1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đánh đẫm máu ở thung lũng Ia Drang năm 65 - phim We Were Soldiers!

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi tamock, 31/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Trận đánh đẫm máu ở thung lũng Ia Drang năm 65 - phim We Were Soldiers!

    Hơi bị kinh, sự thật và phim ảnh khác hẳn nhau. Hãy nghe thử người trong cuộc (lính Mỹ từng tham gia trận đánh này) nói gì:

    + The 1st Battalion had been fighting continuously for three or four days, and I had never seen such filthy troops. Some of them had blood on their faces from scratches and from other guys' wounds. Some had long rips in their clothing where shrapnel and bullets had missed them. They all had that look of shock. They said little, just looked around with darting, nervous eyes.
    ....
    But no one can tell me when I will stop having nightmares.

    http://www.mishalov.com/death_ia_drang_valley.html
    ---> Có vẻ như không được khí thế cho lắm.

    + I recently went to see a showing of the just-released Vietnam War epic, We Were Soldiers. The film, starring action hero Mel Gibson, and directed and written by ?oPearl Harbor? screenwriter Randall Wallace, tells the story of the battle of the Ia Drang Valley, the first significant encounter between American and North Vietnamese soldiers in the Vietnam War. In 48 hours of nearly continuous combat in mid-November 1965 in a rugged border region of South Vietnam, a few hundred Americans managed to hold off an assault by several thousand North Vietnamese. The movie is based on the excellent 1992 memoir/history We Were Soldiers Once and Young, co-authored by retired General Harold G. Moore, who as an army colonel in 1965 commanded the first battalion of the Seventh Cavalry (helicopter-borne or ?oairmobile? troops) in the battle; his co-author, Joe Galloway, witnessed the bloodshed in the Ia Drang Valley as a young reporter.

    For much of the film, the action on screen adheres closely to actual events. The Americans, engaged in a reconnaissance in force that inadvertently stumbled upon a North Vietnamese base camp, defended a helicopter-landing zone about the size of a football field. The fighting was at close quarters, and it was only the determined resistance of the air cavalry troopers, combined with the superior firepower they were able to bring to bear on their attackers, that prevented their small defensive perimeter from being over-run. Director Wallace has said that his motive in making ?oWe Were Soldiers? was to ?ohelp heal the wounds? left by the Vietnam War. The courage of the soldiers who fought in the Ia Drang Valley, he declared, would ?oaffirm what?Ts noble and lasting in the human spirit.? That is certainly a worthwhile aspiration. Unfortunately, the movie Wallace wound up making turns out to be less about the particularities of the Vietnam War than it is about some idealized, abstracted, and ultimately cynically manipulative fantasy of generic American heroism under fire.

    For if the Seventh Cavalry?Ts courage did not falter in fighting the original battle of the Ia Drang Valley, the filmmakers?T courage certainly did in retelling that story. In the film?Ts climactic moment, the early morning of the third day of battle, Colonel Moore?Ts men are exhausted, outnumbered and running out of ammunition. It?Ts all too clear that one more determined enemy attack would crack the line. But Colonel Moore/Mel Gibson saves his men and wins the day by ordering the troopers to fix bayonets and charge into the teeth of the coming North Vietnamese assault. As the Americans swept aside their foes and charged to victory and glory, I could feel the elation in the theater.

    What kept me from sharing the elation was the knowledge that the events on the screen suddenly had no bearing on the actual historical events they pretended to depict. Automatic weapons and hand grenades rendered massed bayonet assaults in the 20th century about as anachronistic as cavalry charges. The last recorded bayonet assault by American soldiers took place in the Korean War?"and even then it was considered a wildly outmoded tactic. And, as anyone who has read Colonel Moore and Joe Galloway?Ts book knows, they make no claim that any such thing took place.

    What historical movies are often about is not so much history as other movies. Throughout We Were Soldiers I kept being reminded of the 1993 Turner Entertainment film ?oGettysburg.? Actor Sam Elliott, who plays a tough and gravelly voiced master sergeant in ?oWe Were Soldiers,? had played a tough and gravelly voiced cavalry officer in the earlier film. As a casting choice, Elliot?Ts presence works at a subconscious level, and probably intentionally, to link the two films and the battles they depict in the audience?Ts mind. And, it so happens, the emotional and dramatic center of Turner?Ts movie about the events at Gettysburg, is the bayonet charge led by Union Colonel Joshua Chamberlain that turned back the Confederate assault on Little Round Top on July 2, 1863.

    But the Ia Drang Valley was not Little Round Top. Colonel Chamberlain?Ts order to fix bayonets is a legendary moment in American military history, but 102 years later Colonel Moore wisely did not follow Chamberlain?Ts example. Instead, his soldiers did what they were trained to do, which was to hug the terrain and rely upon massed firepower to turn back the enemy. In the Ia Drang battle, the North Vietnamese broke off the assault of their own choice. That was the almost invariable pattern in military engagements that followed in the Vietnam War; the North Vietnamese and the ********* chose when, where, and how long to fight. But the filmmakers, finding that historical truth inconvenient, dramatically unsatisfying and insufficiently inspirational, fabricated a new ending.

    Does any of this matter? It does, if we want to understand why the Vietnam War turned out as it did. The American commander in South Vietnam, General William Westmoreland, chose to call the encounter in the Ia Drang Valley a great victory. The Americans had indeed racked up an impressive ?okill ratio.? While the Seventh Cavalry lost 78 men killed, they probably inflicted ten times as many casualties on the enemy. But what the film fails to mention is that the North Vietnamese, having broken off the assault on Colonel Moore?Ts unit, turned around the next day and ambushed a relief column from the second battalion, Seventh Cavalry, killing an ad***ional 155 Americans. It was the ability of the Vietnamese Communists *****stain heavy casualties time and time again, and then return to the attack, that in the end proved far more important in determining the outcome of the war than any supposedly favorable ?okill ratio??"or even the undoubted courage displayed by individual American soldiers.

    The filmmakers wanted We Were Soldiers to convey the gritty realities of combat in the Vietnam War. But they also wanted to make a commercially viable film. To achieve the latter, they apparently decided to fudge their commitment to the former. Perhaps they felt that audiences needed a rousing scene of Mel Gibson leaping up and charging into the enemy?Ts massed ranks to feel that real heroism was on display. If so, I think they underestimated their audience?Ts intelligence?"not the first time that Hollywood has committed that particular sin. If We Were Soldiers was intended to heal some real historical wounds, it is altogether unfortunate that the filmmakers chose to do so by indulging in unreal historical fantasy.

    Source: Reprinted from History News Network, ?oCulture Watch? (3/18/02). This piece originally appeared in the Utica Observer-Dispatch. Reprinted with Permission
    http://historymatters.gmu.edu/d/6579/
    ---> Miễn bình luận.

    + Còn các con số và tướng H.Moore, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 lính Mỹ nói cái gì:

    Sự thật của trận Ia-Đrăng năm 1965 như thế nào?
    http://www.sggp.org.vn/sggp/xemtin.html?id=48516&sobao=706

    Năm 1965, để cứu nguy cho chế độ tay sai khỏi bị sụp đổ, quân viễn chinh Mỹ đã ồ ạt tràn vào miền Nam VN với ảo vọng sẽ giành chiến thắng trong vòng 18 tháng? Tại chiến trường Tây Nguyên, các đơn vị sừng sỏ của quân đội Mỹ hùng hổ tiến lên cao nguyên để ?otìm-diệt? và ?ođánh gãy xương sống *********?, hễ phát hiện chủ lực của quân giải phóng ở đâu, quân Mỹ với chiến thuật tân kỳ ?oPhụng hoàng vồ mồi?, sử dụng trực thăng liền đổ quân từ phía sau lưng quân ta để bao vây, đánh tập hậu? âm mưu bóp chết đối phương; và sư đoàn 1 ?oKỵ binh bay?, sư đoàn đầu đàn hung hãn nhất được đưa lên Tây Nguyên nhằm thực hiện bài bản này.
    Tương kế tựu kế, Bộ chỉ huy quân giải phóng đã tổ chức chiến dịch Plâyme nhằm mở trận đánh phủ đầu, chủ động tấn công tiêu diệt quân Mỹ? Đầu tiên ta tổ chức bao vây quân ngụy ở Plâyme nhằm thu hút Mỹ nhảy vào tiêu diệt chủ lực ta, cứu nguy cho ngụy? Diễn biến chiến dịch diễn ra đúng như dự đoán, quân Mỹ đã bị sa vào thế trận do ta lựa chọn, lập sẵn, quyết chiến điểm đã diễn ra tại thung lũng Ia-Đrăng, nơi sư đoàn 1 Mỹ đổ lữ đoàn 3 vào cuộc nhằm xóa sổ Trung đoàn 66, một trong những trung đoàn chủ lực cơ động của ta ở Tây Nguyên. Tuy nhiên quân giải phóng ?okhông những không bị tiêu diệt mà còn quay ra bao vây quân Mỹ và phía chủ động tấn công không phải là quân Mỹ mà lại là quân giải phóng, trận chiến ác liệt nhất đã diễn ra tại một số địa điểm như bãi đổ bộ trực thăng mà người Mỹ gọi với mật danh ?oAnbany? hay tại ?oTia X? (một điểm cao)? Trận Ia-Đrăng đã được cả hai phía Việt-Mỹ coi là trận đụng đầu đầu tiên giữa chủ lực quân giải phóng và quân đội nhà nghề của Mỹ. Kết cục: sau 4 ngày thử lửa (từ 14-11-1965 đến 19-11-1965) quân Mỹ đã phải rút chạy khỏi khu chiến với tổn thất kinh khủng: lần đầu tiên ta diệt 2 tiểu đoàn Mỹ (tiểu đoàn 1 và 2 của lữ đoàn 3) và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác (tiểu đoàn 3 của lữ đoàn 3), có hơn 300 lính Mỹ bị tiêu diệt tại trận (theo nhà báo Galloway, riêng tiểu đoàn 2-Mỹ bị giết 155 tên, bị thương 125 tên).
    Tưởng cũng cần nêu một chút về lực lượng của 2 bên tại trận Ia-Đrăng để so sánh:
    * Về quân số: không có chuyện 1 lính Mỹ chọi 10 ?ovi-xi? như trong phim (400 chọi 4.000), sự thật, lực lượng tham chiến chủ yếu của ta tại Ia-Đrăng gồm 2 tiểu đoàn 7 và 8 của trung đoàn 66 (có sự chi viện của tiểu đoàn 1 trung đoàn 33), lực lượng tham chiến của Mỹ là tiểu đoàn 1 và 2/lữ đoàn 3 (và tiểu đoàn 3 lữ đoàn 3). Như vậy, về số đầu đơn vị, hai bên bằng nhau, ấy là chưa nói quân số một tiểu đoàn Mỹ bao giờ cũng nhiều hơn một tiểu đoàn của ta.
    * Về trang bị vũ khí, hỏa lực, phương tiện di chuyển - cơ động? thì khỏi phải so sánh vì chênh nhau một trời một vực, cần nhắc lại: tại trận Ia-Đrăng, lần đầu tiên Mỹ sử dụng máy bay B52, là vũ khí chiến lược, thành vũ khí chiến thuật.
    Chính người Mỹ trong cuộc đã nói về trận đánh Ia-Đrăng: Tướng Westmore - land - Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại VN, sau trận đánh đã phải thốt lên với báo giới: ?oNgày hôm nay thật tồi tệ, quân ta (Mỹ) đã bị tổn thất??.
    Còn nhà báo John Galloway - người cùng hành quân với tiểu đoàn 2 Mỹ và chứng kiến trận chiến đã viết trên báo Tuần tin tức - Mỹ: ?oTrận chiến đấu ở thung lũng Ia-Đrăng đã làm cho nước Mỹ suy thoái vào một thập kỷ sa lầy đẫm máu? đã làm hỏng một đời tổng thống, đã mang lại vết nhơ sâu sắc cho các đời tổng thống khác và đẩy cả dân tộc (Mỹ) đến chỗ đối lập với cả bản thân mình? và ?oBài học ở Ia-Đrăng người Mỹ phải học đi học lại đến 550.000 lần trong một năm và hàng năm? (chỉ số lính Mỹ chết trận tại VN).

    Riêng Harold Moore - viên tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 1 xấu số, 28 năm sau, năm 1993, khi đã là trung tướng, đã sang thăm Việt Nam và xin gặp bằng được người đã từng chiến thắng mình tại thung lũng Ia-Đrăng - tướng Nguyễn Hữu An. Sau đó tướng H.Moore đã yêu cầu tướng An đi cùng với mình đến Ia-Đrăng, thăm lại chiến trường xưa? và khi được tướng An kể lại một số diễn biến trận đánh, cho tướng H.Moore xem lại bản đồ tác chiến của ta (do tướng An còn lưu giữ được) cũng như khi được biết hỏa lực của ta lúc đấy chỉ có pháo mang vác (súng cối, ĐKZ) và súng AK? H.Moore đã đi từ sửng sốt này đến sửng sốt khác và cuối cùng chỉ còn biết tỏ ý chân thành bái phục Quân đội VN và cá nhân tướng An.

    Người Đức không thể làm phim nói họ chiến thắng ở Stalingrad, người Pháp không thể làm phim nói họ chiến thắng tại Điện Biên Phủ? Điều nguy hiểm là nếu sau này, khi xem bộ phim ?oChúng ta từng là người lính? (bằng đường chính thức hoặc cả băng hình ngoài luồng), lớp trẻ VN - những người mới trưởng thành sau chiến tranh sẽ bị ngộ nhận, từ một trận chiến thắng của cha ông nay họ lại bị nhồi nhét thành chiến thắng của người Mỹ, và rồi qua bộ phim, họ sẽ nhìn nhận - đánh giá về cha ông của mình như thế nào qua nhân vật tướng Nguyễn Hữu An (diễn viên Đơn Dương sắm vai), được coi là nhân vật ?ophản diện? và bị xuyên tạc trắng trợn trong phim?
  2. gacoi

    gacoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    3.411
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đc nghe nói qua trên báo TTVH . Thật đáng tiếc cho Đơn Dương , tớ đề nghị tẩy chay ****** phim này .
    Được zazu sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 15:37
  3. Thewarrior

    Thewarrior Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2001
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Tớ đặc biệt yêu thích tìm hiểu những diễn biến quân sự trong thời kỳ nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến ở Đông Dương. Sự thật về trận đánh ở thung lung Ia_Đrăng ra sao thì có lẽ chỉ có cách đọc các hồ sơ mật và các bản báo cáo của cả hai phía thì lớp trẻ chúng ta mới có cơ hội tiếp cận được sự thật.
    Tớ đã đọc cuốn sách Sân Sau của nhà xuất bản Giải Phóng (năm 1977), trong cuốn sách có nói một chút về diễn biến ở thung lũng Ia_Đrăng. Theo như cuốn sách đó thì nói chung mỗi bên đều có những lý lẽ riêng để nói rằng họ đã thắng lợi. Nhưng tướng Wets đã phải thừa nhận sự cơ động cực kỳ linh hoạt của trung đoàn 66 *********.
    Nó như thế này : Toàn bộ trung đoàn 33 bao vây và gây sự với một phần lực lượng sư đoàn 23 Nguỵ ở sát với biên giới Cambodia, trong khi đó trung đoàn 66 cơ động từ Nam Lào xuống nằm phục ngay sau lưng trung đoàn 33. Người Mỹ nói rằng (họ có nhiều nhân chứng cả quân sự lẫn dân sự) trung đoàn 33 đã bắn rất nhiều đạn cối và cả pháo 120 ly. Khi sư đoàn 23 nguỵ không có khả năng trả đũa những đòn đánh của ********* thì lực lượng của sư đoàn 1 lục quân Mỹ được đưa từ Nha Trang bằng trực thăng xuống thung lũng Ia_Đrăng, trước khi đổ bộ B52 đã dọn đường trước. Nhưng khi quân Mỹ đến thì không thấy "Vi-xi" đâu nữa, người ta bảo rằng quân Mỹ đã ở trong thung lũng cả tuần. Và rồi thì ********* xuất hiện... Và theo như tin tình báo quân sự của Mỹ thì trung đoàn 66 còn đang đóng quân ở Thanh Hoá!!!!???? Đó là một trận đánh cận chiến, hai bên chỉ cách nhau có 5 - 10m. Bộ chỉ huy liên quân Việt _ Mỹ đóng ở Đà Nẵng đã nhận được báo cáo rằng : "... hình như các chàng trai của chúng ta không "thích" chiến đấu bằng lưỡi lê... họ (lính Mỹ) chỉ thích đi nhặt xác ********* sau các đợt bom B52..."
  4. phanxine

    phanxine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đc nghe nói qua trên báo TTVH . Thật đáng tiếc cho Đơn Dương , tớ đề nghị tẩy chay ***** phim này
    nghe mà nực cười
    Người Đức không thể làm phim nói họ chiến thắng ở Stalingrad, người Pháp không thể làm phim nói họ chiến thắng tại Điện Biên Phủ??? Điều nguy hiểm là nếu sau này, khi xem bộ phim ??oChúng ta từng là người lính??? (bằng đường chính thức hoặc cả băng hình ngoài luồng), lớp trẻ VN - những người mới trưởng thành sau chiến tranh sẽ bị ngộ nhận, từ một trận chiến thắng của cha ông nay họ lại bị nhồi nhét thành chiến thắng của người Mỹ, và rồi qua bộ phim, họ sẽ nhìn nhận - đánh giá về cha ông của mình như thế nào qua nhân vật tướng Nguyễn Hữu An (diễn viên Đơn Dương sắm vai), được coi là nhân vật ??ophản diện??? và bị xuyên tạc trắng trợn trong phim?
    Xem cả c1i phim này xong, thấy rõ ràng nhân vật Đơn Dương đóng được thể hiện như một người tướng hùng của Việt Nam, cũng trăn trở, cũng chỉ huy và vẫn khẳng định quân ta chiến thắng. phản diện ở chỗ nào?
    không xét yếu tố sự thật lịch sử (vì trên thực tế toi không hề được học về trận đánh trong trường! Vì sao thì không biết!) thì đây là một phim lên án chiến tranh, tố cáo chiến tranh.
    những người có đầu óc định kiến, nhỏ nhen sẽ cảm thấy khó chịu khi coi phim. nói chung xem giải trí thì OK, còn phim của Mỹ thì chỉ có điên mới tin nó, dù là phim gì cũng thế!
    tóm lại, đơn Dương chả có lỗi gì trong chuyện này cả. anh dã hoàn thành tốt công việc của một diễn viên.
    phanXine
    Được zazu sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 15:40
  5. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    em cùng ý kiến với bác Phanxine. Phim này, dù có bị Hollywood hoá thật nhưng tóm lại nó cũng là lên án chiến tranh mà thôi. Các bác VN nhà mình toàn thế, thấy có cái gì không hợp ý là bắt đầu gào thét trên đài trên báo. Sự thật ra sao thì chẳng thằng nào biết vì có được học đếk đâu. Em nói thực, em thà đọc sách của bọn Mỹ viết còn hơn là tin vào các chú Sài Gòn Giải Phóng.
    Ít ra bọn Mẽo nó còn dám làm phim có lính Mẽo chết như ngả rạ, còn biết lên án chiến tranh. Thử hỏi nhà VN mình đã ai dám làm được một phim về trận Mậu Thân cho nó thực với lịch sử chưa?

    Tiền bất kiến cổ nhân
    Hậu bất kiến lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    Độc sảng nhiên nhi lệ hạ
  6. Canapunta

    Canapunta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Bac Tamock oi,
    That la kinh khi doc bai binh luan tieng Anh xong den bai Viet Ngu. Sao bai Viet ngu day nhung tu ngu mang tinh chat xuc cam nhu vay nhu " sung so", "hung ho"nhu vay? Binh luan ve nghe thuat hay lich su ma nong nai, xuc dong nhu the thi con gi la trung thuc, khach quan nua nhi?
    Bac Longatum noi phai lam. It ra , My cung dam mang hinh anh vua xau, vua tot cua chien binh My len man anh, de chong chien tranh, de rut ra bai hoc lich su. Con hinh anh cua bo doi tren man anh thi ...khoi che. Khong he so hai, khong pham ky luat, khong uc hiep thuong dan. Thu hoi, phim anh cua ai xem thuong tri thong minh cua nguoi xem nhi?
  7. tidenbz

    tidenbz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng đồng ý với ý kiến của Phanxie. Rất tiếc, Tôi chưa được xem phim này nhưng tôi thấy bực mình 1 điều là ở VN, người ta cho rằng hễ phim Mỹ nói về chiến tranh VN là phải xây dựng hình ảnh lính Mỹ xấu xa, hèn hạ, thú vật, hoặc nếu không thì phải đau khổ, dằn vặt, còn bộ đội giải phóng luôn luôn phải đẹp và cao thượng; ngoài ra những thứ còn lại đều là "bội nhọ", "xúc phạm". Nếu thế thì còn gì là điện ảnh khi người ta cứ muốn áp đặt cái nhìn 1 chiều như thế. Tôi cũng hiểu cho Đơn Dương khi phải lên tiếng "thề" là không đóng phim về chiến tranh VN nữa (tôi nghĩ anh không phát biểu thực lòng, vì anh là 1 diễn viên có tài, nhiều nhà làm phim nước ngoài rất muốn mời, mà phim nước ngoài về VN thì còn có gì ngoài phim về chiến tranh???).
    Có ai so sánh phim "we were soldiers" với phim "yêu tiếng hát VN", thật đáng buồn cười. Tôi rất đồng tình là phim YTHVN là 1 bộ phim bôi nhọ trắng trợn-như có nhiều cảnh tù nhân bị nhốt vào chuồng, ăn trong máng, rất xuyên tạc) tôi đã xem rồi, từ phim này mà tui căm ghét Lương Triều Vỹ, nhưng we were soldiers lại là 1 chuyện khác. 1 buổi tối tôi đến tiệm Kinko để photo 1 vài thứ, 1 số người Mỹ biết tôi là người VN thì tấm tắc khen vai diễn của Đơn Dương, và còn đoán chắc là We were soldiers sẽ đoạt Oscar cho năm sau. Họ còn cho rằng phim này khác hẳn với những phim về chiến tranh VN khác- nó không phân định kẻ thắng kẻ thua cũng như những vấn đề nhạy cảm khác, mà chỉ khẳng định 1 chân lý là chiến tranh là vô nghĩa. Còn gì là vinh dự hơn khi được nghe những lời như vậy???
    T I D E N B Z
  8. shitonqt

    shitonqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2001
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Nội dung phim chắc hẳn các bạn đã biết khá rõ. Cốt truyện chính là xoáy vào trận chiến giữa ********* và Mỹ ở thung lũng La Drang hẻo hút nào đó. Thời gian qua, MB đã có khá nhiều bài tranh cãi về phim này. Có người cho rằng phim cực đoan, phiến diện, thiếu thực tế v.v... Có người khác cũng cho rằng phim coi khá hay, hấp dẫn v.v... Và đây là ý kiến của tôi.
    Liệu chúng ta có quá khắt khe hay không trong cách nhìn về bộ phim này? Thật sự mà nói, nội dung phim cũng đơn giản, hao hao nhiều phim về chiến tranh khác như Saving Private Ryan, Black Hawk Down v.v... Nhưng điều thu hút mọi người, và các bạn chính là nói về cuộc chiến ở VN, và điều thứ 2, lần đầu tiên Mỹ mời một diễn viên từ Việt Nam sang đóng!
    Có nhiều ý kiến cho rằng, người Mỹ làm phim về VN rất phiến diện, tôn vinh "chủ nghĩa anh hùng Mỹ". Mel Gibson trong vai một vị tướng anh dũng... còn Đơn Dương chỉ là một vị tướng hèn nhát ?!! Hoặc cũng nhiều ý kiến cho rằng Mỹ "làm ngu" quân đội VN v.v... Rất nhiều ý kiến ! Nhưng theo tôi, đây là một trong những phim rất khá về đề tài chiến tranh VN. Phim chỉ đơn giản lên án chiến tranh, miêu tả sự tàn khốc và khốc liệt của chiến tranh, và những tiêu điểm của nó là vai trò của người lính đối với gia đình của họ. Ai đã xem phim ắt hẳn sẽ thấy sự khốc liệt tàn bạo, hậu quả của chiến tranh để lại. Thương vong, chết chóc hòa với máu của người lính và nước mắt của người thân họ. Tôi không phải người Mỹ, nhưng tôi cũng thấy một chút quặn lại khi xem cảnh người vợ nhận giấy báo tử của chồng, không thể thốt nên lời, chỉ biết "ư ư.. ứ ư..." và bật òa tiếng khóc... Đó là chiến tranh ! Có hi sinh, có chết chóc.
    Ngoài ra, tôi cũng nghĩ rằng người Mỹ đã rất cố gắng xây dựng một cách nhìn khách quan hơn về cuộc chiến trong bộ phim này. Khách quan nhưng không phải là phải phù hợp, chính xác với cách nhìn của chúng ta. Chính trị/chiến tranh là một đề tài tế nhị. Ai cũng một mực bênh vực cho lý lẻ và lý tưởng của mình. Vì thế một cuộc chiến có nhiều cách nhìn khác nhau. Chúng ta xem phim Mỹ, phải chấp nhận đi theo cách nhìn của họ, hơn nữa ngay cả chính cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng có lý tưởng khác với chúng ta. Vì thế chuyện tôn vinh những người lính Mỹ là lẽ đương nhiên. Chẳng lẽ, chúng ta ép buộc họ phải miêu tả những hình ảnh lính Mỹ gục ngã, hèn nhát và công chiếu cho công dân của họ ?? Hãy nhớ rằng Hollywood làm phim cho người Mỹ chứ không phải người Việt Nam (nơi mà thậm chí chẳng có cơ hội xem phim mới ! ).
    Vậy, tại sao chúng ta không thử nhẹ nhàng đón nhận một dấu hiệu mới khả quan hơn trong phim này, chỉ xem để giải trí và quên phắt chuyện chính trị đi ? Hãy xem và đơn giản chấp nhận. Và nếu với tiêu chỉ đó, tôi nghĩ đây là phim hay ! Vì...
    Ít ra, lần đầu tiên được xem một bộ phim mà những đoạn tiếng Việt ... có thể nghe được. Hầu hết các phim trước đây, đều thuê người nước ngoài đóng, tiếng Việt đánh vần còn ko rành, nói năng lủng củng. Ít ra, hình ảnh người lính Việt Nam được thể hiện có tình người hơn những phim khác (vốn y những con thú man rợ. Ít ra, quân đội VN cũng "có chút đất" trên màn ảnh, để khỏi phải bắt khán giả chỉ phải xem toàn hình ảnh quân Mỹ v.v...
    Có thể họ làm quân ta bắn chết quân Mỹ khá dã man, nhưng đó cũng chỉ là chiến tranh mà thôi. QUân ta cũng hi sinh nhiều vậy, chiến tranh là chết chóc ! Đó chính là lời chuyển tải của bộ phim này đến với khán giả. Ngay ở cuối phim, Đơn Dương cũng đã nói một câu:
    "Người Mỹ tưởng họ chiến thắng trận chiến này ư ? Họ đã lầm, tất cả những người lính đến đây, và hi sinh. Kết quả đều giống nhau ..."
    Tóm lại, ý tôi muốn nói trong thread này là chúng ta nên xem phim một cách thoải mái hơn. Đừng để chuyện chính trị làm mất đi những cái hay của một bộ phim. Đừng để quá khứ của cuộc chiến làm chúng ta tiếp nhận tác phẩm điện ảnh một cách nặng nề. Hãy đơn giản xem nó, tiếp nhận nó và nếu đôi khi đụng chạm đến "tự ái dân tộc" của mình, hãy quên đi và nghĩ một ngày nào đó, chính đất nước ta - Việt Nam sẽ thực hiện một bộ phim về đề tài này hoành tráng và chân thực !!
    Và điều cuối cùng là phim này hoàn toàn có thể được chiếu ở VN. Hi vọng các nhà cầm quyền cởi mở đầu óc hơn để các bạn có cơ hội xem phim ..rõ !.
    Người đàn ông hoàn hảo là người có thể đánh máy và ...rửa chén nhanh như nhau :D
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Thật ra cái đoạn làm VN nhà mình bực nhất chính là đoạn đầu, khi tướng An (Đơn Dương đóng) ra lệnh cho 1 anh bộ đội giết 1 người tù binh Pháp (đang chảy máu quá trời) = lưỡi lê, đồng thời lại còn buông 1 câu đại loại như "Giết chết hết cho chúng khỏi đến nữa". Cái này thì rành rành sai chủ trương rồi, làm tổn hại hình ảnh của anh bộ đội *****. Đơn Dương là 1 người thông minh, đáng lí ra anh ta phải hiểu rõ điều này mới phải. Kô thể có chuyện Đơn Dương kô biết gì về cảnh quay này (vì anh có đóng cơ mà). Với lại đó là chuyện giữa VN với Pháp nên ta mới bực mình. Còn nếu là phim của Mĩ, lại làm sau sự kiện 11/9, thì Mĩ có muốn cho họ là anh hùng, chiến thắng cũng đúng, ai mà thèm quan tâm. Quả này chỉ có Đơn Dương là thiệt thôi.
    Si l'amour existe encore
  10. Rockstar

    Rockstar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Có thể các bạn ko biết nhưng sau xem bộ phim này Đơn Dương đã thề rằng ko bao giờ đóng phim về đề tài chiến tranh nữa . Bộ phim bị cắt bỏ khá nhiều cảnh của anh , và anh cũng thừa nhận bộ phim này là đã làm sai sự thật . Thật sự đối với tôi đây là 1 bộ phim xuyên tạc lịch sử . Tôi ko biết các bạn thế nào nhưng tôi xin kể 1 câu truyện cho các bạn , chẳng là tôi có 1 người bạn người Nhật , tôi có 1 đĩa DVD Trân Châu Cảng và muốn đưa cho người bạn này xem , người bạn này kiên quyết từ chối và nói rằng Mỹ hoàn toàn xuyên tạc , họ chỉ muốn làm những gì tốt đẹp cho họ mà thôi , và khi mà Nhật xuyên tác Lịch sử vào trong các bộ SGK thì HQ và TQ cũng kiên quyết phản đối . Nói chung nên tạm dừng ko chủ đề sẽ bị xét vào nhạy cảm đấy . Dù sao cũng là í kiến của mỗi người , hy vọng các bạn đóng ghóp nhìu cho MFC .

Chia sẻ trang này