1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đồ bát quái. Hãy thảo luận!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi super_nova710, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. super_nova710

    super_nova710 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Trận đồ bát quái. Hãy thảo luận!

    Thưa các bác! Box quân sự này rộng quá ,không biết có chỗ chứa cho vấn dề của em không ? Mong với sự hiểu biêt của mình các bác cung cấp thêm cho em những thông tin về Trận đồ bát quái . Trong cuốn Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới cũng có phần nói về vấn đề này nhưng theo em là chưa đủ .
    Đơn giản như quy tắc vào trận phải là :Vào Sinh Ra Tử cũng chưa thấy đề cập .Nguyên trận đồ có 8 cửa : Thiên ,Địa ,Phong ,Vân,Điểu ,Xà ,Long ,Hổ(Cũngcó thể có tên gọi khác) Một trong số đó là cửa Sinh ,một là cửa Tử. Vào phải bằng cửa Sinh ,Vào bằng cửa khác sẽ bị đánh bật ra . Khi ra phải ra bằng cửa Tử,bằng cửa khác sẽ bị đánh chết ..
    Trận đồ biến hoá khôn lường ,có thể lập tức biến thành trận Tràng Xà Quyển Địa...
    Tại sao chỉ với 8 đống đá được bày theo Bát quái của Khổng Minh lại có sức mạnh như hàng vạn binh lính ..Em muốn có ý kiến của các bác dưới quan điểm khoa học...
    Cảm ơn đã quan tâm !
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề này hay đấy, em thấy chủ yếu là trong truyện của Tầu nói thôi. Cách đây lâu lắm rồi, hồi em còn bé tí, ngồi nghe lỏm các cụ bàn truyện Tam Quốc, có nói đến trận đồ bát quái, em nhớ được một ít, kể hầu các bác.
    Thời xưa, khi hai đội quân giao chiến, theo truyện là các vị tướng mặc giáp cưỡi ngựa ra choảng nhau trước, sau đó quân sỹ hai bên mới ào lên tấn công, chém giết loạn xạ.
    Đánh nhau như vậy thì rất buồn cười, bởi vì như vậy sẽ có người tới trước, người tới sau. Và thường là người tới trước chết trước, do phải đương đầu cùng lúc với nhiều người bên đối phương.
    Chân lý đơn giản đó được những ông quân sư phát hiện ra rất nhanh, và người ta nghĩ ra cách hành quân để số người lính có thể cùng lúc đánh giặc là nhiều nhất. Đó chính là ý niệm cơ bản về trận pháp.
    Ai cũng hiểu rằng, nếu đấm một quả đấm nặng ngàn cân, địch thủ khoẻ đến mấy cũng không đỡ được. Nhưng không ai đấm được một quyền nặng ngàn cân cả. Khi giao chiến, không phải bao giờ người tướng cũng có đủ số quân mong muốn. Nói 5000 quân đấu với 5000 quân, tưởng như là cân bằng, nhưng nếu một bên xếp theo trận pháp, bên kia cứ thế liều mạng xông lên, sẽ giống như 5000 người lần lượt chống với 5 lượt 1000 người thì sau thời gian, thắng bại ra sao chắc các bác cũng đoán được.
    Khi đánh nhau, nếu có thương vong, số lính bị thương, hoặc hỏng vũ khí, hoặc mệt nhọc cần phải lui lại phía sau dưỡng sức, đổi lượt lính khác lên trước. Cái này gọi là lối đánh xa luân chiến, lấy khoẻ thắng yếu. Trong trận pháp, đó gọi là biến trận. Khi phép biến trận thực hiện, binh lính ngay lập tức rời bỏ vị trí của mình, để người khác khoẻ hơn vào trám chỗ.
    Mọi trận giao tranh đều phải có chiến trường, và chiến trường phụ thuộc rất nhiều vào địa hình địa vật. Vậy nên người tướng phải tuỳ thuộc địa hình ra sao thì bố trí quân theo trận pháp, và phía bên kia cũng phải nhìn được trận pháp xem chỗ nào là chỗ yếu nhất của quân địch, ( thường là chỗ khó chuyển viện binh tới ) mà tập trung quân xông vào phá. Đây là khái niệm về cửa.
    Còn thạch trận ( xếp đá thành trận pháp ) em nghĩ chẳng qua chỉ là hư cấu của mấy ông viết truyện cho vui thôi, chứ không có cơ sở về vật lý, hay chiến thuật.
    Mấy chú Khựa hay tự tâng bốc nhau lắm, nếu bọn Khựa thật sự hay hớm như trong truyện chúng nó viết thì chúng nó đã không bị hết người Nguyên, Liêu, Mãn Châu đến người phương Tây vào xâm lược và chiếm đóng đất nước.
    Kiến thức thô thiển của em, không có nguồn khảo cứu chính xác, mong các bác đừng cười.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác Lang Thang viết hay lắm. Em thì nghĩ là với quy mô đánh nhau mỗi bên hàng vạn quân thì chiến trường có tính chất như một mặt trận, trải dài, trải rộng. Bày trận pháp còn để liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị, thành thế trận tổng thể. Tấn công, phòng ngự có sự phối hợp có mũi chính diện, có mũi vào 2 cánh, có mũi dự bị phản kích, tập kích, đột kích, chọc sườn, tập hậu.... yểm trợ lẫn nhau.
    Em thấy nói về mấy loại trận pháp thì hay lôi khái niệm ngũ hành, bát quái, sinh khắc... vào. Em thì chẳng tin. Chẳng qua là thuần tuý quân sự, bố trí đội hình thế nào cho chặt chẽ thôi. Bác nào chơi Knight&Merchant chắc rành.
  4. super_nova710

    super_nova710 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Đúng là đồ trận này nghe thấy nhiều trong truyện Tàu ,đặc biệt là Tam Quốc.Cơ sở chính của trận là từ sự biến ảo khôn lường và kì bí của Bát Quái chăng ?
    Thuyết về Bát quái thực ra là tập hợp những quan điểm triết học cổ đại( Thái cực sinh Lưỡng nghi ,Lưỡng nghi sinh Tứ tượng ,Tứ tượng sinh Bát quái . Bát quái biến hoá vô cùng).
    Tám cửa của trận đồđược bày theo 8 quẻ của Bát quái : Càn ,Khảm ,Cấn ,Chấn ,Tốn ,Ly,Khôn ,Đoài. Trong đó lại có cả âm duong ngũ hành ..Đúng là có phần rối rắm phức tạp thật nhưng không phải là không có cơ sở khoa học . Em muốn các bác bàn luận dưới góc độ này .
    Theo một giả thuyết mới giải thich về thạch trận thì thạch trận có thể được bày ở các vùng mà nhiễu loạn từ trường Trái Đất ở đó rất cao .Nhũng vùng này có thể khiến người đi vào bị mất ý thức ,hoặc gây ảo giác ,ảo thanh ..Các đống đá được xếp theo bát quái nhằm mục đích tạo cộng hưởng từ . Tuy nhiên xếp theo phương vị thế nào để tạo hiệu quả thì còn là bí ẩn ..
    Từ giả thiết này cũng có thể tìm được lời giải thích cho những trận đồ xếp bằng quân lính .
    Các nguyên tắc về trận pháp thì đúng như bác Random đã viết .
    Cha ông ta ngày xưa từng có những trận thắng vang dội chỉ với một số ít quân số .Ngoài những nguyên nhân thắng lợi như ý chí,tinh thần ,truyền thống....là tài dùng binh của các vi tướng . Tài dùng binh ở đây phải chăng là cách điều khiển sủ dụng trận pháp?
    Có bác nào nghe đến một vị tướng nào ở Việt nam có tài sử dụng trận pháp ?
    Chuyện trận pháp còn dài ,xin hầu chuyệncác bác vào dịp khác ........
    Cảm ơn đã quan tâm !
  5. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Các bác viết rất hay, nhất là vấn đề bố trí thạch trận nhất định là dựa trên hiện tượng địa lý tự nhiên, cách bố trí với mục đích kích khích sự tò mò cũng như tính hiếu thắng của bên địch.
    Ví dụ trận Khương Duy đấu với Đặng Ngải biến từ trận Bát Quái sang Trường xà coi như toàn quân của Đặng Ngải đang từ thế tiến vào phá trận bị vây bọc ở giữa giống con hoẵng bị một con trăn cuốn xiết lại vậy.
    Việc bố trí trận pháp đòi hỏi giữa quân-tướng giữ trận phải có sự phối hợp ăn ý đòi hỏi thời gian tập luyện lâu dài.
    Quang Trung có thể coi là một người rất giỏi về trận pháp nhất là lối đánh vu hồi cùng với việc sử dụng khinh binh đột kích thẳng vào tận trung quân của địch.
    Sau Khổng Minh có Lý Tĩnh thời nhà Đường ở TRung Quốc rất giỏi về trận pháp.Trong Thuỷ Hử thì có Thần cơ quân sư Chu Vũ.Theo Tam Quốc thì có 365 trận pháp tượng trưng cho 365 ngày trong năm, tất cả việc di chuyển, bố trí, phá trận đều phải dựa vào ngày, giờ trong năm, thậm chí có thể là tuổi của người chủ trận-> hơi giống môn điểm huyệt định giờ vậy. Không biết những điều được nghe trên có đúng không.
  6. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Em chơi KnM có lần 3 đội dập tan 8 đội khi phòng thủ,3 đội thắng 5 đội khi tấn công,tự hào quá
    Nói chung trận pháp là một thế trận phòng thủ có thể chống lại tấn công từ mọi hướng,nó cũng có thể dùng để tấn công khi đội hình 2 phía đụng nhau,nhưng cái này phù hợp với thuỷ chiến hơn,còn đánh bộ thì người ta dùng thuật tấn công khác.
    Để vận dụng trận pháp thành thục thì không chỉ nhờ thằng tướng ngồi chitromex mà phần lớn là nhờ vào sự tinh thục và kỷ luật của binh sĩ,cho nên truyện Xancủa miêu tả thế trận e là xạo.Ai chơi thử shogun đụng một trận dàn quân kéo dài 2 bên bờ sông mới thấy khó đủ đường,không phải là mình không biết chiến thuật mà cơ bản không điều khiển nổi quân lính theo đúng ý,kiểu như bộ binh xung kích hễ xung phong thì không biết đằng lùi,quân giáp binh đã lùi thì khó tập hợp lại,kỵ binh thì không đủ đông và đủ nhanh để độc lập phá vỡ hoặc làm rối hàng địch,tóm lại luyện tập quân lính tinh nhuệ là chủ yếu.
    Bảo là có đến 365 trận chắc phải bắt quân lính tập 36/24 h quá.Có khi hình mũi nhọn với hình chữ V cũng là một thế trận cũng nên.Đặt tên nó là !@#!#$^@^% này nọ chắc để cho oai là chính,cũng có khi để cho dễ nhớ chứ bảo nó là áp dụng âm dương ngũ hành thì e hơi quá lời,người châu âu biết wái gì về +-5 hành đâu mà cũng có trận pháp vậy.
    Cái thạch trận có khi là bày chướng ngại vật trên trận địa cũng nên; quân binh nếu thuộc lòng thế trận này thì có thể cố thủ bên trong,tấn công,rút lui,nghi binh dựa vào địa hình..Như thế thì phải triển khai đủ rộng để có thể ngăn chặn địch,mà chắc cũng chỉ chặn một ít và có tính chất tức thời thôi,bảo nó mạnh hơn vạn quân thì thiên lôi đập chết.
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    đọc truyện Tàu đến mấy cái trận đồ này chẳng học hỏi được tí gì! Trong khi đọc đến các tướng tây dàn trận đều rõ tại sao họ làm như thế, phát huy sức mạnh các loại quân như thế nào!
  8. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Một trong những đặc trưng của người Tàu là cái gì cũng cố làm vẻ huyền bí. Người phương tây về khoản này họ rộng rãi và thẳng thắn hơn.
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi được biết, một nghiên cứu khoa học đàng hoàng thì phải có một kết quả , cụ thể là lặp lại được những lời giải thích. Ứng dụng ở đây, nếu có ông khoa học nào nghiên cứu về biến đổi từ trường thì ông ấy phải sắp xếp được thạch trận , chứng minh được 2 ý:
    1. thạch trận này đã được sắp xếp trong quá khứ.
    2. đo được sự nhiễu loạn từ trường gây nên bởi cộng hưởng ?
    Tuy nhiên, muốn đạt được sự cộng hưởng về từ trường, những hòn đá xếp thạch trận phải là những hòn đá có từ tính, tức là đá ferrit , quặng sắt. Những vùng có nhiễu loạn từ trường cao cũng là vùng có mỏ quặng sắt. Nó chỉ làm thay đổi đường từ thông của trái đất thôi, ko đến mức làm hoa mắt chóng mặt ... etc đâu. Ngay các từ trường có cường độ mạnh ngày nay tạo ra trong phòng thí nghiệm cũng ko có khả năng này.
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    cứ xem Tam Quốc thì thấy chỉ có 1 trận của Khổng Minh là bát quái-trường xà gì đó là bắt được vài chục tên lính của Tư Mã Ý, còn lại là vô dụng cả. Tóm lại là chẳng có trận thế cửa sinh cửa tử nào cả, cứ dàn hàng ngang, chia tiền hậu tả hữu mà đánh!

Chia sẻ trang này