1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận đồ bát quái. Hãy thảo luận!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi super_nova710, 31/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thanglongtelecom

    Thanglongtelecom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hic, sao các bài có vẻ bài Kinh dịch thế nhỉ !
    Khoảng 5 năm nữa nó thành "Hồng Bàng Dịch" của Đại Kồ Việt ta đó !
    http://ttvnol.com/hocthuat/388246/trang-3.ttvn
    Hic
    Còn Trâu gỗ Ngựa máy gì đó chẳng qua là một loại động cơ cơ học dùng dây cót, hồ bé tại hạ vẫn làm chơi, có gì đâu !
  2. nhuhoavuong

    nhuhoavuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Thưa các đồng chí !
    Nếu có đồng chí nào muốn tìm hiểu về trận đồ bát quái, cách hành binh, bố trận thì có thể tìm mua cuốn: KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG KINH THƯ ĐỒ TRẬN.
    Còn về trân gỗ ngựa gỗ theo chú giải có cả đồ hình nằm trong cuốn: BINH THƯ YẾU LƯỢC - TRẦN HƯNG ĐẠO.
    Có thể nói một cách tóm tắt thế này:
    - Trận đồ bát quái chính là phương pháp dàn quân, bố trận để tạo được sức mạnh tấn công tổng thể toàn quân. Xem như một hiệp đồng tác chiến, thỏa thuận mỗi đội quân phải bố trí theo hình thức nào, phương pháp tấn công, phòng thủ, biến trận cụ thể theo hiệu lệnh của chỉ huy.
    - Trâu gỗ, ngựa gỗ: hãy hình dung lại các bài học mà các bạn đã học, việc phát minh ra bánh xe, xe cút kít là một thành tựu khoa học vì đại của nhân loại trong quá khứ. Trân gõ, ngựa gỗ theo sách đã dẫn chỉ là cổ xe 04 bánh được thiết kế linh hoạt để chỉ có cần 01 trâu, 01 ngựa có thể vận chuyển được một lượng lớn quân lương. (Nếu chất lên lưng chúng thì chắc chắn sẽ ít hơn đấy)
  3. ghostonbox

    ghostonbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về các trận đồ bát quái này nọ cũng được bao phủ một tấm màn huyền bí tuy nhiên các đạo quân Tàu giành chiến thắng chủ yếu nhờ lấy thịt đè người thôi dù rằng tôi không tin lắm vào số lượng lính tham chiến như lịch sử tàu viết. Nếu các mưu kế Tôn tử, trận đồ Khổng minh...ghê gớm thật sao không chống nổi các đợt xung phong kỵ binh của quân Liêu, Tây Hạ, Kim, Mông cổ, Mãn châu. Trung Hoa chưa lúc nào là một dân tộc thiện chiến cả, chúng chỉ tự huyễn hoặc bản thân như cái tinh thần AQ nghìn đời của chúng nó thôi.
    Các mưu kế ấy đời xưa có thể có cũng có thể không, nhưng theo em nghĩ rằng sở dĩ bọn Tàu đánh lẫn nhau thì giỏi còn chống giặc ngoại xâm kém là do bọn nó từ thời xa xưa của nhà Chu đã phân chia thành hàng nghìn nước lớn nhỏ cát cứ, tình tạng này kéo dài hàng 800 năm nên tuy được Tần Thuỷ Hoàng thống nhất nhưng người trong nước các đời sau vẫn còn tư tưởng phân biệt người nước Tề, Lỗ hay Tần. Vì vậy mỗi khi có ngoại xâm thường là cho tính mạng của mình trước rồi đất nước sau. Ngoài ra có thể thấy là những lúc Trung Quốc bị chiếm đóng vào các thời kỳ suy yếu nên có quân đông cũng chẳng để làm gì, còn như VN ta mỗi khi bọn có xâm lược đều vào những lúc trong nước đang hoà bình yên ổn nên có thể đánh bại mấy thằng Tàu, còn như khi suy yếu như Nhà Nguyễn, nhà Hồ thì vẫn bị đánh cho chạy tan tác đấy là gì.
    Còn như KM hay Kinh Dịch thì khó nói lắm.Em chỉ dám nói về KM thế này : Từ những trang sách của La Quán Trung có thể thấy rằng KM là người có tài nhưng hẹp hòi, làm nhiều việc chỉ để đánh bóng tên tuổi cho mình mà thôi, chứ cũng chẳng phải là tốt đẹp gì đâu. Điển hình như Vân Trường và Nguỵ Diên bảo là Nguỵ Diên có tướng phản trắc nhưng thật ra chính KM đã đẩy Nguỵ Diên vào chỗ phản bội, còn như Quan Vũ thì sao KM biết trước chuyện QV sẽ tha cho Tháo mà còn sai QV đi bắt Tháo rồi khi phải đợi cho Lưu Bị quỳ xuống xin tha mới thả ra. Thế đúng là ép người khác vào chỗ chết.
  4. Yingde

    Yingde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Đọc từ đầu tới cuối thấy bác này thích đùa nhất. Công thành là cách tấn công kiểu trâu đất, lấy thịt đè người nên trừ trường hợp khẩn cấp nên ít dùng, khác với kiểu Châu Âu. Bác đọc trận Quan độ kỹ mà nói là không có máy bắn đá, chắc định kiểm tra xem anh em có ai đọc TQ không mà dám tán láo hả
  5. ngtrangdung

    ngtrangdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0

    Các bạn nói về trận đồ nhưng sau đó là chuyển sang binh pháp, Khổng Minh, đánh thành, rồi lại nói về TQ, VN e rằng không được tập trung cho lắm. Mình cũng hiểu võ vẽ một tí, tạm ý kiến như sau:
    Binh pháp: Hiện tại phần lớn mọi người đều nói đến Binh pháp Tôn Tử với 36 kế mà nhiều người liệt kê rất lộn xộn. 36 kế đó nói về khả năng điều khiển cục diện ở tầm vĩ mô chứ không cụ thể vào chi tiết. Các võ tướng, tham mưu hay quân sư thường phải học về thao lược, binh thư, ..., những sách này không mấy khi được nhắc đến, nhưng chúng lại chính là thực tiễn chiến trận. Nếu bạn đã xem Hổ trướng xu cơ, Binh thư yếu lược, bạn sẽ hiểu chiến trận trong quá khứ của người châu Á cần nhưng gì.
    Trận đồ là một phần trong Binh pháp và được ghi chép hướng dẫn trong các Binh thư. Trận đồ trước tiên là cách dựa địa hình, cách sắp xếp đội hình quân đội, cài đặt xen kẽ các binh chủng, các mũi tấn công, ...nói nôm na thì như lập sa bàn. Trận pháp là các phép biến đổi trận thế, các phép vận động tác chiến tấn công ứng cứu khi giao tranh. Trận đồ và trận pháp yêu cầu người chỉ huy và đội quân tham gia phải có sự luyện tập và sử dụng thiết bị quân sự tinh thục chứ không phải cứ hiểu là có thể biến trận pháp được. Bên cạnh đó, vì là hoạt động chiến đấu cụ thể, nên số quân và số cánh quân, tỷ trọng và thành phần các binh chủng tham chiến, khả năng phối hợp tác chiến giữa các cánh quân và binh chủng, sức chiến đấu và tinh thần chiến đấu, địa hình thời tiết nơi giao tranh, trang bị và khí tài cũng như phần thưởng và hình phạt đối với quân lính, tính kỷ luật và phẩm giá của người chỉ huy, ... rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện của trận đánh. Trận pháp TQ dựa trên lí thuyết Kinh Dịch nên ứng theo Âm Dương, Tứ tượng, Bát quái, Ngũ hành, Tinh tú, ... dùng lí thuyết tương sinh tương khắc để sắp đặt. Các nước châu Á phần lớn đều chịu ảnh hưởng văn hóa của TQ nên không chỉ có TQ mà hầu hết các nước khác đều có nghiên cứu Binh pháp, đương nhiên ai hiểu sâu sắc và vận dụng linh hoạt hơn, người đó sẽ thắng.
    Khổng Minh là nhân vật trong truyện nên có thêm nhiều tình tiết hư cấu, nói chung, đã là nhân vật không có thực thì không cần thiết phải bàn tán quá nhiều, vì vai trò lịch sử trong thực tế của người đó không có thật, khen hay chê thì cuối cùng cũng vậy mà thôi.
    Nếu muốn so sánh với game thì không nên so sánh với AOE, vì trong AOE có quá nhiều phi li, cheat hóa quá nhiều, nếu có so sánh tốt nhất bạn hãy chơi loạt game Total War, khi giao tranh chọn phải tự điều khiển, bạn sẽ thấy chiến tranh cụ thể hơn, ít nhất là phần tác chiến.

  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thế thì mời đại nhân làm mấy con trâu gỗ đó để thay cho mấy con xe tải hiện giờ. Xăng dạo này lên giá quá, nếu đại nhân mà làm mấy con trâu gỗ đó đem bán thì chắc thành tỉ phú rồi!

Chia sẻ trang này