1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đánh hào hùng của QĐNDVN - Chiến dich PLAYME

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kiduong1, 01/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bác nói vòng vo khó hiểu quá, mình VD như thế này nhé:
    Mình muốn leo vô nhà bác (để làm gì nhỉ ) nhưng bác đang ngồi trong nhà, mình suy nghĩ được 2 cách đột nhập như sau:
    - Mình thuê 2-3 thằng nhóc ném đá vào nhà bác dụ bác ra rượt theo mấy thằng nhóc để mình có thể đột nhập vào mà không gặp bác.
    - Mình thuê 2-3 thằng du côn bặm trợn đi theo mình đến trước cửa nhà bác xô cửa xông vào. Gặp hay không gặp cũng chẳng thành vấn đề.
    Theo mình thì QLVNCH đã sử dụng cách thức thứ 2 trong chiến dịch thần phong, và theo mình thì phương pháp thứ 2 chằng nghi chẳng binh gì sất.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Khổ cái bác ấy lại bảo rằng mục tiêu thì phải tuyên bố trước trận đánh mới tính, còn không thì phải từ từ xét lại bởi vì phía bên kia biết được mục tiêu của ta là như thế này này ..... Mình tự hỏi nếu QĐND chỉ biết tự thỏa mãn, sẵn sàng báo cáo láo, biến thua thành thắng, đổi trắng thành đen tại sao đội quân đó đã có thể đánh bại 3/5 cường quốc trong hội đồng bảo an, đè bẹp các thế lực thù địch bảo vệ tổ quốc ???? Phải chăng cái chiến thắng ngaỳ 30/4 ấy củng là tuyên truyền, là ngụy taọ ??
  3. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Xin được dùng phương pháp của bác "Chặt vụn để trả lời"
    Khi đọc lý lịch trích ngang của gia đình bác, tôi hiểu vì sao bác lại bị người lớn doạ như thế! . Môi trường của bác sống nó khác hẳn môi trường người khác sống. Bác đừng nghĩ cái ý kiến nào cũng là do tuyên truyền (cái này những người phía bên bác thường hay lôi ra lắm!) . Gia đình bác thuộc tầng lớp cao trong xã hội đấy thì bác sẽ nhìn mọi sự vật hiện tượng và cuộc chiến theo cách nhìn từ vị trí của bác, và bác mô tả nó cũng theo cách tương tự. Người dân thường ở từng nơi cũng nhìn nhận cuộc sống từ góc nhìn của họ và chắc chắn phần lớn sẽ không cùng cách nhìn như của tầng lớp trên! (Nếu không đã chẳng có nhiều du kích và bộ đội địa phương như thế)
  4. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Bàn chút về mấy cái chiến thuật " nghi binh" của bác Tín cho vui.
    1/ dương đông kích tây - Cái này không được gọi là nghi binh. Theo nguyên bản của binh pháp Tôn thì việc "dương đông" phải được công khai có sức thuyết phục để dụ địch. Cánh quân "dương đông" phải cố tình khuyếch trương, lôi kéo chú ý của địch và nhiệm vụ phải lôi kéo bớt sinh lực địch ra khỏi mục tiêu chính. Trong một số hoàn cảnh có thể dùng kế nghi binh để "dương đông", tuy nhiên hiệu quả không cao.
    "Kích tây" cũng không phải là nghi binh bởi cánh quân này phải hoạt động bí mật không cho địch phát hiện. Khi quân địch tập trung để đối phó với "dương đông" thì xuất kỳ bất ý tấn công.
    Kế "dương đông kích tây" không được Tôn Tử đặt tên là kế "nghi binh" được.
    2/ công đô?n đa? viện hay đánh diện diệt điê?m - Đây cũng không phải là nghi binh.
    Thông thường hệ thống phòng thủ được tổ chức một cách liên hoàn, cho phép các căn cứ ứng cứu nhau một cách nhanh chóng. Khi muốn tấn công một vị trí nếu không ngăn chặn viện binh thì kẻ tấn công sẽ bị rơi vào thế trước sau phải đối địch, rất dễ bị tiêu diệt. Trong chiến tranh hiện đại, sự cơ động nhanh quyết định thắng lợi rất cao. Chính vì vậy mà các nhà quân sự ngoài việc thành lập các cứ điểm kiên cố còn phải duy trì một lực lượng cơ động mạnh để có thể tiêu diệt đối phương một cách nhanh chóng. Để chống lại chiến thuật này, người tấn công buộc phải có phương án chống lại bằng cách dùng quân ngăn chặn sự cứu viện để cô lập đồn bốt nhằm tiêu diệt dễ dàng hơn.
    Thông thường khi tấn công vào một cứ điểm lực lượng tấn công phải đông gấp lực lượng phòng thủ từ 4 đến 5 lần do hoả lực phòng thủ thường rất mạnh và căn cứ rất kiên cố. Yếu điểm của quân phòng thủ là dự trữ đạn dược, lương thực cho chiến đấu lâu dài. Yếu tố tâm lý khi chiến đấu cô độc sẽ làm giảm khả năng chiến đấu của quân phòng thủ. Ngăn cản được quân cứu viện sẽ giúp quân tấn công có thêm nhiều thời gian để trấn áp quân phòng thủ. Sự kết hợp này được gọi là kế "công thành, diệt viện" trong binh pháp Tôn Tử.
    Để diệt quân cứu viện có thể áp dụng kế nghi binh hay các kế khác phụ thuộc vào thực lực của bản thân, mục tiêu chiến lược, hoàn cảnh chiến trường.
    3/ bấ?t động thu? să?n gậy đập - cái này không được gọi là nghi binh. Tên chính xác có thể dùng cho kế này là "cắn trộm." Cách thức thực hiện là tìm cách tiếp cận đối phương rồi xuất kỳ bất ý ám sát. Thông thường người ta thường sử dụng cách thức trá hàng, giả làm dân thường... để qua mắt đối phương, khi đến gần mới xuất kỳ bất ý tấn công. Kế này chỉ thực hiện được với một nhóm quân nhỏ với mục đích tập kích các nhân vật chủ chốt hay đánh bomb khủng bố. Trong chiến tranh VN thì biệt động Sài gòn hay dùng cách này. Sau này chủ nghĩa khủng bố cũng dùng phương pháp này trong các cuộc tấn công của họ.
    Có một số kế khác tương tự kế này như "mai phục", "cất vó"... Sau này có một số kế cao siêu hơn được nhiều người ưa dùng đó là "ném đá dấu tay", "ném mắm tôm vào hội nghị."
    3/ thu? hay tâ?u - đây cũng không phải kế nghi binh. Thủ = phòng thủ, Tẩu = bỏ chạy. Trong chiến tranh VN "kế sách thủ hay tẩu" đã tạo nên thất bại thảm hại của VNCH năm 1975. Theo tôi nghĩ bác Tín nhầm lẫn cái kế "thủ hay tẩu" với "thủ vi tẩu". Theo Tôn Tử binh pháp thì "thủ vi tẩu" nghĩa là ngoài mặt tăng cường phòng thủ nhưng thực tế rút lui phần đông lực lượng. Năm 1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định triệt thoái, các tướng lĩnh VNCH đã không có một kế sách đúng để rút lui. Có thể giống bác Tín (có thể cả anh trai của bác là tướng Hiếu) bị nhầm lẫn giữa "thủ vi tẩu" thành "thủ hay tẩu" - đánh hay chạy mà các tướng lĩnh của VNCH như Ngô Quang Trưởng, Phú, đã gây ra sự hỗn loạn hàng ngũ, tạo ra một cảnh hỗn loạn bỏ chạy.
    4/ tâ?u bắc hay tấu nam - không biết có phải bác Tín ám chỉ kế "tẩu bắc, tấn nam" hay không? Nếu đúng thì kế này giống như kế "điệu hổ ly sơn" hay "dương đông kích tây". Mục tiêu của kế "tẩu bắc, tấn nam" là kéo dãn binh lực địch ra để tiêu diệt. Kế này được Gia Cát Lượng sử dụng rất nhiều. Thông thường kẻ sử dụng kế này chia quân làm 2 cánh, một cánh quân dụ địch sử dụng phương pháp khiêu khích để kéo binh lực chủ chốt của địch rời khỏi vị trí chiến lược của họ sau đó sử dụng cánh quân còn lại đánh úp sau lưng để tiêu diệt địch. Cũng như các kế trước, đây cũng là một dạng kế liên hoàn chứ không phải kế nghi binh.
    Vậy thực chất kế nghi binh là thế nào? Theo cách hiểu về từ ngữ thì nghi binh nghĩa là tạo ra thông tin nhiễu loạn về lực lượng của mình để đối phương phải rút lui, ngừng tấn công, hoặc tấn công vào chỗ trống. Mục tiêu của nghi binh là làm cho đối phương hiểu nhầm về lưc lượng cũng như ý đồ của mình. Ví dụ, Trương Phi ở cầu Trường Bản dùng quân kéo cây phất cờ trong rừng để nghi binh đánh lừa Tào Tháo. Gia Cat Lượng mở cửa thành, lên lầu chơi đàn để lập kế nghi binh đánh lừa Tư Mã Ý... Trong chiến tranh hiện đại người ta hay dùng các trận địa giả để lôi kéo đối phương tấn công đến đó. Trong chiến dịch bão táp sa mạc, Iraq sử dụng các mô hình xe tăng và máy bay bằng chất dẻo để Mỹ tấn công vào đó, những máy bay thật được dấu đi nơi khác. Trong chiến tranh ném bomb miền Bắc, quân dân miền Bắc tạo ra rất nhiều trận địa giả để đánh lừa các máy bay trinh sát của Mỹ.
    Được bigapple_k33 sửa chữa / chuyển vào 12:21 ngày 25/09/2006
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Bác nguyentin khôn thật, định lùi 1 bước để tiến hai bước đây. Mọi người tranh luận ko phải vì chuyện thắng thua mà là để phủ nhận cái ý kiến rằng QLVNCH "ngon lành" như bác nói. Còn bác chấp nhận thua cái hiển hiện rõ ràng (75) để chứng minh sự tài năng "không bộc lộ". Xin tranh luận với bác về vấn đề này một chút nhé (hoàn toàn dựa vào phân tích thôi chứ không có tuyên truyền ):
    - Tôi đã đọc rất nhiều những tư liệu và tâm tư của những người phía bên bác, tựu trung có 2 ý kiến lớn sau để nhằm chứng minh cho cái thất bại hiển hiện: "QLVNCH là quân đội nhẹ tinh nhuệ nhất thế giới lúc bấy giờ bởi được cấu thành từ toàn các binh chủng tinh nhuệ. Tuy nhiên sự thất bại của nó là bởi các tướng lĩnh hèn nhát, bất tài vì lo thân mình nên bỏ lính tráng lại chạy. Thứ hai là do Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ khiến khả năng tác chiến giảm sút (có đưa VD rất sinh động là khi Mỹ còn viện trợ lớn thì mỗi khinh binh ra trận được phát 10 quả lựu đạn, còn khi bị giảm viện trợ thì mỗi người chỉ được 1 quả)"
    - Tướng bất tài thì không thể có đội quân tài giỏi được. Khi tác chiến, tướng là người quán xuyến toàn bộ chiến trận, người lính chỉ thực thi những ý đồ cấp trên. Nếu các bác thời đấy bây giờ cứ đổ tại thất bại như vậy thì các bác nghĩ mình là loại lính gì? Làm sao mà tinh nhuệ nổi. Vì vậy đây cũng là lý do người ta phủ nhận khả năng của QLVNCH (phương Tây cũng cùng ý kiến như vậy, đó chính là điều khiến các cựu binh VNCH chửi bới rất nhiều)
    - Các bác đổ tại HK cắt giảm viện trợ nên mất sức chiến đấu, vậy xin hỏi trước đấy thì CÓ SỨC à? Các bác luôn dùng cấu trúc câu "NS và TC viên trợ ào ạt cho BV..." còn phía HK "thì cắt giảm tối đa viện trợ" => cái này thời chống Pháp VM gọi là "vũ khí luận" đấy. Xin thưa là HK cắt giảm chỉ có 2 năm thôi, nhưng cái lượng vũ khí để lại sau 73 đủ cho VNCH chơi dài dài vài năm nữa. Nếu do HK cắt giảm viện trợ mà thua thì trước đấy có đủ viện trợ, đủ quân lính nước ngoài sao không thắng được? Lượng viện trợ qs cho QGP chẳng thể hơn được lượng viện trợ VNCH được hưởng. Hơn nữa VNCH có lợi thế hơn nhiều. Hàng viện trợ chỉ cần "shipping" về đến nơi là phân phát khắp các nơi bằng oto hay máy bay rồi, còn hàng viện trợ cho QGP thì phải vượt qua đủ chông gai nữa mới đến được tay người sử dụng, vì thế lính QGP bắn AK chỉ phát 1 hoặc 2 phát 1, lính VNCH thì chơi cả băng (1 tay TQLC kể hắn bắn hết 40 hòm đạn đại liên 250 viên trong cuộc đụng độ 2 tiếng đồng hồ => xạ thủ QGP mà bắn thế thì chắc bị cho đi tải đạn) . Nếu so sánh toàn bộ cuộc chiến thì sẽ thế này: Quân VNCH di chuyển bằng máy bay, oto, thỉnh thoảng đi bộ trên đường bằng...->QGP thì đi bộ trèo đèo lội suối, băng rừng... Quân VNCH được không yểm, pháo yểm cường độ cao...- >QGP thì chỉ có súng cối và pháo nhẹ, sau này mới có pháo yểm vào trận.... quân VNCH được chu cấp từ đầu đến chân, ăn uống dã chiến đã có gạo sấy, thịt hộp, C-Ration..-> QGP thì bữa đực bữa cái, sang thì có tí lương khô thịt hộp, thậm chí phải tự trồng trọt để ăn ...Quân VNCH chỉ dăm bữa nửa tháng hoặc nhiều thì một vài tháng được về thăm vợ con, hoặc vui chơi giải trí -> QGP đi biền biệt, chả biết có cơ hội mà về hay không...v.v. và .v.v. Chính vì thế ông lính VNCH chỉ cần bị giảm tí tiêu chuẩn là ông ấy kêu giời lên và đổ lỗi cho mọi thứ không như ý. Như vậy chắc bác quá đủ hiểu mà không cần thêm phần kết luận nữa nhỉ!
    Cá nhân tôi không coi thường nhưng không đánh giá cao tí nào quân lực của các bác! Mong bác đừng tự ái nhé!
  6. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    "Trước cuộc HQ Thâ?n Phong, QGP chu? động la?m gián đoạn các trục lộ giao thông, kê? ca? QL 19; QLVNCH bị bó tay hoa?n toa?n. Cuộc HQ Thâ?n Phong cho phếp QLVNCH nắm phâ?n chu? động, đô?ng thơ?i khiến cho QGP bị bó tay hoa?n toa?n không co?n khống chế nô?i sự thông thương cu?a QL 19 trong 5 nga?y QLVNCH ấn định." - Trich dẫn lời của bác Tín.
    Cũng may bác Tín không phải tướng của VNCH chứ nếu không sẽ có nhiều người chết oan do cái kiến thức quân sự của bác.
    Để làm gián đoạn các trục lộ giao thông đâu có gì khó khăn. Các cháu thiếu nhi cũng có thể làm được bác ạ. Chỉ cần làm một đống đất, mấy cây gỗ lớn ra chặn đường là giao thông gián đoạn rồi. Nếu chôn mấy trái mìn giữa đường thì giao thông sẽ tắc ngay thôi. Để đảm bảo giao thông thì sẽ cần một lực lượng rất lớn, dàn trải mỏng để bảo vệ. Ngược lại, để làm gián đoạn giao thông thì chỉ cần một lực lượng nhỏ mà thôi.
    Bác có biết các cháu thiếu nhi nghịch ngợm ở VN chỉ cần vài nắm cát, mấy hòn sỏi ném lên xe lửa mà gây thiệt hại cho ngành này rất lớn không? Để ngăn chặn các cháu nhà nước phải huy động một lực lượng rất lớn để đối phó nhưng hiệu quả đạt được không cao.
    Thực ra tôi không nghĩ ông anh của bác, tướng Hiếu, hiểu tình hình chiến sự giống như các diễn giải của bác đâu. Từ đầu tranh luận đến giờ, do bác hiểu sai vấn đề và cố tình cãi chày cãi cối với kiến thức quân sự giới hạn nên càng nói lại càng sai. Hy vọng các ý kiến từ đầu đến giờ là của bác chứ không phải do ông anh của bác "báo mộng" giúp bác trả lời.
    Bản chất của chiến dịch Thần Phong như tôi nói trước đây là một chiến dịch đảm bảo giao thông, dọn dẹp sân bãi cho cuộc chiến sau này. Các chức năng như khống chế giá lương thực hàng hoá, tìm và diệt cộng sản chỉ là phụ thôi.
  7. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
  8. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Vê? vận đê? "chặt vụn". Đó la? cách trích ra đoạn mi?nh sef tra? lơ?i, chứ đê? nguyên ba?i da?i có nhiê?u tiêu đê?, thi? các ngươ?i khác không biết tôi đang nói tới tiê?u đê? na?o. Có bác gio?i điện toán hơn thi? du?ng "highlight" ma?u va?ng. Tôi thi? chưa biết đến kyf thuật đó, xin bác thông ca?m, chứ đư?ng cho la? tôi du?ng tiê?u xa?o hay thu? đoạn vặt văfnh.
    Ví dụ, ơ? đây, hôm nay tôi chi? ba?n tha?o với bác vê? vấn đê? "vụn chặt". Đáng le? ra theo thói thông thươ?ng cu?a riêng tôi, tôi cắt bo? phâ?n sau. Nhưng tôi không dám la?m vậy nưfa ma? cứ đê? mặc vậy.
  9. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Đúng la? tôi hiê?u thế nghi binh theo trí hiêfu biế?t cu?a một ngươ?i nghiệp dư khi tôi dịch "diversionary tactic" ra "thế nghi binh".
    Xin cám ơn bác đaf dâfn gia?i rất ra?nh mạch. Tôi học ho?i được khá nhiê?u va? có thêm được một ít kiến thức quân sự.
    Nhân tiện xin bác cho biế?t nên dịch danh tư? tiếng Anh trên ra sao?
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 17:50 ngày 25/09/2006
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    DIversionary tactic dịch theo từ điển thì là nghi binh, nhưng thế nào là nghi binh thì bác Tín hiểu ko đúng.
    Nó ko phải là chiến thuật cao cấp do các quân sư vĩ đại nghĩ ra mà là hoạt động operational của lính, đặc biệt là lính trinh sát.
    Ở mức độ chiến trường thì hoạt động nghi binh gắn với hậu cần và điều động quân. Tác chiến ở cấp chiến dịch thì ko còn gọi là tactic nữa.
    Vậy nên chữ diversionary tactic ở đây hiểu là các hoạt động đơn vị trinh sát (để chống lại du kích, chẳng hạn hạn chế khả năng thu thập tin tức của QGP, lúc đó họ sẽ rút lui), chứ đưa nó lên thành dương đông kích tây hay gì đó thì vĩ mô quá...
    Trò khỉ này (tức là chiến thuật nghi binh) thì VC tài ba hiếm có, bác Tín có công nhận ko nào?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này