1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đánh hào hùng của QĐNDVN - Chiến dich PLAYME

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kiduong1, 01/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. My2Cents

    My2Cents Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác Tín đọc lại những đoạn bôi vàng bác sẽ hiểu tại sao tôi nói bác bị tẩu hoả nhập ma. Nếu bác mệt thì cứ nghỉ ngơi cho lại sức, sau khi tỉnh táo mới quay lại chiến đấu tiếp. Kháng chiến còn dài, còn tốn nhiều bút mực mà.
    ATB,
    Được my2cents sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 20/10/2006
  2. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    THẾ TRẬN VẠN TƯỜNG.
    Chiến thắng Vạn Tường đã đi vào lịch sử.
    Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của trận đánh đã được bàn luận và phân tích khá nhiều. Nhưng vì cần phải giữ bí mật cho một số ý định công tác lâu dài nên có một số dự kiến lúc bấy giờ chưa được nói ra.
    I- Để tiếp nhận vũ khí do tàu của Hải quân nhân dân chuyển vào, từ giữa năm 1964, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã chuẩn bị một loạt bến tiếp nhận ở Bình Đào (Thăng Bình-Quảng Nam), Đạm Thuỷ (Mộ Đức-Quảng Ngãi), Lộ Giao (Hoài Nhơn-Bình Định), Vũng Rô (Tuy Hoà-Phú Yên). Đầu năm 1965, khi nhiệm vụ mở mảng liên hoàn 13 xã phía đông hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh căn bản hoàn thành, Bộ Tư lệnh Quân khu lại quyết định xây dựng thêm một bến mới trong khu vực này.
    Một đơn vị bến được thành lập mang mật danh HB18. Lực lượng gồm có Tiểu đoàn 68 (2 đại đội chiến đấu: đại đội 70 và đại đội 21), 2 đại đội vận tải và các phân đội thông tin, trinh sát, lực lượng bốc vác, giữ kho... Đây là những đơn vị được tuyển lựa, tinh thần chiến đấu cao, có kinh nghiệm và khả năng chiến đấu khá (kể cả số làm nhiệm vụ giữ kho và vận tải), quân số đông, trang bị mạnh. Đại đội 21 có 149 cán bộ và chiến sĩ. Vũ khí ngoài súng trường và tiểu liên, đại đội còn có 1 đại liên, 1 trọng liên 12,7 ly, 1ĐK 57, 1 cối 60, 1 cối 81. Với quân số, trang bị và kinh nghiệm chiến đấu đó, hiệu suất chiến đấu của đại đội chẳng những hơn hẳn bất cứ đại đội địa phương nào mà còn vượt trội nhiều đại đội chủ lực của Quân khu. Chỉ huy trưởng khu vực bến và cũng là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 68 là đồng chí Hồng (một Trung đoàn trưởng giỏi của Quân khu).
    Việc chuẩn bị đang tiến hành khẩn trương thì xảy ra vụ Vũng Rô. Từ sự kiện đó việc xây dựng bến bãi ở đây đã được Quân khu chỉ đạo chặt chẽ hơn. Chất lượng các đơn vị đều được rà soát lại. Chi bộ đảng được tăng cường, phần lớn các tiểu đội đều có 1-3 đảng viên. Hầm, địa đạo cất giấu vũ khí được xây dựng trong điều kiện bảo mật cao nhất. Bến tiếp nhận chính ở Bình Thuận, phía Bắc Vạn Tường. Bến tiếp nhận dự bị ở Bình Phú, phía Nam Vạn Tường. Phương án chiến đấu bảo vệ bến được nghiên cứu kỹ, công sự chiến đấu trên các hướng đều được xây dựng kiên cố (trong điều kiện lúc bấy giờ).
    Cuối tháng 6/1965, mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, đơn vị đã nhận lệnh sẵn sàng tiếp nhận vũ khí vào trung tuần tháng 7/1965. Nhưng từ ngày 05/7/1965, lính thủy đánh bộ Mỹ ở Chu Lai liên tiếp mở 5 cuộc hành quân vượt sông Trà Bồng, càn quét đánh phá nhằm mở rộng vành đai an toàn ở phía Nam căn cứ.
    Khi Trung đoàn 1 về đứng chân trong khu vực Vạn Tường là lúc địch vừa kết thúc các cuộc càn quét. Trong kế hoạch phối hợp đánh địch càn quét vào khu vực đóng quân của Trung đoàn 1 với lực lượng địa phương, một phần quan trọng là phối hợp với đơn vị bảo vệ bến.
    II- Tuy quy mô cuộc hành quân của lính Mỹ vượt ngoài 5 phương án chiến đấu của Trung đoàn 1, nhưng về cơ bản không vượt ngoài dự kiến trong các phương án chiến đấu bảo vệ bến (kế hoạch bảo vệ bến đã dự kiến cả 3 tình huống: Địch từ Chu Lai vào, từ biển lên và đổ bộ đường không). Nhưng so với dự kiến của bến (từ kinh nghiệm Vũng Rô) thì lực lượng địch nhiều gấp bội.
    Phân tích kỹ diễn biến trận đánh thì:
    a) Đánh nhau với lực lượng đổ bộ đường biển và đổ bộ đường không của địch ở An Cường, Ngọc Hương, đồi Tranh, đồi đất đỏ, xóm Chuối, Lộc Tự... ở phía Nam Vạn Tường, là lực lượng của Trung đoàn 1 và du kích xã thôn. Trong lúc đó đảm nhiệm chiến đấu với lực lượng địch ở Tân Hy, Trang Khải, Đông Lỗ, Hòa Tây, Trung Sơn...ở phía Bắc Vạn Tường là lực lượng của bến cùng du kích xã thôn và địa đội địa phương 31 của huyện Bình Sơn. Hai hướng này đã dựa lưng nhau suốt quá trình chiến đấu. Khi trận đánh diễn ra ác liệt nhất, Đại đội 21 đã bắt liên lạc với Tiểu đoàn 40 Trung đoàn 1. Hai đơn vị đã báo cho nhau biết tình hình và cùng bảo đảm với nhau sẽ hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu ở hướng mình phụ trách.
    b) Về chỉ huy chiến đấu:
    -Việc chỉ huy ở phía Bắc về hình thức thì đó là sự hợp đồng giữa Đại đội 21 cán bộ lãnh đạo xã. Vì cho đến lúc này, cán bộ xã ở khu vực này vẫn chưa biết gì về công việc chuẩn bị tiếp nhận vũ khí. Đại đội 21 vẫn được hiểu là đại đội địa phương tỉnh. Với các đại đội vận tải, lực lượng kho được hiểu là các đơn vị thu mua và vận chuyển hậu cần của lực lượng Quân khu. Nhưng thực tế là do đồng chí Hồng chỉ huy trưởng bến chỉ huy. Phần lớn các cuộc họp để rút kinh nghiệm sau một ngày chiến đấu đều có đồng chí Hồng tham dự. Những nhận định đánh giá tình hình trong ngày và dự kiến kế hoạch ngày hôm sau phần lớn là do đồng chí Hồng đề xuất; hội nghị trao đổi và cán bộ chủ trì là cán bộ địa phương kết luận.
    c) Các phương án chiến đấu của Trung đoàn 1 ở khu vực phía Nam Vạn Tường chỉ dự kiến đánh quân địch từ quận lỵ Bình Sơn ở phía Tây theo đường bộ tiến xuống (phương án 2) và đánh địch đổ bộ đường không vào khu vực đóng quân (phương án 5). Nay hướng tiến công chủ yếu của địch lại từ hướng biển lên nhưng thế bố trí vẫn không bị đảo lộn lớn. Vì các vị trí triển khai chiến đấu của các Tiểu đoàn 40, 60 có một số lớn vị trí là trận địa chuẩn bị sẵn của bến theo phương án đánh địch từ biển đổ bộ vào (có kết hợp đổ bộ đường không) theo kinh nghiệm địch đã đánh ở Vũng Rô. Trong quá trình chiến đấu, có nhiều mũi tiến công của địch đã đi gần đúng hoặc đúng theo đường dự kiến của bến, do đó chúng đã bị thiệt hại nặng.
    Trong các lực lượng của ta chiến đấu ở phía Bắc, Vạn Tường, ngoài các lực lượng như ta đã biết phải kể đến một số phân đội của các đại đội vận tải và lực lượng giữ kho của bến, các đơn vị này chỉ được phép chiến đấu khi địch đánh vào khu vực đứng chân và đã chiến đấu có hiệu quả, tiêu diệt được khá nhiều địch. Cùng du kích và nhân dân giữ vững vị trí, giữ vững thế trận, góp phần quan trọng trong việc chặn đứng mũi tiến công đường bộ của địch khiến cho thế trận hợp vây của chúng không thể thực hiện được.
    III- Thế trận Vạn Tường là thế trận của khu vực chiến đấu đã chuẩn bị sẵn trong trận đánh ngày 18/8/1965 có lực lượng của Trung đoàn 1 tham gia nên lại càng thêm vững chắc. Nếu ngày hôm đó, sự phối hợp giữa các lực lượng trên các hướng được chỉ huy chặt chẽ hơn và hai hoặc chỉ một tiểu đoàn của Trung đòan 1 (lực lượng dự bị của khu vực chiến đấu) được đưa và sử dụng vào chiều hoặc tối ngày 18/8/1965 thì sức mạnh và hiệu quả chiến đấu của một khu vực đã chuẩn bị sẵn đã phát huy tác dụng cao hơn nữa.
    Ngoài ý nghĩa và bài học đã nêu ra trước đây, trận Vạn Tường, thế trận Vạn Tường, chắc chắn còn có giá trị thực tiễn trong việc nghiên cứu xây dựng các khu vực phòng thủ trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
    (Lược trích bài viết của Đại tá Trần Quý Cát và Đại tá Phạm Ngọc Trầm)
  3. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Mấy nét tiêu biểu của chiến tranh nhân dân địa phương trong chiến thắng Vạn Tường.
    Ngày 18/8/1965, quân Mỹ tổ chức một cuộc hành quân lớn, phối hợp cả hải, lục, không quân đánh vào khu Đông 2, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh nhằm tiêu diệt một Trung đoàn chủ lực của ta, lấn chiếm vùng giải phóng để mở rộng khu vực an toàn ở phía Nam căn cứ Chu Lai vào đến hết địa phận Bình Sơn.

    Tham vọng lớn đó của địch đã hoàn toàn thất bại. Không những chúng không tiêu diệt được quân chủ lực của ta, không lấn chiếm được vùng giải phóng mà còn bị thiệt hại nặng cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh.
    Nguyên nhân có nhiều, trong phạm vi của lực lượng địa phương có hai vấn đề chính sau đây:
    I. VÀNH ĐAI DIỆT MỸ-SỰ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG.
    Chấp hành mệnh lệnh của Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Quân khu, từ giữa tháng 5/1965 ?oVành đai diệt Mỹ? Nam Chu Lai đã được gấp rút xây dựng. Tư tưởng cơ bản trong việc xây dựng Vành đai là: dựa trên nền tảng giác ngộ chính trị, có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ cơ sở nhằm trước hết củng cố vững chắc ?othế trận lòng dân?. Trên cơ sở đó đồng thời kết hợp với ?othế trận xây dựng sẵn? đẩy mạnh việc xây dựng mọi mặt nhằm tạo ra thế trận vững chắc liên hoàn để bám trụ, giữ vững thôn xóm, bao vây tiến công địch.
    Đây là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng, một vùng có cơ sở cách mạng mạnh của Quảng Ngãi từ những năm 1930 đến 1945. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy đây là vùng đất tự do nhưng vẫn thường xuyên bị quân Pháp bao vây, phong toả và liên tục đổ quân càn quét, đánh phá, nhất là từ khi chúng chiếm đảo Lý Sơn (tháng 8/1951). Làng chiến đấu, công sự hầm bí mật, địa đạo đã được xây dựng. Nhân dân và du kích đã được thử thách qua nhiều lần chống địch càn quét. Ngày 9/5/1953, một đại đội biệt kích của hải quân Pháp chia làm hai cánh đánh vào xã Bình Đông. Cánh thứ nhất, vừa mới cập bến đã bị du kích diệt ngay một số tên, số còn lại chỉ dám quanh quẩn trên các bãi cát trắng. Cánh thứ hai, đánh vào thôn Tân Hy, Tổ trưởng du kích Phan Phy đang cảnh giới, kịp thời nổ súng diệt địch. Khi bị địch vây và chỉ còn hai lựu đạn, đồng chí vẫn ngoan cường chiến đấu diệt thêm một số tên địch và anh dũng hy sinh. Đây cũng là vùng đất Mỹ-ngụy đánh phá, chà xát hết sức ác liệt trong quốc sách ?otố cộng?T, ?odiệt cộng?. Từ cuối năm 1963, nhân dân đã nổi dậy diệt địch, giành quyền làm chủ, xây dựng làng chiến đấu, chống địch càn quét lấn chiếm, đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến.
    Trong giai đoạn mới của cuộc kháng chiến, nhà nhà đều sôi nổi đón thư Đảng và Thi dua làm theo lời kêu gọi của Đảng. Quân Mỹ vừa đổ bộ vào Chu Lai, nhân dân xã Bình Đông (lúc bấy giờ được báo đài thường xuyên đưa tin về thành tích diệt Mỹ với cái tên xã quyết chiến), liền mở Hội nghị Diên Hồng thề quyết tâm diệt Mỹ. Từ Bình Đông phong trào lan nhanh sang các xã Bình Chánh, Bình Trị, Bình Dương, Bình Hải và nhiều xã khác. Khắp các thôn xóm đều sôi nổi phong trào thi đua ?oTìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt?.
    Song song với việc phát động tư tưởng, xây dựng tinh thần quyết chiến và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, tỉnh và huyện đã cử nhiều đoàn cán bộ xuống chỉ đạo cho các xã, thôn tiến hành: Củng cố các chi bộ, đoàn thể quần chúng, uỷ ban tự quản, đấu tranh phát hiện quét sạch gián điệp ngầm làm trong sạch nội bộ nhân dân; khẩn trương củng cố làng xã chiến đấu và phát triển dân quân tự vệ, tổ chức du kích mật ở các thôn xóm xung yếu; hình thành các cụm chiến đấu liên hoàn, xây dựng các khu quyết chiến điểm, đưa một bộ phận tập trung của huyện và của tỉnh về chiến đấu trên tuyến vành đai; tổ chức bộ máy chỉ đạo, chỉ huy đánh địch trên tuyến vành đai, điều động lực lượng ở phía sau tham gia chiến đấu trong từng thời gian nhất định.
    Đến đầu tháng 6 năm 1965 việc xây dựng vành đai đã cơ bản hoàn thành. Làng xã nào cũng có địa đạo, có địa đạo được đào xuyên qua đá ong và nằm sâu 5-7m, dài hàng km từ thôn này qua thôn khác. Tổng chiều dài của địa đạo trên tuyến vành đai là 70km, hào chiến đấu của nhiều xã rộng 3 m, sâu 1,5m. Nhiều ngách bí mật được xây dựng để du kích có thể linh hoạt kết hợp đánh địch càn vào làng, ngoài đồng trống và bất ngờ đánh vào sau lưng địch. Lực lượng trên vành đai cũng được tăng cường, mỗi xã có 1 Trung đội du kích tập trung, mỗi thôn có từ 20-30 du kích. Lực lượng tập trung của trên có Đại đội 21 của tỉnh và đại đội 31 của huyện. Với vành đai diệt Mỹ, sức mạnh của chiến tranh nhân dân địa phương đã được nhân lên gấp bội.
    Ngày 18/5 một đoàn 7 ca nô chở đầy lính thuỷ đánh bộ Mỹ từ Chu Lai theo ven biển xông vào bến Tân Hy. Địch chưa kịp đổ bộ thì du kích đã bắn chìm ngay 1 chiếc, toàn bộ số địch trên ca nô bị diệt, số còn lại vội vả tháo chạy.
    Tháng 6/1965 trên 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ bị chết và bị thương khi chúng tìm cách nống lấn ra bên ngoài căn cứ.
    Tháng 7/1965, năm lần quân Mỹ ở Chu Lai tổ chức vượt sông Trà Bồng đánh vào tuyến vành đai, cả năm lần đều bị du kích đánh bại, buộc phải rút lui trong ngày. Không chỉ diệt được hàng trăm địch mà lực lượng vành đai còn bắt được một lính Mỹ, thu 1 xe Jeep còn nguyên vẹn.
    II- DỰA VÀO THẾ TRẬN CHUẨN BỊ SẴN SÀNG, CHỦ ĐỘNG MƯU TRÍ LINH HOẠT ĐÁNH ĐỊCH:
    Từ ngày 10-17/8/1965 máy bay các loại và tàu chiến của địch liên tục quần lượng trinh sát địa hình và bãi đổ bộ. Pháo từ hạm tàu và các trận địa ở đất liền bắn phá một số mục tiêu. Riêng ngày 14/8, 300 lính thuỷ đánh bộ Mỹ và một chi đoàn xe bọc thép đánh vào tuyến vành đai ở khu vực Tân Hy, Tuyết Diêm. Đại đội 21 cùng du kích liên tục đánh bật các đợt tiến công của địch, tiêu diệt 50 tên, phá huỷ và phá hỏng 2 xe M113. Trước những triệu chứng càn quét lớn của địch, ngày 17/8 Trung đoàn 1 cùng lực lượng địa phương tổ chức báo động và diễn tập đánh địch theo các phương án đã chuẩn bị.
    Ngày 18/8, sau khi cho máy bay và pháo binh ném bom, bắn phá, cùng một lúc 4 mũi tiến quân của quân Mỹ vừa đổ bộ đường biển, đổ bộ đường không, tiến công đường bộ hình thành thế bao vây lực lượng ta trong khu vực Vạn Tường.
    Theo phương án thứ nhất trong kế hoạch hợp đồng chiến đấu giữa Trung đoàn 1 và lực lượng địa phương nếu quân Mỹ từ Chu Lai vượt sông Trà Bồng đánh vào khu vực Tân Hy, Tuyết Diêm, Trung Sơn, An Lộc thì Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 60 là lực lượng chủ công diệt địch, Tiểu đoàn 45 làm dự bị, Đại đội súng máy phòng không 12,7mm cùng dân quân du kích đánh địch đổ bộ đường không. Nhưng lúc này Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 60 phái tập trung đối phó với hướng tấn công chủ yếu của địch ở khu vực Ngọc Hương, Lộc Tự, An Thái và đề phòng mũi đổ bộ đường không của địch ở chân núi Phổ Tinh nên lực lượng vành đai phải tự lực đối phó với mũi tiến công đường bộ của bộ binh và cơ giới địch.
    Lực lượng của địch ở hướng này do Tiểu đoàn 3/3 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đảm nhận, dẫn đầu đội hình là một Đại đội bộ binh đi trên xe bọc thép lội nước. Sau khi vượt sông, địch liền đánh vào các ấp Tân Hy, Trang Khải, Đông Lễ. Nếu trong trận trinh sát chiến đấu ngày 14/6 chúng đã vấp phải các đợt phản công quyết liệt của ta và không thể đột nhập được vào làng thì lần này chúng chỉ gặp sự chống cự của những phát súng du kích. Sau trận đánh ngày 14/8, Đại đội 21 đã bí mật chuyển về Hoà Tây phối hợp với du kích và nhân dân xã Bình Trị củng cố thêm công sự, bố trí thêm nhiều bãi mìn, hầm chông, hình thành một khu quyết chiến mới. Sau khi vượt qua được sự chống trả lẻ tẻ của tuyến du kích phía trước, quân Mỹ ồ ạt tiến nhanh về hướng Hoà Tây để đánh vào sau lưng đội hình của ta đang chiến đấu ác liệt với mũi tiến công chủ yếu của chúng ở khu vực Ngọc Hương. Dựa vào làng chiến đấu, Đại đội 21 cùng dân quân du kích đã ngoan cường đánh trả, bẻ gãy mọi đợt tấn công ồ ạt của bộ binh và xe tăng địch, làm bị thương 70 tên.
    Sau hơn 1 giờ 30 phút liên tục đánh phá, địch đã tổn thương khá nặng nhưng vẫn không vượt qua thế trận của ta, chúng liền thay đổi cách đánh. Khoảng 7 giờ, chúng cho máy bay dội bom và bắn phá khu vực đồi Trung Sơn. Nhạy bén trước hiện tượng dọn bãi của địch, Đại đội trưởng 21 cho bộ đội bí mật lần lượt di chuyển về chiếm lĩnh mõm đồi Trung Sơn (Hoà Tây và Trung Sơn cách nhau hơn 1 km đường chim bay).
    Đợt đổ bộ thứ nhất của địch vừa mới bắt đầu thì đạn súng cối của Đại đội 21 đã rơi đúng ngay bãi đổ quân của máy bay lên thẳng, phá huỷ và phá hỏng một số. Địch dùng máy bay phản lực dội bom và bắn phá trận địa cối của ta đồng thời tiếp tục đổ quân xuống cách vị trí cũ 500m ngoài tầm hoả lực của ta, rồi tổ chức tiến công vào thôn An Lộc.
    Một lần nữa, địch lại bị bất ngờ, phần lớn Đại đội 21 đã kịp cơ động về bám sát địch và chờ khi chúng đến cách 50m mới đồng loạt nổ sung bắn gục hàng chục tên. Sau hơn 30 phút chiến đấu, Đại đội chuyển sang vị trí mới. Địch vào được An Lộc.
    Sau khi chấn chỉnh lại lực lượng và được một bộ phận của Đại đội 31 đến phối hợp, Đại đội trưởng Đại đội 21 đã táo bạo tập trung toàn bộ lực lượng đánh thẳng vào quân địch đang ở trong làng An Lộc, sát thương thêm một số tên địch. Bị đánh bất ngờ, quân Mỹ hốt hoảng tháo chạy hoảng loạn. Đại đội giải thoát cho trên 100 dân vừa bị địch bắt.
    Bị đánh liên tục và bị thiệt hại nặng, nhất là không thể đột phá qua thế trận lãng xã chiến đấu liên hoàn nhiều lớp của ta nên đến 9 giờ ngày 18/8, mũi tiến công phía Bắc, mũi đánh lợi hại và sau lưng thế trận của ta buộc phải co lại và nằm im cho đến cuối ngày. Thế trận hợp vây của địch đã bị phá vỡ. Trong lúc đó du kích và nhân dân các xã: Bình Phước, Bình Thạnh, Bình Phú cũng sát cánh cùng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương tỉnh, huyện diệt địch. Đội du kích xã Bình Hòa chặn đánh toán quân Mỹ ở Bàu Lác, diệt gần 10 tên. Nhân dân 2 xã Bình Trị, Bình Hải dũng cảm vượt qua bom đạn địch tiếp tế cơm nước cho các đơn vị đang chiến đấu và khiêng thương binh về tuyến sau để cứu chữa.
    Trận đánh kết thúc, Trung đoàn 1 quyết định di chuyển lực lượng lên trên đường số 1 để làm nhiệm vụ mới theo kế hoạch của Quân khu. Trong đêm tối, du kích và bộ đội địa phương đã khẩn trương bám địch, mở đường tổ chức bảo vệ hành lang và dẫn Trung đoàn rút an toàn về phía Tây đường số 1. Nhân dân 2 xã: Bình Trị, Bình Hải mưu trí dũng cảm đi theo con đường pháo địch đang bắn, khiêng 120 thương binh vượt qua hệ thống đồn bót của địch một cách an toàn đưa về vùng giải phóng phía Tây đường số 1. 40 thương binh nặng không chuyển kịp đã được nhân dân các xã Bình Trị, Bình Phước, Bình Đông chuyển vào địa đạo chăm sóc cứu chữa, sau đó tiếp tục chuyển an toàn về vùng giải phóng phía Tây.
    Vạn Tường-trận đọ sức đầu tiên của chiến tranh nhân dân Việt Nam với chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ kết thúc bằng một trận thắng oanh liệt của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, lực lượng địa phương, chiến tranh nhân dân địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
    Thế trận vững chắc, tinh thần chiến đấu dũng cảm, cách đánh chủ động, mưu trí linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng địa phương và bộ đội chủ lực, nhân dân hết lòng chăm sóc phục vụ bộ đội. Những kinh nghiệm quý báu đó của chiến thắng Vạn Tường đã giúp ích nhiều cho quân dân Quảng Ngãi trong quá trình chiến đấu với quân Mỹ và chư hầu trong giai đoạn Chiến tranh cục bộ cũng như các giai đoạn chiến tranh tiếp theo.
    (Lược trích bài viết của Đại tá Huỳnh Thanh Tịnh)
  4. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Trận Núi Thành trước trận Vạn Tường chứ! Mà sao thông tin của ta không thấy nói cụ thể đơn vị nào đánh trận này nhỉ? Bác nào có thông tin, bổ sung cho anh em phát
  5. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Trận Núi Thành là của bộ đội địa phương, còn trần Vạn Tường mới cửa bộ đội chính quy.
    "...
    Năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và lập căn cứ quân sự ở Chu Lai. Ngày 7-5-1965 quân Mỹ đổ bộ lên Núi Thành. Đêm 27 rạng 28-5-1965, đại đội 2, tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương Quảng Nam đã tấn công đánh tan một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ. Trận Núi Thành là một trận đánh giáp lá cà, kết thúc rất nhanh. Cả đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 139 tên đã bị tiêu diệt.
    ..."
    http://www.danang.gov.vn/dpdn/Street_info.asp?ID=166
  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Người chính ủy trong trận đầu thắng Mỹ ở Tây Nguyên
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ðể tưởng nhớ Ðại tướng Chu Huy Mân, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Ðặng Vũ Hiệp, người đã cùng công tác lâu năm với Ðại tướng, đã có bài viết với tiêu đề: Người chính ủy trong trận đầu thắng Mỹ ở Tây Nguyên. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung bài viết này.
    Vào đầu tháng 9-1965, Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ đã hoàn thành việc đưa quân lên chiếm đóng An Khê, chúng bắt đầu mở cuộc hành quân tiêu diệt ở Bồng Sơn (Bình Ðịnh). Trước tình hình trên, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho chiến trường Tây Nguyên tranh thủ thời cơ đánh đau quân ngụy, làm suy yếu chỗ dựa về bình định, không để quân Mỹ rảnh tay tìm diệt, đồng thời khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng quân Mỹ ngay từ trận đầu, nỗ lực cao nhất đánh bại chiến lược "đánh nhanh giải quyết nhanh" tiến lên đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ.
    Thực hiện chủ trương chiến lược của trên, Ðảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch mùa khô năm 1965 nhằm tiêu diệt một bộ phận quân ngụy và tạo thời cơ buộc Mỹ phải tham chiến để tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ.
    Trong cuộc họp Ðảng ủy Mặt trận mở rộng, do anh Chu Huy Mân - Bí thư Ðảng ủy Mặt trận, Tư lệnh kiêm Chính ủy chủ trì, nghiên cứu quán triệt nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch chiến dịch, mọi người đều thống nhất cách đánh chiến dịch là "vây điểm diệt viện", đánh ngụy trước, diệt Mỹ sau, kéo quân Mỹ ra xa căn cứ, đi sâu vào vùng núi hiểm trở để diệt chúng. Vấn đề đặt ra là lực lượng của ta có hạn (ba trung đoàn), với lực lượng đó trong quá trình vây điểm đánh ngụy phải đạt hiệu suất chiến đấu cao (diệt chiến đoàn ngụy) ta thương vong ít để còn lực lượng đánh Mỹ.
    Vấn đề thứ hai được mọi người quan tâm là thời gian từ khi quân ngụy bị diệt thì bao lâu quân Mỹ nhảy ra ứng cứu? Lực lượng của ta đánh ngụy có đủ thời gian cơ động về nơi dự kiến đón đánh quân Mỹ không? Và cuối cùng là cách đánh và chỉ tiêu diệt quân Mỹ.
    Hai vấn đề trên, khi thảo luận, mọi người cũng đã thống nhất. Riêng vấn đề thứ ba (chỉ tiêu diệt địch) có nhiều ý kiến khác nhau. Có người nói rằng, trước đây trong cuộc "kháng Mỹ viện Triều", quân chí nguyện Trung Quốc đã tổng kết chưa có trận nào tiêu diệt một tiểu đoàn quân Mỹ. Có người cho rằng trận Núi Thành ta chỉ có một tiểu đoàn thiếu mà diệt gọn cả đại đội Mỹ thì sao? Cuộc tranh luận kéo dài, cuối cùng đồng chí Bí thư Ðảng ủy kết luận: "Chỉ tiêu trong chiến dịch này diệt chiến đoàn quân ngụy và diệt gọn hai đại đội Mỹ. Chỉ tiêu đặt ra như vậy, nhưng đề nghị các đồng chí cần tiếp tục suy nghĩ thêm, xem xét kỹ về bố trí thế trận đánh Mỹ, đặc biệt về việc đối phó với "chiến thuật nhảy cóc" của địch. Vấn đề quan trọng là việc xây dựng quyết tâm đánh Mỹ cho bộ đội. Việc quán triệt nhiệm vụ chiến dịch phải được tiến hành khẩn trương cụ thể đến từng chi bộ, từng chiến sĩ".
    Một vấn đề quan trọng khác mà đồng chí Bí thư lưu ý cơ quan tham mưu mặt trận trong chỉ đạo là phải làm cho bộ đội có ý thức xây dựng công sự chắc chắn, giấu quân kín đáo, xuất kích nhanh, khi xung phong giữ vững đội hình, tiếp cận đánh gần thọc sâu, kết hợp đánh bộ binh, đánh cơ giới và bắn máy bay địch.
    Tối ngày hôm đó, anh Chu Huy Mân gọi tôi (Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận) đến làm việc. Sau khi nghe tôi báo cáo, anh nói: "Ưu thế chính trị, tinh thần đã sẵn có trong mỗi cán bộ, chiến sĩ ta. Vấn đề còn lại là làm thế nào để phát huy cho được ưu thế ấy. Chính vì lẽ đó tôi mời anh đến, chúng ta cùng bàn". Tối hôm đó, anh Chu Huy Mân làm việc với tôi đến một giờ sáng. Anh đã gợi ý cho cơ quan chính trị mặt trận chúng tôi nhiều vấn đề: "Xây dựng quyết tâm cho bộ đội, phát huy vai trò tiền phong của cán bộ, đảng viên trong chiến đấu, phải xây dựng lòng tin vào quần chúng, phải phát huy quân sự dân chủ để phát huy tính sáng tạo trong anh em...".
    Ðầu tháng 10-1965, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên nhận được điện báo: Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh thông qua quyết tâm và kế hoạch chiến dịch Plây Me.
    Ðảng ủy Mặt trận họp nghiên cứu những ý kiến chỉ đạo của trên. Cuộc họp vừa kết thúc, anh Chu Huy Mân dẫn một đoàn cán bộ đi quan sát địa hình chiến trường tại khu vực đồn Plây Me và thế bố phòng của địch để quyết định phương thức tiến hành vây điểm. Ðồng thời anh cũng thị sát khu vực dự kiến đánh viện binh địch giải tỏa Plây Me khi bị ta vây ép. Sau khi đoàn anh Chu Huy Mân đi trinh sát chiến trường về, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã quyết định bổ sung phương án tác chiến chiến dịch. Với lực lượng hiện có phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản nhất là đánh thiệt hại nặng lực lượng cơ động quân ngụy làm suy yếu chỗ dựa bình định của địch, đồng thời khẩn trương chuẩn bị đánh phủ đầu quân Mỹ, góp phần đánh bại chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh tiến lên đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ.
    (còn tiếp)
  7. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo và hết)
    Ðợt 1 chiến dịch thực hành vây điểm diệt viện ta thu được thắng lợi lớn: tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp và một tiểu đoàn, một đại đội bộ binh địch, phá hủy, phá hỏng 89 xe quân sự, bắn rơi nhiều máy bay.
    Ðầu tháng 11-1965, Ðảng ủy Mặt trận họp mở rộng dưới sự chủ trì của anh Chu Huy Mân. Hội nghị đánh giá kết quả giai đoạn 1 của chiến dịch, thống nhất cho rằng: Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho đợt 1 là làm thất bại ý định giải tỏa bằng không quân buộc địch phải điều quân ngụy viện binh đường bộ để ta tiêu diệt đã hoàn thành.
    Khi bàn về âm mưu và thủ đoạn sắp tới của địch, Hội nghị đã khẳng định: Ta phải sẵn sàng đối phó với thủ đoạn phản kích quyết liệt của địch. Hội nghị Ðảng ủy cũng xác định mục đích đợt 2 chiến dịch như sau: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, diệt gọn từ 4 đến 5 đại đội Mỹ, bắn rơi 20 đến 25 máy bay, đánh bại một bước chiến thuật "trực thăng vận" và "nhảy cóc" của Mỹ. Thu hút một bộ phận lực lượng quân Mỹ và lực lượng tổng dự bị quân ngụy về hướng Tây Nguyên nhằm căng địch ra mà đánh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của địch. Hội nghị cũng xác định tư tưởng chỉ đạo tác chiến và thông qua kế hoạch do cơ quan tham mưu trình bày. Một vấn đề được Ðảng ủy hết sức coi trọng đó là việc quán triệt cho bộ đội khi giao chiến với Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ phải đánh mạnh vào chỗ dựa hỏa lực phi pháo của chúng, nhất là hỏa lực từ trên máy bay trực thăng vũ trang. Trong điều kiện ta chỉ có không nhiều súng 12,7 ly phải phát huy toàn bộ các loại súng bộ binh bắn máy bay địch, tổ chức nhiều tổ bắn máy bay bằng súng trường, súng tiểu liên trong cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
    Thời gian này tình hình lương thực hết sức khó khăn, nguy cơ thiếu đói trong chiến dịch là điều không tránh khỏi nếu không có sự chi viện của trên và của các địa phương trên địa bàn. Trước tình hình đó, anh Chu Huy Mân vẫn phải đi Ðác Lắc, một tỉnh đông dân, giàu có nhất Tây Nguyên lại ở gần mặt trận để yêu cầu tỉnh này vận động nhân dân góp và vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch. Trước khi đi Ðác Lắc, anh Chu Huy Mân cho gọi anh Nguyễn Hữu An và tôi giao nhiệm vụ lập sở chỉ huy tiền phương mặt trận để chỉ huy các trung đoàn 33, 66, 320 tổ chức đón đánh quân Mỹ. Sau khi phân tích ý nghĩa của trận đánh này, anh Chu Huy Mân nói: "Tôi vừa nhận được chỉ thị của Quân ủy Trung ương giao cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên chúng ta phải tạo mọi cơ hội tiêu diệt bằng được một hoặc hai tiểu đoàn Mỹ trong chiến dịch này. Như vậy nhiệm vụ tiêu diệt gọn đơn vị cỡ tiểu đoàn quân Mỹ là nhiệm vụ lịch sử mà Ðảng ta, quân đội ta, nhân dân ta giao cho quân và dân Tây Nguyên. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ này, các anh phải làm cho cán bộ, chiến sĩ tham gia trận chiến đấu tới thấy rõ tính quyết liệt của nhiệm vụ lịch sử, để họ nâng cao tinh thần cách mạng, dũng cảm ngoan cường tìm Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt. Phải kiên quyết chống tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực, biểu hiện chủ yếu là ngại ác liệt, khó khăn, chần chừ thoái thác nhiệm vụ. Ðặc biệt, tác phong chỉ huy và lãnh đạo của cán bộ, nhất là cán bộ chính trị phải đi sâu sát bộ đội, làm chỗ dựa tinh thần cho bộ đội trong những tình huống ác liệt khó khăn".
    Khi chia tay, anh Chu Huy Mân nắm chặt tay anh An và tôi nói: "Máu xương và sinh mạng của chiến sĩ là vô giá, nhưng khi cần thiết vẫn phải hy sinh để giành thắng lợi. Trong trận này dù phải một đổi một cũng kiên quyết đánh thắng. Phải diệt gọn tiểu đoàn Mỹ, các anh hiểu ý tôi chứ? Tôi nhắc lại, dù phải một đổi một cũng phải đánh thắng, nhưng chỉ được phép trong trận này thôi nhé".
    Trận Ia Ðrăng đã kết thúc thắng lợi: khoảng 400 tên của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 7 và một đại đội của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 45, Lữ đoàn 3 kỵ binh không vận chỉ còn vài chục tên sống sót chạy về căn cứ.
    Sau chiến thắng Plây Me - Ia Ðrăng, do hành quân dài ngày từ miền bắc vào đến nơi là chiến đấu ngay, liên tục và ác liệt, thương vong của ta tương đối cao, mỗi đại đội chỉ còn hơn nửa quân số. Ăn uống kham khổ, thiếu thốn, muỗi rừng hành hạ, gây bệnh sốt rét, có cả sốt ác tính. Trong các bệnh xá trung đoàn, bệnh binh nhiều gấp mấy lần thương binh. Ở hầu hết các đơn vị đều nảy sinh hiện tượng sinh hoạt rời rạc, kỷ luật nội bộ không nghiêm, kỷ luật dân vận sút kém, thậm chí có những hành động xấu.
    Trước tình hình trên, Ðảng ủy Mặt trận chủ trương tiến hành củng cố bộ đội toàn diện. Trước hết tập trung củng cố ý chí chiến đấu, phẩm chất khí tiết, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ đến cùng.
    Thực hiện chủ trương trên, Ðảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên tổ chức lớp chỉnh huấn chính trị cho cán bộ trung, cao cấp. Trong chỉnh huấn phát động tư tưởng cho cán bộ nói hết tâm tư vướng mắc của mình. Qua đó trao đổi cùng nhau giải quyết, cán bộ trung, cao cấp phải tự giác đề cao tự phê bình và phê bình, mỗi người làm hai bản kiểm điểm, một bản nêu rõ ưu điểm và một bản nêu rõ những suy nghĩ và hành động trái với truyền thống và bản chất cách mạng của Ðảng và quân đội ta.
    Ðây là một cuộc sinh hoạt chính trị nghiêm túc và sâu sắc, một cuộc đấu tranh tư tưởng không khoan nhượng trên lĩnh vực tư tưởng giữa một bên là tư tưởng cách mạng tiến công, quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng, với một bên là tư tưởng ngại gian khổ hy sinh, dao động, giảm sút ý chí chiến đấu.
    Hôm kết thúc chỉnh huấn chính trị, anh Chu Huy Mân cầm hai tập giấy và nói:
    "Ðây là bản kiểm điểm của các đồng chí. Phần ưu điểm các đồng chí giữ lấy để phát huy trong hoạt động chiến đấu lâu dài, còn đây là những bản trình bày khuyết điểm, tôi đọc và thấy các đồng chí đã tự phê bình một cách nghiêm túc trách nhiệm chính trị của mình trước Ðảng. Tôi tuyên bố đốt tất cả những bản về khuyết điểm".
    Ðợi cho những tờ giấy cuối cùng cháy thành tro, đồng chí Chính ủy Mặt trận mời chính ủy các trung đoàn 33, 66, 320 lên rồi trao cho mỗi đồng chí một sợi dây thừng để trói tù binh Mỹ trong tiếng vỗ tay vang dậy cả một cánh rừng.
    Với tất cả sự thanh thản đó, toàn Mặt trận bước vào trận chiến đấu mới.
    ÐẶNG VŨ HIỆP
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&Article=66828
    GÀ CÃI NƯỚC SÔI
  8. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    "...
    Trận Núi Thành, tuy quy mô không lớn, nhưng là trận đánh thắng đầu tiên vào quân Mỹ ở miền Nam, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, nhất là đối với quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng.
    Với tinh thần ''tìm Mỹ mà diệt, gặp Mỹ mà đánh'' sau chiến thắng Núi Thành, đêm 30 tháng 6 rạng ngày 1 tháng 7, quân ta tấn công sân bay Đà Nẵng, căn cứ không quân lớn nhất ở miền Nam. Đảng bộ và nhân dân phường Khuê Trung, Hòa Cường, Hòa Đa, đã nuôi nấng, che chở cho đơn vị bộ đội chuẩn bị chiến trường gần một tháng và chuyên chở toàn bộ lực lượng vượt sông đánh vào sân bay cũng như sau trận đánh rút về căn cứ an toàn. Trong trận này, ta đã phá huỷ 47 máy bay, giết và làm bị thương 160 tên địch. Đêm ngày 5 rạng ngày 6.8.1965, lực lượng vũ trang và biệt động đã tấn công kho xăng Liên Chiểu, phá huỷ 8 bồn xăng chứa 13 triệu lít, 9 toa xe lửa, 6 xe quân sự, diệt một đại đội bảo an địch. Ngày 30.10 quân giải phóng lại tấn công tiêu diệt một đại đội lính Mỹ tại La Châu cách Đà Nẵng 10 km.
    ..."
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=66&id_theloai=626&id_tin=2458
  9. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của CNC_madeViet viết lúc 01:37 ngày 20/10/2006:
    Text
    Sợ bác Tín thật, tôi thấy mấy anh em kém tuổi phát biểu 1 vài câu ko hợp lòng bác là bác giơ tay táng chúng nó rồi, đấy là thanh niên trai tráng còn chịu dc cái quả đấm, bạt tai của bác chứ lỡ con cún, thằng cò nhà tôi mà hó hé mở miệng ra thì mặt mũi chúng nó thành cái gì? Tôi ko ngờ ông tướng Hiếu có 1 người em dã man, tàn bạo chẳng kém gì tên cảnh sát Nguỵ Nguyễn ngọc Loan ngày nào. Chắc bác nóng tính nên mạnh tay wá, nhưng mong bác nương tay vì chúng ta cùng là người việt mà và họ còn rất trẻ.
    Trích từ bài của kilitutu viết lúc 21:52 ngày 14/10/2006:
    Tướng VNCH nhiều nhỉ? có lẽ vì vậy mà không thằng nào chịu nghe thằng nào nên mới thua. Chạy vãi cả ...
    Bác có thật sự tự nhận la? "Kẻ đần độn nhất TTVNOL" không đấy?
    Trích từ bài của cuncondethuongvietnam viết lúc 12:40 ngày 15/10/2006:
    Cảm ơn chú Nguyễn Tín đã cho anh thấy được những khuôn mặt của mấy tay bại tướng. Mai mốt anh lấy ra chỉ vào màn hình PC mà nói với con mình rằng "Đây là mấy thằng tướng Ngụy bị các cụ Giáp, Dũng, Thanh, Tấn....." đánh cho thân bại danh liệt nè con"
    Tôi yêu Việt Nam
    Được cuncondethuongvietnam sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 15/10/2006
    Không dám.
    Con bác sef tin chết bác với điê?u kiện bác không bưng bít cấm ca?n không chó phép nó không được tự do google tím kiếm nhưfng ta?i liệu tham kha?o khác. Tôi e ră?ng con bác sef vâng dạ bố cho pha?i đạo la?m con, nhưng đa?ng sau lưng nó tự tạo một lập trươ?ng hiê?u biết rộng hơn va? khoan dung, khoan ho?a, đại lượng hơn bố nó.
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 15/10/2006
    Xin miê?n ba?n. Bác CNC_madeViet định chơi đo?n độc gi? ma? trích các đoạn na?y tư? mục Tướng la?nh tham chiến tại VN qua bên mục Plâyme na?y.
    Chắc đến giơ? tấ?t ca? các bác đaf biế?t tôi như thế na?o rô?i, không đến nô?i cho tôi la? đô? "dã man, tàn bạo chẳng kém gì tên cảnh sát Nguỵ Nguyễn ngọc Loan ngày nào. Chắc bác nóng tính nên mạnh tay wá, nhưng mong bác nương tay vì chúng ta cùng là người việt mà và họ còn rất trẻ."
    Thay vi? ba?n luận vê? chu? đê? sao bác lại cứ muốn bôi nhọ tôi thế bác?
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 04:14 ngày 20/10/2006
    Text
    Bác đã nhọ sẵn rồi, tôi bôi làm gì cho nhọ tay tôi. Thấy bác cũng cãi với mấy đứa trẻ chẳng nhịn 1 lời nên tôi nhắc nhở bác thôi. Còn vê tranh luận chủ đề thì thưa bác, tôi mang trong người giòng máu việt nên dù ít hay nhiều tôi cung biết đánh nhau thế nào. Tôi ngồi đọc và học hỏi thêm và nếu có chuyên chướng tai ngai mắt thì tôi....tôi đóng vai oánh tập kích cũng khá đúng ko bác? Mặc dù trong gia đình cũng có người oánh Pháp, đuổi Mĩ, hất nhào Nguỵ nhưng ko dám tuyên chiến với quần hùng với nhãn hiệu xịn "em tướng Hiêu" và dc nhập tâm, hưởng tron những cái tinh hoa của ông tướng anh bác. Qua những bài viết của bác tôi có nhận xét rằng lập luận ko đầy đủ để chứng minh những điêu bác muốn nói để rồi mang tiếng là nguỵ biện, tung hoả mù vào lịch sử điều này chứng minh bác còn phải luyện tập nhiều lắm lắm, để tiếp tục công cuộc bảo vệ CHÍNH NGHĨA giết TT Diệm, đảo chính khi nào muốn.
    Thưa bác ngay với sự hiểu biết ít về quân sự tôi cũng cho rằng oánh vào Dà nẵng là ko tưởng, nếu có đánh thì tôi sẽ tập kích vào những chỗ yếu của đối phương nhằm tiêu hao lực lượng chứ ko bao giơ mang quân đi hàng ngàn cây số dưới hoả lực của địch. Chẳng nhẽ bác hiểu biết về quân sự kém hơn tôi?
  10. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    ̣Tuy khĂng phà?i là? quĂn sự, tĂi cùfng xin mào muẶi bà?n vĂ? thẮ 'ành lươfi lĂ 'Ắi lài lình bay khàc 'Ắi lài lình bĂ hay 'Ắi lài lình thù?y 'ành bẶ.
    Cài chĂ? khàc nhau khĂng phà?i là? lùc 'à? xàp lài ngay sàt bĂn thĂn thĂ? 'ìch và? với tới 'ìch bf?ng lươfi lĂ. Khi 'ò 'ành lình bay 'àf nhà?y xuẮng khò?i trực thfng, hay lình bẶ 'àf nhà?y xuẮng khò?i chiẮn xa, hay lình thù?y 'ành bẶ 'à? nhà?y xuẮng khò?i thuyĂ?n bè?.
    Cài khàc là? khoà?ng càch tư? chĂ? mì?nh Ă?n nùp 'Ắn chĂ? 'ìch 'ứng thì? khàc nhau tù?y phương tiẶn vẶn chuyĂ?n cù?a 'ìch: bay, bò? hay lẶi.
    TĂi nòi như vẶy chf́c 'ù? 'Ă? bàc hiĂ?u rĂ?i chứ. Hay là? bàc tiẮp tùc cươ?i sf̣c 'Ắn quĂ?n trì? LĂ?n nà?y bàc cươ?i là? may cho tĂi 'Ắy, chứ bàc mà? nẮi cơn giẶn lĂn mf́c nhiẮc xì? và? tĂi như như?ng lĂ?n trước thì? khẮn cho tĂi.
    Tướng Nam Khành nòi là? "chuẩn bi quĂn 'Ti Mỹ; xĂy dựng 'ược Y m-i vũ khĂ, m-i chức danh cĂ từ 2 'ến 3 người vừa 'iĂu luy?n, thĂng thạo, '"ng thời lĂ c't cĂn kiĂn cường 'f bảo 'ảm chắc thắng trong tĂnh hu'ng khĂ khfn phức tạp nhất".
    Theo như hĂ?u hẮt càc bàc, 'ược huẮn luyẶn kỳ? cà?ng như vẶy, khĂng cò?n mẶt sơ hơ? nà?o, càc bẶ 'Ặi sf?n sà?ng 'ành bài bẮ?t cứ lình bay, lình bò?, hay lình lẶi. VẶy mà? sao lài cò chuyẶn tẶp dượt lài khi 'ược giao nhiẶm vù với lình bay, chf?ng qua là? cò sự thay 'Ă?i trong mùc tiĂu 'Ắi tàc?
    "TĂi trĂnh bĂy thĂm những khĂ khfn của 'ơn vi chĂng tĂi phĂn tĂch dự bĂo tĂnh hu'ng, 'i hỏa lực '<ch 'f k<p tiếp cận[/B] 'Ăng ''i tượng Mỹ sẽ phải ''i mặt Y thung lũng Ia Đrfng."
    TĂi nòi như vẶy chf́c 'ù? 'Ă? bàc hiĂ?u rĂ?i chứ. Hay là? bàc tiẮp tùc cươ?i sf̣c 'èn quĂ?n trì? LĂ?n nà?y bàc cươ?i là? may cho tĂi 'Ắy, chứ bàc mà? nẮi cơn giẶn lĂn mf́ng nhiẮc xì? và? tĂi như như?ng lĂ?n trước thì? khẮn cho tĂi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này