1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận Chiến Làng Vei (hay còn gọi là làng VÂY)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi phongvan2000, 27/07/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phongvan2000

    phongvan2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Sau này, chính Trung Tá Schungel cho biết nếu không nhờ Trung Úy Quý can đảm và bình tĩnh bắn chận, chắc chắn cả toán đã không toàn mạng. Tuy thoát chết nhưng vẫn bị chiến xa và bộ binh địch săn đuổi, cả toán bàn tính tìm được thoát thân, nhiều người đề nghị vào hầm chỉ huy nhưng Trung Tá Schungel cho rằng ở bên ngoài có nhiềy hy vọng sống sót hơn. Cuối cùng đề nghị của Trung Úy Quý lui về ẩn nấp tại một rặng cây gần đó được mọi người đồng ý. Trung Úy Quý đi trước mở đường, ba quân nhân Hoa Kỳ bị thương theo sau, nhưng không may một chiến xa địch đột ngột xuất hiện nên cả toán bị thất lạc mỗi người một ngả. Trung Tá Schungel và Trung Úy Wilkins dìu nhau trốn vào khu cư xá và bệnh xá
    Khi trời sáng, Trung Úy Quý thoát được ra ngoài, trở lại trại Lang Vei cũ nơi tương đối an toàn. Dù sau nhiều lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, ông vẫn không chịu ở lại chỗ xa lửa đạn. Trung Úy Quý tìm được một chiếc xe Jeep, một mình vượt qua vùng địch chiếm, lái trở lại Trại Làng Vei nhiều lần cứu được tổng cộng 7 quân nhân Hoa Kỳ còn sống sót.
    Chính Trung Úy Longgrear đã phát biểu về hành động của Trung Úy Quý đại ý như sau: "Trung Úy Quý, một sĩ quan Việt Nam, lái xe jeep xông tới... đây là hành động can đảm tôi chưa từng thấy trong chiến trận. Trung Úy Quý đã rời bỏ nơi an toàn tại Trại Làng Vei cũ, lái xe vượt qua các ổ phục kích, mạo hiểm tới cứu chúng tôi. Ngồi trên xe, tôi thấy rõ địch quân đang ẩn núp trong bụi rậm bên đường. Không hiểu thiên thần hộ mạng đã làm chúng quáng mắt hay chúng tuân hành kỷ luật cao đến nỗi chỉ chờ bắn Thủy Quân Lục Chiến xuất phát từ Khe Sanh... Tôi không rõ. Nhưng rõ ràng chúng tôi thấy địch phục kích và chúng chỉ nhìn xe chúng tôi phóng qua." Thật không còn lời tuyên dương nào xứng đáng và chính xác hơn cảm nghĩ của Trung Úy Longgrear đối với hành động quả cảm của Trung Úy Quý.
    "Hành động can đảm chưa từng thấy trong chiến trận" của Trung Úy Quý nếu không hơn thì cũng chẵng kém những "Sao Bạc" ẩn nấp suốt đêm trong bệnh xá hầm y dược khác. Tiếc thay, người anh hùng Lương Văn Quý trong trận Làng Vei đã anh dũng đền nợ nước chỉ mấy tháng sau đó tại một mặt trận khác.
    Còn một quân nhân Việt Nam nữa là Trung Sĩ Tiếp cũng đã chiến đấu rất anh dũng. Trong lúc chiến xa địch đã xâm nhập và càn quét trong trại, anh vẫn can đảm xử dụng khẩu đại liên 50 đặt trên nóc phòng ngủ bắn vào chiến xa địch. Mặc dù không tiêu diệt được những xe bọc thép nhưng đạn đại liên cũng bắn hạ được nhiều bộ binh tùng thiết. Cuối cùng, khẩu đại liên này cũng bị đại bác trên chiến xa trực xạ phá hủy, lúc đó Trung Sĩ Tiếp mới rời bỏ vị trí.
    Ngoài ra, các sĩ quan Hoa Kỳ đều công nhận toán dân Dân Sự Chiến Ðấu tuy chỉ được trang bị súng carbine lỗi thời, coi như "tay không" khi phải đối đầu với chiến xa, nhưng đã chứng tỏ lòng can đảm tuyệt vời. Những người tử thương đa số ngay tại vị trí chiến đấu vì bị chiến xa phá hủy. Một số còn leo lên cả chiến xa địch, cố mở nắp để ném lựu đạn vào nhưng rất tiếc không thành công.
    YỂM TRỢ CỦA THỦY QUÂN LỤC CHIẾN TẠI KHE SANH
    Theo kế hoạch dự trù, Thủy Quân Lục Chiến tại Khe Sanh gồm Trung Đoàn 26 do Đại Tá David E. Lownds chỉ huy sẽ yểm trợ và tăng viện nếu Trại Làng Vei bị tấn công. Tuy là hai căn cứ do hai binh chủng khác nhau đồn trú, nhưng Làng Vei và Khe Sanh như răng với môi, trên lý thuyết có đủ lực lượng để tự phòng thủ và liên hoàn yểm trợ lẫn nhau trong trường hợp bị địch tấn công. Về yểm trợ, Thủy Quân Lục Chiến có pháo binh 105 ly và 155 ly, ngoài ra còn một số chiến xa M-48 có máy nhắm hồng ngoại tuyến và hỏa lực trội hơn hẳn chiến xa T-54 và PT-76 của địch. Về tăng viện, Thủy Quân Lục Chiến dự trù sẽ xử dụng từ 2 đại đội đến 1 tiểu đoàn nếu Trại Làng Vei gặp nguy cơ bị địch tràn ngập.
    Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy Trại Làng Vei và căn cứ Khe Sanh cách nhau chừng 10 cây số đường chim bay và khoảng trên 10 cây số đường bộ. Giữa căn cứ Khe Sanh và Trại Làng Vei là Làng Khe Sanh hay chi khu Hướng Hóa đã bị địch chiếm từ ngày 21 tháng Giêng. Cảm thấy nguy cơ đường về Khe Sanh bị cắt đứt sẽ gây khó khăn cho việc tiếp viện khi cần, Đại Úy Willoughby đã đề nghị dùng lực lượng tại Làng Vei với sự yểm trợ của Thủy Quân Lục Chiến để chiếm lại chi khu Hướng Hóa nhưng kế hoạch này bị Thủy Quân Lục Chiến từ chối vì không đủ quân số.
    Khoảng 1 giờ sáng ngày 7 tháng 2, khi phát hiện chiến xa địch tấn công Làng Vei sau khi liên lạc được với không yểm, Trại Làng Vei đã lập yêu cầu pháo binh Khe Sanh bắn yểm trợ theo kế hoạch hỏa tập tiên liệu, nhưng Khe Sanh không tin địch quân có chiến xa nên hỏi đi hỏi lại nhiều lần, mãi tới 1 giờ 32 phút sáng, Khe Sanh mới bắt đầu tác xạ vào mục tiêu là điểm tiên liệu số 5 rồi rải đạn theo mặt Bắc của trại dọc theo đường số 9.
    Lúc đó nỗ lực chính của địch gồm một số chiến xa tấn công từ mặt Nam đã lọt được vào trong trại. Tới khoảng 2 giờ sáng, khi trại đã bị địch quân tràn ngập, Tướng Westmoreland chấp thuận xử dụng đạn pháo binh COFRAM còn gọi là Firecracker. COFRAM là chữ viết tắt của Combined Ordinance Fragmentary Antipersonnel Munition, một loại đạn pháo binh đặc biệt mới được chế tạo rất hữu hiệu để tiêu diệt bộ binh trên mặt đất, mỗi khi muốn xử dụng phải được sự chấp thuận của thượng cấp.
    [​IMG]
    Mức độ yểm trợ của Thủy Quân Lục Chiến tại Khe Sanh dành cho Làng Vei thật sự không đầy đủ như đã tiên liệu. Ðên 6 tháng 2, khi trại Làng Vei bị vây kín và các chiến xa Bắc Việt đã tràn vào vòng đai bên trong, Ðại Tá David Lowns (sĩ quan chỉ huy trưởng tại Khe Sanh) đã không chấp thuận đưa quân đến tiếp ứng. Ông lo ngại khi di chuyển từ Khe Sanh đến Làng Vei, dẫu đi bằng đường rừng hay dọc theo đường số 9, các đơn vị TQLC sẽ bị lọt vào những ổ phục kích của Cộng quân. (HÌNH ẢNH: Lục Quân Hoa Kỳ).
  2. phongvan2000

    phongvan2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Đạn COFRAM gần giống như đầu nổ "chụp" cao VT (Variable Time), bắn cầu vồng, phát nổ trên mục tiêu, nhưng đầu đạn VT chỉ gây thương vong bằng miểng. Ðạn COFRAM cũng nổ cao, nhưng lại tung ra hàng trăm trái tạc đạn nhỏ, liên tiếp nổ thêm một lần nữa như một tràng pháo (firecracker) ngang tầm đầu người văng miểng bao phủ một tầm sát hại rộng lớn, tương tự như bom CBU (Cluster Bomb Unit) thả bằng phi cơ. Pháo binh còn có loại đạn "tổ ong" (beehive hay flechettes) cũng dùng để chống biển người, khi bắn trực xạ khỏi nòng súng sẽ phát nổ, phóng ra nhiều mũi tên thép với tầm sát hại theo một hình nón 30 độ trước miệng súng. Thủy Quân Lục Chiến chỉ bắn được 3 tràng COFRAM, tới 2 giờ 30 sáng thì phải ngưng tác xạ vì mất liên lạc với trại Làng Vei. Nhìn chung, việc yểm trợ pháo binh từ Khe Sanh không được hữu hiệu như ý muốn.
    Về việc tăng viện theo kế hoạch dự trù, khoảng sau nửa đêm, khi chiến xa địch đã nằm trên hầm chỉ huy, Đại Úy Willoughby đã yêu cầu pháo binh tại Khe Sanh bắn ngay trên vị trí của mình, đồng thời xin quân cứu viện theo kế hoạch định sẵn. Nhưng Khe Sanh trả lời sẽ không có quân cứu viện! Cấp chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến viện cớ nếu gửi quân bằng đường bộ, chắc chắn sẽ bị phục kích, còn trực thăng không thể đáp xuống bãi đáp đã bị địch chiếm, mặc dù tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng viện rất muốn đi.
    Tin Trại Làng Vei bị bỏ rơi khiến các cấp chỉ huy Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ tại Việt Nam rất tức giận. Đại Tá Jonathan F. Ladd, Chỉ Huy Trưởng Toán 5 Lực Lượng Ðặc Biệt tại Việt Nam lập tức gọi điện thoại về Sài Gòn, đánh thức Đại Tướng Wesmoreland để trình bày tự sự. Tướng Westmoreland cho biết không thể can thiệp vào quyết định của cấp chỉ huy hiện hiện tại chỗ. Sau đó, Đại Tá Ladd lại kêu Tướng Westmoreland lần nữa nhưng lại trả lời trách nhiệm gửi quân tăng viện thuộc thẩm quyền của các cấp chỉ huy trực tiếp là Trung Tướng Robert E. Cushman Jr., Tư Lệnh Lực Lượng III Thủy Quân Lục Chiến, Thiếu Tướng Rathvon Tompkins, Tư Lệnh Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến và Đại Tá Lownds, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến.
    Sau này, Đại Tá Lownds bào chữa về quyết định của ông không gửi quân tới làng Vei như sau: "Tôi biết Trại Làng Vei sớm muộn gì cũng bị tấn công nên tôi thử cho một tiểu đoàn tiến từ Khe Sanh tới Làng Vei bằng đường bộ nhưng đi bằng đường rừng vì chắc chắn khi hữu sự, không thể dùng đường số 9 được. Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 26 do Trung Tá Jim Wilkinson chỉ huy đã phải đi mất 12 tiếng đồng hồ. Đêm đó nếu đi theo đường rừng sẽ không kịp. Giải pháp thứ nhì là dùng đường số 9 cũng không được vì sẽ bị phục kích ''công đồn đả viện.'' Giải pháp ba là dùng trực thăng nhưng lúc đó chiến xa địch đã chiếm giữ những bãi đáp. Vì vậy tôi không còn cách nào cứu họ, chỉ có thể gọi không yểm. Tôi còn nhớ ngay cả bộ binh của họ cũng chẳng gửi ai tới được. Cuối cùng, Thủy Quân Lục Chiến gửi tới mấy chiếc trực thăng để bốc ra những người sống sót, có lẽ đó là tất cả những gì làm được."
    Phân tách kỹ về phản ứng của Thủy Quân Lục Chiến trong trận Làng Vei, chúng ta thấy Thủy Quân Lục Chiến đã không làm tròn trách vụ yểm trợ như đã thỏa thuận. Về pháo binh, việc yểm trợ vừa chậm trễ lại kém hữu hiệu, không trợ giúp được gì nhiều. Thủy Quân Lục Chiến sau này viện cớ lúc đó bị pháo binh địch từ núi Cô Rốc pháo kích nhằm khóa súng và kho đạn trọng pháo bị phát nổ, lại phải yểm trợ các vị trí Thủy Quân Lục Chiến khác nên không còn nhiều đạn. Nhưng viện lý do gì đi nữa, khi đã lãnh nhiệm vụ yểm trợ thì phải làm tròn. Việc gửi quân tăng viện lại càng tắc trách hơn. Tuy những lý do không đến tiếp cứu đều hợp lý, nhưng những khó khăn và nguy hiểm đáng lẽ phải tiên liệu và tìm cách giải quyết ngay từ đầu, trước khi hữu sự.
    Dĩ nhiên từ Khe Sanh tới Làng Vei chỉ có thể đi bằng đưòng rừng, đường số 9 hay bằng trực thăng, đường nào cũng không an toàn, nhưng phải chọn một đường ít nguy hiểm nhất. Cách hay nhất là giữ an ninh được trục lộ từ Làng Vei tới Khe Sanh để xử dụng khi hữu sự. Đại tá Lownds đã quyết định không tái chiếm và phòng thủ làng Khe Sanh tức chi khu Hướng Hóa, như vậy đã tự mình cắt đứt đường tiếp viện. Nếu viện cớ đêm tối, sợ địch phục kích nên không chuyển quân còn có thể tin được, nhưng tới ngày hôm sau Thủy Quân Lục Chiến vẫn án binh bất động, trong khi toán MAVC/SOG có thể dùng trực thăng tăng viện và một số binh sĩ vẫn có thể phản công từ Trại làng Vei cũ, thật khó hiểu nổi.
    Phân tách những lời giải thích của Đại Tá Lownds sau này, chúng ta có cảm tưởng Thủy Quân Lục Chiến không tận tâm cố cứu Trại Làng Vei chỉ vì họ là Bộ Binh không cùng binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và hơn nữa Đại Tá Lownds chỉ nghĩ tới đơn vị của mình. Lo cho sự an toàn của thuộc cấp là điều nên làm, nhưng không làm tròn nhiệm vụ tiếp cứu đã được thỏa thuận là dấu hiệu của cấp chỉ huy thiếu khả năng và tắc trách. Sự hiềm khích, xung khắc giữa các quân binh chủng gây ra vấn đề "con đẻ, con nuôi" lúc nào cũng có, nhưng vì thế mà đem con bỏ chợ là điều đáng than phiền, nhất là Trại Làng Vei đã từng đứng mũi chịu sào, che chở căn cứ Khe Sanh như một tiền đồn.
    Tưởng cũng nên nói, trong thời gian đó, Tướng Westmoreland đã có kế hoạch thành lập một Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Bộ Binh tại Vùng I, đặt dưới quyền điều động của Thủy Quân Lục Chiến để đáp ứng với nhu cầu chiến trường ngày một gia tăng. Vì có sự lủng củng trong giới chỉ huy cao cấp của Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến trong trận Lang Vei nên Tướng Wesmoreland hủy bỏ kế hoạch này. Về sau khi Sư Đoàn 101 Không Kỵ và Sư Đoàn Americal được gửi ra Vùng I, các đơn vị này được đặt dưới quyền điều động của Quân Đoàn XXIV Bộ Binh Hoa Kỳ và Thủy Quân Lục Chiến không còn làm chúa tể nữa.
  3. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Trong bài nào đó các bác cứ cãi nhau về B-41 và LAW ở bài này rõ ràng chùm lửa màu cam đã chùm lên PT-76, nhưng PT-76 kg hề hấn gì, vậy thì LAW làm thế nào mà hạ T54/55 đc.
    PT-76 cháy ở đây là do PKZ 106, pháo này thì T54/55 còn toi chứ nói gì đến PT-76.
    Họ cũng nhắc tới rằng PT-76 đã lội 4Km dưới sông, trong bài khác có bác nói là QGP thả trôi PT-76, dùng sào để chống xe, kg mở máy để giữ bí mật, có lẽ bên VNCH/USA kg biết vụ này chăng.
  4. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    http://vietnam.ictglobal.net/modules.php?name=News&file=article&sid=172
    Copy, paste thì cũng nên để lại cái nguồn
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Khoá topic với lý do: Trùng, 'ã có topic Tài li?u VNCH, ko mY topic ch? 'f cắt dán
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này