1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận chiến cuối cùng của Mỹ tại Đông Dương

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi bacmyan, 10/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bacmyan

    bacmyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Trận chiến cuối cùng của Mỹ tại Đông Dương

    Trận chiến cuối cùng của Mỹ tại Đông Dương: Vụ tàu Mayuaguez của Mỹ bị Khmer đỏ bắt giữ tại vùng vịnh Thái Lan năm 1975
    Vào trưa ngày 12/5/1975, khi đang di chuyển ngang qua hải phận quốc tế ở vùng vịnh Thái Lan gần vùng biển Campuchia, chiếc tàu hàng SS Mayaguez của Mỹ đã bị hai tàu tuần duyên loại nhỏ của Hải quân Khmer Đỏ chặn bắt vì cho rằng chiếc tàu này xâm phạm lãnh hải Campuchia.

    Sau khi bắt giữ toàn bộ 40 thủy thủ đoàn, chiếc Mayaguez được điều khiển quay về neo đậu tại Koh Tang, một đảo nhỏ cách đất liền Campuchia 60km.

    Thông tin về việc Khmer Đỏ bắt giữ chiếc tàu hàng Mayaguez cùng thủy thủ đoàn trở thành đề tài thời sự nóng hổi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ ngay chiều hôm đó. Sau khi các kênh thương thuyết với Khmer Đỏ để được trao trả chiếc Mayaguez cùng thủy thủ đoàn thông qua Sứ quán Pháp tại Thái Lan và Trung Quốc bị thất bại, Tổng thống Mỹ Gerald Ford quyết định mở chiến dịch quân sự để giải cứu chiếc Mayaguez cùng thủy thủ đoàn sau cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia kéo dài suốt 3 giờ đồng hồ.

    Tham gia chiến dịch giải cứu là một cỗ máy quân sự rầm rộ bao gồm tàu sân bay USS Coral Sea, các chiến hạm USS Harold Holt, Henry Wilson và Scholefield. 7.600 lính thủy đánh bộ (LTĐB) thuộc Lữ đoàn 9 đóng quân tại căn cứ Okinawa, Nhật, cũng được không vận đến căn cứ không quân U Tapao trên lãnh thổ Thái Lan để tham gia chiến dịch giải cứu với sự hỗ trợ của 20 máy bay các loại của các không đoàn 40 và 21 của Không quân Mỹ. Bộ chỉ huy chiến dịch giải cứu chiếc Mayaguez được đặt tại căn cứ không quân U Tapao.


    Từ sáng sớm ngày 13/5/1975, toàn bộ đảo Koh Tang được đặt dưới sự giám sát thường xuyên của 2 chiếc máy bay do thám biển loại P-3 Orion của Hải quân Mỹ. Riêng chiến hạm USS Scholefield được lệnh áp sát vùng biển giữa đất liền Campuchia và đảo Koh Tang sẵn sàng giáng trả các cuộc chuyển quân của Khmer Đỏ ra ứng cứu cho đảo. Hỗ trợ nhiệm vụ này còn có các máy bay chiến đấu xuất phát từ tàu sân bay USS Coral Sea.

    Kế hoạch giải cứu thủy thủ đoàn đã được soạn thảo một cách kỹ lưỡng. Vào lúc 6 giờ sáng ngày 15/5/1975, chiến dịch giải cứu thủy thủ đoàn và tàu Mayaguez mở màn khi 60 lính đặc nhiệm Delta mang mặt nạ chống hơi cay và khói độc bất ngờ tràn lên chiếc Mayaguez sau khi một chiến đấu cơ A-7 xuất phát từ tàu sân bay USS Coral Sea thả nhiều trái bom hơi cay xuống xung quanh chiếc Mayaguez. Lục soát con tàu đến từng ngóc ngách, lính đặc nhiệm vẫn không tìm thấy bóng dáng của thủy thủ đoàn đâu. Có thể họ đã bị giam giữ tại một nơi nào đó trên đảo Koh Tang.

    Cùng lúc đó, 8 trực thăng CH-53 và HH-53 chở 150 LTĐB áp sát đảo Koh Tang từ phía đông để đổ quân nhưng gặp phải sự chống cự mãnh liệt của quân Khmer Đỏ. Một chiếc CH-53 trúng đạn, buộc phải đáp khẩn cấp xuống bãi biển nhưng 20 LTĐB và 5 nhân viên phi hành đoàn đều thoát ra an toàn. Một chiếc CH-53 khác nỗ lực áp sát bãi biển để đổ quân đã bị trúng đạn phóng lựu RPG nổ tung, khiến 3 nhân viên phi hành đoàn và 5 LTĐB bị thiệt mạng. Tuy nhiên 6 chiếc trực thăng Mỹ vẫn kịp thời đổ quân an toàn.

    Cuộc đổ bộ bằng trực thăng ở phía tây đảo Koh Tang cũng hoàn thành vào lúc 7h 15?T nhưng có đến 2 chiếc trực thăng bị bắn hạ, một chiếc bị trúng đạn cố bay về hướng Thái Lan buộc phải đáp khẩn cấp xuống một bãi biển trong lãnh hải Thái Lan. Đến 9 giờ, hai cánh LTĐB đổ bộ từ phía tây và phía đông đảo Koh Tang đã bắt liên lạc được với nhau và dồn quân Khmer Đỏ vào một góc đảo. Nhưng, lực lượng giải cứu vẫn không tìm thấy thủy thủ đoàn của chiếc Mayaguez bị bắt giữ. Đến 10 giờ, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh triển khai đợt tấn công thứ hai để chiếm giữ toàn bộ đảo Koh Tang với việc cho đổ bộ bằng trực thăng thêm 250 LTĐB xuống đảo.

    Thế nhưng, điều bất ngờ đã xảy ra khi Khmer Đỏ thông báo sẽ trả tự do cho toàn bộ 40 thủy thủ của chiếc Mayaguez vô điều kiện. Vào lúc 20h 20?T, một chiếc tàu đánh cá của Thái Lan xuất phát từ đất liền Campuchia trên có chở toàn bộ thủy thủ đoàn của chiếc Mayaguez áp mạn chiến hạm USS Harold Holt. Thì ra, các thủy thủ không bị giam giữ trên đảo Koh Tang mà được bí mật đưa về đất liền. Có lẽ lo ngại Mỹ sẽ mở chiến dịch giải cứu thủy thủ chớp nhoáng nên Khmer Đỏ đã cho chuyển ngay họ về đất liền trong ngày 12/5/1975. Tuy nhiên, cho rằng vụ bắt giữ tàu hàng Mayaguez và toàn bộ thủy thủ đoàn sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng quân sự không cần thiết nên vào phút cuối, Khmer Đỏ quyết định trả tự do cho họ.

    Nhưng vào thời điểm đó, trận chiến vẫn diễn ra quyết liệt trên đảo Koh Tang. Lợi dụng địa hình hiểm trở, quân Khmer Đỏ tung ra các đợt phản công khiến cho việc rút quân của lực lượng giải cứu thủy thủ gặp khó khăn. Vì vậy Bộ chỉ huy chiến dịch giải cứu thủy thủ quyết định đổ thêm quân để hỗ trợ cho việc rút quân. Đến 17h30?T, sau nhiều nỗ lực chống trả các đợt phản công của quân Khmer Đỏ, cuộc rút quân mới hoàn thành nhưng phải trả giá bằng việc có thêm một trực thăng CH-53 bị bắn hạ.

    Trận chiến cuối cùng của Mỹ tại Đông Dương (như nhan đề của báo The Washington Post số ra ngày 16/5/1975) đã kết thúc với thiệt hại không nhỏ. 52 lính Mỹ bị thiệt mạng, 41 người khác bị thương và 3 bị mất tích, 6 trực thăng các loại bị bắn hạ hoặc buộc phải hạ cánh khẩn cấp.

    Sự kiện Khmer Đỏ bắt giữ tàu hàng Mayaguez cũng để lại những di chứng không nhỏ, trong đó đáng kể nhất là mối quan hệ bị rạn nứt giữa Mỹ và Thái Lan. Việc Mỹ sử dụng căn cứ không quân U Tapao trên lãnh thổ Thái Lan để tổ chức chiến dịch quân sự tấn công vào lãnh thổ một quốc gia khác, cho dù đó có là giải cứu các thủy thủ của họ, đã bị dư luận Thái Lan lên án là vi phạm chủ quyền quốc gia Thái Lan.

    Nhằm xoa dịu dư luận, Chính phủ Thái Lan lúc đó yêu cầu Mỹ phải chuyển ngay toàn bộ lực lượng tham gia chiến dịch giải cứu tàu Mayaguez ra khỏi lãnh thổ Thái Lan. Tại Mỹ, Chính phủ của Tổng thống Gerald Ford cũng chịu nhiều chỉ trích do không làm tốt công tác tình báo để quân đội phải chịu thiệt hại khi tổ chức tấn công lên đảo Koh Tang




    Văn Hòa (Theo Historia)
    Hình ảnh tham khảo
    http://www.henninger.com/Mayaguez/stills.htm
  2. amour16257

    amour16257 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Trong lịch sử, quân Mỹ đã rất nhiều lần gặp phải cảnh: số người chết để giải cứu con tin nhiều hơn số con tin bị bắt.
    Điển hình là những phi vụ giải cứu phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc VN, nhiều khi trực thăng đến giải cứu bị bắn rơi chết hết. Những chiếc trực thăng làm nhiệm vụ cứu thương cũng vậy (có chữ thập đỏ trước mũi), luôn là mồi ngon cho quân bắn tỉa dưới đất.
    Mới gần đây trong cuộc chiến Afghanistan (thông tin này em đọc một lần trên báo Times hòi năm 2004, lâu rồi nên ko kiểm chứng được), chỉ để kéo xác một LTDB Mỹ ra khỏi chiến trường mà 8 lính Mỹ đã phải trả giá bằng mạng sống của mình.
    Một trong những lời thề của US Marines là: ko bao giờ được bỏ đồng đội lại chiến trường, dù đã chết.
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Lấy súng bắn tỉa bắn trực thăng được thì chắc năm 65 ta thống nhất rồi
    Băn khoăn tý, thế mạng của 8 chú lính đi nhặt xác kia sau đó ai nhặt??? Cả các chú bị bắn rơi bằng súng bắn tỉa nữa???
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hình như báo ANTG có đăng bài này rồi thì phải?
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Right. ANTG đang dần trở thành nguồn được tham khảo nhiều nhất trong box này
  6. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Ko biết ANTG được ai đỡ đầu mà dạo ni lắm tin "hay" lắm các bác ạ
  7. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Còn thông tin gì về mấy vụ giải cứu không các bác ? Nghe hấp dẫn quá
  8. Darkflamer

    Darkflamer Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    đâu nhất thiết phải bắn trực thăng, lấy súng bắn tỉa bắn thằng pilot của trực thăng thì cũng khác gì cả cái trực thăng rớt xuống đất
  9. omalai2

    omalai2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0

    Pháo phòng không, pháo mặt đất, B40, B41, cối... đều có thể dùng để bắn tỉa! Tại ĐBP các cụ bắn tỉa bằng sơn pháo 75; Chống trực thăng vận thì bắn tỉa bằng cối, B40, B41, Ak, 12,7mm....
    Bắn tỉa để tiêu hao sinh lực thì có thể dùng rất nhiều loại vũ khí, đâu phải cứ là súng bắn tỉa chuyên dùng, gắn kính ngắm.
  10. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Thế thì SA-7 cũng tính là bắn tỉa(nhiều mà) thì trực thăng Mẽo chắc là về chầu cụ tổ hết.

Chia sẻ trang này