1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của Mỹ tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cuộc tấn công của Bắc Việt như 1 lý do hoàn hảo đã bị chộp lấy để chứng tỏ cho họ thấy được sức mạnh quân sự Mỹ. Tổng thống Johnson được trao quyền trả đũa bằng cách dùng tàu sân bay đánh phá các mục tiêu của Bắc VN. Vài tháng sau đó, 1 loạt sự cố leo thang ở cả trong lẫn ngoài miền nam VN đã khiến đất nước này được công chúng Mỹ chú ý mà chưa cần nói tới sự kích động của chính quyền Lyndon Johnson. Nhưng việc leo thang cũng chưa phải là di sản quan trọng nhất thời kỳ này. Bước ngoặt đã xảy ra khi Lyndon Johnson yêu cầu Quốc Hội trao cho mình được phép tiến hành 1 cuộc chiến tranh ko tuyên bố ở Đông Nam Á.

    Chẳng phải người nào trong chính quyền cũng lạc quan trước triển vọng của Mỹ tại VN. Ngay từ đầu năm 1963, John McCone, giám đốc cơ quan tình báo trung ương (CIA) bày tỏ sự hồ nghi với tổng thống Kennedy về tính hiệu quả trong nỗ lực của Mỹ. Ông ta cho sự phiêu lưu ở VN là "thiếu khôn ngoan" và "cực kỳ nguy hiểm..." Quan điểm của McCone bị gạt phăng vì đã "đi chệch chính sách".

    Vào tháng 4 năm 1964, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, chấp thuận tổ chức 1 chò trơi chiến tranh (war game) có tên là Sigma-I-64 nhằm kiểm nghiệm ảnh hưởng của việc tăng cường ném bom xuống miền Bắc VN. Dù được tiến hành bởi 1 nhóm sĩ quan có cấp bậc từ trung tá đến chuẩn tướng cùng các đối tác dân sự bên tình báo nhưng kết quả mà kịch bản này đem lại chẳng có gì khả quan. Kết luận cho thấy là vị thế của Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở nên xấu đi, đưa đến 2 lựa chọn - Hoặc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hoặc Mỹ leo thang dần dần. Phái diều hâu trong chính quyền ko tin những kết luận này, vì vậy 5 tháng sau, kịch bản thứ nhì có tên Sigma-II-64 được xúc tiến. Lần này những người tham gia có quân hàm, chức vụ cao hơn hẳn. Trong đó có tướng Earle Wheeler, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân; tướng Curtis LeMay, tham mưu trưởng Không lực; Cyrus Vance, thứ trưởng bộ quốc phòng cùng với Cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy. Thế nhưng, kết quả của SIGMA II cũng chẳng sáng sủa gì hơn lần trước. Ngỡ ngàng trước kết quả trên, Robert J. Meyer, người của CIA đã viết bức thư chỉ trích quyết liệt những nỗ lực của Mỹ ở VN. Với một thông điệp chính trị đáng tin cậy, ông ta ko những nghi ngờ hiệu quả của việc dùng sức mạnh Không quân chống miền Bắc mà còn khả năng dùng 1 lượng lớn quân Mỹ trên bộ nhằm đánh bại quân kháng chiến. Nhưng các nhà hoạch định chính sách lại cho rằng mình 'thông minh' hơn nên đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của Meyer.

    Những tháng tiếp sau đó, dưới áp lực của quân giải phóng, tình hình nam VN xấu đi nhanh chóng. Cho đến cuối năm 1964, nhiều nơi VC hoạt động với qui mô cấp trung đoàn mà ko vấp phải sự phản kháng gì mấy từ chính phủ Sài Gòn. Tướng Giáp có tới 3 sư đoàn đầy đủ sức mạnh trong phạm vi 50 dặm quanh Sài Gòn và ông hy vọng có thể cô lập được nó khi thời cơ đến. Tháng 2 năm 1965, sau khi đi thăm cả 4 vùng chiến thuật của nam VN, trung tướng Bruce Palmer nhận thấy VC đã kiểm soát hoặc cắt đứt mọi tuyến đường sắt, đường bộ, giao thông liên lạc ở những vùng trọng yếu của quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội. Nam VN đang đứng trên bờ vực sụp đổ.

    Tướng John Throckmorton, phó của Westmoreland, khi tới thăm Đà Nẵng, 1 thành phố lớn dân cư đông đúc ở vùng I chiến thuật, nằm về phía bắc nam VN, đã tuyên bố nơi đây đang nằm trong vòng nguy hiểm. Ko chỉ mối họa đến từ mặt đất, mà còn có nhiều lo ngại về việc Bắc Việt sẽ sử dụng máy bay do LX cung cấp tập kích những cơ sở trọng yếu ở Đà Nẵng. Căn cứ này càng trở nên quan trọng khi chính quyền Johnson quyết định tiến hành chiến dịch Sấm Rền - Rolling Thunder, với hàng loạt những cuộc không tập, ném bom xuống Bắc VN. Đà Nẵng trở thành 1 căn cứ xuất phát quan trọng cho các loại máy bay.

    Để bảo vệ căn cứ chống lại các cuộc không kích có thể diễn ra của Bắc Việt, Westmoreland yêu cầu điều 1 đơn vị tên lửa phòng không Hawk đến và giao nó cho tiểu đoàn tên lửa phòng không hạng nhẹ số 1, binh chủng TQLC. 2 tiểu đoàn bộ binh TQLC là các tiểu đoàn 3, trung đoàn 9 cùng tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 đã đổ bộ vào ngày 8 tháng 3 để bảo vệ đơn vị tên lửa cũng như phòng thủ căn cứ chống lại các cuộc tấn công mặt đất. Việc các tiểu đoàn TQLC được triển khai tới phòng thủ tại sân bay Đà Nẵng là vì đây cũng là chỗ đóng quân của các đơn vị tên lửa thuộc cùng binh chủng và tướng Westmoreland thì cho rằng làm như thế sẽ đỡ lộn xộn. Nhiệm vụ của TQLC chỉ là 'chiếm lĩnh, bảo vệ các cơ sở quan trọng của sân bay'. Một cách rõ ràng, dứt khoát là họ "tuyệt đối ko được" tham gia các trận đánh dài ngày chống lại VC. Lyndon Johnso rất lo công chúng sẽ phản đối việc gửi TQLC đi. Ông ta bảo Robert McNamara: "Tác động tâm lý đối với việc gửi TQLC đến ngày càng tệ hại. Và tôi đủ khôn để nhận ra điều đó. Các bà mẹ sẽ nói thế này 'Uh-oh chuyện gì mà ghê vậy ta!’...Mẹ kiếp, tôi chả hiểu tại sao ta ko thay đám TQLC bằng cảnh sát? TQLC là quân tinh nhuệ. Nó sẽ gây ra lắm sự chú ý. 1 thằng Lục quân hay 1 thằng hải quân cũng ko gây chú ý nhiều đến thế. Nhưng..."

    Lyndon Johnson cũng có những hoài nghi về khả năng giành chiến thắng của Mỹ tại VN, nhưng ko bao giờ tuyên bố công khai. Ngày 26 tháng 2 năm 1965, ông ta đã nói với McNamara: "Tuy chẳng bao giờ nghĩ đến khả năng xấu nhất là thua cả, nhưng tôi cũng chưa thấy được ta nên dùng cách nào để có thể chiến thắng." Ngày 24 tháng 3, ngay sau khi những TQLC đầu tiên đổ bộ vào VN, John McNaughton, Trợ lý về các vấn đề an ninh quốc tế đã phác thảo cho thủ trưởng mình là Robert McNamara trong bản báo cáo nội bộ về các mục tiêu hoạt động quân sự của Mỹ ở miền nam VN như sau:
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    70% là để tránh 1 thất bại nhục nhã (ảnh hưởng đến danh tiếng 'anh cả' của chúng ta)

    20% để giữ lãnh thổ miền nam VN (cùng lân bang) khỏi tay Trung Quốc.

    10% để cho người dân miền nam có được cuộc sống tốt hơn.

    Ngoài ra - còn là để tránh vết nhơ khó thể tẩy rửa do những phương pháp đã sử dụng. Chứ chẳng phải là để - "giúp bạn bè", vì thật khó mà ở lại khi người ta chỉ trực đuổi cổ.

    Bản báo cáo của McNaughton cho thấy, vào tháng 3 năm 1965, mối quan tâm chính của Mỹ khi mở rộng chiến tranh ở VN ko phải để bảo vệ dân chủ thế giới, cũng chả phải nhằm giữ cho Đông Nam Á khỏi rơi vào tay Cộng sản và chắc chắn càng ko phải là "để giúp bạn bè". Hoa Kỳ cố đấm ăn xôi vì cảm thấy thật bẽ mặt nếu như phải 'cút' thật. Vào lúc ấy mới có 581 người Mỹ thiệt mạng ở VN; bằng chưa đến 1% của tổng số cuối cùng.

    Việc TQLC đổ bộ vào thời điểm này được chính quyền Johnson xem như nhằm 'giải quyết cho xong nhiệm vụ'. Sau khi đã thắng bầu cử và được Quốc Hội bật đèn xanh, tổng thống Mỹ giờ đủ khả năng để chơi rắn hơn với VN. Tuy nhiên, chương trình Xã hội vĩ đại mới là tình yêu đích thực của Johnson. Những thành tích đối nội mới khiến sự nghiệp chính trị của ông lên đến đỉnh điểm. VN chỉ là thứ gây khó chịu, làm mất tập trung. Johnson dự định việc Mỹ gia tăng áp lực sẽ giúp 'giải quyết rốt ráo mọi chuyện', để ông ta sau đó có thể rảnh tay với các vấn đề trong nước.

    Như đã làm suốt cuộc chiến tranh, người Mỹ đánh giá cực kỳ thấp cái giá mà những người Cộng sản sẵn sàng chi trả. Bắc Việt sẵn sàng leo thang để đáp lại sự leo thang của Mỹ. Quyết định quan trọng nhất nhằm đáp lại việc hiện diện của Mỹ là Bắc Việc đã điều quân chính qui vào nam. Trước khi các đơn vị quân Mỹ thông thường đổ tới thì người Cộng sản gọi cuộc xung đột với chế độ miền Nam với vũ khí và cố vấn Mỹ là "chiến tranh đặc biệt - special war ". Đến khi đối mặt với những đơn vị chủ lực quân Mỹ chính sách của họ nhanh chóng đổi thành "chiến tranh trực tiếp - direct war ". Thật vậy, những người Cộng sản sẽ tiếp tục chiến tranh du kích nhằm khắc chế hỏa lực vượt trội, sức cơ động của Mỹ, nhưng họ cũng mong được đối đầu trực tiếp với những đơn vị tác chiến chuyên nghiệp của địch quân. Hạn mức quân Mỹ tham gia chỉ với 2 tiểu đoàn TQLC ko còn giữ được nữa. Harold K. Johnson, tham mưu trưởng Lục quân, người ở VN lúc TQLC đổ bộ, đã quay về Washington khuyến nghị cần triển khai thêm 1 sư đoàn lục quân nữa. Do chưa sẵn sàng trả giá về chính trị trước sự tăng quân lớn như thế, trong bị vong lục An ninh quốc gia số 328, ban hành ngày 4 tháng 6 năm 1965, tổng thống Johnson chỉ cho phép bổ sung thêm 2 tiểu đoàn TQLC. Tài liệu này cũng chỉ đạo: "thay đổi nhiệm vụ của tất cả các tiểu đoàn TQLC đã triển khai đến VN. Họ được phép hoạt động tích cực hơn nữa."

    Các tiểu đoàn bắt đầu ùn ùn đổ vào VN như nước lũ. Việc triển khai các đơn vị TQLC đến thêm dẫn đến việc phải tổ chức ra những bộ chỉ huy có qui mô lớn hơn nữa. Các bộ phận thuộc sư bộ sư đoàn 3 TQLC, của thiếu tướng William Collins cũng đã đổ bộ để chỉ huy các cuộc hành quân của TQLC. Sau khi sang VN vài tuần thì tướng Collins quay về Mỹ kết thúc đợt phục vụ. Người đến thay ông ta là Lewis W. Walt, mới được thăng làm thiếu tướng trước khi sang VN mấy ngày và được coi là sĩ quan 'trẻ' khi lên tới cấp bậc như thế trong binh chủng TQLC.

    Lew Walt là 1 người to lớn, vạm vỡ (ông mặc măng tô size 48) sinh ở Kansas và lớn lên tại Colorado. Từng là ngôi sao môn bóng bầu dục của đại học bang Colorado và là anh hùng trong chiến tranh TG 2 và chiến tranh Triều Tiên. Ở Guadalcanal ông được tặng thưởng huân chương sao bạc vì thành tích cứu thương binh dưới lằn dạn súng máy quân Nhật. Tháng 1 năm 1944, tại mũi Gloucester, đảo New Britain, Walt chứng kiến cảnh cả 6 thành viên 1 khẩu đội pháo 37mm TQLC bị thương vong khi họ cố đưa khẩu pháo của mình lên đỉnh đồi. Ko hề ngần ngại, Walt một mình lao lên trước, đẩy khẩu pháo. Noi gương ông, nhiều TQLC cũng xông lên giúp sức. Sau khi lên được đỉnh đồi, Walt cùng toán lính nhỏ đã chặn đứng 5 đợt phản kích dữ dội của quân Nhật. Vì thành tích này mà ông được tặng chiếc huân chương chữ thập hải quân đầu tiên. 8 tháng sau ông lại nhận huân chương chữ thập hải quân thứ 2 trên đảo Peleliu. Trong 1 trận kịch chiến với quân Nhật, khi cả chỉ huy trưởng lẫn chỉ huy phó 1 tiểu đoàn bộ binh TQLC đều tử trận, Lew Walt lập tức nắm ngay lấy quyền chỉ huy, xốc lại đơn vị dưới hỏa lực dữ dội của quân địch dẫn nó lên chiếm mục tiêu.

    1 thời gian ngắn sau khi được bổ nhiệm tới VN, Walt được thăng lên trung tướng và sẽ trở thành 'kiến trúc sư' cho những chiến dịch của TQLC ở đó trong 2 năm. Lúc Walt lên chức cũng là lúc máy bay thuộc Không đoàn 1 TQLC được điều qua VN. Lực lượng kết hợp giữa các sư đoàn bộ binh và Không đoàn phi cơ này trở thành Lực lượng viễn chinh TQLC III và mấy hôm sau thì đổi tên thành Lực lượng thủy bộ III (III Marine Amphibious Force - MAF. Đơn vị cấp tương đương quân đoàn. ND). Lý do của việc đổi tên là vì cái từ "viễn chinh" làm cho người ta nhớ đến lực lượng viễn chinh Pháp, những kẻ đã phải rời VN ko kèn ko trống. Tướng Walt chính là tư lệnh đầu tiên của III MAF.

    Tính tiền hậu bất nhất trong các chính sách của chính quyền Johnson ngày càng lộ rõ. Chỉ trong vòng có mấy tuần mà Hoa Kỳ đã chuyển từ chính sách bảo vệ sân bay sang "chiến lược vùng đất lõm" (enclave strategy) mà người đề xuất chính là tướng về hưu James Gavin."Chiến lược vùng đất lõm" có nghĩa quân Mỹ sẽ triển khai tới những vùng lõm quanh căn cứ chính rồi từ đó tiến hành các hoạt động tấn công trong bán kính 50 dặm. Chiến lược này được nhiều người trong binh chủng TQLC hoan nghênh và được coi là bước đầu tiên trong quá trình bình định và kiểm soát dân chúng. Tướng Walt tuyên bố khi tới VN nhận nhiệm vụ: "Với 100.000 người hiện đã nằm trong tầm bắn của súng cối 81mm tại Đà Nẵng, tôi sẽ làm bắt tay vào công cuộc bình định." Thật ko may là phương thức tiến hành chiến tranh này chỉ 'thọ' được trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi.
    Khucthuydu2, gaume1, vacbay033 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 3

    Sân bay có tên "chàng nhỏ"





    TQLC Hoa Kỳ lúc này trở thành 1 đơn vị có cả không quân lẫn bộ binh vì sau khi triển khai các tiểu đoàn bộ binh đến VN thì tới lượt máy bay cũng được huy động. Các phi đoàn trực thăng TQLC vốn đã được luân chuyển liên tục đến VN hỗ trợ cho các đơn vị lính VNCH từ năm 1962. Phi đoàn trực thăng hạng trung 362 (HMM 362)TQLC của trung tá Archie Clapp đã hạ cánh xuống Sóc Trăng ngày 5/4/1962 và từ cái sân bay do Nhật xây dựng này đã bung ra hoạt động khắp vùng châu thổ sông Cửu Long. Việc các phi đoàn nối tiếp nhau được đưa tới đã cung cấp cho binh chủng TQLC lượng thông tin vô giá về các họat động tại VN. Những cuộc hành quân này được đặt tên là "Shufly". Đến đầu năm 1965, lượng trực thăng này được tăng lên thành 2 phi đoàn. Và giờ thì TQLC lại có thêm tại VN cả bộ binh với cả máy bay chiến đấu cánh bằng được tăng cường để không yểm tầm gần.

    Nhu cầu về 1 sân bay thứ nhì cho máy bay cánh bằng ngày càng trở nên rõ ràng. Phi trường Đà Nẵng hiện đã quá đông với các phi đoàn của TQLC, Không quân Mỹ, các đơn vị thuộc không lực VNCH, hậu cần, tiếp liệu. Nó chỉ có duy nhất 1 phi đạo dài 3050m mà mấy năm trước phục vụ với vai trò sân bay cấp tỉnh cho phần lãnh thổ này của đất nước. Giờ đây nó phải đảm đương vai trò phi trường chính yếu trong cả vùng chiến thuật.

    Theo lời thiếu tá phi công TQLC Al Bloom thì sân bay Đà Nẵng là "Cực kỳ nguy hiểm". Đã xảy ra hàng loạt những vụ tai nạn kinh hoàng, rất đau lòng tại đó. Sau đó đến lượt "Charlie 1 phát", đó là 1 VC chốt ở cuối phi đạo luôn bắn 1 phát đạn vào mỗi phi cơ bay ngang qua. Lính Mỹ chẳng bao giờ tìm ra tay VC này.

    Nhờ tầm nhìn xa trông rộng của tướng Victor Krulak, tư lệnh TQLC tại Thái Bình Dương, 1 khu vực đã được nghiên cứu nhằm kiến tạo 1 sân bay ngắn phục vụ công tác yểm trợ chiến thuật. Nó nằm trên đồng bằng cát ven bờ biển Đông cách phía nam Đà Nẵng khoảng 80 cây số. Sau khi cân nhắc các kế hoạch dự phòng cho việc quân Mỹ gia tăng nhanh chóng ở VN, Krulak đề xuất vị trí này cho thủ trưởng của mình là đô đốc Grant Sharp, tư lệnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Đô đốc Sharp đồng ý và chuyển đề xuất này về Washington. Ngày 12 tháng 3 năm 1965, bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara phê duyệt việc xây dựng sân bay. Tướng Krulak quyết định đặt cái tên Chu Lai cho căn cứ mới.

    "Chu Lai" ko phải là 1 cái tên Việt. Khi Krulak còn là 1 sĩ quan trẻ ở Trung Quốc những năm trước khi nổ ra đại chiến, ông thấy người Hoa đã phát âm tên của mình tương tự như vậy. Người Việt cũng đọc những chữ Hán đó thành "Chu Lai". Nó có nghĩa là "chàng nhỏ - little man" và nếu ứng với chiều cao 1,64m của Krulak thì cũng khá hợp. Tuy nhỏ con, nhưng Krulak lại là 1 TQLC nổi tiếng, ông là 1 anh hùng. Bạn cùng khóa ở học viện Hải quân từng đặt cho ông biệt hiệu "Brute - thú" vì tầm vóc nhỏ bé của mình. Có giai thoại kể rằng để đạt được chiều cao tối thiểu để vào trường Annapolis (học viện Hải quân Hoa Kỳ.ND) ông đã bảo bạn cấy giúp miếng bìa lên đầu để cao thêm 1 chút trong ngày khám sức khỏe. Trong chiến tranh TG 2, Krulak "thú" được tặng huân chương chữ thập Hải quân (huân chương cao quí xếp thứ 2 sau huân chương danh dự, được ban thưởng cho những quân nhân phục vụ trong lực lượng Hải quân, TQLC và tuần duyên Hoa Kỳ. ND), trở thành thiếu tướng trẻ nhất trong binh chủng TQLC, từng là cố vấn đặc biệt về chiến tranh chống nổi dậy cho các tổng thống Kennedy và Johnson. Ông là 1 người thông minh, nhạy bén tràn trề nhiệt huyết.


    (Có 2 cách giải thích khác của địa danh Chu Lai là:

    1. Do sân bay xây dựng vào tháng 7 (July) nên được dân gọi chệch đi mà thành. Tên này có từ hồi chống Mỹ.

    2. nguyên tên Hán-Việt là Châu Lai (tức bến thuyền lớn) có từ hồi thế kỷ 15. Chẳng liên quan gì đến Krulak hết. ND)

    Khi xem lại những kinh nghiệm chiến đấu ở những đất nước bán khai, thì TQLC đã từ lâu biết đến những lợi thế có thể có nếu xây dựng nhanh chóng và vận hành được 1 sân bay có thể tiếp nhận 2-3 phi đoàn không quân và có chiều dài từ 600m trở lên. Theo như hình dung ban đầu, thì các căn cứ này sẽ được xây dựng trên những sân bay hoang hóa hoặc địa bàn chưa khai khẩn.

    Cũng như phi công của hải quân, các phi công TQLC có đủ kỹ năng để cất và hạ cánh trên phạm vi boong tàu sân bay. Vấn đề hiện giờ là chuyển các hoạt động này lên bờ. Ngoài phi đạo ra còn phải có đường lăn, khu đỗ máy bay, khu tiếp nhiên liệu, bảo dưỡng, tái trang bị vũ khí và đài kiểm soát không lưu nữa. Hơn nữa, do phải hoạt động trên 1 đường băng rất ngắn, đòi hỏi phải có những thứ đại loại như máy phóng sử dụng trên tàu để phóng máy bay cùng thiết bị móc đuôi để hãm chúng lại. Trung tâm phát triển tác chiến của binh chủng TQLC (The Marine Corps Development Center) đặt tại Quantico, Virginia yêu cầu mọi sân bay viễn chinh đều phải được thiết lập và hoạt động trong vòng từ 72 đến 96 giờ. Nhiều dự án khác nhau đang được tiến hành để đáp ứng nhu cầu này.

    TQLC năm 1960 đã tiến hành 1 cuộc tập trận lớn nhằm kiểm nghiệm lý thuyết này ở Bình Đông, Đài Loan. Tại đó họ xây dựng và chiến đấu từ 1 sân bay SATS (short airfield for tactical support - sân bay dã chiến có phi đạo ngắn chuyên để yểm trợ chiến thuật. ND) trong điều kiện viễn chinh.
    Khucthuydu2, gaume1, vacbay037 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    1 trong những nhu cầu cấp thiết ở Chu Lai là vật liệu lát phi đạo cùng đường lăn phải chịu được tải trọng và luồng nhiệt rất nóng phát ra từ ống xả máy bay phản lực. Sau nhiều thử nghiệm, người ta chọn loại ghi nhôm AM-2. Mỗi tấm có kích thước 70x365cm, nặng 63,5 kg có thể lắp ghép với nhau rất dễ dàng.

    Thiết bị hãm trên tàu sân bay cũng được hoán cải. Nó là 1 thiết bị hấp thu năng lượng, tạo ma sát với sợi cáp được kéo vắt ngang đường băng. Cũng giống các anh em bên hải quân, máy bay cánh bằng TQLC cũng được trang bị móc hãm đuôi để khi phi công hạ cánh nó móc vào hệ thống hệ thống dây hãm. Thiết bị hãm máy bay tại sân bay Chu Lai làm việc rất tốt và sau đã trở thành tiêu chuẩn trong binh chủng TQLC.

    Việc phóng máy bay vẫn còn 1 vấn đề cần phải khắc phục. Dù máy phóng máy bay trên đất liền đang được chế tạo nhưng vào tháng 3 năm 1965, khi có quyết định xây dựng sân bay Chu Lai, thì nó vẫn còn dang dở. TQLC đành quyết định tạm thời khắc phục vấn đề này bằng cách dùng những máy bay phản lực hỗ trợ cất cánh (JATO). Tức là dùng tên lửa đẩy gắn tạm để cho máy bay cất cánh rồi khi lên trời sẽ vứt bỏ. TQLC đã cải tạo loại máy bay tấn công hạng nhẹ A4 Skyhawk (Ó trời. ND) để sử dụng thiết bị này.

    hệ thống thiết bị phân phối nhiên liệu với mức độ phân phối lớn dành cho đổ bộ, vốn phát triển cho cơ giới, cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp để dùng cho máy bay. Có 1 vấn đề mà những nhà thiết kế tại Quantico ko hình dung được là địa hình nơi xây dựng đường băng. Ở đó chẳng có sân bay nào bỏ hoang cả, thậm chí cũng chẳng phải là 1 vùng đất đúng nghĩa nữa. Toàn bộ khu vực này chỉ toàn cát là cát. Tuy nhiên Chu Lai lại gần 1 vịnh biển, nằm phía sau bán đảo có tiềm năng phát triển thành cảng dành tàu đổ bộ loại lớn LST. (tức vịnh Dung Quất. ND). 1 cảng có thể tiếp nhận 6 tầu LST 1 lúc sẽ nhanh chóng được xây dựng và sẽ hỗ trợ hầu như mọi nhu cầu về hậu cần cho cả sân bay. Đây cũng là 1 khu vực dễ phòng thủ và để giải tỏa mặt bằng thì chỉ phải di dời 1 số lượng dân cư nhỏ mà thôi.

    Ngày 7 tháng 5 năm 1965, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC đổ bộ lên bờ tiến chiếm khu vực này. Ban chỉ huy trung đoàn 4 của đại tá James McClanahan cũng cập bờ để phối hợp hành quân và tiểu đoàn 10 Ong Biển (Naval Mobile Construction Battalion 10 - tiểu đoàn công trình cơ động hải quân) của trung tá J. M. Bannister cũng theo chân TQLC lên bãi biển để xây dựng sân bay SATS đầu tiên trong điều kiện chiến đấu.

    ***

    Tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC là 1 bộ phận thuộc lữ đoàn 1 TQLC, có căn cứ tại Hawaii và đã sang VN cùng đơn vị chủ quản sau chặng dừng ngắn ở đảo Okinawa. Trung tá Joseph R. Fisher "Bull - Bò đực ", tiểu đoàn trưởng cùng hầu hết TQLC thuộc quyền đề đã ăn, ở cùng nhau suốt hơn 2 năm. Họ được huấn luyện tốt, kỹ lưỡng và hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhau. Nhiều người còn nắm rõ hoàn cảnh gia đình của nhau nữa.

    Như mọi đơn vị TQLC khác, lính tiểu đoàn 2/4 là 1 lực lượng luôn sẵn sàng triển khai tác chiến bất cứ khi nào có lệnh. Tuy nhiên những tay súng của cuộc chiến Triều Tiên đã nằm im suốt 12 năm nay và hầu hết mọi người đều nghĩ cho đến lúc được đổi về nhà hoặc giải ngũ thì kỳ hạn phục vụ của mình với tiểu đoàn 2/4 sẽ diễn ra trong hòa bình. Thế nhưng đến mùa xuân năm 1965, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình đã thay đổi. Dự định tham gia chiến dịch Silver Lance ở California đã bị hủy bỏ. TQLC được lệnh viết chúc thư, chuyển lương về cho gia đình, thu dọn đồ đạc cá nhân. Bọn họ bị bắt tập đi tập lại các bài huấn luyện cho đến khi khăn gói lên tàu. Nhìn bề ngoài có vẻ TQLC đang đến Okinawa nhưng trong ruột thì họ đã biết tỏng. VN đã trở thành trọng tâm trong suy nghĩ và các cuộc kháo chuyện của bọn họ. TQLC ở lại Okinawa vài tuần, bắn thử vũ khí, tiêm chủng, đem cất vào kho những bộ quần áo dân sự cuối cùng. Họ làm việc quần quật suốt ngày đêm chuyển đạn lên tàu - lần này là đạn thật chứ chẳng phải là thứ đạn mã tử họ vẫn quen dùng lúc trước nữa. Họ luyện tập gian khổ, cố tăng cường sức khỏe để có thể đáp ứng những trận chiến ác liệt sắp phải tham gia. 1 số sĩ quan cùng hạ sĩ quan từng bị biệt phái qua VN nay trở về mang theo những câu chuyện chẳng phấn khởi gì về kẻ địch, cái nóng và dân chúng ở đó. TQLC tuy hưởng nhiều tự do tại Okinawa nhưng ngày nào vào lúc 5g sáng, trung tá Fisher cũng bắt bọn họ xếp hàng, tập thể dục buổi sáng rồi ăn kiểu dã chiến.


    Đổ bộ

    Rốt cục tiểu đoàn của Fisher cũng nhận mật lệnh sang VN và 1 lần nữa lại lên tàu thủy. Nhiệm vụ của nó là tới bảo vệ Chu Lai - địa điểm được chỉ định sẽ kiến tạo sân bay mới. Trong hành trình, lính TQLC được cho biết đích đến cũng như nhiệm vụ của mình. Vào đêm trước khi đổ bộ, thần kinh ai cũng căng thẳng. Trung tá Fisher 'Bò đực', 1 TQLC lão luyện từng trải qua nhiều chiến dịch biết mình phải làm gì.Ông lệnh cho các sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc quyền phải xuống động viên lính tráng cả đêm để chắc chắn tất cả bọn họ đều ổn. Tảng sáng, TQLC tập hợp trên boong tàu theo từng toán rồi trèo xuống lưới. Đỉnh đổ bộ chạy vòng vòng trên mặt nước nhận quân rồi xếp thành đội hình định trước hướng mũi tiến về phía bãi biển. Khi những tấm bửng được thả xuống, lính tiểu đoàn 2/4 vội vã xông vào bờ, đạn đã lên nòng, sẵn sàng giao chiến. Tuy nhiên kẻ thù đã từ chối tiếp chiến và cuộc đổ bộ diễn ra hết sức yên bình.
    Khucthuydu2, gaume1, vacbay033 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    TQLC nhanh chóng tiến sâu vào đất liền đến chiếm quốc lộ 1 - con đường có 2 làn xe, chạy dọc đất nước VN, từ bắc vào nam. Sau khi chiếm xong mục tiêu, TQLC đang tự hỏi sẽ phải làm gì tiếp thì nghe từ hướng bắc trên lộ có tiếng xe rồ máy chạy về phía mình. Ngay lập tức họ chĩa súng về phía đó, lòng nghi ngại ko biết đó có phải những người đến 'đón chào' mình hay ko? Bỗng những chiếc xe tải 2,5 tấn do Mỹ sản xuất hiện ra rồi dừng lại bên ngoài phòng tuyến của họ. Lái xe nam VN hạ bửng sau thùng xe tải, đỡ hàng chục cô gái xinh xắn xuống. Đám con gái vội vàng chạy đến chỗ TQLC, khoác vòng hoa vào cổ, chúc mừng họ tới VN. Dù trời nóng, cát bụi, TQLC đều nghĩ mình đã có 1 khởi đầu tốt tại VN. Sở chỉ huy tiểu đoàn 2/4 được thiết lập trên cao điểm 43, gần đầu tây bắc sân bay. Tại đó ban tham mưu tiểu đoàn lên kế hoạch bảo vệ phi trường. Ko lãng phí thì giờ, ngay hôm đó, TQLC bắt đầu lập ra những chốt cảnh giới, tổ chức tuần tra khu vực.

    1 tuần sau đó, vào ngày 12/5/1965, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC cũng đổ bộ lên bờ để tăng cường cho lực lượng trú phòng. tiểu đoàn 3/3, dưới sự chỉ huy của trung tá William D. Hall, đã chuyển đến Okinawa từ tháng 1 (đây là phương thức luân chuyển các tiểu đoàn bộ binh, các phi đoàn máy bay cùng lúc trước chiến tranh VN. Đơn vị mới sẽ được thành lập và huấn luyện ở Mỹ trong vài tháng rồi sang viễn đông thay cho đơn vị khác, trải qua 13 tháng phục vụ nó sẽ lại quay trở lại quê nhà.) tiểu đoàn 3/3 của Hall là 1 trong những đơn vị cuối cùng được luân chuyển sang Á châu theo phương thức cũ. Cũng như tiểu đoàn 2/4, hầu hết binh sĩ đơn vị đều đã gắn bó, chịu đựng gian khổ cùng nhau ít nhất là 2 năm. tiểu đoàn 2/4 nhường lại quyền bảo vệ khu vực phía nam phi đạo cho tiểu đoàn 3/3 và đơn vị này cũng bắt tay ngay vào việc tổ chức phòng ngự.

    Chỉ huy những lực lượng đã đổ bộ lên Chu Lai là chuẩn tướng Marion E. Carl, 1 phi công ưu tú - phi công át đầu tiên của của binh chủng TQLC, anh hùng trong trận Midway và chiến dịch Guadalcanal, từng 2 lần được tặng huân chương chữ thập Hải quân. Trong chiến tranh TG 2, tướng Carl đã bắn rơi 18 máy bay Nhật.

    Ngày 10 tháng 3 năm 1965, tướng Carl bắt đầu cho lữ đoàn 1 TQLC của mình ở Hawaii lên tàu sang tây Thái Bình Dương. Tình cờ, tàu vận chuyển đến để đưa lữ đoàn về California tham dự chiến dịch Silver Lance vào tháng 2 cũng cập bến. Đến khi nhiệm vụ của đơn vị thay đổi, số tàu này đã có mặt đúng lúc để đưa TQLC về đông chứ ko phải qua tây nữa. Do tướng Krulak ko chỉ rõ vị trí sân bay Chu Lai nên, người phi công dày dạn của ông ta là tướng Carl đành phải tự xác định lấy.

    Cát cộng với bầu không khí nóng nực, mặn chát gây trở ngại rất nhiều cho công việc của TQLC và lính Ong biển. Việc dỡ vật tư xuống tàu, rồi di chuyển chúng vượt địa hình lên bờ, là 1 nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Trang thiết bị hư hao nhanh hơn bình thường, lính tráng cũng mau chóng bị xuống sức. Phải dùng đến xe xích để di chuyển các dàn cẩu.

    Binh nhất Glen Johnson, lính công binh, từng học được cách lái xe jeep qua bãi cát trong chiến dịch Steel Pike ở Tây Ban Nha 1 năm về trước. Kỹ thuật hiệu quả nhưng đầy nguy hiểm của anh là vào số thấp, dẫn động 4 bánh, chuyển sang số 2, tăng ga hết cỡ. Cứ thế họ có thể lướt qua những đụn cát trong những ngày trước khi lính Ong biển làm xong đường. Cách bãi biển ko xa, có 1 vùng đỏ quạch gọi là đá ong. Loại đá này theo kế hoạch sẽ được sử dụng xây phi đạo, làm lớp lót giữa cát với ghi sắt. Nhưng để làm được điều đó trước hết phải làm 1 con đường từ chỗ có đá ong đến nơi chúng sẽ được chuyển đến. Việc hoàn thành sân bay chỉ trong vòng 3-4 ngày với điều kiện như vậy thật ko tưởng. Tướng Krulak hào hứng đánh cược 1 két rượu Scotch với Richard G. Stilwell, thiếu tướng Lục quân, tham mưu trưởng MACV rằng trong vòng 30 ngày, sân bay sẽ hoạt động được.


    Sống trong hộp cát

    Trong lúc lính Ong biển xây sân bay thì TQLC cũng có khối việc để làm. Việc đầu tiên là phải thích nghi với thủy thổ. Cát quá nóng nên ko tài nào đi chân đất vào ban ngày. Cát cũng ko cho phép đào hố chiến đấu như đào trong đất được. Cát chui vào mọi ngóc ngách. Súng ống, điện đài, xe cộ, quân cụ, áo quần, đồ ăn, thức uống, tất cả mọi thứ của TQLC đều bị phủ 1 lớp cát. Ít ra thì chúng cũng dư thừa để cho vào bao, nên TQLC đã lấy luôn bao cát xây tường hầm. Để mái hầm có thể chống đạn cối, họ 'chôm' những tấm ghi lính Ong biển dùng làm phi đạo lót lên rồi mới chất bao cát. Điều kiện sống tuy khá khó khăn nhưng cũng chẳng tệ lắm vì đám lính trẻ đều đã có nhiều kinh nghiệm sống dã ngoại. Họ dùng khẩu phần C ngay trong lon, tắm dưới biển, ngủ dưới đất, hết đi tuần lại canh gác...TQLC thời kỳ này vẫn sử dụng súng trường M14, loại mới vừa thay cho khẩu súng trường 'thần thánh' M1 từ năm 1962.

    Cả 2 tiểu đoàn đều thiết lập tiền đồn, thường xuyên cho quân ra gác, trên các điểm cao xung quanh căn cứ. tiểu đoàn 2/4 lấy tên các loài cá để đặt cho chúng. Họ gọi chúng là Cá trê và Cá rô. tiểu đoàn 3/3 lại đặt tên theo kiểu khác. 1 cái được gọi là Hickory vì tay trung sĩ phụ trách ở đó quê vùng Kentucky. Những cứ điểm nhỏ, hiếm khi có quá 1 tiểu đội trú đóng này nhanh chóng chở thành đối tượng để quân địch thăm dò, bắn tỉa.

    Tổn thất do chiến đấu là điều tất yếu. Vài TQLC đã bị dính đạn trên đường tuần tra, nhiều người là nạn nhân của mìn, bẫy; 1 số ít lại bị nạn bởi chính sự ngu ngốc của mình. Chiều hôm ấy, có 2 hạ sĩ quan cấp cao thuộc 1 Liên đoàn không quân đã đi quá 1 trong số những tiền đồn của tiểu đoàn 3/3. Do người TQLC phụ trách chốt kiểm soát có cấp bậc thấp hơn nên 2 tay này ko chịu nghe lời cảnh báo, cứ thế đi đến ngôi làng gần đó. Họ khuất bóng sau con đường và rồi chẳng ai còn nhìn thấy 2 tay này nữa. Sau này TQLC nghe nói họ đã bị VC bắt, giải đi tới 1 chỗ cách căn cứ chừng 1 dặm, xử bắn rồi đem chôn. Chẳng ai tìm ra xác họ cả.
    Khucthuydu2, gaume1, vacbay033 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lính Mỹ và dân làng tiếp xúc với nhau rất dè chừng. Đối phương nói với dân chúng rằng bọn Mỹ rất xấu xa, trong khi hành động tàn ác của quân Pháp khi xưa thì vẫn còn ám ảnh các bậc trưởng thượng

    Chiến tranh đã buộc những người lính phải làm những việc chẳng đặng đừng. Đêm đó, 1 đơn vị TQLC do trung sĩ nhất Gene Breeze cầm đầu ra nằm dọc theo bờ biển để phục kích VC từ hướng đó xâm nhập. Rạng sáng, TQLC phát hiện 3 kẻ địch có vũ trang, ko mặc quân phục tiến đến chỗ họ. Khi còn cách chỗ lính Mỹ tầm 50 thước thì 1 ông già cùng với 1 bé gái cũng xuất hiện, đi ngang qua bãi biển ngay giữa chỗ lính Mỹ đang nằm phục và toán VC.. Theo sắp đặt từ trước thì trung sĩ nhất Breeze sẽ là người bắn shotgun làm hiệu lệnh khai hỏa. Mấy người dân khiến Breeze do dự mất 1 lúc nhưng khi nhận thấy ko thể tránh được cuộc đọ súng thì anh đành phải hành động. Anh cẩn thận ngắm qua đầu đứa bé gái vào người 1 VC rồi mới siết cò. Súng ko nổ, anh phải hô người khác nổ súng làm hiệu. Khi khói súng lắng xuống thì ngoài máu ra chẳng thấy cái xác VC nào hết. Em bé gái đã dính dạn, chân bị thương nặng, trán thì bị 1 vết đạn sượt qua. Nó nhanh chóng được đưa đi bệnh viện cấp cứu và sau đã bình phục.

    1 khẩu súng phóng lựu M79 đã bị đánh cắp từ chỗ tiểu đoàn 3/3. Suốt mấy ngày sau đó, TQLC cố đi tìm nó bằng cách lục soát những ngôi làng lân cận, với sự tham gia của trưởng thôn và trong vài trường hợp là cùng với dân vệ. Họ phát hiện được 1 thiếu niên đã lấy cắp khẩu M79 cho quân địch. TQLC kinh hoàng chứng kiến tên trưởng thôn rút súng lục ra bắn bỏ cậu bé ngay tại chỗ.

    Tại cầu An Tân, thuộc khu vực của tiểu đoàn 2/4, TQLC đã hạ sát 2 VC cố lợi dụng bóng đêm để xâm nhập. Họ thu được trên xác chết 1 sơ đồ chi tiết, hoàn chỉnh đến độ có cả những thay đổi trong các vị trí phòng thủ ngày hôm đó. Hóa ra kẻ gián điệp đã vẽ sơ đồ này chính là con trai của 1 trưởng thôn gần đó.

    Rõ ràng có sự chia rẽ sâu sắc trong lòng người Việt, nhưng khó mà biết được bên nào áp đảo được bên nào. Những kẻ theo phe Mỹ đối xử vô cùng tàn ác với những ai giúp đỡ Cộng sản;. 1 số lúc thì ngả theo bên này lúc lại theo phe khác. Trạng thái này khiến cho lính Mỹ bối rối và mất tinh thần. Đây là cuộc chiến tranh ko có trận tuyến.

    Những quyết định vốn chỉ có cấp cao trong những cuộc xung đột khác giờ lại rơi vào tay chỉ huy của những đơn vị nhỏ, những sĩ quan cấp úy, các hạ sĩ quan. Không có tuyến đầu cũng chẳng có hậu phương. 1 TQLC nhớ lại những người mà anh ngưỡng mộ nhất chính là những “old-salt corporals - hạ sĩ nhất dày dạn kinh nghiệm. ND". Họ là những lính trẻ, nhiều người chưa quá 20 tuổi, đã chỉ huy tiểu đội thực hiện các chuyến tuần tiễu cách xa căn cứ mẹ hàng trăm, nếu ko muốn nói là hàng nghìn mét. Họ có thể đọc bản đồ; sử dụng la bàn; gọi pháo hay không yểm; sơ tán thương binh, tử sĩ; tổ chức thông tin liên lạc và chiến đấu.

    Trong những ngày đầu, qui tắc giao chiến khiến cho TQLC thấy rất vướng víu. Thoạt đầu họ ko được phép lắp đạn vào súng. Họ ko được quyền khai chiến mà chỉ được phép bắn trả nếu bị bắn trước. Đến khi qui tắc được nới lỏng thì họ được quyền bắn nếu xác định ai đó đúng là quân địch. Điều này là cực kỳ khó khăn vì đây là 1 kẻ địch ko mặc quân phục, ban ngày là nông dân, đến đêm mới trở thành du kích. Chu vi phòng thủ của TQLC chính là khu vực chiến thuật họ chịu trách nhiệm. Ko được nổ súng ngoài phạm vi này nếu chưa được phía VNCH cho phép. Giành được quyền sử dụng vũ khí bộ binh cũng khó như quyền sử dụng hỏa lực yểm trợ. Thông thường, đến khi TQLC chờ được lệnh do phía VNCH tuần tự từ trên chuyển xuống thì kẻ địch đã xổng mất.

    Lúc ấy, giày và quần áo đi rừng vẫn còn ở thì tương lai. Những chiếc bốt da, vốn thiết kế để dùng ở những vùng khí hậu khác, mau chóng bị hỏng. Tương tự như thế, những bộ quân phục quá nặng nề và quá nóng đối với khí hậu VN. Nước uống là căn bệnh trầm kha. Tiêu chuẩn thông thường mỗi người 2 bi đông nước ko thể nào đủ được, vả lại do nước rất nóng, lại thường bị bỏ hóa chất vào dể lọc nên cũng rất khó uống. Dù chất lượng ko đảm bảo, chỉ huy cấp dưới vẫn phải bắt lính tráng uống nước. Tổn thất vì nắng nóng rất phổ biến trong thời gian đầu nhưng khi TQLC đã thích nghi, quen thuộc với môi trường sống thì điều này chẳng còn đáng lo nữa.

    TQLC đã phải học cách sử dụng trực thăng trong môi trường kết hợp giữa cát, và nóng ẩm này. Dù đã thực hành các bài tập lái trực thăng từ nhiều năm nay nhưng lần này mới là thử thách lớn. Phóng viên Harry Reasoner đã kể về phi công trực thăng thế này: "Vấn đề là lái trực thăng khác hẳn các máy bay khác. Đặc điểm của máy bay cánh bằng là dễ bay nên nếu nó ko gặp trở lực quá lớn hoặc sai sót do phi công kém tài thì nó cứ bay đều đều. Còn trực thăng thì ko như thế. Nó bay trên trời được do 1 loạt các thao tác điều khiển, mạnh mẽ, đối lập nhau. Chỉ cần hơi mất cân bằng là chiếc trực thăng sẽ ngừng bay ngay và thảm họa xảy ra tức thì. Ko có cái gọi là 'lượn' trực thăng. Đó là lý do vì sao phi công trực thăng lại khác hẳn phi công máy bay cánh bằng; và vì sao mà phi công máy bay cánh bằng là những người sống hướng ngoại, cởi mở, tinh nhanh còn phi công trực thanh thì luôn ủ dột, sống nội tâm. Họ biết nếu có gì đó tồi tệ chưa xảy ra thì là do chưa phải lúc để nó xảy ra mà thôi."

    Loại trực thăng mà TQLC dùng là loại H-34. Nó có tổng chiều dài từ đầu cánh quạt chính đến cuối chong chóng đuôi tầm 20,5m; cao 4,5m. Phi hành đoàn gồm 4 người - phi công, phi công phụ, cơ phi, xạ thủ. Con 'chim sắt' này nặng khoảng 4,5 tấn được trang bị 2 súng máy M60, 1 bố trí ở cửa khoang hàng bên sườn phải còn khẩu kia gắn trên chiếc cửa sổ bên sườn trái. Xạ thủ cùng cơ phi là người sử dụng 2 khẩu súng này.
    Khucthuydu2, gaume1, vacbay034 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tùy thuộc nhiệt độ và độ ẩm mà 1 chiếc H-34 có thể chở được tầm 7 TQLC, trang bị đầy đủ hoặc 10 lính VN. Bụi bẩn, hơi muối cùng cát trong khu vực khiến cho công tác bảo trì trực thăng H-34 cực kỳ vất vả. Động cơ vốn có thể hoạt động trong 1000 giờ thì nay chỉ chưa đầy 600 giờ đã hỏng. Máy móc chỉ chạy tầm 360 giờ đã yếu đi thấy rõ. Số cánh quạt chính cùng chong chóng đuôi bị hỏng luôn đạt mức báo động. Để kéo dài tuổi thọ của chúng có phi đoàn phải lấy dây băng quấn quanh cánh quạt để giảm hao mòn. Việc bảo trì càng thêm 'vất' trước thực tế các phi đoàn luôn phải bay gấp đôi số giờ được lên kế hoạch mỗi tuần. Nỗ lực của những nhân viên mặt đất để duy trì khả năng bay của những con 'chim sắt' cũng gần như là 'anh hùng'. Những vấn đề của trực thăng đã phản ánh 1 vấn đề lớn về hậu cần mà TQLC đang gặp phải. Vốn dĩ binh chủng TQLC là kiểu bộ binh nhẹ được xây dựng thành lực lượng viễn chinh nhằm đổ bộ lên chiếm giữ bãi biển 1 thời gian ngắn để cho những đơn vị nặng hơn cập bờ tác chiến lâu dài. Nhưng khi lên bờ biển VN, TQLC lại thấy mình trở thành đơn vị đồn trú dài ngàytrên đất liền; các đơn vị của họ đã phải ở đây suốt thời gian chiến tranh. TQLC đã phải đối mặt những khó khăn chưa từng thấy trong việc thiết lập, duy trì các sở hậu cần cần thiết để phục vụ cho các hoạt động dài hạn của mình.

    Chiến thuật Trực thăng vận đã thống trị tư tưởng chỉ đạo tác chiến của người Mỹ trong suốt cuộc chiến. Vài ngày trước khi diễn ra chiến dịch Starlite, đại úy Howard Henry, phi công thuộc phi đoàn trực thăng 361 đang lái máy bay trở TQLC đến 1 tiền đồn của nam VN thì bị đạn dưới đất bắn lên. Trung sĩ Coy Overstreet, cơ phi, nghĩ tiếng súng là của 1 khẩu trung liên BAR cũ. Anh cố công tìm kiếm và phát hiện kẻ địch đang nấp trong mấy bụi cây. Trong lúc đại úy Henry cho trực thăng bay vòng tròn, Overstreet đọ súng cùng người lính giải phóng. Rốt cục tay TQLC cũng xua được đối phương bỏ súng vọt ra chỗ trống chạy về hướng 1 hố bom. Henry bảo phi hành đoàn "Cái quái gì thế. Bắt sống nó đi chứ" rồi cho 'con chim sắt' hạ xuống cạnh hố bom. 1 thành viên phi hành đoàn khác là trung sĩ Maynard dùng súng máy khống chế để Overstreet nhảy xuống, túm người lính VC vác lên vai, chạy về ném anh ta lên trực thăng. Phi hành đoàn lập tức bàn giao tù binh cho bên tình báo thẩm vấn.

    1 lần khác, thiếu tá Al Bloom bay đêm trên chiếc trực thăng tải thương làm nhiệm vụ lấy thương binh sau 1 cuộc đọ súng. Vì TQLC dưới đất ko có đèn bin nên Bloom bảo 1 người lấy diêm ra đốt. Ông tắt đèn máy bay rồi cho nó xoay vòng đáp xuống để giảm thiểu khả năng luồng khí xả màu xanh bị kẻ thù dưới đất phát giác. Nhờ mấy que diêm làm dấu mà Bloom đã đáp được xuống thửa ruộng ngập nước, cho thương binh lên. Trong lúc đó đạn cối rót xuống khắp xung quanh nhưng ko nổ vì rơi xuống nước. Cuối cùng thì cũng xong việc. Khi ông đã bốc lên cao và đang cám ơn trời phù hộ thì TQLC lại gọi báo họ mới có thêm 1 người bị thương nữa. Khi Bloom hạ xuống lần thứ 2 thì nhiệm vụ bị hủy bỏ. Người thương binh kia đã chết.

    ***

    Trong 2 ngày 12 và 13/8, trước trận Vạn Tường ít hôm, 24 chiếc trực thăng thuộc Liên đoàn bay TQLC số 16 đã tham dự trận tấn công đêm đầu tiên tại VN. Liên đoàn bay 16 là đơn vị trực thăng cấp trung gian, qui mô tương đương 1 trung đoàn. Chỉ huy của nó thuộc quyền tướng chỉ huy Không đoàn 1 TQLC và tới lượt ông này thì nằm dưới sự chỉ huy của tướng Walt.

    Trực thăng đã đáp xuống thả bộ binh dưới ánh pháo sáng rồi quay về Đà Nẵng bình an vô sự. 14 con chim sắt thuộc phi đoàn 361 của trung tá Lloyd Childers, 6 chiếc của phi đoàn 261 và 4 máy bay thuộc phi đoàn quan sát số 2 TQLC (Marine Observation Squadron 2) cùng tham dự trận này. Họ đã chở 245 TQLC vào vùng hành quân.

    Các máy bay trực thăng được tổ chức bay vào thành 2 đợt, mỗi đợt 10 chiếc dưới sự yểm hộ của 4 trực thăng vũ trang UH-1Huey thuộc Phi đoàn quan sát số 2. 2 đợt này cất cánh lúc 23g47 và 23g50 phút. Khi đã đổ lính xong, các trực thăng lại quay về Đà Nẵng nhận quân cho đợt 3 và đợt 4.

    Cuộc hành quân diễn ra ở thung lũng sông Cu Đê (thung lũng Voi), gần Đà Nẵng. Đối với những ai mê tín thì đêm đó chẳng phải là 1 đêm dễ chịu. Cuộc đổ quân diễn ra giữa đêm trăng tròn thứ 6 ngày 13! 96 người thuộc các phi hành đoàn trực thăng, gồm cả sĩ quan sẽ tham gia vào phi vụ được cho là lần tập kích diễn ra ban đêm đầu tiên của trực thăng trong lịch sử. Họ bay vào thung lũng Voi vì tin báo tối đó sẽ quân giải phóng sẽ có 50 người đến.

    Bộ binh tham gia là lính đại đội Hotel, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 TQLC được tăng cường thêm 1 trung đội thuộc đại đội Foxtrot. Bãi đáp được chuẩn bị bằng hỏa lực pháo binh. Tiếng pháo cũng sẽ át đi tiếng trực thăng bay đến.

    Sau trận pháo, 4 trực thăng Huey bay đến khu vực mục tiêu làm mồi nhử cho địch bắn lên. Tuy nhiên ko thấy có phản ứng gì.

    Ngay trước khi tiếp đất, khi trực thăng đang bay qua ngọn núi cao 823m, 1 máy bay Không quân bay tới thả pháo sáng soi rõ khu vực hạ cánh. Dù ánh sáng rất rực rỡ, nhiều phi công vẫn bắt cơ phi phải nhô người ra để ước tính khoảng cách 1,5m đến mặt đất. TQLC đã đổ bộ an toàn tuyệt đối.

    Nhưng về phương diện tiêu diệt sinh lực địch thì chiến dịch này lại ko thành công. Chỉ có 1 VC được ghi nhận là tử trận. 30 kẻ tình nghi bị bắt giữ, 1 khẩu B-40 cùng mấy quả lựu đạn bị tịch thu.
    Khucthuydu2, gaume1, vacbay035 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chu Lai bắt đầu hoạt động

    Vừa kịp Ngày kỷ niệm Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) thì phi đạo cùng 1 số đường lăn đã sẵn sàng tiếp nhận máy bay cánh bằng hạ cánh, nhưng do thời tiết xấu nên chúng vẫn được lệnh ở lại Philippines. Cuối cùng, sau mấy ngày trì hoãn thì máy bay cũng đã đến được Chu Lai. Quá 8g sáng ngày mùng 1 tháng 6 1 chút, đại tá John Noble, chỉ huy Liên đoàn bay số 12, lái chiếc máy bay đầu tiên trong tốp 4 chiếc A4 Skyhawks hạ cánh xuống sân bay mới. Ngay sau đó có thêm 2 phi đội nữa. Phi công cũng bắt tay vào làm nhiệm vụ ngay ko chậm trễ. Ngay trong ngày, sân bay mới đã cho xuất kích 1 phi vụ chiến đấu do trung tá Robert W. Baker, phi đoàn trưởng phi đoàn cường kích số 255 TQLC dẫn đầu.

    Phi đoàn 255 có 1 lịch sử phi thường và cho tới thời điểm đó, nó là 1 trong những phi đoàn cường kích được huấn luyện tốt nhất binh chủng TQLC. Ngoài trình độ chuyên môn, các thành viên trong phi đoàn còn được huấn luyện kỹ năng oanh tạc "vũ khí đặc biệt", tức là ném bom hạt nhân nữa. Để đạt tới kỹ năng cao cấp này, mọi thành viên phi đoàn đều có thời gian gắn bó, cộng tác với nhau hơn bình thường; với thời gian ít nhất là 2 năm. Chính tình thân hữu này đã khiến đơn vị hoạt động hiệu quả, tinh thần ai cũng rất cao. Năm 1963 họ đã giành được giải thưởng Commandant of the Marine Corps’ Efficiency Trophy của binh chủng. Ban đầu do những điều kiện quá sơ khai tại Chu Lai, phi đoàn chỉ cho máy bay xuất kích mỗi ngày 1 lượt mỗi chiếc. Thổ nhưỡng tự nhiên đã khiến hệ thống hãm máy bay phải thường xuyên sửa chữa, lắp lại. Cát cùng bụi đỏ là kẻ thù tệ hại nhất đối với máy bay và các khí tài liên quan. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi có chuyện các máy bay lao xuống mục tiêu nhả đạn mà súng lại bị kẹt.

    Vấn đề tiếp liệu cũng rất thiếu thốn. Phi công thường hay gọi những quả bom có sẵn ở đó là 'bom nhìn 1 lần', những quả bom phá cũ xì ấy có vẻ như đồ thừa còn lại từ thời Thế chiến và việc mang theo nó cũng ko tiện. Gía đeo bom ko được thiết kế phù hợp với chúng nên lính quân khí rất khó gắn bom vào máy bay. Họ phải lấy búa gò bẹt cánh bom; nhưng chính điều này lại khiến cho quả bom rất khó lường. Phi công thường xuyên ko đoán được quả bom sẽ rơi trúng đâu hay liệu có nổ khi chạm đất? Trọng tải vũ khí cho phép của máy bay A-4 là đạn đầy cho 2 khẩu đại bác 20 ly gắn trên cánh cùng với 18 trái bom phá loại 250 cân Anh; hoặc gói tên lửa không đối đất AGM-12 Bull Pup; nalpam; bom phá; các bó rocket với số lượng 18 quả loại 70mm 1 bó có thể bắn loạt hay từng phát; cùng với loại rocket Zuni cỡ 127 ly mỗi bó có 4 quả. Thời gian đầu thì hiếm lắm mới có được rocket.

    Dù máy bay đã có thể chiến đấu, nhưng tướng Krulak vẫn thua cược tướng Stilwell vì đến hạn mới chỉ có phân nửa chứ ko phải toàn phi đoàn hoạt động được. Tuy nhiên đến cuối tháng 7 thì đã có 3 phi đoàn A-4 tới làm nhiệm vụ tại sân bay Chu Lai. Công cuộc xây dựng sân bay kéo dài dường như vô tận. Đá ong chỉ vô tích sự nên gần 2500m đường băng đã phải làm lại, phí phân nửa thời gian cho đến khi tìm được vật liệu tốt hơn. 1 phương pháp mới được đem áp dụng trước khi hết hạn. Đó là cách đầm chặt cát, cố định chúng với 1 lớp nhựa đường rồi sau đến 1 màng plastic để ngăn nước mưa thấm vào lòng đất.

    Tháng 4 năm 1966, 1 máy phóng máy bay được lắp đặt, chấm dứt việc sử dụng tên lửa đẩy. Những năm sau đó, đường băng bằng bê tông cũng bắt đầu được làm ở mé tây phi đạo dã chiến và đến cuối thì căn cứ đã có 2 Liên đoàn bay đến hoạt động. Tới năm 2003, Chu Lai vẫn là sân bay có đường băng dài nhất nước. Người Việt đang xây dựng gần đó 1 nhà máy lọc dầu với kỳ vọng biến nơi đây thành 1 đặc khu kinh tế lớn.




    Chương 4


    Leo thang tiếp tục


    Trong khi TQLC ở Chu Lai còn đang học cách chiến đấu với kiểu chiến tranh mới thì cả 2 phe đều đang triển khai quân ồ ạt vào nam VN. Vào tháng 6 năm 1965, tình báo phát hiện nhiều đơn vị thuộc sư đoàn 325 Quân đội nhân dân VN đã vào miền nam cùng với những bằng chứng cho thấy sư đoàn 308 của họ cũng đang trên đường xâm nhập. Tướng Westmoreland nhanh chóng yêu cầu triển khai thêm quân và đến ngày 22/6 thì ông được hứa sẽ được gửi gấp cho thêm 40 tiểu đoàn chiến đấu nữa. Người Mỹ đã chấp nhận dấn thân vào vũng lầy mà họ ko tài nào thoát ra nổi suốt 1 thập niên nữa, với phí tổn là 58.000 nhân mạng.

    Lúc này đang là thời điểm mà cuộc chiến tranh tiêu hao, đặc trưng cho xung đột VN, bắt đầu được tiến hành. Tướng Westmorelandđã chấm dứt "chiến lược vùng đất lõm", chuyển sang giao chiến với các đơn vị chủ lực quân địch trong những vùng núi non, rừng rú. Những chiến dịch tìm - diệt đầu tiên đã được Lục quân Mỹ phát động gần Sài Gòn trong tháng 6. Dù bị nhiều chỉ trích, nhưng chiến tranh tiêu hao là 1 trong số ít những lựa chọn còn lại của Westmoreland, vì bản thân ông thì chống lại kiểu chiến tranh bình định mà TQLC ủng hộ, còn chính quyền Johnson lại loại trừ khả năng xâm lược hay huy động sức mạnh tổng lực chống lại miền Bắc.


    Bên kia sông

    Căn cứ Chu Lai nằm trên ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín. Đầu phía nam sân bay, cách sông Trà Bồng vài cây số là 1 khu vực rộng lớn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Vùng đất phía nam sông Trà Bồng, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là 1 'thành trì''=truyền thống của VC và giữ 1 vị trí đặc biệt trong lịch sử VN. Chính từ nơi này mà vương triều nhà Nguyễn bắt đầu công cuộc 'nam tiến' dài đằng đẵng đầy khó khăn gian khổ nhằm sát nhập những vùng đất mới vào lãnh thổ. Đây cũng là 1 tỉnh kháng Pháp nổi danh. Ngay từ năm 1868, khi Pháp chiếm VN, qua suốt những cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại các quan chức thân Pháp đầu những năm 1930 cho đến các hoạt động chống Pháp sau chiến tranh thế giới 2, đuổi được chúng khỏi đất nước, thì người Việt nơi đây đã phải chiến đấu rất trường kỳ, gian khổ chống lại ngoại xâm và tay sai
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Năm 1948, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố đây tỉnh này là 1 trong số ít những vùng 'tự do' trên cả nước. Tự do ở đây có nghĩa là thoát khỏi sự ảnh hưởng của Pháp và chính quyền bù nhìn của hoàng đế Bảo Đại. Chính phủ Diệm từng cố gắng 'bình định' khu vực chống đối này thông qua việc lùa hầu hết dân cư của nó vào trong 'ấp chiến lược'. Với những người nông dân cố cựu thì việc bị buộc rời khỏi ngôi làng thân thuộc mà họ đã sống hàng trăm năm nay, cùng những mồ mả tổ tiên đúng là 1 tai họa. Cán bộ VC lợi dụng ngay chính sách này, họ lấy nó làm ví dụ cho thấy sự đàn áp của chính quyền bù nhìn VNCH, tay sai bọn xâm lược Mỹ.. Bất chấp mọi nỗ lực của chính phủ, dân chúng khu vực này vẫn mạnh mẽ ủng hộ VC, kiên quyết chống lại Sài Gòn. Do khu vực phức tạp này nằm rất gần vùng trách nhiệm của tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC nên đơn vị đã bắt đầu tuần tiễu sang bờ nam con sông. Thoạt đầu TQLC chỉ cử vài trung đội tới khu vực này. Nếu các trung đội gặp phải rắc rối thì họ mới tung vào toàn thể đại đội vào. Tuy nhiên thấy TQLC quan tâm đến khu vực này đối phương cũng làm y như vậy. Quân giải phóng ko trụ lại chiến đấu mà sử dụng kế sách quấy rối, đánh lạc hướng, làm bối rối các đơn vị Mỹ có quân số đông hơn. Cuối cùng mỗi khi hành quân sang bên kia sông Trà Bồng, tiểu đoàn trưởng đều phải huy động nhiều hơn 1 đại đội. Sau đây là 1 cuộc hành quân qui mô nhiều đại đội mà lần đầu tiểu đoàn phải nếm mùi đau khổ.

    Cuối tháng 7, trung tá Hall cùng TQLC thuộc quyền sang sông để kiểm chứng tin báo về các hoạt động của quân giải phóng, chẳng hạn như việc họ đào hầm chiến đấu hay tương tự như thế. TQLC đã chiến đấu khá tốt nhưng vẫn bị tổn thất nhiều quân trong đó có trung úy Douglas Wauchope, sĩ quan đầu tiên của họ bị tử trận tại VN. Họ cũng buộc phải phá hủy 1 xe bọc thép lội nước để tránh cho nó khỏi rơi vào tay kẻ thù. Đêm đó họ đã phải tháo chạy về bờ bên kia. Sáng hôm sau, thiếu tướng Walt bay đến Chu Lai, đích thân cách chức Hall rồi thuyên chuyển và bãi nhiệm 1 loạt sĩ quan khác. Trung tá Joseph E. Muir được gửi tới nắm quyền chỉ huy đơn vị gần như ngay sau đó.

    Cũng như Fisher 'Bò đực', Joe Muir khởi đầu binh nghiệp từ lính trơn và leo lên cấp này bằng tài năng của chính mình. Nhưng Muir khác với người kia ở vóc người thanh mảnh, nói năng nhẹ nhàng luôn gây cho người ta thấy được sự tự tin mỗi khi ông đến. 1 số TQLC dưới quyền đã trìu mến gọi ông là "châu chấu" vì dường như ông có thể nhảy ngay tới mọi nơi, mọi lúc. Lính tráng rất kính phục Muir.


    Trung đoàn Ba Gia

    Vào cuối những năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa đất nước tiến hành cải cách ruộng đất, kiên quyết giành lại đất đai cho bần nông. Những tướng lĩnh của cụ, chủ yếu là Võ Nguyên Giáp, lo xây dựng lực lượng vũ trang và đánh bại các hoạt động biệt kích, phá hoại do chế độ Diệm ở miền nam tiến hành. Hành vi của miền nam VN chỉ được họ coi là quấy rối. VN là 1 xã hội đóng cửa, dân chúng đa số làm nông nên nếu có người lạ xuất hiện, họ sẽ lập tức bị nghi ngờ và báo cho chính quyền. Hầu hết biệt kích đưa ra Bắc đều bị giết, bị bắt, trở cờ hoặc đơn giản là biến mất.

    Tháng 1 năm 1959, Ủy ban Trung Ương Đảng Cộng sản VN ko còn muốn chờ tới khi miền nam tự sụp đổ nữa. Nghị quyết 15 đã được thông qua trong đó nêu rõ " phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh ở VN là dùng bạo lực cách mạng ". Khuynh hướng này đã đặt nền tảng cho sự nổi dậy có tổ chức ở miền Nam.

    Theo đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập nhằm thu hút, đoàn kết nhân dân trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ Diệm. Tận dụng hình ảnh đáng ghét của Pháp dưới mắt mọi tầng lớp người dân, những người Cộng sản luôn gán "chế dộ bù nhìn Ngô Đình Diệm" với 1 kẻ áp bức da trắng khác, đó chính là Hoa Kỳ. Họ gọi chính thể VNCH là chế độ Mỹ-Diệm.

    Trong các năm 1961 - 1962, những đơn vị Việt-Minh cũ ở miền Nam sau khi ra Bắc tập kết năm 1954 đã xâm nhập trở lại, đào vũ khí được chôn giấu lên, tuyển mộ nam nữ thanh niên nhập ngũ. Trung tá TQLC William R. Corson, người đã tiến hành 1 trong số ít những nỗ lực bình định thành công trong cuộc chiến, khẳng định quân giải phóng đã tuyển quân theo 3 cách: Khoảng 40-42% tân binh nghe theo tuyên truyền, thuyết phục của Cộng sản; 40-42% khác thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc; số còn lại là những thanh niên trẻ chán ghét chính quyền miền Nam tự nguyện bỏ đi tham gia VC. VC cũng thu hút 1 số lượng phụ nữ đáng kể nhưng trái với những bức ảnh tuyên truyền vẫn thấy, số người là chiến đấu viên ko nhiều. Đa số họ làm cấp dưỡng, y tá, tình báo, dân công cho các đơn vị bộ đội chủ lực là nam giới.

    Bộ đội luôn khẳng định họ ko có cố vấn Nga hay Trung Quốc ở miền Nam. Lý do là họ ko muốn phải gánh lấy món 'nợ xương máu'. Những khoản nợ tiền bạc, vũ khí tương đối dễ trả và theo họ thì dù có ko trả, cũng dễ dàng được bỏ qua. Nợ xương nợ máu thì khó thanh toán hơn nhiều. Đó là khoản nợ cực kỳ nặng và cái giá để trả cũng cự kỳ cao. Đây chính là thuật ngữ "nợ máu" của người Việt dù nó thường hay được sử dụng với ý "báo thù" hay thậm trí là "hận thù" hơn.

    Ngay từ thuở đầu, quân giải phóng đã chủ trương dựa vào nhân dân, chứ ko phải chống lại họ. Tư tưởng chỉ đạo là phát huy tinh thần dân tộc, chứ ko phải Cộng sản, sẵn sàng hợp tác với viên chức chính quyền bất cứ khi nào có thể. Và như thế những viên chức, trưởng thôn, v.v..bị rơi vào thế rất khó xử. Được chính quyền Sài Gòn bổ nhiệm, họ thường xuyên bị kẹt giữa cuộc xung đột giữa số địa chủ ít ỏi với 1 biển nông dân ko có đất dù rất muốn đứng ngoài. Số quan chức chính quyền bị 'trừ gian diệt ác' ngày càng nhiều. Cán bộ VC chỉ cho viên chức lực chọn hoặc là theo cách mạng hoặc là kẻ thù của nhân dân. Thời kỳ đó người ta có thể dễ dàng trừ khử 1 người mà chẳng gây ra nhiều sự chú ý. Những nông dân, những gia đình nghèo khổ luôn bị địa chủ áp bức thường chẳng thèm quan tâm mà thậm chí còn tỏ ra vui khi thấy những việc như thế xảy ra.
    Khucthuydu2, gaume1, vacbay034 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngày 20 tháng 11 năm 1962, trung đoàn 1 quân giải phóng miền Nam, gồm 3 tiểu đoàn, được thành lập ở khu 5, 1 vùng bao gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Để tránh tai vách mạch dừng, khi đề cập đến tên đơn vị này trong các cuộc nói chuyện, thư tín, thông tin liên lạc quân giải phóng đều gọi là "công trường 1". Bộ đội trong Trung đoàn 1 ko phải là những chiến sĩ du kích hoạt động bán thời gian trong bộ quần áo bà ba đen mà là những quân nhân chuyên nghiệp thuộc các đơn vị chủ lực. Rất nhiều cán bộ của nó là cựu binh thời kháng chiến chống Pháp. Ngoài vai trò là đơn vị chủ lực, trung đoàn còn phụ trách cả bộ đội địa phương, dân quân du kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

    Mặc dù chính quyền VNCH gần như đã bị vô hiệu hóa, nỗi lo những cuộc đổ bộ gần đây của quân Mỹ đã khiến quân giải phóng gia tăng hoạt động. 1 tiểu đoàn thứ 4 gồm toàn người quê gốc miền Nam nhưng lớn lên ngoài Bắc đã được giao về cho trung đoàn 1.

    Điển hình cho cán bộ của trung đoàn 1 là Dinh The Pham. Ông đã sống sót qua nhiều chiến dịch ác liệt và giờ trở thành chính trị viên phó tiểu đoàn 40, trung đoàn 1 quân giải phóng miền nam. Pham sinh năm 1928, nhập ngũ đánh Nhật từ năm 16 tuổi. Sau chiến tranh TG 2, ông chiến đấu liên tục trong trong hàng ngũ Việt-Minh trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và đã tham gia trận đánh khốc liệt tại Điện Biên Phủ năm 1954. Anh là 1 trong số những chiến sĩ đã dùng sức mình kéo pháo lên những quả đồi bao quanh các vị trí của quân Pháp rồi sau lại tiếp tục tham gia đánh chiếm nhiều cứ điểm kiên cố. tiểu đoàn của ông đã bắt sống chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Cũng giống như nhiều bộ đội Việt-Minh khác, Pham ra Bắc tập kết sau khi có hiệp định hòa bình, để "tái thiết quê hương".

    Đầu những năm 1960, Dinh The Pham tình nguyện vào nam cùng tiểu đoàn mới. (có nhiều tên tiếng Việt bị phiên âm sang tiếng Anh làm mất dấu e ko biết đích xác nên đành để nguyên. Các bác trên diễn đàn có tài liệu thì truy nguyên giúp e với. Xin cảm ơn). Do tin chắc sẽ giành thắng lợi nên những người Cộng sản đã đặt ra tiêu chí gắt gao khi tuyển chọn người vào nam. Những người quê ở miền Nam là được ưu tiên nhất. Vào lúc này người miền Bắc chưa có nhiều trong hàng ngũ Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Vào mùa hè năm 1965, bộ đội quê ở miền Bắc chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số chiến sĩ đang chiến đấu tại miền Nam. Vào thời điểm này những người đã lập gia đình cũng sẽ ko được chọn. Cuối cùng, những người tình nguyện phải là người có sức khỏe tuyệt vời. Để chứng minh là mình có sức khỏe và cũng để chuẩn bị cho hành trình dài vào Nam, họ phải đeo ba lô đất, đá nặng đến 40kg sau lưng, tập leo đồi dốc trong những ngày cuối tuần.

    Lúc đó Pham, đang là thiếu úy; sau này ông sống sót qua kháng chiến chống Mỹ và về hưu với quân hàm thiếu tá. Vì tổn thất cao cộng với nhu cầu phát triển của đơn vị mà những người còn sót lại sau các trận đánh thường xuyên được thăng cấp. Sau 1 trận đánh ác liệt, để thay cho số hy sinh, nhiều người đã được thăng chức mà chẳng cần phải qua các khóa huấn luyện quân sự, chính trị bổ sung gì cả. Nhiều người sống sót tuy chỉ là chiến sĩ nhưng đã đạt những cấp bậc rất cao sau này. Rất nhiều vị đại tá dù ít học nhưng lại rất giàu kinh nghiệm và là những chỉ huy tuyệt vời.

    Trong suốt năm 1963 cho tới đầu năm 1964, trung đoàn cùng các tiểu đoàn trực thuộc là tiểu đoàn 40, tiểu đoàn 60 và tiểu đoàn 90 tiến hành huấn luyện, trang bị và đánh 1 số trận nhỏ với quân VNCH. Đến giữa năm 1964 thì họ gia tăng đáng kể hoạt động. Sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm, các cuộc đảo chính, phản đảo chính diễn ra liên tục khiến chính phủ nam VN rơi vào hỗn loạn, tạo điều kiện cho những người Cộng sản nắm được nhiều lợi thế.

    Trong năm 1964, các tiểu đoàn của trung đoàn 1 đã đánh 3 trận lớn với quân VNCH và đều tuyên bố giành chiến thắng. Vào tháng 7, tiểu đoàn 60 đã phục kích 1 đại đội công binh VNCH, phá hủy hầu hết trang thiết bị. Tháng 8, tiểu đoàn 90 tập kích 1 đoàn xe bọc thép chở quân, tiêu diệt nhiều xe. Đến tháng 10, tiểu đoàn 40 đánh chiếm doanh trại của 1 đại đội VNCH gần Tam Kỳ, giết và đuổi hết lính đồn trú, phá hủy 2 khẩu lựu pháo 105mm.

    Giai đoạn đầu năm 1965, họ gia tăng tập kích các đơn vị VNCH nhưng những hoạt động này đều chưa đạt tới qui mô cấp trung đoàn. Từng tiểu đoàn riêng lẻ đã tham gia đánh 2 trận lớn trong tháng 2, tiếp 2 trận khác vào tháng 3 và sang tháng 4 thì thêm 1 trận nữa. Sau đó đến ngày 19/4/1965 cả trung đoàn hợp sức tấn công khu vực từ chợ Vinh Huy (Minh Huy?) đến cầu Ông Triệu (huyện Thăng Bình, Quảng Nam. ND). Họ đã giết và làm bị thương 151 lính VNCH, phá hủy 5 xe cơ giới, tịch thu 51 khẩu súng.

    Trong gần 6 tuần sau đó trung đoàn được biên chế thêm tiểu đoàn 45 hỏa lực và tham gia trận đầu tiên trong 1 loạt các trận đánh xung quanh khu đồn có tên là Ba Gia, 1 cái tên còn vang mãi đến ngày nay.

    Bản tài liệu về loạt trận đánh này có tên "mệnh lệnh tác chiến số 1" gồm 10 trang giấy lên kế hoạch chi tiết cho 1 chiến dịch dài ngày diễn ra từ ngày 20/5 đến 20/8 năm 1965. Tài liệu phân công chính xác tới từng nhiệm vụ cho các tiểu đoàn và các đơn vị trợ chiến của trung đoàn. Nó cũng đã tính đến và có kế hoạch đối phó trong trường hợp bị các đơn vị TQLC Mỹ, đã đổ bộ lên Đà Nẵng 2 tháng trước và mới tới Chu Lai, can thiệp. Mục tiêu sau khi được tính toán kỹ lưỡng của quân giải phóng là trung đoàn 51 VNCH cùng các đơn vị cơ giới, pháo binh, máy bay chi viện. Bản kế hoạch cũng đã qui định trước cả các hướng rút quân. Tất cả các đơn vị phải hoàn tất mọi việc chuẩn bị như, tổ chức chiến đấu, làm công tác tư tưởng, tiếp tế bảo đảm trước 18g ngày 25/5/1965. Sở dĩ trung đoàn 51 được 'ưu ái' vì nó là mối đe dọa cho các tổ chức VC ở 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi. Trung đoàn này là 1 bộ phận thuộc sư đoàn 2 VNCH của chuẩn tướng Hoàng Xuân Lãm. Vùng trách nhiệm của Sư đoàn 2 là toàn bộ nửa phía nam vùng I chiến thuật. Tướng Lãm là 1 viên tướng khá năng nổ, tích cực của quân lực VNCH. Các đơn vị dưới quyền ông ta đang tiến hành xâm nhập vào vùng kiểm soát của quân giải phóng. Trung tá Nguyễn Thọ Lập, trung đoàn trưởng trung đoàn 51, cũng là 1 cấp chỉ huy đáng tin cậy và xông xáo của VNCH. Ông này liên tục quấy rối cái khu vực mà quân giải phóng chiếm ưu thế từ nhiều năm nay.
    Khucthuydu2, gaume1, caonam_vOz3 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này