1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận chiến Huế - Mậu Thân 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chiangshan, 15/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trận chiến Huế - Mậu Thân 1968

    Trận chiến Huế - Mậu Thân 1968

    (Lược dịch từ The war in northen provinces)


    Huế, với dân số hơn 100.000 người, là thành phố lớn thứ ba ở Nam Việt Nam. Thành phố nằm cách 100 cây số về phía nam khu phi quân sự và cách 10 cây số về phía tây bờ biển. Sông Hương (Perfume River) chảy từ phía tây nam tới bờ biển, chia cắt khu vực dân cư. Thành cổ, một "thành phố" bao quanh bởi thành luỹ có diện tích khoảng 3 cây số vuông và chiếm khoảng hai phần ba thành phố nằm ở phía bờ bắc, một phần ba thành phố còn lại nằm ở bờ nam. Một cây cầu đường sắt ở phía tây và cầu Nguyễn Hoàng mà đường số 1 chạy qua, liên kết hai khu vực. Cả bốn mặt thành cổ đều được sông nước bao quanh. Hơn nữa, nó còn được bảo vệ bởi hệ thóng hào có lẽ bao bọc đến 75 phần trăm nội thành. Con hào được hỗ trợ thêm bởi hai hệ thống tường đá đồ sộ.

    Vì sự vi phạm thoả thuận ngừng bắn của đối phương, Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (U.S. Military Assistance Command - MAC) và Bộ Tổng tham mưu VNCH chính thức kết thúc ngừng bắn vào ngày 30-1-1968. Ở khu vực phía bắc Quân đoàn 1, thiếu tướng (brigadier general) Ngô Quang Trưởng, tư lệnh sư đoàn bộ binh số 1 VNCH cho tăng cường an ninh và tiến hành các cuộc báo động, đặt các đơn vị dưới quyền ông ta trong tư thế sẵn sàng. Sở chỉ huy sư đoàn nằm ở góc đông bắc thành cổ được đặt trong tình trạng báo động ngày 30-1. 03h40 ngày 31-1-1968, đối phương bắt đầu với những loạt súng cối, rocket được tính toán cẩn thận và tấn công bằng bộ binh vào Huế. Với từ 7-10 tiểu đoàn, cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu bên trong thành phố, nằm cả ở bờ bắc lẫn bờ nam sông Hương.

    Đối phương đã lựa chọn chu đáo thời điểm tấn công. các đơn vị quân đội (VNCH) không đầy đủ quân số vì đang là kì nghỉ tết, thời tiết cũng ủng hộ những người tấn công. Gió mùa đông bắc tạo ra một thời tiết bất lợi, cản trở các hoạt động tiếp tế và hoạt động chi viện trên không để hỗ trợ lực lượng đồng minh (Mĩ-VNCH).
    Dưói màn sương mù bao phủ, các đơn vị chủ lực đối phương, gồm cả quân ********* và Bắc Việt thâm nhập thành phố với sự hỗ trợ từ bên trong. Họ nhanh chóng chiếm được phần lớn khu bờ nam sông Hương và một khu vực lớn hơn ở bờ bắc, gồm cả Hoàng thành. Trong khi bộ chỉ huy sư đoàn bộ binh số 1 đang ở trong tình trạng báo động 100% ở doanh trại nằm ở góc đông bắc thành, thì chỉ một bộ phận cố vấn Mỹ đang làm nhiệm vụ ở sở chỉ huy sư đoàn trong thành. Những người còn lại bị kìm giữ ở doanh trại sở chỉ huy MAC ở phía nam khi đối phương tấn công. Hành động của tướng Trưởng ở phía bắc Huế đã bảo vệ được bộ chỉ huy và khung sĩ quan của sư đoàn. Nhiều sĩ quan VNCH sống ở khu phía nam có lẽ sẽ không thể đến được sở chỉ huy khi trận chiến bắt đầu. Sự có mặt của họ đủ để kháng cự cho đến khi đại đội Hắc Báo tới tăng viện ngăn chặn đối phương chiếm sở chỉ huy. Đại đội Hắc Báo là một đơn vị gồm toàn lính tình nguyện, được sử dụng như một đơn vị phản ứng của sư đoàn.

    Một cuộc tấn công của đối phương vào danh trại MAC nằm ở phía nam Huế được tiến hành bởi trung đoàn bộ binh 4 Bắc Việt. Sau những loạt đạn cối và rocket, tiểu đoàn 804 tấn công góc đông bắc của doanh trại nhưng bị đẩy lui bởi hoả lực cá nhân và súng tự động. Đợt tấn công thứ hai nhằm vào góc đông nam doanh trại cũng bị đẩy lùi.
    Ở phía bắc sông Hương, tiểu đoàn 800 và 802 của trung đoàn bộ binh 6 Bắc Việt tấn công thành cổ. Hai tiểu đoàn này tiến đánh sở chỉ huy sư đoàn bộ binh số 1 VNCH từ phía tây nam. Lúc 4 giờ sáng, ở sân bay, tiểu đoàn 800 đã bị chặn lại bởi đại đội Hắc Báo. Sau cuộc giao tranh với đại đội Hắc Báo, tiểu đoàn 800 bị đẩy lùi về phía nam. Tiểu đoàn 802 thành công hơn, họ thâm nhập căn cứ sư đoàn 1 VNCH và chiếm được khu vực của đại đội quân y. Đại đội Hắc Báo được gọi về và cùng 200 người của sở chỉ huy đẩy lùi đối phương ra khỏi căn cứ. Khi trời sáng, 2 tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh 6 Bắc Việt được tăng cường tiểu đoàn đặc công 12 đã chiếm được thành cổ, ngoại trừ sở chỉ huy sư đoàn bộ binh số 1.

    Cuộc tấn công Huế, 30 và 31-1-1968

    [​IMG]

    Đến sáng, đối phương đã làm chủ toàn bộ trừ góc phía bắc của Huế. Có thể nói, trung đoàn 6 đã kiểm soát được dân cư. Đối phương không chiếm được hai vị trí là sở chỉ huy sư đoàn bộ binh số 1 trong thành cổ và doanh trại MAC. Nhưng ở hai cứ điểm này bức tranh khá đen tối. Có thể nhìn thấy lá cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng của ********* tung bay trên Kỳ đài.

    Mặc dù khu vực xung quanh có quân chủ lực và địa phương quân bố trí, nhưng nhiều đơn vị đã bị bao vây hoặc cắt rời. Bên ngoài thành phố, bộ đội Bắc Việt thiết lập các chốt chặn nhằm ngăn cản sự chi viện của Mỹ và VNCH cho Huế. Ở phía bắc Huế, trừ doanh trại MAC còn đều bị trung đoàn bộ binh 4 Bắc Việt kiểm soát.
    Hành động lập tức được triển khai nhằm giảm áp lực cho 2 vị trí ở Huế. Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 tăng cường lực lượng của trung đoàn 1 làm đơn vị phản ứng cho các lực lượng đồng minh đang bị tấn công ở Huế. Tướng Trưởng ra lệnh cho trung đoàn 3, lực lượng đặc nhiệm đường không số 1 và tiểu đoàn 3/7 kỵ binh tiến về thành cổ. Các đơn vị này vấp phải sức đề kháng quyết liệt khi họ tới gần thành phố. Tiểu đoàn 806 Bắc Việt đã chiếm lĩnh các chốt chặn trên đường 1 phía tây bắc Huế. Tiểu đoàn 804 và lực lượng của tiểu đoàn đặc công Co B (?) và tiểu đoàn K4B ở phía nam Huế. Tiểu đoàn 810 thiết lập các chốt chặn trên đường 1 tây nam Huế. Lực lượng đồng minh tấn công qua các chốt này nhưng lại bị hoả lực cầm chân cách doanh trại MAC 700m về phía nam. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tiến công và tới được doanh trại này. Đại đội A, tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/1 là đơn vị đi đầu mở đường tới Huế từ Phú Bài qua đường 1. Theo sau đại đội này là tiểu đoàn bộ tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/1, tới doanh trại lúc 14h00. Trong 3 ngày tiếp sau đó, có thêm 3 đại đội thủy quân lục chiến, 2 tiểu đoàn bộ thủy quân lục chiến và 1 sở chỉ huy cấp trung đoàn tới doanh trại này. Một trung đội xe tăng cũng có mặt. Thủy quân lục chiến cố gắng vượt sông trong ngày 31-1 nhưng đã bị đẩy lùi bởi các đơn vị đối phương có công sự vững chắc.

    Các đơn vị đồng minh (Mỹ-VNCH) trong chiến dịch

    [​IMG]

    Ngày 31-1, nhiệm vụ của thủy quân lục chiến được thay đổi, chịu trách nhiệm khu vực sở chỉ huy sư đoàn bộ binh số 1 ở phía bắc sông. Trong khi đó 2 tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh 3 VNCH tiến từ phía đông, dọc theo bờ bắc sông Hương, 2 tiểu đoàn dù VNCH và đơn vị kỵ binh đánh để mở đường tới sở chỉ huy sư đoàn 1 ở góc đông bắc thành cổ.
    Ngày 1-2, quân VNCH bắt đầu cuộc tấn công nhằm quét sạch đối phương khỏi các vị trí bên trong thành cổ, và thủy quân lục chiến mở cuộc tấn công để làm chủ hoàn toàn khu vực bờ nam sông Hương để bảo vệ cho bãi đổ bộ. Ngày hôm sau, lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn kỵ binh số 1 hành quân tới khu vực tác chiến, bao vây Huế từ phía tây sang phía bắc.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trong thời gian đầu của trận đánh, điều kiện thời tiết có vẻ tốt. Ngày 2-2 là một bước thay đổi khi điều kiện trở nên xấu đi. Nhiệt độ tụt xuống 50 (độ F ?), một nhiệt độ khá mát mẻ đối với vùng này. Sương mù và mưa phùn đôi khi chuyển thành những trận mưa ẩm ướt. Mây và sương mù dày đặc gây khó khăn cho việc chi viện hoả lực bằng không quân. Hoạt động trên không bị hạn chế và phần lớn nhiệm vụ chi viện hoả lực đổ dồn cho các khẩu đội pháo lựu và pháo hạm. Mặc dù bị hạn chế tầm quan sát hơn máy bay, pháo binh đã được sử dụng với độ chính xác hơn. Thậm chí sau đó các trinh sát trên mặt đất còn hiệu chỉnh bắn trên radio dựa vào tiếng động chứ không nhìn thấy.
    Từ ngày 7 đến ngày 11-2, các đơn vị đối phương bố trí khắp khu vực thành cổ tiếp tục kháng cự. Sáu mươi phần trăm thành cổ vẫn nằm trong tay họ, gồm cả bức tường thành phía tây mà bộ đội Bắc Việt và ********* chuyển quân và đồ tiếp tế qua. Đối phương cũng sử dụng cả xuồng sắt để chuyển đồ tiếp tế theo con sông.
    Lữ đoàn 3 của sư đoàn kỵ binh số 1 tới ngày 2-2 và được giao nhiệm vụ chọc thủng quân địch, tiến vào thành phố từ phía bắc và tây. Lữ đoàn được không quân yểm trợ đổ bộ xuống trên đường 1 cách Huế 10 cây số về phía tây bắc. Sau đó họ tiến xuống phía nam và phía đông. Binh sĩ đã mệt mỏi. Một lính dù kể khi bắt đầu trận đánh : ?oChúng tôi chỉ được ngủ không đầy 6 gìơ trong suốt 48 giờ qua. Chúng tôi không có nước và nước sông thì quá bẩn để uống?.
    Ngày 4-2, tiểu đoàn 2/12 của lữ đoàn 3 tiến hành một cuộc hành quân trong đêm, dưới ánh sáng mù mờ và nước ngập đến mắt cá chân, tới một điểm cao nằm sau tuyến phòng thủ của đối phương. Lúc 6 giờ sáng, kiệt sức một cách dễ hiểu, họ trèo lên ngọn đồi nhìn ra một thung lũng cách Huế khoảng 6 cây số về phía tây. Ngày 5-2, tiểu đoàn 2/12 thiết lập chốt chặn trên điểm cao đó, tạo cho họ một tầm quan sát hoàn hảo đối với những con đường thâm nhập và rút khỏi Huế của đối phương. Từ những vị trí này, họ có thể ngăn chặn các hoạt động di chuyển ban ngày của đối phương bằng cách gọi pháo binh. Tiểu đoàn ở nguyên trên điểm cao này, ngăn chặn và gây thiệt hại cho đối phương cho đến 9-2. Cũng trong thời gian này, tiểu đoàn kỵ binh 5/7 mở chiến dịch nhằm vào những con đường của đối phương ở phía tây khu vực, sau đó được đặt dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn 2/12. Ngày 7-2, tiểu đoàn 5/7 đụng độ với một đơn vị đối phương có công sự vững chắc, đơn vị này đã chiếm lại khu vực từ tiểu đoàn 2/12 sau khi họ bị tiểu đoàn 2/12 đánh bật. Quá trình phát triển bị chặn lại bởi sự kháng cự ngoan cường của đối phương. Ngày hôm sau, tiểu đoàn 5/7 một lần nữa cố gắng phá vỡ tuyến phòng thủ nhưng đã bị chặn lại bởi hoả lực dữ dội súng cối và súng tự động. Ngày 9-2, tiểu đoàn 5/7 giữ nguyên vị trí để cầm chân đối phương, trong khi tiểu đoàn 2/12 rời khỏi cao điểm và tấn công theo hướng bắc tiểu đoàn bạn. Sức kháng cự của đối phương gia tăng khi tiểu đoàn này tiến vào làng Thong Bon Tri. Giao tranh diễn ra suốt ngày và các đơn vị bộ binh chậm chạp tiến về phía bắc.
    Trong khi chiến sự diễn ra quyết liệt trong các thành phố, thị xã, trên những cánh đồng lúa và con sông ở Vùng I chiến thuật, tướng Creighton W. Abrams, phó tư lệnh MAC và tướng Cushman hội ý ngày 8-2 để chuẩn bị cho cuộc họp giữa tướng Westmoreland và tướng Cushman ngày 9-2. Kết quả là chuyển 2 tiểu đoàn của sư đoàn dù số 101 ra Vùng I chiến thuật, một tiểu đoàn được chuyển bằng đường không tới Phú Bài để nhập với lực lượng đặc nhiệm thủy quân lục chiến X-RAY đang tác chiến ở phía nam tỉnh Thừa Thiên, tiểu đoàn còn lại được chuyển bằng đường biển ra Đà Nẵng. Tiểu đoàn thứ hai được tăng cường tiểu đoàn công binh số 35 làm nhiệm vụ sửa đường 1 từ Đà Nẵng đi Phú Bài
    VNCH gia tăng lực lượng để chiếm lại Huế. Hai tiểu đoàn được tăng cường bởi đơn vị kỵ binh VNCH, đại đội trinh sát của sư đoàn bộ binh số 1 và đại đội Hắc Báo đã thành công khi bảo vệ được sân bay ở Huế và sau đó bố trí ở phía nam sở chỉ huy sư đoàn trong thành cổ. Ngày hôm sau, lực lượng còn lại của tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn dù 9 được chuyển bằng đường không tới thành phố từ Đông Hà và Quảng Trị.
    Trong khi ấy, các tiểu đoàn của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 bám giữ các vị trí suốt ngày 11 và 12-2, ngăn chặn đường di chuyển và gây thiệt hại cho đối phương với hoả lực pháo binh và không quân chi viện không hạn chế. Ngày 12-2, tiểu đoàn 5/7 một lần nữa tấn công các vị trí vững chắc của đối phương. Đến tối, không có sự thay đối đáng kể nào. Các tiểu đoàn kỵ binh giữ vị trí của họ cho đến 19-2, mở các cuộc tấn công thăm dò vị trí và ngăn cản di chuyển của đối phương. Lữ đoàn 3, được tăng cường thêm tiểu đoàn dù 2/501, đơn vị bắt đầu tuần tiễu khu vực phụ cận ngày 19-2. Cũng ngày hôm đó, tiểu đoàn kỵ binh 1/7 di chuyển từ trại Evans tới bố trí phía nam khu vực tác chiến ngày 20-2. Lữ đoàn 3, với 4 tiểu đoàn tiếp tục chiến dịch lùng sục phía bắc và phía nam khu vực giao tranh lúc đầu và chuẩn bị tấn công Huế theo hướng tây ngày hôm sau. Theo kế hoạch của lữ đoàn, tiểu đoàn 1/7 và 5/7 sẽ tấn công vào Thon Que Chu, tiểu đoàn dù 2/501 sẽ tiến ở giữa và tiểu đoàn 2/12 tiến về phía bắc với 2 đại đội được giữ lại làm dự bị cho lữ đoàn
    Suốt đêm, cả 4 tiểu đoàn chiếm lĩnh trận địa và mở màn cuộc tấn công rạng sáng 21-2. Cuộc tiến quân tiếp tục, với giao tranh trở nên ác liệt khi mỗi bước tiến đều bị đối phương chặn đánh. Không quân, pháo hạm, pháo binh và trực thăng vũ trang chi viện áp đảo những đơn vị đối phương ngoan cường, cho phép cuộc tiến quân của bộ binh không bị gián đoạn và đảm bảo giữ vững mỗi bước tiến sau khi họ đẩy lui quân Bắc Việt. Trước khi trời tối, các tiểu đoàn đã tới được mục tiêu và bây giờ họ còn cách Huế 5 cây số.
    Tối hôm đó, các tiểu đoàn tới vành đai phòng thủ và chuẩn bị tấn công. Ngày 22-2, tiểu đoàn 1/7 giữu nguyên vị trí để tìm diệt các ổ đề kháng đã bị bỏ qua, trong khi 3 tiểu đoàn còn lại mở cuộc tấn công về phía đông, vào một mục tiêu cách Huế 2 cây số rưỡi. Đối phương chống cự quyết liệt chiều hôm đó nhưng các tiểu đoàn đã đẩy được quân Bắc Việt về phía đông và tiếp tục tiến lên. Một lần nữa vào ngày 23-2, lữ đoàn 3 tấn công và tiến hai bên dọc theo đường rút của đối phương khỏi Huế. Trong ngày, đối phương vẫn chống trả kiên cường với hoả lực súng cối, rocket và súng tự động. Cuộc tấn công tiếp tục vào ngày 24-2, đối phương vẫn chống cự quyết liệt nhưng đã bị suy yếu.
    Thủy quân lục chiến đã mở chiến dịch quét sạch khu vực đông nam Huế. Các đơn vị thủy quân lục chiến sau khi giải toả khu vực xung quanh doanh trại MAC đã đánh toả ra phía đông và phía tây dọc theo bờ nam sông Hương. Tiểu đoàn thủy quân lục chiến 2/5 tiến về phía tây rồi phía nam, phá hủy các cây cầu bắc qua Phú Cam để ngăn chặn đối phương thâm nhập khu vực. Mặc dù các hoạt động lùng sục vẫn diễn ra phía nam Huế, đến 10-2, khu bờ nam sông Hương được coi là đã được làm chủ. Thủy quân lục chiến tập trung vào khu bờ bắc.
    Ngày 12-2, tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/5 vượt sông bằng trực thăng và tầu LCU. Tiểu đoàn này đã làm giảm nhẹ áp lực đối với lực lượng đặc nhiệm dù số 1 của VNCH ở phía đông nam thành cổ. Cùng thời gian, 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến VNCH tiến về góc tây nam thành cổ với nhiệm vụ giải toả khu vực phía đông. Sự tăng cường các đơn vị đồng minh vào trong thành làm tăng sức ép lên đối phương, những người đã cố gắng gấp đôi để hoàn thành nhiệm vụ. Từ 13 đến 22-2, giao tranh diễn ra giữa thủy quân lục chiến Mỹ, VNCH và sư đoàn bộ binh số 1 VNCH với bộ đội Bắc Việt và ********* bên trong Huế. Pháo mặt đất và pháo hạm Mỹ được sử dụng để chi viện cho quân Mỹ và VNCH tiến công các vị trí vững chắc của đối phương trong thành phố.
    Huế 1968
    [​IMG]
    [​IMG]
    Suốt từ 17 đến 22-2, áp lực đã gia tăng lên đối phương. Lữ đoàn 3 của sư đoàn kỵ binh số 1 tiếp tục tiến công từ phía tây. Ngày 19-2, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm X-RAY của sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 được giao trách nhiệm phối hợp hoả lực chi viện trong thành phố. Hai ngày sau, khu tác chiến của sư đoàn kỵ binh số 1 đã mở rộng về phía nam sông Hương và phía đông, giáp với tường thành phía tây của thành cố. Khi bịt chặt khu vực này, các đơn vị kỵ binh đã cắt được đường tiếp tế chính của đối phương và làm suy yếu nhanh chóng sức mạnh của họ.
    Đêm 23 rạng ngày 24-2, tiểu đoàn 2 trung đoàn bộ binh 3 VNCH bất ngờ tấn công về hướng tây dọc theo tường thành ở khu vực đông nam của thành cổ. Đối phương bị bất ngờ vì cuộc tấn công, nhưng một lần nữa, họ chiến đấu rất kiên cường. Quân VNCH giữ vững và không bỏ lỡ thuận lợi mà cuộc tấn công bất ngờ đã mang lại. Họ đã buộc bộ đội Bắc Việt phải rút lui. Khu vực chiếm lại được đêm đó bao gồm cả Kỳ đài. 05h00 ngày 24-2, cờ VNCH đã thay thế cho lá cờ ********* đã bay trên Kỳ đài suốt 25 ngày đêm. .
    Vào 5 giờ sáng hôm sau, sau đợt pháo bắn chuẩn bị, vị trí cuối cùng của đối phương đã bị chiếm. Bị mất điểm tựa cuối cùng ở góc tây nam thành cổ, lực lượng còn lại của 10 tiểu đoàn đã đánh chiếm Huế đã rút lui hoặc bị thương vong lớn. Thành cổ đã bị chiếm lại bvà trận đánh Huế đã kết thúc.
    ?.
    Trận tái chiếm Huế là một trận đánh ác liệt. Cuộc đọ sức diễn ra giữa 4 tiểu đoàn của lục quân Mỹ, 3 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ, và 11 tiểu đoàn quân VNCH ở một bên và 10 tiểu đoàn bộ đội Bắc Việt và ********* ở bên kia. Nó gồm cả những trận chiến giành giật từng ngôi nhà giống như đã diễn ra ở châu Âu một phần tư thế kỉ trước. Thành phố bị tàn phá nặng, khoảng 116.000 thường dân bị mất nhà cửa. Cái giá phải trả trong trận đánh là khá đắt. Đối phương bị thiệt hại 5.000 người bên trong thành phố và 3.000 ở các khu vực xung quanh.
    Một cái giá khá đắt nữa là thiệt hại sinh mạng dân thường. Đây là kết quả của một quá trình có hệ thống được cộng sản thực hiện trong 26 ngày họ làm chủ thành phố. Sau trận đánh, 5.800 dân thường đã chết hoặc mất tích. Hơn 2.800 người trong số đó được tìm thấy trong những nấm mồ đơn hoặc tập thể nhiều tháng sau cuộc chiến. Nhiều người trong số đó bị chọn do vị trí và sự ủng hộ của họ đối với chính phủ VNCH.
    Chỉ bàn về khía cạnh quân sự, bài nào cố tình lôi chuyện chính trị vào sẽ bị xoá không cần thông báo.


  3. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Đọc tên Topic, tớ lại nghĩ ngay là một bác nào trong nhà Cô tô Mộ dung từ Sử quán ghé qua Vệ phủ, nhìn lại tên tác giả là Bác Trường Sơn, thoải mái hẳn
    Nhất trí chỉ xét về kỹ thuật :
    Theo các tài liệu rồi phim ảnh, kể cả mấy tập phim tài liệu mới chiếu gần đây, tạm thời có thể thấy vũ khí hai bên sử dụng như thế này :
    Bên VNCH :
    Vũ khí cá nhân : M16, M79
    Tăng, thiết giáp : M41, M113, RV
    Hỗ trợ không quân áp chế : UH1A, A4
    Sử dụng một số vũ khí như Bom napan
    Bên Giải phóng :
    Chỉ thấy thuần tuý bộ binh nhẹ, trang bị AK47, RPG2.....
    Không có thiết giáp và không quân yểm trợ
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trong trận chiến Huế 1968, còn phải kể thêm một vũ khí khác của Mỹ : pháo diệt tăng tự hành M50 Ontos.
    [​IMG]
    Hoả lực của nó gồm 6 khẩu súng không giật 106mm, chưa kể súng máy. Kíp lái gồm 3 người.
    Bộ binh Mỹ dùng rộng rãi khẩu không giật 106mm này ở Huế : đặt cố định trong công sự, trên tầng gác hoặc lắp trên xe jeep. Khi địa hình thành phố gây khó khăn cho pháo binh và không quân thì nó khá hữu ích khi chống lại các hoả điểm của bộ đội VN.
  5. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Trong trận này, ta đã ko dứt điểm được đồn Mang Cá, khiến cho địch có bàn đạp và tổ chức phản công, gây thiệt hại lớn cho ta sau này, công tác chuẩn bị hậu cần cập rập, gấp rút nên khi chiếm được cơ bản Huế , ta lại thiếu nhiều đạn dược, cố gắng thu gom để chiến đấu.
    Sau trận Huế năm 1968, tình hình có nhiều xu hướng xấu đi cho ta, mặc dù sau đó có một số trận đánh tốt như như Động Tòa ( hay na ná thế, đọc lâu quá tớ ko nhớ chhính xác ) nhưng cơ bản vẫn ko cải thiện được tình hình.
    Với 7000 quân tham chiến, theo tài liệu của ta, số quân địch bị diệt và tan rã còn cao hơn quân số ta tham gia chiến đấu
  6. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Loại pháo gắn trên Ontos là M-40A1 106MM Recoilless Rifle và loại đạn chủ yếu sử dụng trong trận đánh tại Huế (cũng như tại Khe Sanh) là loại anti-personnel (APERS), loại đạn này có 6000 mũi tên nhỏ bên trong do đó rất hữu hiệu cho việc chống bộ binh
    APERS round. The APERS round converts the RCL into a giant shotgun for use against infantry. The projectile is filled with 6,000 13-grain flechettes (looking like nails with fins) stacked nose-to-tail
    Sơ lược về loại M-40A1 106MM này
    The 106mm RCL was designed as a light weight anti-tank weapon that could kill main battle tanks. Ammunition was high explosive anti-tank (HEAT), high explosive, plastic (HEP), anti-personnel (APERS), and drill (inert).
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Những Cánh Bay Cảm Tử Xuân Mậu Thân
    Nguyễn Xuân Hải
    Có bài viết của nhà nghiên cứu Huế nghi ngờ ?oVề sự kiện không quân ta ném bom căn cứ Mang Cá ở Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân?, tại sao ?okhông ai biết gì cả?, ?ocác bản tổng kết chiến dịch cũng không hề đề cập đến??
    Phi công Nguyễn Bình Sen (ngoài cùng bên trái) và chiếc T14 trong trận đánh Huế.
    Chúng tôi đi tìm những gương mặt trong tấm hình lưu niệm còn đặt ở bảo tàng Không quân, là những cánh bay cảm tử ngày ấy-1968-thì hầu hết đã hy sinh, nhưng cũng còn mấy nhân chứng sống: Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Bình Sen, Trần Tê? Các ông kể lại:
    ? Bức ảnh ấy, trong đó có chúng tôi, chụp vào khoảng 17 giờ ngày 7-2-1968, trước khi cất cánh. Đơn vị chúng tôi, đoàn không quân vận tải 919, tiến hành nghi thức ?omặc niệm? và chụp ảnh lưu niệm trước khi lên đường, vì không biết có ai còn trở về được?
    ? Ngày ấy, máy bay vận tải AN-2 và IL-14 của Liên Xô, được ta cải tiến, lắp thêm giá bên ngoài đeo bom, mang được đạn cối và rốc két thành máy bay chiến đấu. Máy bay IL-14 được cải tiến, gọi là T-14. Đơn vị tổ chức khẩn trương 6 tổ bay, mỗi tổ 5 người: ba tổ của các lái chính (cơ trưởng) Nguyễn Văn Bang, Phạm Văn Ba, Hoàng Liên là tốp ném bom, mục tiêu chính là đồn Mang Cá ở Huế; ba tổ bay của các cơ trưởng Hoàng Ngọc Trung, Vũ Minh Chung, Phạm Kế làm nhiệm vụ thả hàng xuống vùng Tam Giang ở tây thành phố Huế. Tết Mậu Thân 1968, quân dân Trị Thiên-Huế tiến công và nổi dậy làm chủ thành phố. Nhưng từ 7-2, địch phản kích mạnh, ta gặp khó khăn, nhất là cạn kiệt đạn dược. Để chi viện kịp thời cho mặt trận Huế, chuyến đầu tiên theo kế hoạch định xuất kích ngày 6-2, nhưng sau phải lùi lại đến 17 giờ ngày 7-2 và tất cả 6 tổ đều lên đường. Chiếc T-14 mang số 514 do Hoàng Ngọc Trung làm cơ trưởng, đã có chuyến bay thử vào Thuận An, là tổ bay tiên phong ?omở đường? thẳng vào Đèo Ngang (Quảng Bình) thì ngoặt sang Sê Pôn rồi mới vòng về Huế để tránh ra-đa địch phát hiện, giữ bí mật và bất ngờ. Tiếp sau, cả 5 tổ nối nhau xuất kích. Lúc đó, anh em được thông báo là trong thành Huế ta và địch đang giằng co, địch đã chiếm lại đồn Mang Cá cố thủ. Đây là sở chỉ huy sư đoàn 1 ngụỵ, là mục tiêu chính của các tổ bay ném bom. Đêm ấy mưa phùn và mây rất thấp, vì bảo đảm hai yếu tố bí mật và bất ngờ nên cũng không có ra-đa dẫn đường, bay ban đêm lại phải bay rất thấp và luồn lách để tránh ra-đa địch, nên rất nguy hiểm, lại khó phát hiện mục tiêu để công kích. T-14 tốc độ cao nhất chỉ chừng 300km/h, cả đi lẫn về phải bay hơn 1000km, vì thế đêm ấy cả hai tốp đều không kịp thực hiện được ý đồ ném bom và thả dù thì đã phải quay về. Khi quay về, tổ bay của đồng chí Phạm Kế cùng Mẫn, Châu, Tề, Minh ?omất tích?? Tổ của Hoàng Liên, máy bay bị bắn thủng thùng dầu, phải hạ xuống sân Sao Vàng ở Thanh Hóa. Tổ của đồng chí Bang và Ba không kịp ném hủy bom vì đèn đỏ báo nhiên liệu bay đã hết, biết là rất nguy hiểm nhưng phải mang cả bom hạ cánh xuống Gia Lâm.
    Nhưng mặt trận đang chờ tiếp ứng, anh em đều quyết tâm rất cao, các tổ bay đều trực sẵn sàng cất cánh 24/24 giờ. Ngày hôm sau, hai tổ bay của Ba và Bang xuất kích, mục tiêu chính là ném bom đồn Mang Cá, đồng thời cũng là để trinh sát, thăm dò khí tượng; nếu thuận lợi sẽ cho các tổ bay khác xuất kích tiếp. Nhưng một lần nữa, thời tiết không thuận, không tìm được mục tiêu, cả hai tổ phải quay về hủy bom ở vùng bãi thả Sơn Tây. Sau mấy ngày nghỉ rút kinh nghiệm và chuẩn bị, tối 11-2, tổ bay thả dù của Hoàng Ngọc Trung cùng Nguyễn Văn Sửu lái phụ, Nguyễn Bình Sen cơ giới, Trần Tê thông tin (thay cho Trần Trung Quý), Nguyễn Văn Kính dẫn đường lại xuất kích. Hôm đó việc tìm địa điểm thả dù vẫn rất khó khăn vì thời tiết quá xấu. Nhưng chuyến bay đêm ấy đã thả được 15 dù-chừng 1,4 tấn hàng, chủ yếu là đạn chống tăng, đạn cối, máy thông tin? Lúc quay về bị máy bay Mỹ đuổi, nhờ có Mig-21 của ta lên hỗ trợ, cả tổ hạ cánh xuống Gia Lâm an toàn.
    Đêm 12-2, ba tổ của Bang, Ba, Chung lại xuất kích. Tổ bay của Vũ Minh Chung cũng thả được ?ohàng? xuống mục tiêu trước khi quay về. Còn hai tổ của Bang và Ba vẫn không xác định được mục tiêu Mang Cá để ném bom, ý định cắt bom ném xuống sân bay Phú Bài cũng không thực hiện được, nên đã bay vòng ra phía Cửa Việt ném bom. Và chính lần ném bom này, hai tổ bay của Bang và Ba đã lập chiến công kỳ tích: 1 tàu địch bị đánh chìm, 2 tàu khác bị bom hỏng nặng.
    Để hỗ trợ cho các cánh bay ?oHải Âu? ngày ấy, sở chỉ huy ?oTrường Sơn? ở phía trước do Tham mưu trưởng binh chủng Trần Mạnh (sau này là Phó tư lệnh, trực tiếp chỉ huy trận hai phi công Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng lần đầu tiên xuất kích bắn hỏng 1 B52 ngày 20-11-1971) chỉ huy, được lập ở vùng giới tuyến. Anh em ở đài ?oTrường Sơn? sau này kể lại: Theo quy định trước và theo tính toán, khi máy bay ném bom của ta đến vùng mục tiêu đài mới mở máy, còn phi công trước khi ném bom sẽ báo cáo xin chỉ thị. Nhưng đêm 12-2, khi mở đài vô tuyến mặt đất để liên lạc thì vẫn im lặng, mọi người rất lo lắng bồn chồn. Tham mưu trưởng Mạnh cho kiểm tra lại các số liệu tính toán, rồi ra lệnh ?obắt? liên lạc với ?oHải Âu?. ?oTrường Sơn? vừa gọi thì trong máy vô tuyến vang lên: ?oHải Âu? nghe rõ. Thời tiết xấu, đã xuống độ cao 80m vẫn không thấy ?okho? để giao ?ohàng?. Thời tiết xấu, địa hình hiểm trở mà máy bay xuống thấp đến độ cao ấy là rất nguy hiểm. Anh Mạnh liền lệnh cho ?oHải Âu? thực hiện phương án 2, tức bay ra biển Hội An cắt hủy bom để trở về. Sau mấy phút im lặng căng thẳng, lại có tiếng phi công báo về: ?oHải Âu? đã thấy ?okho?, xin giao ?ohàng?. ?oHải Âu? giao hàng rồi về ngay!?. ?oHải Âu? nghe rõ!?. Đó là câu cuối cùng của phi công đêm ấy mà đài ?oTrường Sơn? ở bắc sông Bến Hải nghe được. Bản tin sáng hôm sau, 13-3, đài BBC cho ta biết: ?ođêm 12-2, lần đầu tiên không quân Bắc Việt Nam đã ném bom cửa Thuận An? nhấn chìm 1 tàu và làm trọng thương 2 tàu chiến của Mỹ-ngụỵ? Nhưng đếm ấy, cả ba tổ bay thả dù và ném bom đều không trở về được nữa! Và các chuyến bay ?ocảm tử? vào Huế cũng kết thúc.

Chia sẻ trang này