1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của Mỹ tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/01/2016.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Để chuẩn bị cho trận đánh, quân giải phóng cho đặc công - trinh sát vào điều nghiên mục tiêu. Bộ đội đặc công là những người được huấn luyện đặc biệt cho những nhiệm vụ kiểu này, với thần kinh thép và lòng kiên nhẫn vô hạn. Họ chia thành từng tổ gồm 3-4 người, mặc đồ đen hoặc nâu, ngoài 1 ít trang bị khác thì ai cũng đem theo cái kìm dùng để cắt rào kẽm gai. Họ được huấn luyện vận động vào mục tiêu cực êm theo hướng gió. Các tổ đặc công, chậm rãi vừa đi vừa bò theo 1 hàng dọc cách nhau chừng 5m. Khi vào đến gần vị trí do thám hơn, thì họ bò thật khẽ lên quan sát. Càng tới gần, đặc công càng lợi dụng địa hình, địa vật, nép mình trong bóng tối để tìm đường xâm nhập. Sau khi xem xét 1 vòng hết các mục tiêu, các tổ tập kết về nơi được chỉ định từ trước bàn bạc. Sau khi đã chọn được hướng vào, họ mới theo người tổ trưởng tiềm nhập vào vị trí địch, anh này dùng kìm đi trước cắt rào ko gây tiếng động. Các chiến sĩ đặc công, di chuyển với cự ly cách nhau tầm 1 m. Nếu bị địch rọi đèn, họ nhẹ nhàng nằm dán xuống đất, bất động. Lúc trườn tới, lính đặc công chỉ nhích từng chút một, dùng cả tay và chân trần sờ soạng tìm xem có dây mìn hay lựu đạn gài gần đó ko. Khi phải vượt qua ruộng lúa ngập bùn và nước, chiến sĩ đặc công sẽ lội qua bằng cách lặng lẽ bằng cách cho đầu ngón chân xuống trước rồi mới đến cả bàn chân. Nếu thấy chó sủa hay có chướng ngại bất ngờ xuất hiện, họ sẽ nằm im và báo tổ trưởng tìm cách xử trí. Khi đã ở trong cứ điểm địch, tất cả sẽ tụ lại 1 chỗ, quan sát kỹ lưỡng. Sau đó, tất cả sẽ theo đường cũ rút ra, người này tiếp đến người kia. Họ tập kết tại vị trí an toàn định trước, cùng nhau bàn bạc. Những chiến sĩ tài ba này có thể ra vào đồn địch như chỗ ko người. Kỹ năng tinh nhuệ của đặc công giải phóng đã khiến lính Mỹ sau này rất nể sợ như thể họ là 1 lực lượng bất khả chiến bại.

    Về tới nơi an toàn thì các chiến sĩ đặc công-trinh sát đã nắm rõ vị cứ điểm địch có mấy lớp rào bao quanh, bao nhiêu lối ra vào, số lượng các lô cốt, vị trí đặt súng máy, có bao nhiêu nhà trại, thời điểm bọn lính đi ngủ...Các tổ viên đều báo hết những gì mình quan sát thấy cho chỉ huy của mình để họ vẽ thành sơ đồ, lập báo cáo chi tiết đưa lên cấp trên.

    Sau vài lần điều nghiên như thế thì vào đêm 28 và 29/5, quân giải phóng tập kích trung đoàn 51 VNCH ở nhiều chỗ. Đơn vị đầu tiên nếm đòn là 1 đại đội VNCH đang bảo vệ cây cầu cách Ba Gia 1500m về hướng nam. Sau đó, khi trời vừa sáng, 1 đại đội khác đang đi càn ở phía đông cũng bị đánh. Lúc này, quân giải phóng chỗ cây cầu đã dứt chiến. Chỉ huy VNCH lệnh 1 trung đội thuộc đại đội bảo vệ cầu quay về tăng cường cho đồn Ba Gia còn 2 trung đội kia thì theo mình lên đường tới cứu đơn vị ở phía đông đang bị vây chặt. Các tiểu đoàn 60 và 90, trung đoàn 1 quân giải phóng đã phục kích lực lượng cứu viện này; thông tin liên lạc vô tuyến giữa số quân VNCH kia với bên ngoài bị mất. 3 cố vấn Mỹ đi cùng lực lượng này tuy được báo là mất tích nhưng ai cũng sợ rằng họ đã tử trận cùng với viên tiểu đoàn trưởng và ban tham mưu tiểu đoàn .

    Dù tiểu đoàn 1, trung đoàn 51 báo cáo thương vong trận này ko lớn nhưng điều kinh hoàng là số quân mất tích lại lên đến 300 người. Đến giữa buổi sáng ngày 29 tháng 5 thì các tiểu đoàn 39 biệt động quân; tiểu đoàn 2, trung đoàn 51 và tiểu đoàn 3 TQLC VNCH đều được tung vào trận.

    Tiểu đoàn 39 Biệt động quân nhanh chóng bị vây chặt và ko còn làm chủ được tình hình. Tiểu đoàn trưởng cùng sĩ quan hành quân đều bị thương nặng. tiểu đoàn phó thì tử trận. 1 cố vấn Mỹ là đại úy Christopher O’Sullivan cũng bị giết; viên sĩ quan phụ trách tình báo phải lên nắm quyền chỉ huy. Tổn thất của Biệt động quân nặng đến nỗi khi chiến dịch kết thúc, đơn vị này chỉ còn lại 1 đại đội còn có thể chiến đấu. Thiếu tướng, Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh vùng I chiến thuật yêu cầu cho 1 tiểu đoàn TQLC Mỹ cùng 2 tiểu đoàn nhảy dù VNCH đến cứu. Dù bị từ chối nhưng ông vẫn được 1 số máy bay trực thăng và máy bay cánh bằng của TQLC Mỹ tới hỗ trợ. Để làm suy yếu quân tăng viện, Ba Gia 1 lần nữa lại bị pháo binh, súng cối, súng bộ binh tấn công. Đến đêm thì tiểu đoàn TQLC VN bị tập kích, thiệt hại mất 60 binh sĩ. Hôm sau thì các cố vấn Mỹ mất tích được quân cứu viện tìm thấy mang về; sau phẫu thuật họ đều qua khỏi. tiểu đoàn 1, trung đoàn 51 VNCH bị đánh tan nát. Trong số 500 quân ban đầu, có đến 393 chết hoặc mất tích; 446 vũ khí cá nhân cùng 90 vũ khí cộng đồng bị rơi vào tay địch.

    Tổn thất của quân giải phóng cũng ko phải là nhỏ. Thiệt hại nặng nhất là tiểu đoàn 40. Bước vào chiến dịch tiểu đoàn này có 4 đại đội .1 trong số này là đại đội 361 đã bị xóa sổ khi dẫn đầu cuộc tiến công. Cả 95 chiến sĩ, cán bộ đại đội đều thương vong chỉ trừ chính trị viên Mien. 3 đại đội trưởng của tiểu đoàn cũng hy sinh trong trận đánh.

    Nguyên nhân tổn thất cao là thông tin ko chính xác của đặc công - trinh sát đại đội 361. Những người này báo cáo trên hướng tấn công của đại đội chỉ có 1 trung đội địch phòng thủ. Nhưng thực ra lực lượng này có tới 1 đại đội . Những trinh sát báo tin sai lệch sau đều bị tước vũ khí, bắt giam.

    Trong số lính VNCH mất tích có khoảng 220 người được đưa về 1 trại cách đó rất xa để học tập cải tạo. Họ được tuyên truyền lòng căm thù giặc Mỹ, bài bác chế độ miền Nam, ca ngợi miền Bắc. Họ cũng được dạy cách đào giao thông hào, dựng chướng ngại vật, cùng chiến thuật đánh công kiên. Thời gian học tập kéo dài từ 4g30 sáng cho đến 9g30 tối với đủ loại khoa mục như đánh bộc phá, đánh hào giao thông, tấn công lô cốt, phòng ngự chống phi pháo, ngụy trang và các chiến thuật vận động.
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Rấy hay! Thanks Bạn đã dịch cho anh em đọc
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Càng nhìu bác quan tâm, like mạnh e càng có động lực dịch tiếp...hehe...cảm ơn các bác....
    Lần cập nhật cuối: 28/01/2016
    gaume1, thanhVNW, sonlinh1031 người khác thích bài này.
  4. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Nhanh nhanh nhé lão. Táo bón quá là tớ cho lão mấy viên sổ giun đó
    thanhVNW thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Duong Van Phuoc là 1 trong số đó. Anh chàng 22 tuổi này là 1 thành viên thuộc trung đội 3, đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn 51 VNCH. Sau khi bị bắt anh ta cùng những cựu lính VNCH được giao về bổ sung cho số tổn thất của tiểu đoàn 40 trong trận Ba Gia và đã chiến đấu trong hàng ngũ quân giải phóng tại trận Vạn Tường. Vào ngày 22/8, trong lúc trận đánh đang diễn ra hỗn loạn, anh ta chuồn khỏi đơn vị mới, đem súng ra hàng quân đội VNCH.

    Ngày 31 tháng 5 năm 1965, trận đánh kết thúc sau 3 ngày chiến đấu. Trung đoàn 1 quân giải phóng được tuyên dương và trao tặng lá cờ thi đua có hàng chữ "Trung với Đảng, hiếu với Dân. Đơn vị chiến thắng Ba Gia" Cho đến hôm nay, những cựu chiến binh của trung đoàn 1 quân giải phóng vẫn còn gọi đơn vị mình là trung đoàn Ba Gia và tự hào là những chiến sĩ ưu tú của quân đội.

    Trung đoàn 1 lại tập kích đồn Ba Gia 5 tuần sau đó. Vào lúc 3g sáng ngày 5 tháng 7, 1 lần nữa quân giải phóng lại đè bẹp tiểu đoàn 1, trung đoàn 51. Trong số 257 binh sĩ VNCH ban đầu, chỉ còn lại 40 người khi quân cứu viện tới nơi sau trận đánh. Số lính kia cùng với đại úy lục quân William Eisenbraun, cố vấn Mỹ, đã mất tích. Xác của Eisenbraun được tìm thấy vào hôm sau cùng với xác trung sĩ nhất Henry Musa, người từng mất tích trong trận Ba Gia lần 1. quân giải phóng thu được rất nhiều vũ khí trong đó có cả 2 khẩu lựu pháo 105mm cùng hàng trăm quả đạn. Những khẩu pháo này đã bị quân giải phóng dùng xe jeep kéo đi mất. Trong số lính VNCH mất tích có cả 14 pháo thủ, những người nắm rõ cách thức sử dụng loại vũ khí này. Suốt nhiều năm người Mỹ rất sợ việc các khẩu pháo này được VC dùng bắn vào chính mình. Trung tá Trung, QĐNDVN, đã kể với tác giả vào năm 1999 rằng mấy khẩu pháo đó đã được bộ đội chôn dưới mấy quả đồi phía tây nhưng ko đem sử dụng. Rốt cục quân VNCH đã tìm thấy chúng nhưng lại lờ đi chẳng cho người Mỹ biết.

    Phi cơ đồng minh đã thực hiện chi viện 110 phi vụ trong 2 ngày 5 và 6/7. 1 trực thăng Mỹ bị bắn rơi khiến cho viên phi công phụ là chuẩn úy Allen Holt tử nạn. quân giải phóng dùng súng cối và súng cá nhân quấy rối Ba Gia suốt 2 ngày sau đó rồi mới chịu rút lui khi thấy đồn được tăng viện. đại đội 364, tiểu đoàn 40 được điều sang tăng cường cho đại đội 361, đơn vị bị xóa sổ trong trận Ba Gia lần thứ nhất. đại đội 361 lại 1 lần nữa dẫn đầu cuộc tấn công. Chỉ còn người chính trị viên từng thoát trận đầu tiên cùng với 1 chiến sĩ vô danh nữa là ko bị thương vong. Những đại đội khác cũng bị thiệt hại nặng, đặc biệt là trong hàng ngũ cán bộ.

    Trong suốt 2 tháng, trung đoàn lên kế hoạch và tổ chức hoạt động mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, gia tăng sức ép với đối phương, xoá bỏ các ấp chiến lược, thu vũ khí. Cuối cùng, đến đầu tháng 8 thì trung đoàn Ba Gia quay về nơi dưỡng quân. Trung đoàn bộ cùng các tiểu đoàn 40 và 60 đóng lại ven bờ biển Vạn Tường trong khi 2 tiểu đoàn còn lại trú đóng sâu hơn vào đất liền, cách đó 15km về hướng nam. Ngoài việc nghỉ ngơi, trung đoàn còn tiến hành bổ sung quân số và nhận hàng tiếp tế từ ngoài biển vào.

    Trung đoàn trưởng trung đoàn 1 là Lê Hữu Trữ, người từng chỉ huy trung đoàn 803, sư đoàn 324 ở Điện Biên Phủ năm 1954 (cụ Trữ hy sinh năm 1967.ND). Chính uỷ trung đoàn là Nguyễn Đình Trọng, người từng giữ chức vụ tương tự ở thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Pháp (cụ Trọng hy sinh năm 1968. ND). tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 60 là Nguyen Xuan Phung(?), chính trị viên tiểu đoàn là Nguyen To(?). Duong Ba Loi(?) là chỉ huy tiểu đoàn 40, chính trị viên tiểu đoàn là Le Lung(?), phụ tá cho người này là Dinh The Pham(?).

    Các cán bộ chính trị có từ cấp cao nhất xuống đến tận cấp đại đội. Nhiệm vụ của họ là coi sóc tư tưởng các thành viên trong đơn vị. Được trở thành chính trị viên là 1 vinh dự lớn lao. Họ được chọn trong số những Đảng viên tỏ ra thấm nhuần lý tưởng chiến đấu nhất, có tài thuyết phục người khác và cực kỳ dũng cảm trong trận mạc. Ngoài cương vị chính trị viên, họ còn như người cha, người anh của các chiến sĩ. Do các chính trị viên đều từng tham gia chiến đấu từ rất lâu nên họ được các chiến sĩ rất mực coi trọng. Chức năng của họ ko chỉ là động viên, khuyến khích chiến sĩ chiến đấu dũng cảm mà còn nhắc nhở họ phải làm tốt công tác dân vận, lôi kéo nhân dân theo cách mạng. Những mẩu chuyện tuyên truyền của họ là sự độc ác của địa chủ, sự áp bức của chính quyền, điều mà hầu hết mọi chiến sĩ đều đã trải qua. Cán bộ chính trị cũng rất hay đề cập đến chủ đề chống thực dân, chỉ có điều thời gian này đối tượng căm thù ko còn là người Pháp nữa mà là người Mỹ. Các cán bộ chính trị sáng tác ra những bài thơ, khẩu hiệu, bài hát có câu từ dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Phê bình và tự phê bình là công tác bắt buộc. Mọi chiến sĩ, cán bộ đều phải tham gia những buổi tự kiểm được tổ chức công khai ngoài trời. Bản tự kiểm được đọc cho tất cả nghe và mọi người ai cũng hài lòng trước tinh thần tự phê bình ấy. Điều này khiến cho cả những binh nhì cũng thấy ý kiến của mình được tôn trọng…

    Thông thường cứ sau mỗi chiến dịch lớn là quân giải phóng lại triệu tập các chỉ huy về khu để bàn kế hoạch tác chiến tiếp theo. Đây cũng là lúc các đơn vị được giao cho cán bộ chính trị chỉ huy. Trường hợp của trung đoàn Ba Gia đầu tháng 8 năm 1965 cũng như vậy. Trung đoàn trưởng Lê Hữu Trữ cùng cấp phó là Luu Thanh Duc(?) và các tiểu đoàn trưởng đều rời đơn vị tới 1 địa điểm bí mật nằm trên vùng cao phía tây Chu Lai dự họp. Quyền chỉ huy trung đoàn được giao lại cho chính uỷ Nguyễn Đình Trọng cùng các cán bộ chính trị khác.
  6. thanhVNW

    thanhVNW Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    56
    Tốc độ dịch và post không bao giờ là đủ nhanh :( :D
  7. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Mỗi ngày lão làm hai bài dc ko, đọc ngon trớn mà lão táo bón thế này làm ức chế ghê

    Nhưng mong lão post nhanh hơn, chứ đừng giận anh em mà post ba ngày một bài thì khổ lắm

    :-D:-D:D:D
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trình e còi dịch chậm lắm...mới lại toàn tranh thủ giờ hành chính thui...thu 7 chu nhat nghi....các bác thông cảm ạ....
  9. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Hình như mấy ảnh minh họa mất hết bác ơi.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    minh họa gì hả bác?

Chia sẻ trang này