1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đánh hào hùng của QĐNDVN - Chiến dich PLAYME

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kiduong1, 01/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì tôi thấy chả có cái gì đương nhiên ở chỗ này cả.
    [/QUOTE]
    Vâng tôi xin trả lời bác.
    Trong bài Giải Cứu Trại LLBĐ Đức Cơ, đại tá Mataxis ghi nhận:
    "Thế dàn quân của Lữ Đoàn 173 Dù tại Pleiku, giải tỏa thêm các đơn vị QLVNCH cho lực lượng tiếp cứu, làm xáo trộn các kế hoạch và thời khóa biểu của *********. ********* nổi tiếng rất tỉ mỉ trong việc thu lượm tin tức tình báo trước một cuộc hành quân. Chúng cẩn thận thu lượm các dữ kiện không những liên quan đến lực lượng địch bao gồm quân số, súng ống và công sự chiến đấu, mà còn liên quan đến khả năng tăng phái của bản doanh kiểm soát vùng đang hành quân. Khi chuẩn bị tấn công tại Đức Cơ chắc chắn ********* tính toán cẩn thận quân số đồn trú tại Đức Cơ và đồng thời ước tính các đơn vị tại Vùng Đặc Biệt và Quân Đoàn II khả dụng cho lực lượng tiếp cứu. Với sự hiện diện của Lữ Đoàn 173, các tính toán này của ********* bị hóa giải. Với các lực lượng Hoa Kỳ tại Pleiku như ghi phần trên, tư lệnh quân đoàn có thể tăng thêm lực lượng QLVNCH cho lực lượng tiếp cứu. Kết quả là sự tính toán cẩn thận của ********* về tỷ lệ các lực lượng và xác xuất thành công tại địa điểm phục kích thay đổi với phần lợi về phía các đơn vị QLVNCH."
    Tôi suy luận khi chuẩn bị trận Pleime, QGP cũng "ước tính các đơn vị tại Vùng Đặc Biệt và Quân Đoàn II khả dụng cho lực lượng tiếp cứu". Hơn nữa, người ta thường lấy kinh nghiệm và bài học của các trận trong quá khứ để tiên liệu những gì sẽ xảy ra và cũng thường dựa vào con người thường hay làm theo thói quen.
    Thêm vào đó, SĐ1KBHK chỉ vừa mới đặt chân lên Cao Nguyên vào đầu tháng 10 (trận Pleime xảy ra cuối tháng 10), và BTL QĐII chỉ yêu Mỹ tiếp tay vào giờ phút chót. Tướng Westmoreland từ Sài Gòn ra lệnh cho Tướng Larsen ở Nha Trang.
    Tư Lệnh của Lưc Lượng Dã Chiến Mỹ, Thiếu Tướng Stanley R. Larsen, gửi một thông điệp cho Thiếu Tướng Harry W. 0. Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh: ?oBắt đầu sáng ngày 23 tháng 10 SĐ 1 Kỵ Binh điều một TĐ Đặc Nhiệm tối thiểu 1 TĐ BB và 1 đơn vị Pháo Binh tới PLEIKU, sứ mạng chuẩn bị hỗ trợ trong việc phòng thủ các doanh trại then chốt của HK/QLVNCH quand vùng PLEIKU hay tăng cường các cuộc hành quân của Quân Đoàn II đi giải cứu TRẠI DSCĐ PLEI ME.? (trích Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ Hỗ Trợ Trong Trận Plei Me,
    http://www.generalhieu.com/pleime_1stUScavalry-u.htm).
    Như vậy làm sao mà bộ chỉ huy LK5 tiên đoán cả mấy tháng trước không phải LĐ173Dù HK mà sẽ là SĐ1KBHK nhảy vào trợ giúp lần này ?
    Lại nữa, chiến thuật "lùng và diệt địch" chưa từng được phát đông. Tướng Wesmoreland lần đầu tiên ra lệnh thi hành chiên thuật này khi xua quân lính của SĐ1KBHK vào thung lũng Iadrang một cách đơn phương.
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 03:55 ngày 19/09/2006
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bác nguyentin bỏ rất nhiều công sức để thu thập tài liệu nhưng bài viết lại áp đặt nhiều suy luận chủ quan nên mất hay đi. Bác thử đọc kĩ lại những đoạn này nhé:
    Về vấn đề thời gian
    Tài liệu của QĐNDVN
    "Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đã điều sư đoàn kỵ binh không vận số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn ta, cắt Tây Nguyên với vùng đồng bằng ven biển. Quân ngụy thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum ?" Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch ?otìm và diệt? trong chiến lược ?ochiến tranh cục bộ? của chúng.
    ...
    Trong bối cảnh đó, Bộ tư lệnh chiến trường Tây Nguyên quyết định thay đổi chủ trương giải phóng bắc Tây Nguyên và hạ quyết tâm mở chiến dịch Plây Me nhằm mục đích phối hợp với chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để mở rộng và củng cố vùng giải phóng...
    Đầu tháng 10 năm 1965, căn cứ vào kết quả nắm địch và tình hình chuẩn bị của ta, Bộ tư lệnh chiến dịch đã xác định quyết tâm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị..."

    Rõ ràng chiến lược tiến công Plây Mê được bắt đầu xây dựng sau khi SĐ1KK đến An Khê vào tháng 9/1965. Đầu tháng 10, các đơn vị tham chiến của QĐNDVN mới nhận nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch tác chiến cụ thể.
    Bác căn cứ vào đâu để cho rằng:
    "Nếu đúng thế thì các chiến thuật gia ********* tài tình thật. Một trận đánh cấp sư đoàn tiến chiếm một căn cứ với ba trung đoàn (32, 33, và 66) điều nghiên kỹ càng cần ít ra hai ba tháng. Trận đánh Pleime, theo tài liệu này, khởi sự ngày 19 tháng 10; trong khi tầu Rose chở một số đơn vị đầu tiên của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK chỉ mới cập bến tại hải cảng Qui Nhơn vào giữa tháng 9 và các đơn vị này của sư đoàn lục đục kéo lên An Khê bắt đầu khai quang rừng rậm lập trại đóng quân trong các lều vải. Thật khó có thể tưởng tượng ********* chẩn đoán và đưa yếu tố quân Mỹ của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK này vào kế hoạch tấn công Pleime cả mấy tháng trước."
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 05:26 ngày 17/09/2006
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Còn nữa, bác viết tiếp:
    "Trước đó hai tháng, khi ********* tấn công tiền đồn Đức Cơ, Quân Đoàn II phái một chiến đoàn dù và một chiến đoàn thủy quân lục chiến đến tiếp cứu đồn, trong khi Lữ Đoàn 173 Dù HK được điều động đến bảo vệ Pleiku. Vậy khi cũng áp dụng thế vây điểm để diệt viện lúc tấn công tiền đồn Pleime, ********* cũng sẽ đương nhiên dự kiến là quân tiếp viện sẽ do các đơn vị QLVNCH đảm nhận còn quân Mỹ sẽ chỉ trợ lực vòng ngoài thôi chứ, làm sao mà tài tình đến độ quyết đoán là lần này quân Mỹ, với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK, sẽ nhảy vào trực tiếp tham chiến đơn phương?"
    Mặc dù bác đã đọc tài liệu của phía QĐNDVN, trong đó có đoạn:
    "Về kế hoạch, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1, vây đồn Plây Me, diệt quân ngụy đi ứng viện; đợt 2, tiếp tục vây đồn Plây Me buộc quân Mỹ vào tham chiến; đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch. "
    Rõ ràng trong kế hoạch tác chiến của QĐNDVN có tính đến vấn đề bác nói. Thành ra cái đoạn văn mai mỉa ấy của bác nó lạc lõng làm sao ấy, không hay; bỏ nó đi bác nguyentin nhỉ.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 05:36 ngày 17/09/2006
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 05:37 ngày 17/09/2006
  4. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Căn cứ theo đoạn bôi vàng, liệu phía QĐNDVN đã thắng chiến dịch Pleime?
    Được khikho007 sửa chữa / chuyển vào 05:41 ngày 17/09/2006
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Còn đoạn này nữa, hết sức vớ vẩn:
    "Nếu quả thật ********* muốn thử lửa tác chiến trực tiếp với quân Mỹ, tại sao không nhắm vào Sư Đoàn 3 TLQC Mỹ đã có mặt tại Đà Nẵng từ tháng 5 năm 1965, mà phải đợi đến tháng 10, nhân cơ hội quân Mỹ mới có mặt ở Tây Nguyên?"
    Phải lựa thời cơ, chọn mục tiêu dễ nuốt chứ ai lại đâm đầu vào ổ kiến lửa làm gì.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bác có bằng chứng nào cho kết luận này không:
    "Ban tham mưu tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã chẩn đoán chính xác mặt trận nào là diện, mặt trận nào là điểm trong toàn bộ Chiến Dịch Đông Xuân 1965; đồng thời biết rõ Chiến Dịch Pleime là trận đánh dứt điểm của Chiến Dịch Đông Xuân nhằm tiến chiếm Pleiku trước khi tiến chiếm Qui Nhơn. Phân tách các nguồn tin tình báo, ban tham mưu Quân Đoàn II nhận định địch sẽ thực hiện Chiến Dịch Pleime qua ba giai đoạn: 1. Vây hãm trại Pleime với Trung Đoàn 32 BV; 2. Tiêu diệt quân tiếp viện với Trung Đoàn 33 BV; 3. Tràn ngập trại Pleime và tiến chiến Pleiku với các Trung Đoàn 32, 33 và 66. "
    Biết rõ kế hoạch tác chiến của địch như vậy mà để cho địch chạy thoát qua Cambuchia thì cũng đáng kể là thất bại đấy .
  7. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Mataxis cũng chỉ phỏng đoán như vậy thôi chứ ông ta có bằng chứng gì (như tài liệu thu được của QGP) chứng tỏ kế hoạch của họ bị ''hóa giải'' không ? (bên lề mà nói thì thrown awry bác dịch thành hóa giải có lẽ không sát, nhưng mà thôi, tạm thế đã). Căn cứ vào đâu mà bác nhận định QGP lập kế hoạch tác chiến chỉ dựa vào dữ liệu có được trước khi 173 vào trận ?

    Tôi suy luận khi chuẩn bị trận Pleime, QGP cũng "ước tính các đơn vị tại Vùng Đặc Biệt và Quân Đoàn II khả dụng cho lực lượng tiếp cứu". Hơn nữa, người ta thường lấy kinh nghiệm và bài học của các trận trong quá khứ để tiên liệu những gì sẽ xảy ra và cũng thường dựa vào con người thường hay làm theo thói quen.

    Cái này là suy diễn chứ không phải suy luận bác ạ. Ngoài ra tôi không hiểu rõ lắm lập luận của bác. QGP đã có kinh nghiệm sau vụ 173 tăng cường, thì hẳn họ phải rút kinh nghiệm lần này có thể có lính Mỹ tiếp viện chứ làm gì có chuyện lại theo thói quen phớt lờ Mỹ (như bác suy đoán lúc trước) được.
    Thêm nữa, bác viết là chỉ huy QĐ 2 VNCH sau khi biết kế hoạch của QGP thấy rõ mình không địch lại được đối phương nên phải xin quân Mỹ chi viện. VNCH biết thế mình kém, chẳng nhẽ QGP không biết được điều đó ? Mà từ chỗ biết được điều đó đến chỗ phán đoán được như vậy thế nào đối phương cũng sẽ cầu viện Mỹ chắc là không quá khó, phải không ạ ?
    Coleman và Moore đều viết là một bộ phận của 1 Cav đã có mặt tại An Khê từ 14/09/1965, Coleman chép là ''combat elements'' còn Moore gọi là ''advance party'', và nói rằng QGP đã nổ súng thăm dò lực lượng phòng thủ An Khê. Như vậy việc QGP biết ngày một ngày hai 1 Cav sẽ lên tới nơi có gì là lạ ?
    Nếu bác đọc thêm các sách của NXB QĐND, chẳng hạn như quyển ''Ký ức Tây Nguyên'' của ông Đặng Vũ Hiệp, thì kế hoạch tác chiến cho chiến dịch được bàn bạc tới tận ngày 27/09 và sau đó mới có nhận định sẽ đối đầu với 1 Cav.
    Co lẽ bác nên soát lại timing trong các lập luận của bác thì sẽ ''hóa giải'' được cái sự vô lý bác nêu ra.
  8. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Mu'n tĂm sự thật, nhưng lại khĂng dĂm nhĂn vĂo sự thật: Ngay Westmoreland cĂn thất vọng sau trận Iadrang cho cĂi chương trĂnh "bĂnh 'i nhau, dẫn những cĂi s' li?u 'ếm xĂc người v>i cĂc bĂo cĂo "'ang bi bĂn tấn cĂng bYi khĂng quĂn Mỹ! CĂ trận bĂn giải phĂng "trĂn ngập" cfn cứ, nhưng bĂn phĂng ngự cĂ hầm ngầm, giải quyết mĂi khĂng 'ược, sau phĂt hi?n cọc an ten phĂ hủy 'i thĂ cả anh 'ại 'Ti trưYng cũng hy sinh ngay trĂn cửa hầm ngầm cĂng cả cĂi "hầm ngầm" do bom Mỹ. Cần gĂ phải hỏi tại sao phĂa Giải phĂng phải rĂt nhanh?
  9. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0

    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 03:13 ngày 18/09/2006
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác nguyentin1 hơi máy móc rồi đấy. Thực ra với ý định của QGP lúc đó là tìm cách đánh (và diệt) 1 đơn vị quân Mĩ để rút kinh nghiệm thì đó có là lữ dù 173 hay sư 1 kị binh cũng không quá quan trọng, miễn đó là quân Mĩ. Hơn nữa, hình như (không chắc lắm) là ngay bên phía sư 1 kị binh Mĩ cũng đang muốn tìm diệt chủ lực VC, nên về phía GQP hoàn toàn có thể dự đoán được là nếu họ gây cho VNCH nhiều khó khăn thì quân Mĩ sẽ tham chiến, vừa để hỗ trợ VNCH, vừa để thực hiện ý đồ tìm diệt của mình.
    Còn bác hỏi "Nếu quả thật ********* muốn thử lửa tác chiến trực tiếp với quân Mỹ, tại sao không nhắm vào Sư Đoàn 3 TLQC Mỹ đã có mặt tại Đà Nẵng từ tháng 5 năm 1965, mà phải đợi đến tháng 10, nhân cơ hội quân Mỹ mới có mặt ở Tây Nguyên?" thì xin trả lời thế này, Đà Nẵng là căn cứ lớn ở đồng bằng, dễ dàng được yểm trợ bởi đủ các thể loại hoả lực của Mĩ, lực lượng QGP ở khu vực này ít và trang bị rất yếu, nên tất nhiên họ không dại gì mà đánh vào đó cả. Trong khi ở Tây Nguyên địa hình thuận tiện hơn cho QGP và họ cũng đang có sẵn vài đơn vị chủ lực mạnh từ ngoài Bắc vào.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này