tối. Trong khi chờ đợi anh vớ lấy tổ hợp điện đài định báo cáo. Anh giật nảy mình vì nghe thấy "tần số nào cũng toàn những giọng tiếng Việt. Dù dò kiểu nào đi chăng nữa trong điện đài cũng chỉ nghe thấy những giọng VN nói liến thoắng. Thật ko thể tin nổi. Tôi biết ngay đây ko phải là chuyện bị 'cướp mất' tần số mà chỉ là vì quân Bắc Việt gọi điện đài nhiều quá khiến mọi tần số của tôi bị nhảy vào". Đây là chuyện lạ mà anh chưa từng gặp từ khi sang VN đến giờ.

    Hạ sĩ James L. Chase, tiền sát viên súng cối cũng chỉ nghe thấy toàn địch trên điện đài mình. Anh lấy tổ hợp từ tay người mang máy điện đài là hạ sĩ Roger DeWitt, gọi về Khe Sanh xin vài loạt pháo 105mm (dù đúng ra Chase là người thuộc trung đội cối 81mm của tiểu đoàn, nhưng anh cũng thường hoạt động như 1 tiến sát của pháo binh). Chase nhớ lại: "Do nghe thấy giọng quân Bắc Việt nên tôi mới gọi về căn cứ xin pháo bắn. Họ ko chịu tin mà cứ lờ tịt đi."

    Sau khi trời tối, Olsen định cho trung đội di chuyển sang 1 địa điểm khác nhưng cây rậm quá chẳng thể nào xuyên qua nổi. Mới đi được vài chục thước thì Olsen đã phải hạ lệnh cho TQLC dưới quyền dừng lại. Đêm ấy, chỉ có vài người trong trung đội là ngủ được.

    Sáng hôm sau, ngày 16 tháng 3, trung đội 1 lại tiếp tục lên đường. Trung sĩ Donald Lord, người Silver Springs, Maryland là người chỉ huy tiểu đội đi đầu sáng hôm ấy. Tổ đi trước tiên do hạ sĩ nhất Julian A. McKee, 20 tuổi cầm đầu. Binh nhất George D. Johnson đảm nhận vị trí xích hầu. Lẽ ra binh nhất Ivory Puckett, lính quân dịch quê ở Burbank, California, tuy đã sang VN được 4 tháng nhưng kinh nhiệm chiến đấu vẫn còn rất ít ỏi mới là người đi đầu nhưng do buổi sáng lau súng ráp khẩu M14 lại chậm quá nên bạn anh là Johnson tự nhiên bảo để mình đi cho. "Chả sao đâu" cậu bạn 19 tuổi, quêNaples, Florida nói với Puckett.

    Đội hình quân Mỹ tiến lên cao điểm 861. Do vùng này vừa cây cối rậm rịt khiến tầm nhìn hạn chế vừa là nơi họ chưa đến bao giờ nên TQLC di chuyển hết sức từ từ, cẩn thận. Bỗng, Johnson báo mình nghe thấy giọng VN ở đâu đó trước mặt. Olsen cho đoàn tuần tiễu dừng lại. Anh gọi điện về căn cứ xin pháo bắn. Mấy phút sau 2 quả pháo 105mm rít ào ào trên đầu bay quá khỏi tầm mắt sang phía kia cao điểm, nổ tung nghe rất lớn.
    huymaya, maison2510, samuelb7 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Olsen ra hiệu cho đội tuần tiễu tiến lên. Gần tới đỉnh cao điểm, TQLC thấy cỏ voi đã nhường chỗ cho cây cối san sát cùng bụi rậm dày đặc phủ khắp mặt đất. Trên đỉnh, lối mòn chạy trên mặt đất bằng được 1 lúc thì lại dốc xuống sườn tây cao điểm. Tiểu đội của Lord bắt đầu theo lối mòn tiến xuống và biến mất khỏi tầm mắt của Olsen.

    Binh nhất Johnson đi đầu tiên, theo sau anh là hạ sĩ nhất McKee, binh nhất Puckett, và hạ sĩ Gordon Brewe. Theo đường mòn đi xuống khoảng 50m thì Johnson gặp phải 1 ngã 3. Anh dừng lại, quay người thì thào hỏi McKee: "Đi lối nào?"

    McKee chỉ lối rẽ bên trái khẽ nói: "Lối đó"

    Đi thêm được khoảng 30m nữa thì Johnson gặp ngã 3 thứ 2. Vừa quay người thì anh sững lại. Sau lưng anh, chỗ ngã 3 đầu tiên, là bộ đội Bắc Việt dưới mấy căn hầm. Ko nói 1 lời, anh quay khẩu M14 nổ liền 2 phát đạn.

    Lính Bắc Việt đang nấp trong hầm đáp trả bằng hỏa lực súng cá nhân rất dữ dội. McKee gục xuống chết ngay. Johnson cũng ngã vật ra, giãy đành đạch.

    Puckett quăng mình xuống đất, tuy ko bị thương nhưng lại nằm đè lên súng của mình. Puckett kể: "Dường như chẳng thể nào lôi khẩu súng dưới người ra được nếu như ko chịu nhổm lên. Rồi đến lúc bóp cò tôi chỉ nghe thấy 1 tiếng ‘click.’ Quên chưa lên đạn." Khi còn loay hoay với khẩu súng, thấy Johnson điên cuồng giãy chết mà Puckett ko sao cầm được nước mắt. Johnson là người bạn tốt nhất của anh. Vì sao cậu ấy lại phải chết? Vì Sao? vì sao cơ chứ? Nước mắt cứ thế lăn dài xuống má Puckett. Rút cục anh cũng kéo được khẩu súng ra và bắn trả.

    Trở lại chỗ lối mòn, Olsen cũng những người khác cũng nằm rạp xuống bò đi tìm chỗ nấp. Thế nhưng anh chưa kịp làm gì để chi viện cho Lord thì tiếng súng đã ngưng. Tiếp sau đó là 1 khoảng lặng hết sức kỳ quái. Rồi thì tiếng súng lại nổ ra nơi sườn đồi bên trên. Hàng chục họng súng AK-47 nhả đạn cùng lúc, tạo thành 1 cơn mưa đạn nã xuống dưới. Cố gắng tìm mục tiêu nhưng Olsen ko sao phát hiện được tay súng nào của địch. Bộ đội Bắc Việt đều nấp kỹ trong công sự, chẳng tài nào nhìn thấy. Đột nhiên, đối phương tung lựu đạn choáng (concussion grenade) xuống giữa đội hình trung đội. Tiếng lựu đạn nổ đanh khắp dọc lối mòn. 1 quả rơi xuống cách Olsen tầm 1m, nổ ngay trước khi anh kịp quay đi. Đá sỏi văng đầy mặt nhưng ko gây thương tích nặng. Olsen kể: "Lúc đó tôi mới nhận ra là kẻ thù đang cố bắt tù binh. Đó là lý do vì sao họ lại ko dùng lựu đạn mảnh. Tôi thề dù có bị gì đi nữa, cũng sẽ ko để mình bị bắt."

    Sáng đó, hạ sĩ Chase tỏ ra chẳng vội vã gì. Lúc anh sẵn sàng lên đường thì hầu hết đồng đội đều đã đi khỏi. Anh, DeWitt, cùng với hạ sĩ Lloyd Kurtz là những người đi cuối đội hình. Kurtz thuộc số ít lính tráng được Chase cho phép gần gũi với mình. Chase vào TQLC từ tháng 9 năm 1965, đúng ngày sinh nhật 18 tuổi và đã ở VN được hơn 1 năm nay. Khoảng thời gian đó, anh đã biết nỗi đau khi mất bạn bè là như thế nào nên về sau Chase quan niệm, càng ít quen bạn mới thì càng bớt buồn đau.

    Nghe thấy những loạt súng đầu tiên, cả 3 đều nằm rạp xuống. Sau khoảng mấy phút thì Chase biết đây chẳng phải là 1 cuộc phục kích bình thường. Anh quay sang bảo DeWitt "Lên phía trước thôi. Họ đang cần chúng mình."

    2 người bỏ Kurtz vọt lên trước, thỉnh thoảng lại nằm rạp xuống, tìm cách tới gần chỗ Olsen. DeWitt cằn nhằn: "Từ từ thôi chứ bây? Tao vừa cưới vợ mà chết thì phí quá."

    Lúc gặp được Olsen thì đạn địch từ trên cao cũng gia tăng cường độ. Từ phía trên Olsen thét bảo Chase gọi pháo. Chase xin pháo dập xuống sườn đông cao điểm 861 trước rồi nhích dần lên phía đỉnh.

    Khi những quả pháo nổ ùng oàng nghe mát lòng mát dạ thì Olsen cũng liên lạc được với 1 phi đội máy bay phản lực của TQLC. Anh phải gào toáng vào micro mới át nổi tiếng súng nổ ầm ầm. Bỗng ngước nhìn lên anh thấy tim mình như muốn ngừng đập. Olsen kể: "Thật ko thể tin vào những gì nhìn thấy. Bọn Gook đang từ trên cao xung phong xuống chỗ chúng tôi." Bộ đội Bắc Việt vừa hò hét, vừa bắn AK-47, đánh thốc xuống chỗ TQLC Mỹ. Olsen nhét tổ hợp liên lạc vào tay Chase quát: "Bảáo anh ta biết vị trí của mình" rồi quay ra chiến đấu.

    1 chiến sĩ đầy quyết tâm của địch, lao thẳng về phía Olsen, khẩu súng trường tấn công khạc ra hàng loạt đạn. Đạn địch bắn trúng súng của Olsen, găm vào áo giáp và cắm xuống mặt đất quanh đó. Ko hề sợ hãi, chàng trai dũng cảm quê ở Colorado vẫn đứng yên bắn trả. Anh bắn trúng người lính đối phương ít nhất là 6 phát, nhưng người này vẫn xông tới. Cuối cùng tay bộ đội cũng gục xuống nhưng theo đà chạy, vẫn lăn xuống dốc đến khi lọt vào bụi cây ngay, đè cả lên người Olsen mới chịu dừng. Viên trung sĩ trung đội phó cố giãy ra khỏi cái xác rồi lại bình tĩnh bắn tiếp về phía quân thù.

    Hạ sĩ Chase, người chưa bao giờ chỉ dẫn cuộc không kích nào trước đó, đã báo vị trí mình cho các máy bay phản lực. Dưới sự hướng dẫn của anh, họ đánh 1 vòng rộng rồi theo hướng tây tiến vào. Chase chỉ dẫn rất cẩn thận. Anh thúc giục: "Vào đi. vào đi. vào đi". Mấy chiếc F-4 vừa vào tới điểm cắt bom thì Chase thét vào micro: "Hủy bỏ!". Dường như điểm đánh là quá gần.
    huymaya, samuelb, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.630
    Đã được thích:
    18.479
    Mình làm quái gì có lựu đạn choáng (concussion grenade). Đấy là bộc phá cá nhân, loại nhỏ. Chắc bộ đội BV gói để chuẩn bị mò vào đánh sân bay thì mấy ông Mĩ xộc vào đúng lúc.
    viagralessngthi96 thích bài này.

Chia sẻ trang này