1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đồ bát quái. Hãy thảo luận!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi super_nova710, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Rốt cuộc các bác đang bàn chuyện gì vậy?, định dẫn nhau đến đâu dây.?
    Nói một cách sơ lược Trận đồ bát quái, để hiểu nó phải hiểu nền văn minh Trung Hoa với Dịch, về thế quan của họ như các bác đã dề cập, mà dân xứ ta chẳng xa lạ gì. Người TQ viết chữ tượng hình, tư duy hình họa của họ thuộc loại đỉnh. Thành tựu đạt được trên đủ mọi lĩnh vực kể cả quân sự, để lại nhiều tác phẩm về binh pháp.
    Họ cũng có một thành tựu văn học rất đồ sộ mà nét nổi bật là những câu chuyện liêu trai, huyền ảo, luôn gắn chặt với tâm linh. Nên dễ hiểu là cái gì họ viết ra cũng hư thực đan xen, nhưng rất thống nhất, đọc rất vào.
    Câu chuyên TĐBQ trong Tam quốc nên xem nó là câu chuyện văn học thôi, không phải tài liệu hay phóng sự. Đúng là từ thời xa xưa, ít nhất từ năm 200 trước Công nguyên, người TQ đã đạt trình độ tổ chức quân sự có khả năng huy động lớn. Bố trí đội hình hợp lý, tiến lui hết sức khoa học (tư duy hình họa tốt mà), biết tận dụng địa hình địa vật. Và câu chuyện kể lại luôn nhuốm màu văn chương.
    TĐBQ không nên hiểu một cách siêu hình là một thế trận, bày bằng những đống đá. Mà đúng hơn là một sự bố trí liên hoàn, có khả năng thay đổi tùy cơ ứng biến không giới hạn. Tư duy biến hóa thay đổi này trên cơ sở thế giới quan của người TQ. Một cách bố trí đội hình hợp lý, dựa trên địa hình hiểm trở có giá trị bằng hàng vạn quân hùng tướng mạnh. Người VN không xa lạ gì với câu chuyện về "chốt", nơi một lực lượng nhỏ có thể cầm chân một đội quân lớn. Hay cao hơn là một cục diện chiến trường mà kẻ mạnh không nắm được quyền chủ động, trang bị mạnh nhưng luôn ở vào tình thế đối phó.
    Nhắc lại một chút về sử: dù đạt trình độ rất cao về quân sự nhưng người TQ tiến về phía nam luôn thất bại, 1000 ngàn đồng hóa không thành. Đặc biệt sau lần thuyền va vào cọc trên sông ở thế kỷ thứ 8 sau CN.
    Vào năm Kỷ Dậu, thời vua Càn Long, 30 vạn quân chiến đấu với tỉ lệ 3 phu 1 lính ( 60 van phu hậu cần), cực mạnh về công thành và giữ thành. Với lối tiến công bằng bao vây chia cắt, né các mũi sức mạnh của đối phương: không đánh nhưng bóp cổ đối phương cho đến chết. Bố trí trấn thành Thăng long, bắc dựa vào sông lớn, nam lập đồn Khương Thượng, với tướng Sầm Nghi Đống cùng đội quân thân tín bảo vệ. Quân Tây Sơn ra đến Nghệ An tuyển được 10 vạn người. Kết quả ra sao các bác đều biết.
    Giữa những điều trong tàng thư và trong thực tế luôn là khoảng cách lớn.
  2. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Cũng nói thêm với các bác . Tác giả La Quán Trung là hậu nhân gần 800 năm sau thời Tam Quốc .Ông ta chế nhiều hơn là thực. Vì vậy cái trận đồ này biết đâu là trò bịp của ông ta cho ly kỳ hơn tí để bán nhiều sách hơn
    Các bác nhớ cho. Tam Quốc Chí là 1 tiểu thít văn chương chứ không phải là 1 tài lịu quân sự
    Còn mấy đống đá đó chẳng liên quan đến cái từ trường gì ráo . Nó là từ để đánh lừa thị giác đó .Con người thường lấy những vật trong môi trường để làm mốc định hướng Thế thui ....trong kím hịp cũng có trận đá thíu dì
  3. dtvd

    dtvd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn. Trong vấn đề trận pháp mình thấy rằng no giống nhu một chiến thuật vận động chiến đấu của của một đội quân linh vậy. Việc này nêu các ban có thời gian tìm đọc cuốn Hổ trướng khu cơ cua Đào Duy Từ thì sẽ hiểu biết thêm. Tuy nhiên, viẹc trình bầy trong cuốn sách này cũng còn rất mù mờ vì vậy mình cũng chưa hiểu cho lắm. Còn về Bát Quái Thạch trận trong Tam Quõc mình nghĩ nó giống như mê cung của La Mã và Hi lap thời cổ đại thì đúng hơn. Tất nhiên, chọn vị trí xây dựng phải căn cứ vào địa thế đề làm.
  4. super_nova710

    super_nova710 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn tất cả các bác đã cho ý kiến! Vào ttvnol mới biết các bác toàn người tài cả ,thật là nhân tài như lá mùa thu...Em cũng tham gia nhiều diễn đàn khác nhưng chưa thấy ở đâu được nhiều đóng góp như ở đây. Một lần nữa xin cảm ơn rất nhiều ,bác Random walker ,Tivoidethuong,haanh88,victorcharlie,dtvd,seawolftg...
    Có lẽ chủ đề nên dừng ở đây. Em xin phép các bác được kết luận đôi điều .Nói về bát trận đồ các bác quá chú trọng đến BTĐ của Khổng Minh . Thực ra theo sử sách Bát trận đồ có từ thời Hoàng đê,và cũng được Văn Vương ,Khương Tử Nha sử dụng . KHổng Minh chỉ là người hoàn thiện khi ông thêm ngoài trận để bảo vệ gọi là Liệt Khuyết, gọi trận đó là BÁT MÔN KIM TOẢ ( Tám cửa khoá bằng vàng).
    Có bác nói Khổng Minh giỏi thế sao không làm cái trận gồm cả tám cửa Tử cả lại có cửa Sinh làm chi ? Sao chỉ một ông già (Hoàng Thừa Ngạn) Không biết trận pháp lại phá đuợc trận ?
    Theo em nếu xây cả tám cửa Tử e rằng Người lập trận cũng sẽ chết trong trận có tám cái khoá vàng đó. Nếu trận là những cái khoá thì chỉ cần nắm vững các quy tăc xuất nhập trận ( Chìa khoá) là "Mở" dc trận thôi...Cũng như Kinh Dịch ,dù có ý kiến này ,ý kiến khác không thể phủ nhận hoặc công nhận tuyệt đối,Bát trận đồ cũng chỉ nên xem xét dưới dạng các giả thiết .Đúng như Tivoidethuong đã viết ,Dịch rất thâm sâu không thể một hai lời mà hết được . Nếu các bác quan tâm em lại xin mở một box về Dịch .Tuy nhiên nếu thế lại không nằm trong Box Quân Sự này thì phải ? Bát trận đồ có mối liên hệ hữu cơ với âm dương ,ngũ hành bát quái,và không thể tách rời khỏi Dịch . Nếu xét bát trận đồ duới các quan điểm khoa học hiện đại thì hướng phủ nhận lại có vẻ hơi nhiều .Đơn giản là vì giữa khoa học Đông và Tây ,giữa khoa học thần bí và hiện đại ...chưa tìm được nhiều tiếng nói đồng điệu.
    Cũng không thể tách rời việc nghiên cứu về bát trận đồ dưới góc độ giải thích khoa học thuần tuý . Phải xem xét tổng thể từ triết học cổ ,văn hoá cổ, chính trị,tôn giáo..ý kiến cho rằng chỉ nên xem xét Bát trận đồ trên tinh thần một tác phẩm văn học hơn là mọtt tài liệu quân sự không phải không có lý ..
    Em cũng đồng ý với dtvd là có mối liên hệ giữa mê cung ( Labrynth hay Maze) của phương Tây với Bát trận đồ . Tuy nhiên có lẽ chỉ là mối liên hệ trên cơ sở toán học -đó là lí thuyết ma phương .Còn nhiều điểm khác nhau như phương thức,tính chất,mục đích sử dụng ..
    Cảm ơn tất cả!
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    mấy cái trận đồ kiểu như của Khương Tử Nha trong truyện Phong Thần, nhất tự trường xà của Tôn Tẫn trong Xuân thu oanh liệt đều nằm trong các tác phẩm văn học cả 1-2 ngàn năm sau!! Sách sử cùng thời gian thì không thấy ghi! Đặc biệt là chính thời của các tác giả (Tống--Thanh) thì không thấy ghi chép hay tác phẩm gì nói về các trận này!!! Chắc là từ thời Tống người ta thích dùng cung tên đao kiếm hơn là trận pháp!
  6. scorpion161

    scorpion161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Chắc do mấy chú Tàu bịa ra cũng không chừng,nhưng nền văn minh của Trung Quốc bị thất truyền mà
    <STRONG>Hugo à cưỡi đà điểu đi mà <A href="http://www.google.com.vn ">Và nhớ</A> , và nhớ đừng có lạc đường đó nha.....</STRONG>
  7. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    tí voi nhiet liet tan thanh ý kiến của super_nova710 .
    Lập một box Dịch lý đi thôi .
    Nó rất hay , co rất nhiều ứng dụng , tí voi được tiếp xúc với dịch lý , do di học y hoc trung hoa , trên viện y học dân tộc tp HCM trên đường nguyễn văn trỗi ấy
    Trung y trung quốc trên thế giới hiện nay gặt hái rất nhiều thành công , Nền tảng của nó cũng chính là dịch lý ,
    Dịch lý nó là một mớ lý thuyết lằng nhằng ,linh tinh , kể các định nghĩa của nó , dẫn dến khó khăn cho người tìm hiểu nó
    Người trung hoa gọi là tượng giả ý giả , nghĩa là trông hình dáng của bức tượng mà có thể nói nên ý nghĩa của nó
    Vi du nhu nhin thay một bức tượng cười , ta cho rằng nó đang hạnh phúc , hay là vui vẻ , rồi nói tới hạnh phúc về việc dì ,vui vì cái dì , khó lắm khó lắm , cần có nhiều thời gian n ghiên cưu đúc kết kinh nghiệm
    Tí voi xin mạn phép nói qua sự trùng hợp của dịch lý với khoa học ngày nay
    Trong kinh có câu thiên nhất sinh thuỷ , Trước hết là sinh thuỷ ,
    Các bạn xem co phải ngày nay bọn tây nghiên cứu sư sống ngoài hành tinh đều xét xem nó có nước hay ko cái đã
    Dich lý co ngũ hành kim mộc thuỷ hoả thổ , màu sắc tương ứng
    là trắng , xanh , đen ,đỏ, vàng ,
    Trên trái đất này có 4 màu da rồi , trắng , đen , vàng và đỏ , thiếu
    mỗi màu xanh lá thôi , phải chăng vì thế mà các nhà làm phim hay lấy màu xanh lá làm màu da người ngoài hành tinh
    Màu đen l à thuỷ , nên ko biết sao mà bây giờ người ta lại cho rằng nguồn gốc loài người xuất phát từ châu phi ấy .
    Đôi điều suy nghĩ như vậy đó các bạn à
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Mấy ông Tàu nào là binh pháp, bí kíp võ công gì gì. Nào là Đại lực kim cương chưởng, cửu dương thần công, cửu dương chân kinh....mà còn thua mấy ông du mục. Mà mấy ông du mục ấy lại thua các cụ nhà mình------->các cụ có bí kíp "mười sáu thần công" và "hai mươi ba dương chân kinh". Cao thủ hơn bọn nó. sao các cụ giữ miếng kín thế, truyền cho con cháu một tí, để con cháu đi thi nhảy cao với nhảy xa cũng được, kiếm tí huy chương vàng Olempic Athens về treo cho oai.
    u?c Ica s?a vo 16:04 ngy 08/08/2004
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Dân "da đỏ" cùng chủng tộc với dân da vàng.
    Ví dụ của bác sai mất rồi.
    Em không hiểu gì về Dịch nhưng cũng không dám phủ nhận Dịch.
    Nhưng em bảo lưu ý kiến về trận pháp.
    Trận pháp là cách thức bố trí các đơn vị, các binh chủng của toàn quân trên một địa hình nhất định.
    Trận pháp mạnh nếu các đơn vị binh chủng bố trí hợp lí, tận dụng được thế mạnh của địa hình (điểm cao, sông ngòi), phát huy thế mạnh, giảm bớt thế yếu các loại quân (quân mang kích thì giỏi chống kị binh, quân mang nỏ bắn xa, mạnh nhưng bắn chậm, quân mang cung bắn yếu nhưng nhanh...) khi tấn công, phòng thủ các đơn vị phối hợp, yểm trợ chặt chẽ với nhau.
    Đấy là em nói trận cổ, còn có súng ống, xe tăng, tàu bò... thì còn phức tạp gấp mấy.
    Trận có vững hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần binh lính.
    Nếu tướng TQ nào cũng nghĩ rằng chỉ cần biết các quy tắc xuất nhập trận, ngũ hành tương sinh tương khắc... là phá được trận thì có thể hiểu vì sao trong thời cổ đại TQ đánh đâu cũng thua.
  10. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    HE he he , có người để tranh luận rồi đây ,Tại sao hàng ngàn năm người ta học dịch ,hàng nghàn năm khi người ta truyền thụ lại cho đời sau người ta vẫn làm 1 câu rằng dịch thâm sâu , không thể hiểu hết ,
    Người ta cứ tưởng học thật dịch thật siêu là sẽ có thể bày trận pháp , trăm trận trăm thắng ư , Lầm rồi hãy nhìn vào thái cực , hai con cá âm dương quấn vào nhau ,đi lên rồi lại đi xuống ,
    Thành thịnh suy huỷ , điều tất yếu của cuộc sống , mà chẳng ai chịu cả , Xét một đơn thể là con người , đã có ngày sinh ắt có ngày tử .
    Xét đến 1 cái lớn hơn đó là quả đất và thái dương hệ , ngày xựa người ta cho rằng nó là trường tồn , nhưng khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng thái dương hệ của chúng ta cũng phải di theo quá trình thành thịnh suy huỷ , rồi lại tiếp tục 1 chu trinh mới ,
    Trong cau truyen tam quoc dien nghia , mở đầu cũng có câu tan lâu rồi lại hợp , hợp lâu rồi lại tan , cái vòng lẩn quẩn đấy cứ tiếp diễn
    Người trung hoa đã nhìn thấy 1 vấn đề như vậy nên mới nghiên cứu và tìm ra dịch lý , dịch lý là một môn toán học dùng để khảo sát một hàm số , mà hàm số đó có thể thể là cuộc đời 1 con người , 1 đất nước , 1 vật , tất tần tật với chỉ những thứ như kim mộc thuỷ hoả thổ ,càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài .
    Có người cho rằng trời tử vi là tầm bậy tầm bạ , ko lẽ 2 người sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ sẽ có số mệnh giống nhau sao , Câu trả lời là ko , cuộc đời mỗi người chịu nhiều yếu tố , như địa vị của gia đình cha mẹ , và cả nơi cư trú , nhưng người có cùng thời điểm sinh ra ắt hẳn cuộc đời người ấy có những điểm mốc giống nhau. Và khoa tử vi có thể khảo sát vấn đề đó ,
    Người xưa cũng đã có câu bàn về vấn đề này như sau "nhất mộ nhì phòng,tam bát tự"
    Nhất chính là mồ mả ông bà , thứ hai là phong thuỷ nhà ở , thứ ba đó là tứ trụ ngày tháng năm và giờ sinh .
    Người ta có cùng tứ trụ nhưng phần mộ tổ tiên , phong thuỷ nhà ở thế nào còn phải xét đến
    Ai đó trong diễn đàn này đã nói tại sao tướng quân trung hoa ,
    Bày binh bố trận tuêyt vời , nào là kỳ môn . nào là bát môn kim toả mà vẫn bại trận ư .Đó là do ko biết thời thế .
    Tí voi có một câu chiện kể cho mọi người nghe ,
    Thiệu Khang Tiết , con cháu của con cháu của Thiệu Vỉ Hoa ,
    Người đã rất thành công trong môn bói dịch .
    Một hôm có một người bạn đến nhà chơi , tặng ông ta 1 cái quạt
    ông ta liền lấy thời điểm đó để tính xem khi nào chiếc quạt đó sẽ bị phá huỷ ,ong ta ghi lại ngày chiếc quạt bị phá huỷ và đợi đến ngày đó lấy cái quạt ra xem cái quạt đó sẽ bị phá huỷ như thế nào ,
    Ông ta lấy cái quạt ra và ngồi xem từ sáng đến chiều mà chưa thấy gì , Hôm đó là ngày mà ông phải đi ăn đám giỗ một người bạn , đến giờ phải đi vợ của ông ta nhắc nhở ông ta dăm lần bảy lượt mà ông ta cứ ngồi nhìn cái quạt chả chịu sửa soạn , bà vợ tức quá nắm lấy cái quạt xé toặc nó ra
    Thiệt Khang Tiết vỗ vào đùi và phá lên cười và nói rằng ra là thế
    Câu chiện là thế các bạn thấy thế nào .Câu chiện có thể nói lên phần nào sự thâm sâu của dịch lý
    Còn các bác thắc mắc trong truyện cổ trang nhắc đến nào là kỳ môn độn giáp , rồi bát môn kim toả gì gì đó .Mí cái đó tí voi ko nắm được vì tí voi ko có may mắn đó
    Việt Nam ta người may mắn đó chỉ có mỗi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà thôi , Người được tàu phong là an nam lý số hữu trình tường .
    Sấm trạng trinh có câu sau

    Long vĩ xà đầu khổ chiến tranh
    Can qua xứ xứ khởi đao binh
    Mã đề dương cước anh hùng tận
    Thân dậu niên lai kiến thái bình
    Ở 4 câu trên chính là sự dự đoán của trạng về năm 1945
    2 câu đầu nói đếnLong vĩ xà đầu tuong ứng với cuối năm 1940 đầu 1941
    1940 là canh thìn , 1941 là tân tị xảy ra chiến tranh
    câu thứ ba nói đến năm 1942 là năm nhâm ngọ .
    còn câu thứ tư nói đến năm 1944 và 1945 ,1944 là năm giáp thân 1945 là năm ất dậu .
    Trạng trinh có thể dự đoán như vậy chính là nhờ độn giáp
    Điển tích vừa trình bày trên cho ta thấy rằng học dịch thì ko phải là dể ra sức vận chuyển càn khôn , mà là theo càn khôn mà vận chuyển ,
    Các bạn cứ tầm ngôn trích cú hảy thử nghiên cứu lịch sử sẽ thấy những người thấm nhuần dịch lý luôn hành động có trước có sau , ko làm trái lẽ trời , Hết sức phụng sự quân vương , đến lúc luôn cáo quan vế quê ở ẩn ,
    Tài năng như trang trình sao ko tự tay mình dựng nên sự nghiệp
    Dấy động can qua mà lập nên nhà NGuyễn , ma lại chịu làm trạng , làm một thường dân áo vải , ...... ?????
    tất cả dều có lý do ,
    HỌC DỊCH KO PHẢI ĐỂ VẬN CHUYỂN CÀN KHÔN MÀ HỌC DỊCH ĐỂ BIẾT SỰ VẬN CHUYỂN CÀN KHÔN MÀ THEO SỰ VẬN CHUYỂN ĐÓ
    NGƯƠI XƯA RẤT THÂM (GỌI LÀ THÂM NHO ẤY MÀ) CỨ CÁI DÌ CŨNG DỊCH ,CÓ DỊCH XONG CỨ TƯỞNG TA HỌC DỊCH TINH THÔNG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI , HẬU THIÊN BÁT QUÁI ,
    KỲ MÔN , ĐỘN GIÁP LÀ TA CÓ THỂ TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG , TA CÓ THỂ LÀM THIÊN TỬ ĐƯỢC
    NGƯỜI XƯA CHỈ NHẮC KHÉO RẰNG "THUÂN THIÊN GIẢ TỒN NGHỊCH THIÊN GIẢ VONG"

Chia sẻ trang này