1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của Mỹ tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nhân dân chẳng còn có thể tín nhiệm việc chính quyền cứ thay đổi liên tục lý do vì sao khiến con em họ phải hy sinh. Qua nghiên cứu Hugh M. Arnold đã tìm ra đến 20 lý do mà chính quyền Mỹ dùng để biện minh cho cuộc chiến: Từ năm 1949 đến 1962 chú trọng đến hiểm họa xâm lăng của Cộng sản; từ 1962 đến 1968 là chống nổi dậy; sau năm 1968 lại là giữ gìn cam kết với đồng minh. Theo lời của McNaughton, dựa trên tài liệu của lầu 5 góc, thì 70% lý do hồi đầu năm 1965 là giữ gìn cam kết. Vào năm 1965 thì lập luận này có thể cho qua, nhưng đến năm 1968 thì chẳng còn thuyết phục nổi ai nữa.

    Do chẳng moi đâu ra lý do thuyết phục biện minh cho những hy sinh mất mát người dân Mỹ phải chịu đựng, chỗ đứng của chính quyền Johnson trong cuộc chiến trở nên ko ổn định. Đến khi nổ ra cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân cực kỳ ác liệt, khiến quân Mỹ tổn thất nặng thì vị trí này bắt đầu lung lay mạnh. Khoảng thời gian 2 năm rưỡi giữa trận Vạn Tường và tổng tiến công Tết, chính là lúc quân giải phóng học cách chiến đấu với quân Mỹ. Họ nhận ra cách đối phó với hỏa lực Mỹ cũng tương tự như cách họ từng làm với giặc Pháp. Đó là chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh"- nghĩa là khi giao chiến họ sẽ vận động vào càng gần địch càng tốt nhằm loại bỏ hiệu quả của hỏa lực chi viện của chúng vì nếu như bắn quá gần sẽ gây nguy hiểm cho lính Mỹ trong phòng tuyến. quân giải phóng cũng nhanh chóng tìm ra cách khắc chế lần lượt những kỹ thuật tối tân mà ta từng ca tụng. Đối phương cũng hiểu họ sẽ ko thể đánh bại Hoa Kỳ hay đồng minh nam VN của nó về mặt quân sự nếu như Mỹ vẫn quyết tâm ủng hộ. Họ cũng ko làm như thế với Pháp. Mục đích của họ là không để thua trong khi cố gây thương vong tối đa cho quân Mỹ. Chiến lược này đã đánh trúng điểm yếu nhất trong nền tảng chiến lược của nước Mỹ, đó là tinh thần của người dân.

    Máu đã đổ với số lượng cực kỳ lớn ờ miền nam VN. Theo ước tính của 1 học giả thì trong giai đoạn từ 1965 đến 1974, số dân thường thương vong ở đây là hơn 1,1 triệu người, trong đó có hơn 300.000 người chết. Với số dân gần 17 triệu thì số người thiệt mạng đã chiếm khoảng 1,8 % dân số. Nếu đem tỉ lệ trên áp dụng với Hoa Kỳ thì con số người chết sẽ là khoảng 3.600.000 người. Thương vong của dân thường cao như thế là do các loại vũ khí tàn bạo, vô nhân tính của quân đội Mỹ và VNCH. Hầu như mọi gia đình ở miền nam VN đều bị chiến tranh gây cho khổ đau, chết chóc. Nói 1 cách công bằng thì người dân nông thôn VN ít ai quan tâm đến hệ tư tưởng của miền Bắc hay là như thứ tương tự như thế ở miền Nam. Tuy nhiên quân giải phóng lại ko hỗ trợ nhân dân dựa trên ý thức hệ mà chỉ cố gắng tối đa để vỗ yên những người ủng hộ mình.

    Quân đội Mỹ và VNCH vẫn tiếp tục phung phí sinh mạng, của cải với cái chính sách tìm - diệt mà 'tìm' thì nhiều chứ 'diệt' thì chẳng được bao nhiêu. Vì thế trong khi chính phủ Mỹ phải cố biện minh về món nợ máu với nhân dân Mỹ và VN bằng những con số 'đếm xác' vớ vẩn thì quân giải phóng chứng minh cho đồng bào của mình thấy tinh thần dân tộc cao cả của mình.

    Tấn bi kịch mà nước Mỹ và VN phải chịu xuất phát từ việc những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ ko hiểu rõ bề dày lịch sử chống ngoại xâm của người Việt. Ít nhất sau năm 1965, đối thủ của Mỹ cũng đã kiên định và thành công trong việc gán nguồn cơn của cuộc chiến tranh này là của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chế độ VNCH chỉ là những con rối của Hoa Kỳ. Rất nhiều người VN tuy ko bị ảnh hưởng bởi các hệ tư tưởng nhưng vẫn trở nên tích cực chống ngoại xâm vì cảm thấy bất bình khi mà chiến tranh, hủy diệt cứ kéo dài mãi.

    TQLC và Lục quân đã sớm lún vào cuộc chiến tranh không qui ước tại VN. TQLC, những người đã có hàng chục năm kinh nghiệm rất nhiệt tình ủng hộ ý tưởng bình định, kiểm soát dân chúng, chống nổi dậy. Sự khác biệt chỉ là về tổ chức. Lục quân Mỹ thời kỳ này được huấn luyện nhằm chống lại lực lượng xe tăng đông đảo của Liên Xô trên bình nguyên trung tâm nước Đức hoặc đối phó với các cuộc xâm lấn kiểu chiến tranh Triều Tiên. Tướng Lục quân Mỹ Samuel “Hanging Sam” Williams, 1 trong những nhà sáng lập ra quân lực VNCH, đã được đào tạo theo khuôn mẫu ấy. Đại tá Harry Summers đã viết trong cuốn sách 'Mổ xẻ cuộc chiến tranh VN' rằng chiến tranh du kích đã được Lục quân đề cập đến trong 4 trang của cuốn Điều lệ chiến đấu Lục quân Hoa Kỳ, bản in năm 1939. Chỉ có 4 trang sách! Trong khi đó TQLC có cả cuốn sách Small Wars Manual chuyên nghiên cứu về thể loại chiến tranh này. Các tướng Krulak và Walt, cùng những chỉ huy cấp cao khác đều từng được trui rèn thời còn là sĩ quan TQLC trẻ trong chiến đấu với quân nổi dậy ở Philippin do Aguinaldo cầm đầu, với Sandino ở Nicaragua, và Charlemagne tại Haiti. Họ hiểu chiến tranh VN là cuộc chiến về chính trị chứ ko phải chỉ là quân sự. Ký ức về chống nổi dậy ở Lục quân chỉ còn giới hạn trong những chiến dịch chống thổ dân da đỏ hồi thế kỷ 19. Câu nói đáng hổ thẹn của tướng Phil Sheridan "Tên da đỏ tốt là khi nó chết rồi" đã phản ánh đúng cái triết lý tìm - diệt thời kỳ đó.

    Công tác bình định chỉ phát huy hiệu quả nếu chính quyền miền Nam tiến hành cải cách. Bằng cách giam chân quân địch ở những vùng núi non, rừng rậm và tổ chức dân vận dưới những khu vực đông dân trên đồng bằng ven biển, có lẽ ta sẽ đạt được 1 số tiến bộ chính trị nào đó. 1 kế hoạch như vậy chắc chắn sẽ giảm thiểu thương vong cho cả lính Mỹ lẫn người dân VN, kéo dài sự ủng hộ của công chúng. Thế nhưng tướng Westmoreland của Lục quân giờ lại là thượng cấp. Ông ta được cả tổng thống lẫn Robert McNamara, dù đang ngày càng hoài nghi, chống lưng.
    vacbay03, bloodheartvn, gaume13 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bản thân tổng thống Johnson vốn cũng từng là người nhiệt tình ủng hộ bình định. Nhưng ông ta cũng là người nóng nảy chỉ ham muốn giành thắng lợi ngay lập tức. Ông đã ngả theo những lời hứa hẹn giành chiến thắng theo kiểu Chiến tranh TG thứ 2. John McCone, giám đốc CIA, còn nhớ cuộc họp đầu tiên về vấn đề VN của mình với tổng thống như thế này:" Johnson cho rằng chúng tôi chú trọng quá nhiều vào cải cách xã hội và tỏ ra ko thể chịu được việc mất quá nhiều thời gian để nuôi những 'nhà cải cách' như thế". Dù vậy, trong hội nghị về cuộc chiến tranh ở Honolulu năm 1966, Westmoreland cũng nói mình sẽ chú trọng công tác bình định. William J. Porter, phó đại sứ Hoa Kỳ tại VN, cho rằng hội nghị đã được Washington chỉ đạo là phải quan tâm đến bình định. Ngày 8 tháng 2 năm 1966, tổng thống Hoa Kỳ Johnson cùng tổng thống nam VN Nguyễn Văn Thiệu đã ra "tuyên bố Honolulu", tái khẳng định lại chính sách trên.

    Bất chấp chỉ đạo của trên, tướng Westmoreland hầu như chẳng làm gì để thay đổi triết lý sử dụng đơn vị lớn của mình cả. Ông tướng còn đòi tăng gấp đôi lực lượng để tiến hành các cuộc hành quân cấp tiểu đoàn mấy tháng tiếp đó, gây phương hại nặng cho chủ trương bình định. Ông ta bảo tướng Walt đừng mở rộng bình định ở VN và càng ko được làm nếu nó làm "ảnh hưởng đến trách nhiệm chính yếu là tiêu diệt lực lượng chủ lực đối phương". Thế là cỗ máy xay thịt lại tiếp tục làm việc, danh sách thương vong ngày càng dài ra, dài mãi cho đến khi Hoa Kỳ buộc phải rút lui nhục nhã.

    Nhà lý luận quân sự Carl von Clausewitz từng viết: "Dù đã có kết quả chung cuộc nhưng chiến tranh vẫn luôn còn tiềm ẩn..quốc gia thua trận luôn coi kết quả này chỉ là thất bại tạm thời, và vẫn có thể tìm cách phục thù khi hoàn cảnh chính trị sau này thuận lợi. Liệu đây có đúng với trường hợp của VN?"

    Hãy xem xét những điều sau: Phương Tây đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Lạnh mà cuộc chiến VN là 1 bộ phận quan trọng. Trong những năm 1960, hơn 60% dân số thế giới sống dưới các chế độ Cộng sản hay tự tuyên bố là Cộng sản. Cho đến năm 2000 thì ngoại trừ Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Trung Quốc, những chế độ khác đều ko còn nữa. VN và Trung Quốc vẫn đang dò dẫm tiến đến nền kinh tế thị trường, vốn chỉ phát triển mạnh trong môi trường tự do về chính trị. Người ta cũng cho rằng Cu Ba cũng sẽ thay đổi sau khi Fidel Castro ra đi.

    Bắc Triều Tiên hiện vẫn là 1 ẩn số khó đoán theo kiểu những chế độ độc tài phi Cộng sản ở Syria, Iran, Libya, và Belorus. Sẽ là quá tham lam trong phạm vi cuốn sách này nếu cố xác định những tổn thất về kinh tế của Liên Xô khi chi viện cho VN đã dẫn đến sự sụp đổ của chính mình như thế nào. Chỉ cần nói nó đã chết thế là đủ.

    Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) được sinh ra dưới sự bảo trợ của Mỹ từ những năm 1960. Nó đã phát triển từ 5 thành viên năm 1967 lên đến 9 thành viên, với cả Việt Nam gia nhập từ năm 1995. Hiệp hội bao gồm các con hổ kinh tế như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan lẫn những nước còn gặp nhiều khó khăn như là VN và Myamar. Đối với những quốc gia hiện đang có số liệu thì mức thu nhập binh quân đầu người giờ đã tăng so với thập niên 1960 khoảng 230 lần. Tuổi thọ trung bình người dân cũng tăng từ 56 lên 69.

    1 trong những thứ đầu tiên khiến các cựu chiến binh Mỹ chú ý khi trở lại VN là logo hãng Pepsi Cola được sơn khắp những chiếc xe buýt đưa khách từ sân bay tới các dịch vụ du lịch. Tiếp sau đó là những bảng quảng cáo. 2 tấm bảng đầu tiên trên đường về Hà Nội năm 1997 là bảng của BMW và MasterCard, còn trong thành phố thì đầy rẫy bảng hiệu Hewlitt-Packard, Compaq, và Kodak. Hầu hết các khu phố đều có bán đồ gia dụng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nông dân giờ được sở hữu đất và tự kinh doanh cá thể. Ở đây có cả sân golf, những tòa nhà cao tầng cùng những khu nghỉ dưỡng sang trọng.. Tiếp viên trên các chuyến bay của Vietnam Airlines đều có thể nói tiếng Anh và 1 ngoại ngữ Á châu khác rất tốt. Những người dân thành thị, kể cả trẻ em dường như đều thích nói "xin chào" bằng tiếng Anh. 1 điều khác nữa mà các cựu binh để ý thấy là có cái gì đó 'thiếu vắng'. Ngoại trừ mấy người lính thường trực vẫn gác ngoài cổng các doanh trại còn trên phố chẳng thấy bóng dáng quân nhân có vũ trang. Không thấy hàng rào giây thép gai, chẳng có bao cát, ko ánh pháo sáng, ko tiếng máy bay trực thăng. Rất hiếm gặp những dấu tích chiến tranh còn lại dù là ở những nơi đã từng là căn cứ quân sự Mỹ. Tất cả những gì tìm thấy ở Cồn Tiên, Khe Sanh, Gio Linh cũng những căn cứ hay chiến trường khác chỉ là đôi ba bao cát lộ lên khỏi mặt đất cũng vài hõm đất nông chỗ những công sự chiến đấu khi xưa. Đúng như thế, vào năm 1997 chính tác giả đã thấy 1 nông dân cho trâu cày ruộng trên nơi xưa kia là bãi mìn.

    VN đã hòa bình, thống nhất và chẳng thể coi là mối đe dọa cho thế giới và khu vực nữa. Sau chuyến thăm VN, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen đã công bố vào tháng 3 năm 2000 rằng triển vọng về liên minh quân sự giữa Mỹ và VN đang rất khả quan.

    Chẳng ai có thể đoán những gì mà VN sẽ đem lại trong tương lai nhưng nếu như nó hoàn toàn hội nhập với các quốc gia khác thì món nợ xương máu này có lẽ cuối cũng sẽ được xí xóa.


    Phần kết


    Ngày 18 tháng 8 năm 2000, 1 nhóm nhỏ cựu chiến binh TQLC do đại úy Ed Garr dẫn đầu đã đi xe buýt tới thị xã Chu Lai. Những tòa nhà bên đường treo đầy cờ phướn và biểu ngữ kỷ niệm 35 năm chiến thắng Vạn Tường hay chiến dịch Starlite theo cách gọi của người Mỹ.

    Sau chuyến tham quan chiến trường xưa, mọi người tụ họp tại 1 khác sạn địa phương để ăn trưa và gặp gỡ những cựu chiến binh của trung đoàn Ba Gia. Đề tài nói chuyện chuyển từ trận đánh sang cuộc chiến chống Pháp, các chiến thuật đánh Mỹ rồi tới cách mà người VN nhận dạng, chôn cất tử sĩ. Sáng hôm sau các cựu binh 2 nước tới tập trung tại nghĩa trang liệt sĩ nằm gần bãi chiến trường. Các TQLC đã viếng tặng 1 vòng hoa để vinh danh những chiến sĩ giải phóng đã ngã xuống dưới tiếng nhạc của 1 đội quân nhạc cùng hàng quân danh dự bồng súng đứng nghiêm. Những quan chức nhà nước, tỉnh và chỉ huy quân đội cũng tới đọc diễn văn. Buổi lễ kết thúc với cảnh trẻ em thả hàng trăm quả bóng bay lên bầu trời xanh.

    1 lần nữa những cựu thù lại cùng nhau dùng bữa, từng người 1 đến bắt tay nhau nói lời chào tạm biệt hẹn ngày tái ngộ.
    maseo, vacbay03, gaume16 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Phụ lục

    Lời tuyên dương: Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ đại diện cho Quốc hội rất vinh dự truy tặng huân chương danh dự cho hạ sĩ JOE C. PAUL, binh chủng TQLC.

    Với sự gan dạ, dũng cảm ko quản ngại gian nguy, tính mệnh bản thân vượt ra khỏi nhiệm vụ của cương vị chỉ huy tổ hỏa lực, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC trong chiến dịch STARLITE gần Chu Lai, VNCH ngày 18 tháng 8 năm 1965. Trong trận đánh ác liệt, trung đội của hạ sĩ Paul đã bị thương vong 5 người và tạm thời bị lực lượng VC nấp trong công sự chắc chắn kìm chặt dưới hỏa lực dữ dội của súng cối, súng không giật, súng liên thanh, súng trường. Những TQLC bị thương đang ko thể di chuyển khỏi vị trí lộ liễu đầy nguy hiểm trước mặt số quân còn lại trong trung đội thì bất ngờ bị định dùng lựu đạn phốt pho trắng tập kích. Dù nhận thức hành động của mình chắc chắn sẽ khiến bản thân gặp nguy hiểm, hạ sĩ Paul vẫn gạt an toàn bản thân qua bên kiên quyết băng qua ruộng lúa dưới lằn đạn tới nằm chắn giữa thương binh và quân địch dùng súng M14 bắn mạnh thu hút hỏa lực đối phương tạo điều kiện để thương binh sơ tán. Dù đã bị thương nặng trong quá trình chiến đấu, anh vẫn ko chịu rời vị trí trống trải, vẫn tiếp tục nổ súng cho đến khi gục xuống phải đi sơ tán. Tinh thần dũng cảm, chấp nhận hy sinh của anh đã cứu sống 1 số TQLC đồng đội. Hành động anh dũng của anh đã khiến mọi người chứng kiến cảm phục và đã lan tỏa khắp binh chủng TQLC và lực lượng Hải quân. Anh đã hy sinh cuộc đời mình cho lý tưởng tự do.

    ***

    Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ đại diện cho Quốc hội rất vinh dự truy tặng huân chương danh dự cho hạ sĩ nhất ROBERT E. O’MALLEY binh chủng TQLC.

    Với sự gan dạ, dũng cảm ko quản ngại gian nguy, tính mệnh bản thân vượt ra khỏi nhiệm vụ của cương vị tiểu đội trưởng, đại đội India, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3, sư đoàn 3 TQLC gần thôn An Cường 2, VNCH ngày 18 tháng 8 năm 1965. Trong khi chỉ huy tiểu đội tiến đánh 1 lực lượng định cố thủ trong công sự, đơn vị của anh đã vấp phải hỏa lực súng cá nhân bắn dữ dội. Ko ngại cho sự an toàn của bản thân, hạ sĩ nhất O’Malley đã xông qua ruộng lúa tới tuyến hào địch đang cố thủ. Anh nhảy xuống dùng súng trường, lựu đạn tấn công địch, 1 mình diệt 8 quân thù. Sau đó anh dẫn tiểu đội mình tới chi viện 1 đơn vị TQLC đang bị tổn thất nặng gần đó. Anh kiên quyết tiến lên, vừa nạp đạn vừa xạ kích vào các vị trí đối phương rồi đích thân yểm hộ cho 1 số thương binh di tản rồi lại quay về chỗ của tiểu đội, nơi đang phải chiến đấu ác liệt nhất. Khi 1 sĩ quan lệnh cho hạ sĩ nhất O’Malley đến điểm sơ tán, anh gom hết những thương binh cùng tiểu đội bị vây hãm lại rồi liều mình băng qua lằn đạn rút lui đến chỗ trực thăng.

    Dù đã bị 3 vết thương và luôn phải đối mặt với cái chết trước 1 lực lượng đối phương hết sức quyết tâm, anh vẫn ko chịu đi sơ tán mà ở lại nơi trống trải nổ súng yểm hộ mãnh liệt cho đến khi tất cả thương binh đều lên hết máy bay. Chỉ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng này anh mới chịu rời khỏi chiến trường. Lòng can đảm, tài lãnh đạo của anh đã khiến mọi người chứng kiến cảm phục và đã lan tỏa khắp binh chủng TQLC và lực lượng Hải quân.



    HẾT

    tèn ten..chuyện đã hết sạch...càm ơn các bác đã ủng hộ.
    vacbay03, hk111333, sonlinh1036 người khác thích bài này.
  4. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Xong rồi thì mình xin phép load về làm ebook.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cứ tự nhiên bác ạ....chỉ xin ko phổ biến và dùng cho mục đích thương mại...thanks
    thanhVNW thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chúc mừng Bác Ngthi 96...hy vọng Bác dịch nhiều cuốn khác...Tôi đã gửi thêm mấy cuốn cho Bác rồi nhé
    Lần cập nhật cuối: 20/04/2016
    gaume1ngthi96 thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    TRẬN ĐÁNH VẠN TƯỜNG (tài liệu của ta được sưu tầm trên mạng)


    Trận đánh Vạn Tường nổ ra ngày 18/8/1965. Đây là trận đánh Mỹ cấp Trung đoàn đầu tiên trên chiến trường Quân khu 5.

    Thời gian đã lùi xa, trận đánh đã đi vào lịch sử như một điểm son chói lọi. Hôm nay chính trên mảnh đất ấy của chúng ta, những dấu ấn để lại không bao giờ quên, khẳng định ý chí độc lập, tự cường và bất khuất của nhân dân Việt Nam:

    I - Để đánh giá đúng giá trị, ý nghĩa thắng lợi của trận đánh, trước hết chúng ta phải thấy đúng giá trị, ý nghĩa thắng lợi của trận đánh, trước hết là bối cảnh (đặc điểm tình hình) khi trận đánh diễn ra như thế nào ?

    - Trận chiến đấu diễn ra trong một khoảng không gian (khu vực) hẹp, thời gian ngắn.

    - Tương quan lực lượng: Không cân sức, địch mạnh hơn ta nhiều lần, địch có thuận lợi là gần căn cứ Chu Lai, gần hạm đội 7, nên được pháo binh, không quân chi viện tối đa.

    - Trung đoàn bộ binh 1 (thiếu) ngay từ đầu đã bị lọt vào thế bao vây trên các hướng của địch (thế bị động), chưa có kinh nghiệm đánh với đối tượng là Mỹ (cả trận nhỏ, trận vừa và trận đánh lớn).

    - Trang bị đánh xe tăng, xe bọc thép, hoả lực đánh máy bay của ta còn rất yếu (chưa có gì đáng kể).

    II - Thắng lợi của trận Vạn Tường:


    Trung đoàn bộ binh 1 đã có quyết tâm đúng:

    - Khi đứng trước tình hình bị địch chủ động tiến công, Trung đoàn đã không rời vị trí, không phòng ngự một cách thụ động mà đã chuyển từ thế bị động sang thế chủ động phản công tại chỗ là hoàn toàn chính xác.

    - Trung đoàn đã tổ chức cho bộ đội dựa vào cộng sự, hào lang chiến đấu, các luỹ tre để triển khai đội hình kiên quyết đánh trả.

    - Cán bộ chiến sĩ đã xây dựng được tác phong đánh gần, đánh giáp lá cà, đánh độc lập. Ta, địch chỉ cách nhau 30, 20, 15 mét, địch đến bộ phận nào, bộ phận đó đánh, không bộc lộ hết sức lực. Cách đánh trên đây là hoàn toàn đúng đắn.

    - Ta đã kiên quyết diệt xe tăng, xe bọc thép, tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ trận địa, bảo vệ thương binh, làm chủ khu vực trận địa cả ngày và đêm.

    - Là trận đầu tiên Trung đoàn gặp đối tượng có xe tăng, pháo hạm, pháo bờ, không quân các loại rất mạnh, nên trận đánh diễn ra rất ác liệt. Địch chủ động tiến công, xen kẽ vào đội hình ta và đánh phá liên tục nhưng ta đánh trả quyết liệt, liên tục xuất kích đánh vào sườn và sau lưng địch. Đã xuất hiện hàng trăm gương điển hình chiến đấu dũng cảm trong diệt xe tăng, bắn máy bay, đánh giáp lá cà với bộ binh Mỹ. Toàn Trung đoàn không phân biệt thành phần lực lượng, bộ binh, hoả lực, trinh sát, đặc công, công binh, thông tin, vệ binh, nuôi quân… đều tham gia đánh Mỹ.

    Sau 1 ngày chiến đấu, Trung đoàn đã tiêu diệt và làm bị thương 919 lính Mỹ, phá hủy 22 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 13 máy bay lên thẳng. Kết quả đó bấy giờ là rất lớn. Tiếp theo là Trung đòan đã xử trí đúng là không ở lại đánh tiếp ngày thứ hai mà nhân đêm tối, lợi dụng nước thủy triều xuống bí mật bằng hai hướng đưa Trung đoàn ra khỏi trận địa một cách nhanh gọn, an toàn làm cho địch hoàn toàn bất ngờ.

    Trận Vạn Tường thắng lợi không chỉ tiêu diệt được địch mà cái lớn hơn là đã xây dựng được cho quân dân miền Nam và lòng tin dám đánh Mỹ, thắng Mỹ, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng, một người cũng đánh Mỹ, một tổ cũng đánh Mỹ, đánh kiên quyết liên tục, đánh gần, đánh cả ngày cả đêm. Như vậy là ta đã biết cách đánh vào chổ yếu của quân Mỹ là sợ đánh gần, đánh đêm. Thắng lợi của trận Vạn Tường đã mở ra một bước ngoặt mới cho quân đội ta đánh một đối tượng mới có trang bị rất mạnh, mở ra cho quân dân toàn miền Nam đánh Mỹ, thắng Mỹ ngay từ đầu.
    --------------------------
    tuaans:
    Bản đồ khu vực
    1 - Sân bay và căn cứ Chu Lai.
    2 - Quận lỵ Bình Sơn - Châu Ổ - Quốc lộ 1A.
    3 - Khu vực chiến sự.

    III - Các vấn đề nghiên cứu:
    - Trung đoàn ở sát căn cứ địch. Trước đó có một trinh sát của Trung đoàn đi đầu hàng địch, ta biết được quân Mỹ ráo riết chuẩn bị cả ngày đêm, nên lúc đó Trung đòan bí mật di chuyển đội hình sang đứng chân ở một khu vực khác là hợp lý hơn.

    - Đóng quân ở Vạn Tường gần căn cứ Chu Lai của quân Mỹ những ta thiếu thiết bị đánh xe tăng, thiết giáp như mìn chống tăng, giao thông hào chướng ngại vật khác.

    - Nếu cảnh giác cao, sẵn sàng chiến đấu cao, thì nên bố trí độ hình đóng quân.

    Vòng trong 2 tiểu đoàn bộ binh 40 và 60

    Vòng ngoài 2 tiểu đoàn 45 và 90

    Hai vòng cách nhau 1-2 sải.

    Như thế ta đã chủ động hơn, có thể thắng lợi còn lớn hơn.

    - Tư tưởng đóng quân tạm bợ, do Trung đoàn chuẩn bị đi làm nhiệm vụ mới ở phía Tây đường số 1, mặt khác không đánh giá hết địch nên bố trí cán bộ toàn cấp phó ở đơn vị, chỉ huy Trung đoàn chỉ còn chính ủy và phó chính ủy.

    I. Diễn biến trận đánh:

    1. Triệu chứng trước cuộc hành quân:

    Ngày 10/8, vợ một tên dân vệ ở An Lộc chạy vào quận Bình Sơn báo cáo tình hình, ngày 14/8 địch bắt 15 người dân ở An Cường khi đang đánh cá ở ngòai biển để khai thác. Bọn tề điệp lưu vong ở thị xã Quảng Ngãi và huyện lỵ Bình Sơn gửi thư cho bọn ********* ở địa phương hẹn ngày về gặp mặt.

    7 giờ ngày 14/8, môt d Mỹ và một Chi đòan xe M113 từ căn cứ Chu Lai vượt sông Trà Bồng càn quét vào Tân Hy, Tuyết Diêm, c21ĐP phối hợp với du kích vành đai diệt Mỹ đã chiến đấu suốt một ngày đêm. Kết quả ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 50 tên, bắn cháy và phá hủy 2 xe M133. Sau đó ta chuyển về đứng ở Tây Nam Trung Sơn và Long Bàng để rút kinh nghiệm chiến đấu.

    Những ngày trước khi hành quân, địch dùng máy bay trinh sát L20, L19, RB 57 và trực thăng HU1A, H37 thường xuyên quan sát quần lượt trên khu vực Vạn Tường và dọc theo ven biển từ mũi Nam Trần đến Ba Làng An, đồng thời dùng pháo trên tàu bắn vào các mục tiêu ven biển, 9 giờ 4 phút ngày 15/8/có 4 máy bay phản lực bắn phá khu vực Bắc núi Phổ Tinh. 14 giờ ngày 15/8 2 máy bay phản lực thả bom ở khu vực Phước Tiện. Đêm ngày 15/8 trận địa pháo ở quận Bình Sơn bắn vào thôn Vạn Tường, từ 7 giờ đến 19 giờ ngày 16/8 các loại máy bay phản lực, trinh sát và trực thăng HU1A, HU1B bay lượn trên khu vực đóng quân của Trung đoàn.

    Trước những triệu chứng trên, Trung đoàn nhận định khu vực đóng quân của ta có thể đã bị lộ và địch chuẩn bị càn quét. Lúc đầu, trung đoàn có ý định di chuyển đội hình xuống phía Nam để bảo đảm cho đợt hoạt động sắp tới. Nhưng xét thấy chỉ còn vài ngày nữa trung đoàn sẽ làm nhiệm vụ ở địa bàn khác, nên quyết định không di chuyển nữa, nếu địch càn thì đánh. Trung đoàn lệnh cho các đơn vị tăng cường củng cố công sự và sẵn sàng chiến đấu.

    12 giờ ngày 17/8, Trung đoàn tập báo động triển khai thử các đơn vị theo kế hoạch tác chiến. Trong khi trung đoàn chuẩn bị chiến đấu thì các loại máy bay trinh sát địch vẫn thường xuyên hoạt động, ngoài khơi tàu địch vẫn tiếp tục tuần tiểu, 8 tàu đổ bộ và 2 tàu khu trực di chuyển dọc bở biển Thanh Thủy, An Cường. Pháo bắn vào điểm cao 61 (điểm cao 45 trên bản đồ) và quanh khu vực Vạn Tường, An Thái.

    2. Diễn biến chiến đấu ngày 18/8/1965.

    3 giờ sáng ngày 18/8, 2 máy bay trinh sát L20 và 4 máy bay phản lực F100 quần lượn trên khu vực An Cường, Vạn Tường, Thanh Thủy, An Lộc, Lộc Tự, Nam Yên, Ngọc Hương. Ngoài biển, 8 tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục xuất hiện cách bờ biển 500 đến 1000 mét.

    Sau khi nắm được tình hình địch, Trung đoàn thông báo và lệnh cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu.

    4 giờ 30 phút, 8F100, máy bay L20, 8 khẩu pháo mặt đất ở quận Bình Sơn và pháo trên hạm tàu bắn phá chuẩn bị vào Long Bình, An Cường, An Lộc, trong 30 phút với hơn 100 tấn bom và gần 200 viên đạn bác. 5 giờ đến 6 giờ 45 phút, địch vừa dùng phản lực oanh tạc, vừa lần lượt thực hành đổ bộ đường không, đường biển và tiến công đường bộ vào khu vực tác chiến như sau:

    06 giờ, 19 trực thăng H34 đổ quân xuống Đông núi Phổ Tinh khoảng hơn 200 tên thuộc d3/e7, đồng thời 12 phản lực F105 ném bom và phóng rốc-két xuống khu vực Long Bình, An Cường.

    06 giờ 20 phút, 31 trực thăng đổ d2/e4 xuống phía Đông Ngọc Hương (Bắc đồi Tranh). Đồng thời, lúc 06 giờ 20 phút có 4 tàu và 20 đỉnh đổ bộ loại LCU, LCM đổ d1/e7 vào phía Bắc bờ biển An Cường (Đông Nam Vạn Tường 2 km) và cách mũi đổ bộ đường không phía Đông Ngọc Hương 3-4km. Mũi đổ bộ này dùng tàu LST chở xe tăng vào cách bờ chừng 1,5 km đến 2 km, lính thủy đánh bộ xuống các xe lội nước và đỉnh đổ bộ tiến vào bờ theo đội hình: Đợt đầu là đỉnh chở xe tăng; đợt 2 các xe bọc thép lội nước chở quân, sau cùng là 3-4 đợt đỉnh tuần tiểu. Cách bờ 6-8 km là khu vực cơ động của một tàu tuần dương và 2 tàu khu trục bắn yểm hộ trong quá trình đổ bộ.

    06 giờ 30 phút, 8 máy bay phản lực ném bom vào Trung Sơn và 1c của d3/e3 có xe lội nước từ Chu Lai vượt sông Trà Bồng đánh chiếm Bình Giang (Tây Bắc Vạn Tường 5 km) rồi tiến xuống An Lộc chặn đường rút lui của ta.

    Trung đoàn ra lệnh cho các đơn vị triển khai đánh địch tại chỗ. Nhưng thực tế các đơn vị đã chủ động nổ súng bắn địch trước 06 giờ 20 phút, mũi đổ bộ đường biển của địch vào An Cường đang triển khai lên bãi cát trước làng An Cường, b công binh (15 đồng chí) dùng súng trường diệt 4 tên đi đầu, địch ào lên xung phong, ta điểm hỏa một quả mìn định hướng diệt hơn 20 tên, địch hoảng hốt lùi ra tổ chức lại đội hình, dùng xe cơ giới M113 yểm hộ cho bộ binh tiến công. Bộ phận công binh đã dựa vào làng chiến đấu ngăn chặn địch khoảng 30 phút lùi về SCH/e ở Vạn Tường.

    06 giờ 30 phút, trên hướng d, bộ binh 60 ở Ngọc Hương-Lộc Tự tiểu đoàn lệnh cho c BB5 nhanh chóng vận động ra chiếm đồi phía Đông Ngọc Hương. Trên đường vận động trinh sát ta phát hiện ở chân đồi Tranh có địch, đồng chí Thuật quyền c trưởng lệnh cho b2 có đồng chí Tri c viên đi cùng nhanh chóng chiếm lĩnh đoạn hào giao thông phía Đông Ngọc Hương. Quyền c trưởng cùng b1 và b3 nhanh chóng chiếm lĩnh khu vực Tây Bắc đồi Tranh. Khi đang vận động, ta phát hiện khoảng 500 tên địch dưới sự chi viện của hỏa lực và 12 máy bay phản lực chia thành từng đợt tiến vào, 2b do quyền c trưởng chỉ huy bí mật chiếm lĩnh trận địa trên đồi Tranh chờ địch đến cách 40-50 m mới nổ súng. Tất cả các hỏa khí của ta phát dương mạnh mẽ hỏa lực diệt nhiều địch.

    Ta phát hiện có 2 khẩu cối 81 ly trong đám địch chết, liền tổ chức xung phong ra lấy, nhưng bị hỏa lực địch bắn mạnh không lấy được.

    Bị đánh bất ngờ, địch lùi lại dùng đại liên, súng cối hỏa lực trên xe tăng, xe bọc thép bắn mạnh vào đội hình của c BB1 (-), đồng thời 50 trực thăng tiếp tục đổ quân xuống phía Đông Ngọc Hương tăng cường cho cánh quân vừa bị c BB1 (-) đánh thiệt hại. Nghe súng nổ, đồng chí c viên dẫn b2 đang bố trí ở Ngọc Hương ra tăng cường hình thành thế phòng ngự ở khu đồi Tranh của toàn bộ cBB5.

    Mũi đường bộ của địch sau khi vượt sông Trà Bồng tiến vào Tân Hy, Đông Lễ cĐP21 và du kích chặn đánh, địch tổ chức nhiều đợt tấn công nhưng cĐP21 và du kích đã dựa vào hào giao thông trong làng đánh lùi nhiều đợt xung phong của địch, không cho chúng hợp vây xuống An Lộc.

    Sau đợt đầu, các hướng tấn công và đổ bộ bằng trực thăng của địch đều bị chặn lại. Địch dùng không quân, pháo binh và trực thăng vũ trang đánh phá quyết liệt, đồng thời dùng trực thăng đổ quân tiếp viện, chở thương. Lực lượng ngoài biển tiếp tục cho quân đổ bộ vào An Cường và Thanh Thủy, tổ chức các đợt tấn công khác mãnh liệt hơn.

    Khoảng 7 giờ 15 phút, quân địch tiếp tục tấn công vào đồi Tranh. cBB5 chờ cho xe M113 đến cách khoảng 40 mét mới dùng B40 bắn hỏng 1 chiếc, những chiếc khác dừng tại chỗ dùng hỏa lực bắn vào trận địa của ta. Lúc này một số trực thăng địch đổ thêm quân xuống, ta dùng trọng liên bắn cháy 1 chiếc. Địch vẫn liều mạng cho một số trực thăng hạ cánh xuống để lấy xác chết và số bị thương.

    Khi cBB5 đang chiến đấu ở đồi Tranh thì cBB6 được lệnh cơ động ra hiệp đồng tác chiến, đồng chí c trưởng cBB2 được trinh sát báo cáo phía Nam xóm Chuối có địch, liền ra lệnh cho b1 vận động ra hướng Nam xóm Chuối, b2 chiếm đồi đất, b3 chiếm phía Đông Lộc Tự.

    b1 đang cơ động ra xóm Chuối phát hiện bộ binh và xe M113 địch từ Đông Bắc Ngọc Hương đang tiến về xóm Chuối, c phó lệnh cho b1 chiếm giao thông hào ở rìa làng, dùng cối 60 mm và các loại hỏa lực khác bắn mãnh liệt vào bộ binh đang tiến sau xe M113. Bị đánh bất ngờ, địch lùi lại bám vào xe tăng, xe bọc thép để chiến đấu với ta. Cùng lúc 12 máy bay phản lực quần lượn trên không nhưng không dám bắn phá vì trận địa của ta và địch rất gần nhau.

    ... 06 giờ 30 phút, trên hướng d, bộ binh 60 ở Ngọc Hương-Lộc Tự tiểu đoàn lệnh cho c BB5 nhanh chóng vận động ra chiếm đồi phía Đông Ngọc Hương. Trên đường vận động trinh sát ta phát hiện ở chân đồi Tranh có địch, đồng chí Thuật quyền c trưởng lệnh cho b2 có đồng chí Tri c viên đi cùng nhanh chóng chiếm lĩnh đoạn hào giao thông phía Đông Ngọc Hương. Quyền c trưởng cùng b1 và b3 nhanh chóng chiếm lĩnh khu vực Tây Bắc đồi Tranh. Khi đang vận động, ta phát hiện khoảng 500 tên địch dưới sự chi viện của hỏa lực và 12 máy bay phản lực chia thành từng đợt tiến vào, 2b do quyền c trưởng chỉ huy bí mật chiếm lĩnh trận địa trên đồi Tranh chờ địch đến cách 40-50 m mới nổ súng. Tất cả các hỏa khí của ta phát dương mạnh mẽ hỏa lực diệt nhiều địch.

    Ta phát hiện có 2 khẩu cối 81 ly trong đám địch chết, liền tổ chức xung phong ra lấy, nhưng bị hỏa lực địch bắn mạnh không lấy được.

    Bị đánh bất ngờ, địch lùi lại dùng đại liên, súng cối hỏa lực trên xe tăng, xe bọc thép bắn mạnh vào đội hình của c BB1 (-), đồng thời 50 trực thăng tiếp tục đổ quân xuống phía Đông Ngọc Hương tăng cường cho cánh quân vừa bị c BB1 (-) đánh thiệt hại. Nghe súng nổ, đồng chí c viên dẫn b2 đang bố trí ở Ngọc Hương ra tăng cường hình thành thế phòng ngự ở khu đồi Tranh của toàn bộ cBB5...


    Khi đang vận động ra chiếm đồi đất đỏ, b2 cũng phát hiện bộ binh và xe M113 đang ồ ạt tiến lên phía Đông quả đồi (còn cách khoảng 100 mét). Địch dùng cối 81 mm, trọng liên 12,7 mm và các loại hỏa lực khác bắn mạnh vào đội hình của trung đội. Các chiến sĩ b2 đã dùng B40 bắn cơ giới địch nhưng đạn không nổ, súng hỏng. Địch ồ ạt tiến lên đồi, ta bắn mạnh, diệt được nhiều địch, nhưng chúng vẫn ngoan cố xông lên. Các chiến sỹ đã dùng báng súng, lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch. Trước sự đánh trả quyết liệt của ta, địch phải lùi xuống chân đồi dùng hỏa lực bắn lại. Đơn vị bị thương vong nhưng vẫn quyết tâm giữ vững trận địa, tiếp tục đánh lùi nhiều đợt xung phong khác của địch, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 80 tên.

    B3 nghe súng nổ ở đồi đất đỏ và xóm Chuối đã dùng cối 60 mm và trung liên bắn chi viện và hợp đồng tác chiến cùng với b2 diệt địch.

    Trên hướng c21ĐP: Sau khi địch bị chặn lại ở Hòa Tây, chúng dùng 8F100 ném bom xuống Phú Long và ven đồi Trung Sơn dọc đường cho 30 trực thăng đổ quân xuống khu vực này để thay thế cho mũi đổ bộ. Khi 10 H34 hạ cánh xuống Bắc An Lộc, c21 ĐP đã dùng cối 60 mm bắn trúng đội hình địch, 5 chiếc cháy tại chỗ, 2 chiếc bị hỏng nhẹ vội vàng cất cánh tháo chạy nhưng bay đến Đông Lễ thì rơi, 3 chiếc bị hỏng nặng không cất cánh được. Địch cho 12 F100 và HU 1A phóng rốc két vào trận địa của c21ĐP và sau dùng 20 trực thăng đổ quân xuống Bắc Trung Sơn, cách trận địa cũ 500 mét. Nhưng c21ĐP đã bí mật cơ động sang đồi Trung Sơn để sẵn sàng chờ địch. Đợi đích đến cách khoảng 50-60m, ta bất ngờ bắn mãnh liệt vào đội hình địch, diệt được một số và sau đó lại chuyển sang phía Đông đồi Trung Sơn, địch triển khai vào làng An Lộc, c21ĐP tiếp tục đánh vào An Lộc, địch bỏ chạy, ta diệt được 20 tên và giải phóng được 100 đồng bào bị bắt. Sau đó, ta cơ động về Tây Gò Đam, Đông núi Phổ Tinh.

    Trên hướng Thanh Thủy, cùng với lực lượng đổ bộ xuống Bắc Trung Sơn, địch cho 16H34 đổ quân xuống Đông Bắc Lộc Tự và tăng cường lực lượng vào cửa biển Phú Vinh hòng tập trung tiêu diệt lực lượng ta ở Đông Bắc Vạn Tường. Một lực lượng địch đổ bộ đường biển vừa tiến lên đồi 60 bị đại đội đặc công-trinh sát chặn đánh, buộc chúng phải lùi lại tổ chức chống cự.

    Sau 4 giờ chiến đấu (từ 5 giờ đến 9 giờ ngày 18/8), theo báo cáo của các đơn vị và qua theo dõi chỉ huy Trung đoàn nắm được đợt đầu, địch có khoảng hơn 200 tên và 3 chi đoàn cơ giới, nhưng càng về sau chúng càng tiếp tục tăng quân, đưa số quân lên 7000 đến 8000 tên cùng hơn 100 xe cơ giới các loại, cả M113, xe tăng M41, M48, pháo tự hành và nhiều loại xe giống như công trình xa (dài 9m, rộng 5m, cao 3,5 m).

    Trung đoàn nhận định: Địch tuy có bị đánh chặn lại, nhưng vẫn tiếp tục tăng quân trên các hướng, tập trung chủ yếu vào thôn Ngọc Hương. Về ta, đã phát huy tinh thần chủ động đánh địch, nhất là dBB60, c21ĐP, song ta cũng bị thương vong, đạn dược tiêu hao nhiều chưa bổ sung được.

    Xử trí và quyết tâm của Trung đoàn: Cho dBB60 đưa cBB7 vào chiến đấu ở xóm Chuối-Lộc Tự cùng tập trung ngăn chặn tiêu diệt địch. Tập trung toàn bộ lực lượng của cả 2 dBB60 và dBB40 tiêu diệt cánh quân ở Ngọc Hương. Lệnh cho dBB40 vận động từ An Thái xuống Lộc Tự phối hợp cùng với dBB60 tiêu diệt cánh quân ở Ngọc Hương. Lệnh cho dBB45 và dBB90 sẵn sàng cơ động.

    9 giờ 30 phút, sau nhiều lần đánh địch ở đồi Tranh cBB5/dBB60 lui về phía Đông Nam Ngọc Hương, Lộc Tự; c8 trợ chiến của d bộ đã đưa ra bố trí ở Tây Nam xóm Chuối-Ngọc Hương. Lúc này cBB7 được lệnh bước vào chiến đấu: b2 và b3 vận động ra bố trí ở xóm Chuối, b1 do c phó Hải (quyền trưởng) chỉ huy đánh thẳng vào đội hình địch ở nam xóm Chuối.

    Khi b1 đang vận động thì phát hiện 1 chi đoàn xe M113 cách khoảng 400-500m, b trưởng hạ lệnh cho ĐKZ bắn 8 phát nhưng không trúng. Địch phát hiện hoả lực của ta dã tập trung hoả lực cối, 12,7 mm bắn vào đội hình làm ta thương vong một số, b1 vẫn kiên quyết bám vào giao thông hào ở phía đông xóm Chuối đánh trả lại. Địch tiếp tục tăng quân tổ chức nhiều đợt xung phong, dùng cả súng phun lửa để sát thương, nhưng b1 được sự phối hợp của b2, b3 và một bộ phận của cBB6 đang chiến đấu ở khu vực này nên vẫn giữ vững được trận địa.

    Trước sự tiến công ngoan cường của quân ta, địch cho một lực lượng bộ binh cùng xe M113 vòng lên phía Đông bắc đánh vào xóm Chuối. b2/cBB7 do chính trị viên Nhuận chỉ huy vận động ra phòng ngự ở một đoạn giao thông hào phía bên trái đội hình cBB6. Chờ cho địch vào cách khoảng 70 m, khẩu đội ĐKZ của đồng chí Châu đã bắn cháy 3 chiếc, bắn hỏng 4 chiếc khác, làm cho đội hình của địch rối loạn chen chúc nhau núp sau các xe bọc thép còn lại. Ta đã tiếp tục dùng súng cối 60 mm và 81 mm của tiểu đoàn bắn dồn dập vào đội hình địch diệt được nhiều tên, đánh tan đợt xung phong thứ nhất của địch vào xóm Chuối. Đồng chí Nhuận chính trị viên và đồng chí b trưởng b2 vừa dùng các loại súng bộ binh tiêu diệt hàng chục tên địch, vừa động viên bộ đội kiên quyết giữ vững trận địa, liên tục đánh bại nhiều đợt xung phong của địch.

    09 giờ 45 phút, tiểu đoàn BB40 khi được lệnh bước vào chiến đấu đã khẩn trương xuất kích về phía Ngọc Hương-Lộc Tự để hiệp đồng với dBB60 tiêu diệt cánh quân địch ở phía Đông Bắc xóm Chuối và Bắc Lộc Tự. Tiểu đoàn lệnh cho cBB1 cùng với c4 hoả lực do tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy xuất kích. Lúc 9 giờ 45 phút đội hình bắt đầu vận động, phải qua nhiều đoạn trống trải, máy bay trinh sát, trực thăng HU1A và máy bay phản lực quần rất sát.

    11 giờ, cBB1/d40 đã vận động đến bắc làng Lộc Tự thì phát hiện địch dùng trực thăng đổ thêm 1d LTĐB xuống Ngọc Hương tăng viện cho d2/e4, đồng thời địch dùng xe bọc thép LVTP có xe tăng M48 hộ tống tiểu đoàn này gồm cả thảy 9 chiếc, từ hướng An Cường theo hàng dọc tiến vào tiếp tế lương thực, đạn dựơc cho bọn địch ở Lộc Tự và xóm Chuối.

    Nắm được tình hình, cBB1/d40 đã triển khai đội hình đánh địch: b1 chiếm đoạn hào phía bắc Lộc Tự làm nhiệm vụ chặn đầu, b2 chiếm đoạn giao thông hào bên phải, đánh vào bên sườn quân địch, b3 chiếm đoạn hào giao thông bên phải của b2 làm nhiệm vụ khoá đuôi.

    cBB1 triển khai đội hình chiến đấu xong cũng là lúc đoàn xe địch có cả bộ binh ngồi trên xe bắt đầu tiến vào trận địa. Khi chiếc xe tăng đi đầu cách bộ phận chặn đầu khoảng 50 m, ta đã bắn 3 quả B40 và phóng 2 quả AT làm cháy và hỏng 4 chiếc. Đội hình xe tăng rối loạn, một số chiếc sau dừng lại, cách ta khoảng 400-500m, dùng trọng liên 12,7 ly bắn lại, một số chiếc đi giữa định tháo chạy, nhưng khi quay xe thì chúc đầu xuống ruộng sâu không lên được phải nằm tại chỗ dùng đại liên, trọng pháo trên xe bắn ngăn chặn quân ta, quân lính địch chui hết vào trong xe.

    Thấy đoàn xe địch rối loạn, đồng chí c phó (quyền c trưởng) hạ lệnh xung phong, nhưng vì không tổ chức hoả lực chế ác nên khi xung phong bị hoả lực trên các xe còn lại bắn trả rất mạnh, địch dùng cả súng phun lửa gây cho ta một số thương vong. Mặc dù địch bắn rất mạnh, bộ đội ta vẫn tiếp cận, quyết tâm tiêu diệt đoàn xe. Từng tiểu đội, từng tổ 3 người trang bị tiểu liên, lựu đạn bám sát tìm cách trèo lên xe để tiêu diệt. Có tổ xung phong lên bị hy sinh, tổ sau xung phong lên cũng bị hy sinh hoặc bị thương, tổ khác lại tiếp tục xung phong bám vào đựơc thành xe nhưng vì xe cao và trơn không trèo lên đựơc. Có tổ đã công kênh nhau lên và đưa cả đại liên lên xe địch để chế áp sát lại bị hoả lực địch, nhưng các xe khác bên cạnh vẫn bắn trả lại.

    Tổ đánh tăng của các đồng chí Kim, Thông, Nên vừa dùng tiểu liên kiềm chế vừa nhanh chóng men theo xích xe tăng trèo lên định dùng lựu đạn ném vào buồng lái. Xe địch dừng lại, bọn lính định mở cửa tháo chạy. Tổ chiến đấu dùng tiểu liên bắn, các tên Mỹ trong xe hoảng sợ thụt vào đóng cửa lại.

    Tổ chiến đấu khác gồm 4 đồng chí Nhân, Nhi, Thành, Nhàn đu nòng pháo vọt lên xe tăng, địch quay nòng làm các đồng chí ngã xuống. Họ lại tiếp tục đu lên lần 2 và bị hoả lực của xe khác bắn 1 đồng chí bị thương. Hai đồng chí khác nhảy lên lần thứ 3 và bò lên được thùng xe, họ dùng thủ pháo tiêu diệt được chiếc xe này.

    11 giờ 30 phút, địch bắn pháo hiệu đỏ, 12 chiếc F.100 đến ném bom và bắn rốc-két phá huỷ các xe bị ta đánh hỏng.

    10 giờ 30 phút, cBB2 đồng thời xuất kích từ An Thái 2 qua Lộc Tự. Lúc 11 gìơ phát triển đến gần mương nước phát hiện có xe tăng và bộ binh địch bên kia đường, đại đội đã nhanh chóng chiếm địa hình có lợi triển khai đội hình, dùng cối 60 ly, 82 ly, đại liên, trung liên bắn vào xe của địch để phối hợp với cBB1.

    Khi được lệnh cBB3 vận động men theo rìa làng phía Tây bắc An Thái 2. Lúc 11 giờ 30 phút, phát hiện một số xe tăng và bộ binh địch từ an Thái tiến lên, các chiến sĩ b40 đã bắn cháy một chiếc và đứt xích một chiếc, nhưng địch vẫn tiếp tục ồ ạt tiến về phía Bắc lộc Tự theo đội hình 3 hàng dọc. cBB3 đã nhanh chóng vận động qua bên phải cBB2 chiếm đoạn hào giao thông dùng cối 60 ly và dùng toàn bộ hoả lực bắn mạnh vào đội hình địch, giữ vững trận địa, hiệp đồng cùng cBB7, cBB6/d60 giữ vững khu vực làng Lộc Tự.

    c4 hoả lực được lệnh vận động ra trận địa để chi việc cho cBB1 chiến đấu, nhưng vừa đến tây làng An Thái phát hiện một lực lượng địch bí mật vận động từ núi Phổ Tinh về An Lộc-An Thái. c4 trợ chiến dừng lại tổ chức hoả lực cối, ĐKZ đại liên chờ địch đến gần bắn mãnh liệt vào đội hình của chúng, địch bị thiệt hại nặng phải quay về núi Phổ Tinh.

    Cùng thời gian này một lực lượng bộ binh và bọc thép M113 của địch từ hướng An Cường tiến về hướng Vạn Tường gặp a vệ binh của Trung đoàn chặn đánh, ta diệt được một số tên, địch phải dừng lại dùng hoả lực bắn vào khu vực Vạn Tường. Lực lượng nam Thanh Thuỷ và Phú Vinh cũng bị c đặc công-trinh sát chặn đánh không tiến lên được.

    13 giờ, địch tiếp tục dùng phản lực và trực thăng vũ trang liên tục ném bom và bắn phá vào các trận địa của ta. 14 giờ địch tổ chức tấn công vào Lộc Tự, nhưng các đơn vị cBB3/d40, cBB6/d60 kiên quyết đánh trả, giữ vững trận địa.

    Sau gần 9 giờ chiến đấu gay go quyết liệt, ta giữ được Lộc Tư-xóm Chuối-Nam Yên và một số nơi khác. Địch không đánh chiếm được mục tiêu và buộc phải ngừng tiến công chuẩn bị vị trí trú quân.

    Đêm 18-8, địch đứng chân tại một số điểm Đông Ngọc Hương đến Đông Lộc Tự-An Thái, Nam Vạn Tường, dọc bờ biển An Cường đến Thânh Thuỷ và khu vực núi Phổ Tinh. Đề phòng quân ta tập kích, 4 máy bay c47 thả pháo sáng, máy bay trinh sát và phản lực quần lượn trên không kết hợp với pháo binh bắn vào xung quanh khu vực nội trú quân của chúng.

    Về ta: Sau một ngày chiến đấu ác liệt, Trung đoàn thấy dBB40, dBB60 cần được khôi phục sức chiến đấu, tập trung giải quyết hậu quả và rút ra để củng cố. dBB45, dBB90 chưa trực tiếp chiến đấu, còn sung sức. Trung đoàn hạ quyết tâm sử dụng dBB45 kết hợp với một bộ phận của dBB60 đang trực tiếp tiếp xúc với địch để tập kích quân địch trong đêm 18-8.

    Sau khi hạ quyết tâm, Trung đoàn giao nhiệm vụ cho dBB45 đi nắm tình hình địch và chuẩn bị phương án tập kích. Từ 23 giờ ngày 18 đến 2 giờ ngày 19-8, dBB45 báo cáo đã chuẩn bị xong, nhưng Trung đoàn kiểm tra lại thấy dBB45 chưa nắm chắc địch đầy đủ và thời gian đã muộn; mặt khác Trung đoàn sắp sửa đi nhận nhiệm vụ mới nên quyết định không tập kích và tổ chức cho Trung đoàn rời khỏi khu vực tác chiến lúc 3 giờ sáng ngày 19-8-1965.

    2. Kết quả chiến đấu:

    Sau một ngày chiến đấu quyết liệt, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 919 tên địch, bắn cháy và bắn hỏng 22 xe tăng, xe cơ giới các loại và 13 trực thăng, thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.

    3. Ý nghĩa thắng lợi:

    - Trận Vạn Tường là biểu hiện sức mạnh chiến tranh nhân dân vô địch và tinh thần hiệp đồng chiến đấu dũng cảm ngoan cường của các lực lượng vũ trang nhân dân Trung Trung bộ, qua chiến thắng Vạn Tường đã nâng cao bản lĩnh chiến đấu của Trung đoàn 1 với quân Mỹ, củng cố lòng tin, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta trên chiến trường. Đồng thời cũng là thất bại thảm hại của quân Mỹ khi đặt chân vào chiến trường miền Nam.

    - Trận đánh Vạn Tường, quân Mỹ hoàn toàn chủ động tổ chức hành quân, lựa chọn chiến trường, đối tượng, thời gian và cách đánh, tập trung lực lượng gấp bội đối phương và có ưu thế tuyệt đối về binh khí kỹ thuật, nhưng biểu tượng “sức mạnh của Hoa Kỳ” đã thất bại. Bình luận về cách đánh tài tình của ta, hàng AFP (Mỹ) thuật lại lời bọn sĩ quan Mỹ đã tham dự cuộc hành quân “Ánh sáng sao”: Trận đánh này giống như trận đánh Ô-ki-na-oa trong chiến tranh thế giới thứ hai…********* xuất hiện từ trong các hầm hố mà lính thuỷ đánh bộ không trông thấy. ********* xuất hiện thình lình cả đằng trước mặt và đằng sau lưng…” Rõ ràng thua ở trận Vạn Tường quân Mỹ không thể đổ lỗi cho sự bị động mà chính cái “bất ngờ” đó đã giành cho kẻ “hiếu chiến”.

    (Lược trích bài của Thượng tướng Nguyễn Chơn )
    thanhVNW, meo-u, caonam_vOz4 người khác thích bài này.
  8. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Cám ơn lão thật nhiều
    gaume1ngthi96 thích bài này.
  9. Bravoo

    Bravoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn hay phết
  10. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Thanks bạn đã bỏ công sức dịch cho anh em xem. Tôi cũng thích dịch mà bận quá nên cuốn nào cũng dang dở...:)
    ngthi96 thích bài này.

Chia sẻ trang này