1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đồ bát quái. Hãy thảo luận!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi super_nova710, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    bạn nào muôn nghiên cứu chu dịch áp dung trong trun y thi vào đay nhá
    http://www.yhoccotruyen.net/
  2. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Cái trò trận đồ để bẫy Lục Tốn sau trận Hào Đình là hoàn toàn bịa đặt, Lục Tốn ko đuổi theo quân Thục vì sợ ba cánh quân của Tào Phi đánh úp phía sau lưng. Tất cả chỉ có thế thôi, còn trâu gỗ ngựa máy mà có thật thì Tàu ghẻ đã ko mấy lần bị đại bại khi tấn công VN rồi.
  3. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Thực chất thì câu chuyện về trâu gỗ ngựa máy cũng giống như các câu chuyện khác về "cỗ máy năng lượng vĩnh cửu" ý mà. KHác cái là ở chỗ các câu chuyện khác đều nói rõ về cấu trúc của máy, do đó người ta có thể thử làm lại và thấy ngay rằng ko làm được. Còn "trâu gỗ" thì lại ko có bản thiết kế. Một cái khác nữa là Tam QUốc vốn là một tiểu thuyết. Nhiều bác cứ đem tiểu thuyết ra mà bàn luận như là chuyện thất ý! Đúng là bị hoả tẩu nhập ma rồi đó.
    Về phép đánh trận thì nhiều bác đã nói đến chuyện lợi dụng địa hình địa vật, rồi việc lưu chuyển quân sĩ trong trậnh đánh rồi. Tôi chỉ thêm một vài ví dụ thôi, chả hạn như kỵ binh Mông Cổ đánh với quân Châu Âu ý. QUân Châu Âu khiên giáp sáng ngời, khoẻ mạnh dũng cảm, đông hơn gấp bội mà đánh không lại được quân Mông Cổ với số quân ít hơn, ngựa nhỏ hơn nhưng lại cơ động. Các bác sang box lịch sử đọc mấy topic về vấn đề này thì sẽ thấy sự quan trọng của chiến thuật (mà có lẽ ở TQ người ta dùng từ "Trận pháp" đẻ chỉ chăng). NGười Mông Cổ nếu thích cũng có thể lấy một cái tên kêu côm cốp nào đó để đặt cho chiến thuật dùng quân ít nhưng cơ động để bao vây một toán quân lớn hơn + chiến thuật đánh vu hồi. À nhắc lại thì thấy rằng Thành Cát Tư Hãn có biết "Dịch" là cái quái gì đâu mà sao lại đánh đâu được đấy như thế?
    Bác nào còn nghi ngờ về chuyện chiến thuật thì nên chơi thử một vài trò chơi "chiến thuật" xem (như kiểu AOE, hay là War Craft chả hạn - tôi ko nói đén Star Craft vì nó có súng ống :). Trò chơi thì ko phải chiến trận thật nhưng nó là một dạng "simulation" với nhiều giả thiết khác nhau nhằm tạo nên một mô hình chiến trận đơn giản hơn nhiều với thực tế. Một ví dụ thô thiển nhất về "trận pháp" mà ta có thể tạo ra là tạo ra 2 đội quân mạnh như nhau (ví dụ 2 đạo quân orc trong WC với số quân bằng nhau, nâng cấp như nhau), rồi dồn một đạo lại thành một đống tập trung, trong khi cho đội kia xếp hàng dọc xông vào đánh sẽ biết kết quả ngay :). Một dạng của "trận" trong khi chơi trò chơi là trước khi tấn công quân địch ít nhất các bác cũng phải dồn quân lại ở gần đấy rồi tràn vào cũng một lúc, chứ còn cứ 1 giây lại cho một thằng vào đánh địch thì có đông gấp mấy lần cũng tỏi :D
  4. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Khà khà lâu rồi ko vào , hôm nay vào đã thấy có người có ý kiến rồi đây
    Thứ nhất Có câu đã nói rồi
    Người ứng với thiên thời thì sáng lập được cơ nghiệp
    Người chiếm được địa lợi thì có được nghiệp bá
    Người thu được nhân hoà thì có được công danh
    2 cái nhân hoà địa lợi có thể tự thân mà vận động riêng cái thiên thời thì ko phải ai cũng có ,
    Nhân đây tí voi nhắc đến sự tích lưu bang hạng võ
    Lưu Bang mấy chục năm tranh giành với Hạng Võ toàn nhận lấy
    thất bại Nhưng sau chĩ cần 1 trận đánh bại hạng võ đã giành được toàn bộ trung nguyên . Tại sao thế , vì khi đó chưa tới thời của Lưu Bang
    Nhân ở đấy có người nhắc đến THÀNH CÁT TƯ HÃN KO BIẾT TÍ GÌ VỀ DỊCH LÝ MÀ CHIẾM ĐƯỢC 2/3 PHƯƠNG TÂY .
    Tí voi ko nắm rõ lịch sữ cho lắm nhưng chỉ nhớ được rằng đời thành cát tư hãn đất đai phía tây chỉ mới tới được trung đông còn phuong nam thì chiếm được phần lớn Trung Hoa .
    Còn phần còn lại do con cháu ông ta sau gần trăm năm học tập và sống với phong tục tập quán của người hán .
    Đế chế Mông Cổ hùng mạnh nhất vào đời Hốt Tất Liệt là cháu nội Thành Cát Tư Hãn
    Vậy đấy mạnh vậy vẫn 3 lần đại bại dưới tay Hưng Đạo Đại Vương .
    Nhân đây , tí voi trước đến giờ vẫn chỉ nói đến dịch lý mà chưa nói đến cách áp dụng của nó , làm cho mọi người ở đây đều mờ mờ ảo ảo ko hiểu được
    Nói đến lịch sử cận đại để mọi người dễ nắm .
    Hai chiến thắng lớn đó là chiến thắng năm 1954 và 1975
    Có ai để ý rằng nó đều diễn ra vào mùa xuân ko .
    Đó là các cụ nhà ta áp dụng dịch lý đó . Chúng ta là người đông nam á , theo bát quái ứng với cung tốn , cung tốn thuộc mộc .
    Mùa xuân lại thuộc mộc .
    Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu , 1 cái trống đánh ko to hàng tram cái trống dánh thì nhức đầu phải biết .
  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Ấy các bác master Dịch đừng giận anh em ở đây bài khựa ghê lắm. Dịch lý thì đương nhiên là thâm sâu rồi,nhưng theo nghĩa là có nguyên lý dúng đắn có thể áp dụng rộng rãi hay càng lúc càng phát triển thêm,chứ không phải tự nó sinh ra đã bao hàm toàn bộ,cái đấy thì có mà bố Jenova với con sephiroth mới có
    Như thế có nghĩa là,dù bọn khựa có nghĩ ra thuật dịch đi nữa,chắc quái gì chúng nó đã áp dụng giỏi hơn người khác.
    Về trận pháp,em có ví dụ thế này.Các bác tưởng tượng có một hình vuông với trọng tâm ở giữa.Lấy các trung điểm các cạnh sẽ được hình vuông nhỏ hơn.Tiếp tục như thế sẽ có thêm nhiều hình vuông nhỏ hơn nữa ở bên trong...Đó chính là cách bày trận của vua Hy Vưu thời cực cực cực kỳ xa xưa.Quân chính tập trung quanh trọng tâm phía giữa,có bố trí quân ở các điểm đã kể trên.Các đường nối các điểm chính là các trục chuyển quân hay là các phép biến trận.Với số quân ít hay nhiều đều có thể bố trí như vậy bởi cách chia quân theo điểm có thể mở rộng ra thoải mái.Thế trận như thế có thể đối phó quân địch từ nhiều mặt,bên ngoài nó như tĩnh nhưng bên trong quân di chuyển liên tục theo các trục,dù địch có di chuyển thế nào thì thế trận phản ứng luôn nhanh hơn...
    Ý em là,các bác hẳn đoán ra người ta sau này gọi trận thế như vậy lâm ly như thế nào rồi.Thời ông này dứt khoát là chưa có Dịch lý (lý tức là theory),thuật bói toán thời này chắc phải lạc hậu hơn nhiều.
    Tóm lại em vẫn cho rằng Dịch rất hay vì ngoài dùng để bói toán ra nó cung cấp một loạt các khái niệm và nguyên lý lý thú đem vào cuộc sống thường nhật.Kể cả phép dùng binh cũng có thể áp dụng những nguyên lý như vậy,nhưng cơ bản chiến trận không phải từ Dịch mà ra,cho nên 2 cái này chỉ đụng chạm nhau tí xíu thôi
    Mong các bác chỉ giáo
  6. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    "Dịch" có hay ko thì nói miệng cũng ko thể làm rõ được. Các bác cứ mang ví dụ ra xem thử xem thế nào nào. Nếu nói "Dịch" áp dụng cho quân sự thì quân Tàu đánh nhau toàn quân đông là chính, có thấy dịch gì đâu? Nếu Dịch là hay thì làm sao mà Mông Cổ, Mãn Thanh lại đánh tan quân Tàu như thế? Sau này thì Tàu bị thực dân, đế quốc, phát xít xâu xé ra thành từng mảnh ăn dần (nhớ hồi bé học sử thế giới về giai đoạn này có cái tranh biếm hoạ với lời bình là "cái bánh ngọt trung quốc" - trong đó TQ là cái bánh, các chú châu Âu xúm quanh cắt vụn ra). Mà nói lại thì sau này Mao đánh Tưởng chạy cúp đuôi - Mao là nông dân mà Tưởng là "Trí thức", thế thì Tưởng phải giỏi "Dịch" hơn là Mao chứ?
  7. haintz_seawolf

    haintz_seawolf Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!! Em xin mạo muội một chút ạh.
    Về Dịch thì em chẳng nói làm gì. Vì em chẳng biết mô tê như thế nào. Em chỉ biết là nó có âm có dương.... nói đúng hơn là theo em ở đời chỉ có lên có xuống thế thôi. Bởi vậy ngày xưa, ai muốn tranh bá xưng hùng thì cũng phải nhớ 4 chứ "Vinh, nhục, thịnh, suy" Khi hiểu 4 chữ đó cũng là lúc ta biết lúc nào là thời cơ tranh bá.
    Em thì không tin mấy cuốn sách Dịch cho lắm vì nếu TQ giỏi thì lịch sử của nó không bao giờ có việc bị mấy lân bang lâu lâu đập cho một nhát. chỉ được cái giỏi cậy nhiều đánh yếu...mà nhiều khi còn thua sặc gạch.
    Còn về trận đồ bát quái gì đó càng nhảm nhí hơn,chỉ đẹp về hình thức khôn có tính thực tế....Về bày binh bố trận...Trung Quốc có nhiều cái tên nghe hay cực kỳ nhưng nhìn lại chẳng hay ho gì. Bởi dù đánh nhau ở đâu thì thứ nhât xét đến địa thế, thứ hai xét lực lượng, thứ ba xét khả năng tác chiến. mà dù đánh kiếu nào, cũng phải cơ động, kỷ luật... muốn tập trung hay phân tán gì mới đạt hiệu wả cao được. Về chiến thuât tì bất cứ trận nào mà các bác nhìn sơ đồ cũng sẽ thấy một số hay tất cả những điều này: đột kích, dắt mũi, xuyên hông, bọc hậu. Chỉ có thế thôi, nhưng tuỳ theo vị tướng cầm quân mà mỗi người một cách vận dụng như thế nào. Ai đã từng chơi totalwar cũng sẽ thấy điều đó. Nếu vận dụng chiến thuật tốt khả năng chiến thắng ccao hơn. Chứ ùn ùn tấn công như warcraft hay AOE bảo đảm dù thắng nhưng lực lượng tiêu hao một cách thảm hại.
    Bởi vậy... theo em, bát quái trận hù kẻ yếu bóng vía thì được chứ gặp cỡ Muy-ra, Ney, Triết Biệt, Thuật Xích, Nhạc Phi, Triệu Tử Long, Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Viên Sùng Hoán.... hay những danh tướng khác thì 10 cửa tử cũng đập cho nát bét. Mấy bác cứ nói dịch, bát quái...mấy bác có ứng dụng được không. Nếu được thì để em làm vật thí nghiệm cho các bác xem...hic hic thời đại của luận chứng mà các bác đem BQTD, KDịch ra hù anh em. Thôi, có thời gian như vậy thì PM cho em một cái đi nhậu còn vui hơn .
  8. RedAndBlack

    RedAndBlack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Có một ông giáo sư sau 30 năm nghiên cứu Kinh Dịch có nói là Kinh Dịch quả là rất cao thâm và khó hiểu . Giá trị của những pho sách cổ như Kinh Dịch phải nghiên cứu mới thấy hết giá trị được . Chứ không thể cứ thổi phồng lên hoặc sổ toẹt đi được .
    Học Dịch là để biết thời thế mà thuận theo chứ không phải cứ có Dịch là đánh đâu được đó , bách chiến bách thắng . Chả có cái gì mà cứ học được là bách chiến bách thắng hết . Thay vì thấy bọn tàu bị các nước châu Âu đập cho te tua sao không nghĩ là nếu không có Dịch nó còn te tua hơn . Ví như dự báo thời tiết chả hạn , biết có bão để mà tránh , nhưng lỡ bão nó đến nhanh quá hoặc chạy không kịp thì cũng lãnh hậu quả thôi . Nhưng mà biết trước thì tránh được hậu quả xấu nhất .
    Trong quân sự thì những yếu tố như sự tinh nhuệ , kỷ luật ... là rất quan trọng . Sau đó mới nói đến trận pháp , chứ không phải cứ đọc sách biết được trận pháp thì quân cùi cũng đánh được binh hùng tướng mạnh . Người ta nhấn mạnh trận pháp khi những yếu tố cơ bản đã phải có rồi . Chả qua là bọn nho khựa cũng xính chữ , nên cái gì cũng vẽ vời nghe cho nó kêu . Giá trị thực thế nào thì phải tìm hiểu mới biết được .
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Em thì không dám khẳng định Dịch là sai nhưng có một vấn đề là như vầy , kinh Dịch như bác Tý voi nói là nó nghiên cứu rất rộng và có điển diển giải ra cho rất nhiều sự vật hay tham hơn là toàn vũ trụ NHƯNG NÓ CHỈ LÀ ĐỊNH TÍNH , KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊNH LƯỢNG . Nói cách khác nó chỉ là lý thuyết suông .
    Kinh Dịch là một thế giới quan của người TQ cổ họ nhìn nhận sự vận động thế giới và truyền lại nhưng những gì họ có thể làm vẩn là ý tưởng và tưởng tượng , đọc và nghĩ thì thấy nó hay , đem ra thực hành hoặc tính toán thì mới thấy nó phức tạp vì ý tưởng nói cho cùng vẩn là ý tưởng . Ngày xưa ở phương Tây có 1 thời người ta sùng bái Newton đến nỗi định hàm số hoá con người để biết được trạng thái của anh ta qua các thông số đo được nhưng việc thực hiện thì khó vô cùng , trong con người còn biết bao nhiêu là tham số và ẩn số cuối cùng thì người ta phải bỏ qua mơ mông .
    Nói cho cùng ý kiến của em là vầy , người TQ để lại một kho tàng triết lý rất sâu xa hiểu được nó thì đích thực là người tài vì đó là kho tàng văn hoá được đúc kết qua nhiều năm , tuy nhiên từ việc hiểu đến đem ra áp dụng là khoảng cách rất xa ,suy cho cùng người đề ra ý tưởng để truyền lại cho hậu thế chẳng qua là người không thực hiện được ý tưởng của chính mình Mấy cái trận đồ gì đó của bọn Tàu 10 phần thì hết 9 phần là Tào lao không xài được , mấy ông Khựa bao nhiêu là ý tưởng nhưng đến lúc giáp trận rồi thì ngàn đời cũng có cái trò giáp lá cà biển người mà thôi .
    Nói về toán học và kỹ thuật tính toán TQ chưa bao giờ phát triển , cái họ phát triển là về mặt tinh thần nói chung là giống như triết lý nhà Phật , Phật tại tâm tin thì có không tin thì không có những giá trị đó chỉ là giá trị về suy nghĩ về tinh thần , nói gì thì nói có được 10 thì hết 9 là không áp dụng thực tế được .
    Về âm dương ngũ hành hay kinh Dịch thì ý kiến của em là vậy vì em là người đi nghiên cứu về Vật Lý mà Vật Lý thì không thể chỉ tưởng tượng ra rồi nói mà phải đưa từ ý tưởng về lại thực tế , còn nếu có bác nào có hứng thú bàn về trận pháp thì để em lập topic khác để bàn , em cũng có ý định lập một topic về trận pháp xưa nay.
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 06:50 ngày 24/08/2004
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Binh pháp Tôn Tử này :
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n1ntntn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=

Chia sẻ trang này