1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận I-a Đrăng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi nguoixahanoi, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoixahanoi

    nguoixahanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Trận I-a Đrăng

    Em nghe nói trận I-a Đrăng là trân đánh mà lực lượng tinh nhuệ nhất của Mỹ,cụ thể là sư đoàn kỵ binh số 1 thiệt hại rất lớn.Bác nào biết trận này làm ơn cho em biết với
  2. HoathuongThichBatGioi

    HoathuongThichBatGioi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Không được phép xuyên tạc sự thật lịch sử
    Bộ phim Mỹ "Chúng ta từng là người lính" do Randall Walace làm đạo diễn (Hollywood sản xuất (2001) với chủ đề xuyên suốt phản ánh hoạt động của những người lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam, cụ thể nói về trận chiến tại thung lũng Ia-Đrăng năm 1965. Dường như để chứng minh ?ochiến thắng? của lính Mỹ tại thung lũng Ia-Đrăng, những người làm phim còn đưa cả tên tuổi thật của một trong những người chỉ huy trận đánh của quân giải phóng: tướng Nguyễn Hữu An vào phim (do diễn viên VN Đơn Dương đóng), cho thêm phần nặng ký (?). Chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu đã được công bố như hồi ký ?oChiến trường mới" và một số bài viết của tướng Nguyễn Hữu An trên tập san "Sự kiện và nhân chứng".
    Không ai có thể xóa nhòa hay xuyên tạc, bóp méo lịch sử!
    Người Đức không thể làm phim nói họ chiến thắng ở Xtalingrát, người Pháp không thể làm phim nói họ chiến thắng tại Điện Biên Phủ? Điều nguy hiểm là nếu sau này, khi xem bộ phim "Chúng ta từng là người lính" (bằng đường chính thức hoặc cả băng hình ngoài luồng), lớp trẻ VN - những người mới trưởng thành sau chiến tranh sẽ bị ngộ nhận, từ một trận chiến thắng của cha ông nay họ lại bị nhồi nhét thành chiến thắng của người Mỹ, và rồi qua bộ phim, họ sẽ nhìn nhận - đánh giá về cha ông của mình như thế nào qua nhân vật tướng Nguyễn Hữu An (diễn viên Đơn Dương sắm vai), được coi là nhân vật "phản diện" và bị xuyên tạc trắng trợn trong phim?
    Vậy sự thật của trận Ia-Đrăng năm 1965 như thế nào?
    Năm 1965, để cứu nguy cho chế độ tay sai khỏi bị sụp đổ, quân viễn chinh Mỹ đã ồ ạt tràn vào miền Nam VN với ảo vọng sẽ giành chiến thắng trong vòng 18 tháng? Tại chiến trường Tây Nguyên, các đơn vị sừng sỏ của quân đội Mỹ hùng hổ tiến lên cao nguyên để "tìm-diệt" và ?ođánh gãy xương sống *********", hễ phát hiện chủ lực của quân giải phóng ở đâu, quân Mỹ với chiến thuật tân kỳ "Phụng hoàng vồ mồi", sử dụng trực thăng liền đổ quân từ phía sau lưng quân ta để bao vây, đánh tập hậu? âm mưu bóp chết đối phương; và sư đoàn 1 ?oKỵ binh bay?, sư đoàn đầu đàn hung hãn nhất được đưa lên Tây Nguyên nhằm thực hiện bài bản này.
    Tương kế tựu kế, Bộ chỉ huy quân giải phóng đã tổ chức chiến dịch Plâyme nhằm mở trận đánh phủ đầu, chủ động tấn công tiêu diệt quân Mỹ? Đầu tiên ta tổ chức bao vây quân ngụy ở Plâyme nhằm thu hút Mỹ nhảy vào tiêu diệt chủ lực ta, cứu nguy cho ngụy? Diễn biến chiến dịch diễn ra đúng như dự đoán, quân Mỹ đã bị sa vào thế trận do ta lựa chọn, lập sẵn, quyết chiến điểm đã diễn ra tại thung lũng Ia-Đrăng, nơi sư đoàn 1 Mỹ đổ lữ đoàn 3 vào cuộc nhằm xóa sổ Trung đoàn 66, một trong những trung đoàn chủ lực cơ động của ta ở Tây Nguyên. Tuy nhiên quân giải phóng "không những không bị tiêu diệt mà còn quay ra bao vây quân Mỹ và phía chủ động tấn công không phải là quân Mỹ mà lại là quân giải phóng, trận chiến ác liệt nhất đã diễn ra tại một số địa điểm như bãi đổ bộ trực thăng mà người Mỹ gọi với mật danh ?oAnbany? hay tại ?oTia X? (một điểm cao)? Trận Ia-Đrăng đã được cả hai phía Việt-Mỹ coi là trận đụng đầu đầu tiên giữa chủ lực quân giải phóng và quân đội nhà nghề của Mỹ. Kết cục: sau 4 ngày thử lửa (từ 14-11-1965 đến 19-11-1965) quân Mỹ đã phải rút chạy khỏi khu chiến với tổn thất kinh khủng: lần đầu tiên ta diệt 2 tiểu đoàn Mỹ (tiểu đoàn 1 và 2 của lữ đoàn 3) và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác (tiểu đoàn 3 của lữ đoàn 3), có hơn 300 lính Mỹ bị tiêu diệt tại trận (theo nhà báo Galloway, riêng tiểu đoàn 2-Mỹ bị giết 155 tên, bị thương 125 tên).
    Tưởng cũng cần nêu một chút về lực lượng của 2 bên tại trận Ia-Đrăng để so sánh:
    * Về quân số: không có chuyện 1 lính Mỹ chọi 10 "vi-xi" như trong phim (400 chọi 4.000), sự thật, lực lượng tham chiến chủ yếu của ta tại Ia-Đrăng gồm 2 tiểu đoàn 7 và 8 của trung đoàn 66 (có sự chi viện của tiểu đoàn 1 trung đoàn 33), lực lượng tham chiến của Mỹ là tiểu đoàn 1 và 2/lữ đoàn 3 (và tiểu đoàn 3 lữ đoàn 3). Như vậy, về số đầu đơn vị, hai bên bằng nhau, ấy là chưa nói quân số một tiểu đoàn Mỹ bao giờ cũng nhiều hơn một tiểu đoàn của ta.
    * Về trang bị vũ khí, hỏa lực, phương tiện di chuyển - cơ động? thì khỏi phải so sánh vì chênh nhau một trời một vực, cần nhắc lại: tại trận Ia-Đrăng, lần đầu tiên Mỹ sử dụng máy bay B52, là vũ khí chiến lược, thành vũ khí chiến thuật.
    Chính người Mỹ trong cuộc đã nói về trận đánh Ia-Đrăng: Tướng Westmore - land - Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại VN, sau trận đánh đã phải thốt lên với báo giới: "Ngày hôm nay thật tồi tệ, quân ta (Mỹ) đã bị tổn thất?".
    Còn nhà báo John Galloway - người cùng hành quân với tiểu đoàn 2 Mỹ và chứng kiến trận chiến đã viết trên báo Tuần tin tức - Mỹ: "Trận chiến đấu ở thung lũng Ia-Đrăng đã làm cho nước Mỹ suy thoái vào một thập kỷ sa lầy đẫm máu? đã làm hỏng một đời tổng thống, đã mang lại vết nhơ sâu sắc cho các đời tổng thống khác và đẩy cả dân tộc (Mỹ) đến chỗ đối lập với cả bản thân mình" và "Bài học ở Ia-Đrăng người Mỹ phải học đi học lại đến 550.000 lần trong một năm và hàng năm" (chỉ số lính Mỹ chết trận tại VN).
    Riêng Harold Moore - viên tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 1 xấu số, 28 năm sau, năm 1993, khi đã là trung tướng, đã sang thăm Việt Nam và xin gặp bằng được người đã từng chiến thắng mình tại thung lũng Ia-Đrăng - tướng Nguyễn Hữu An. Sau đó tướng H.Moore đã yêu cầu tướng An đi cùng với mình đến Ia-Đrăng, thăm lại chiến trường xưa? và khi được tướng An kể lại một số diễn biến trận đánh, cho tướng H.Moore xem lại bản đồ tác chiến của ta (do tướng An còn lưu giữ được) cũng như khi được biết hỏa lực của ta lúc đấy chỉ có pháo mang vác (súng cối, ĐKZ) và súng AK? H.Moore đã đi từ sửng sốt này đến sửng sốt khác và cuối cùng chỉ còn biết tỏ ý chân thành bái phục Quân đội Nhân dân VN và cá nhân tướng An.
    ANH CHƯƠNG (SGGP)
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    ......
  3. deltaforce1

    deltaforce1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    trận chiến ác liệt ở
    Chu Pong
    VƯƠNG HỒNG ANH
    Trong cuốn hồi ký của cựu đại tướng Williams Westmoreland, khi nhắc lại các trận giao tranh của liên quân Việt-Mỹ trên chiến trường Cao Nguyên (nguyên tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1964 đến 1968) đã nhận định rằng trận chiến tại vùng núi Chu Pong trong tháng 11/1965 là trận chiến dữ dội, ác liệt nhất trong chiến sử của quân đội Hoa Kỳ. Sau đây là diễn tiến của trận đánh Chu Pong được biên soạn dựa theo các tài tiệu: The Sky Cavalry (Thiên kỵ binh) từ quyển sách Flags Into Battle (Cờ bay trên chiến trận) trong thư mục Vietnam Experience (bản dịch của cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh), hồi ký của đại tướng Westmoreland (bản dịch của Duy Nguyên), chiến sử của Trung Tâm Quân Sử Lục quân Hoa Kỳ, bản tin chiến sự hàng ngày do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) phổ biến cho báo chí.
    TỪ PLEIME ÐẾN CHU PONG
    Ngày 27 tháng 10/1965, sau khi liên quân Việt-Mỹ đánh bật quân Bắc Việt (CSBV) ra khỏi vòng đai căn cứ Pleime và giải vây cho đơn vị trú phòng, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 đã phối hợp bộ chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Quân Khu 2 mở một cuộc hành quân quy mô tổng truy kích 2 trung đoàn Cộng quân ở vùng núi Chu Pong. Nỗ lực chính trong cuộc hành quân này là một số đơn vị bộ chiến của Sư Ðoàn 1 Không Kỵ (1st Air Calvary Division) Hoa Kỳ, trong đó có 5 tiểu đoàn của các trung đoàn 7, 8, và một thành phần của Trung Ðoàn 9. Chỉ huy trực tiếp lực lượng xung kích của cuộc hành quân là Ðại Tá Harlow Clark, lữ đoàn trưởng của Lữ Ðoàn 3 thuộc Sư Ðoàn 1 Không Kỵ. Theo sự phân nhiệm của đại tướng Westmoreland, nhiệm vụ chính của sư đoàn là thực hiện các cuộc hành quân bộ chiến theo phương thức các đơn vị tác chiến được không vận để nhảy xuống trận địa từ trực thăng của các phi đoàn cơ hữu.
    Theo kế hoạch, đơn vị Không Kỵ tiên phong được trực thăng vận vào trận địa dưới sự yểm trợ của các trực thăng võ trang. Để vô hiệu hóa hỏa lực không trợ từ các trực thăng đang quần trên đầu, Cộng quân tiến sát đến chu vi phòng thủ của đơn vị Hoa Kỳ để các dàn súng liên thanh và đạn rocket từ trực thăng khó tác xạ vào địch quân (vì có thể sẽ trúng vào các chiến binh Hoa Kỳ). Sau đó khi các đơn vị Không Kỵ bộ-chiến tăng cường được điều động đến trận địa thì địch quân bắt đầu đoạn chiến và rút vào rừng.
    TRẬN CHIẾN ÐẪM MÁU TẠI THUNG LŨNG
    IA-DRANG
    Ước định được rằng quân Bắc Việt đã rút về căn cứ địa ở núi Chu Pong, Thiếu Tướng Kinnard (tư lệnh Sư Ðoàn 1 Không Kỵ, đã cho lệnh bộ chỉ huy Trung Ðoàn 9 điều động Tiểu Ðoàn 1/9 (đọc là, "Tiểu Ðoàn 1 thuộc Trung Ðoàn 9") nhảy vào phía sau đường lui binh của địch và lập các điểm phục kích trong khu vực rừng rậm ở thung lũng Ia Drang. Đêm 3 tháng 11/1965, Ðại Ðội C của Tiểu Ðoàn 1/9 đã phục kích đánh tan một đại đội vũ khí nặng Cộng quân, nhưng một giờ sau đó, đại đội này đã trở thành mục tiêu cho một cuộc phản công ác liệt của một tiểu đoàn Cộng quân khác. Dù đã nỗ lực đẩy lùi các cuộc tấn công ban đầu của địch quân, nhưng trong đêm nói trên, Ðại Ðội C của Tiểu Ðoàn 1/9 đã ở trong tình trạng nguy kịch và bị địch tràn ngập vào khi Ðại Ðội A thuộc Tiểu Ðoàn 1/8 mở một cuộc tấn công giải vây và tăng cường lực lượng tại vị trí phòng thủ của đại đội bạn. Sáng ngày 4 tháng 11/1965, cuộc tấn công của quân Bắc Việt bị chận đứng, chu vi phòng thủ được thành phần còn lại của Tiểu Ðoàn 1/8 đảm trách với sự yểm trợ của Pháo Ðội B thuộc Tiểu Ðoàn 2/19 Pháo Binh.
    Trong vòng 3 tuần lễ kế tiếp, các đơn vị bộ chiến của Sư Ðoàn 1 Không Kỵ đã liên tiếp đụng độ với Cộng quân. Giao tranh đẫm máu đã diễn ra trên từng khu vực trách nhiệm của mỗi đơn vị. Trận chiến lớn nhất đã diễn ra tại bãi đổ quân X-Ray dưới chân dãy núi Chu Pong: 3 tiểu đoàn bộ chiến Hoa Kỳ dưới quyền điều động của Lữ Ðoàn 3 đã bị 2 trung đoàn Cộng quân tấn công cường tập. Chiến binh của 3 tiểu đoàn này đã bám giữ vị trí trong 3 ngày giao tranh đẫm máu với Cộng quân. Đại Tá Clark (lữ đoàn trưởng) đã tử nạn vì trực thăng chỉ huy của ông bị rớt.
    Một trận ác chiến khác cũng đã diễn ra vào ngày 27 tháng 11/1965 khi một thành phần tiểu đoàn 2/7 Không Kỵ với 500 binh sĩ Hoa Kỳ đã bị lọt vào ổ phục kích của Cộng quân ở gần bãi đáp Albany. Tiểu đoàn đã bị tổn thất nặng, chỉ còn 84 chiến binh còn khả năng chiến đấu.
    ÐẠI TƯỚNG WESTMORELAND VÀ TRẬN CHIẾN
    IA DRANG
    Một trong những đơn vị đã giao tranh ác liệt với Cộng quân là Tiểu Ðoàn 1 thuộc Trung Ðoàn 7 Không Kỵ do Trung Tá Harold Moore Jr. chỉ huy. Tiểu Ðoàn 1/7 được trực thăng vận đến trận địa. Địa điểm nhảy trực thăng là một khu đồi núi nhấp nhô, phủ đầy cỏ lau cao hơn đầu người và gần như trên đầu của hai trung đoàn Bắc Việt. Cộng đã dồn lực lượng tấn công Tiểu Ðoàn 1/7. Nhắc lại trận đánh này trong cuốn hồi ký, Ðại Tướng Westmoreland đã ghi lại như sau:
    Chiến binh Tiểu Ðoàn 1/7 hợp sức với những người sống sót trong Lữ Ðoàn 3 đánh bật đợt xung phong đầu của địch quân, rồi đợt thứ hai, thứ ba ròng rã sáu ngày. Đến ngày 14 tháng 11 kéo dài đến ngày 19, pháo đài B-52 đã thả bom liên tục lên Chu Pong và vùng lân cận để yểm trợ cho lực lượng bộ chiến ở dưới đất. Khi 3 trung đoàn Cộng quân rút về bên kia bên giới thì trận đánh kết thúc, Cộng quân để lại 1,300 xác chết. Các tài liệu bắt được của địch sau này cũng đều ghi lại tổn thất nặng nề của trận này. Người nhớ lại trận đánh đẩm máu này nhất là Hạ Sĩ Jack P. Smith, bị lạc khỏi đồng đội trong trận chạm súng với địch, Smith phải giả chết hàng mấy giờ liền dưới một gốc cây cho đến khi chạy về lại được. Anh này là con của một bình luận gia của đài truyền hình ABC.
    Trong một tháng hoạt động chung quanh Pleiku và trong thung lũng Ia Drang, các đơn vị của Sư Ðoàn 1 Không Kỵ có 300 binh sĩ tử trận. Lên Pleiku rồi về trong suốt trận đánh trên, tôi muốn chứng minh cho Trung Tá Moore (tiểu đoàn trưởng 1/7) thấy rằng lúc nào cũng có tôi bên cạnh ông và tiểu đoàn đang lâm trận. Vào những giờ phút gần kết thúc trận đánh, Trung Tá Moore cầm khẩu M 16 giơ lên cao và nói với binh sĩ: Những chiến sĩ can trường với M-16 trong tay đã mang lại chiến thắng. Lúc bấy giờ M-16 là một loại súng trường tự động mới được chế tạo và nhẹ.
    Từ trận đánh của Tiểu Ðoàn 1/7 Không Kỵ, Ðại Tướng Westmoreland nói về việc trang bị M-16 cho các đơn vị bộ chiến Việt-Mỹ:
    Trung Tá Moore và binh sĩ của ông cho tôi biết M-16 là loại súng trường tốt nhất trong các loại súng từng được chế tạo cho Bộ Binh sử dụng. Loại này mới đối đầu được với súng AK-47 của Cộng quân. Bấy giờ đa số các đơn vị đều được trang bị loại M-14 bán tự động rất nặng nề, bất tiện cho chiến đấu trong rừng. Tôi hiểu ý của Trung Tá Moore và binh sĩ của ông nên liền đề nghị với Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara khẩn cấp trang bị ngay cho lực lượng Mỹ vũ khí này và cho cả quân đội Việt Nam Cộng Hòa nữa. Tiếc là các viên chức tại Washington làm ngơ trước yêu cầu khẩn thiết của tôi. Mãi đến năm 1967, tất cả các đơn vị Hoa Kỳ mới được trang bị loại súng này và tôi phải nài nỉ mãi, quân đội Việt Nam Cộng Hòa mới được trang bị sau đó.
    Từ trước đến nay, các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa chịu nhiều thất lợi trên chiến trường trước sức uy hiếp tinh thần của loại AK-47 vì người lính Việt Nam Cộng Hòa chỉ được trang bị loại súng trường M-1 bán tự động, hay còn gọi là Garant M-1 của thời kỳ đệ nhị thế chiến. Ngoài súng M-1, họ được trang bị loại súng Carbine, nếu so với AK 47 thì chẳng khác nào súng tấn công với súng bắn chim. Thật quả là vô cùng thất lợi cho người lính Việt Nam Cộng Hòa.
    Trong khi một số ít báo chí và các dân biểu trong Quốc Hội chỉ trích việc cấp súng Garant M-1 mà người lính Hoa Kỳ đã sử dụng trong Thế Chiến Thứ Hai và trong chiến tranh Triều Tiên thì một số khác chê loại súng mới chế và phản đối quyết liệt việc chế tạo loại súng này. Đành rằng lúc ban đầu loại này có khuyết điểm là kém bảo trì, thế nhưng về sau kỹ thuật được cải tiến nên không còn trở ngại nữa. Từ lúc loại vũ khí mới đầu tiên được đưa đến tay các chiến binh để sử dụng thử thì thấy rằng loại này đích thật là loại súng siêu việt. Vậy mà đến giữa tháng 6/1967 tôi phải vận động thuyết phục các nhà lập pháp cử một phái đoàn sang điều tra về loại súng này. Tình hình quân đội Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy trở thành đề tài tranh luận cho giới báo chí Hoa Kỳ khi có người cản tôi rằng không nên giao súng cho các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều chiến binh VNCH nghe vậy rất lấy làm bực tức. Sau này họ mới hiểu, chứ vào lúc đó cứ tưởng là tôi chỉ muốn các đơn vị VNCH dùng loại vũ khí cũ kỹ kia.
    Về Hoa Thịnh Đốn vào tháng Năm 1968, tôi được dịp vào gặp Tổng Thống Johnson và nói với ông nỗi ấm ức của tôi về vụ M-16. Tổng thống nghe xong rất sửng sốt. Ông cũng không biết vì lý do nào Bộ Quốc Phòng lại không chịu chế tạo cho nhiều. Thế là Tổng Thống Johnson hứa chấn chỉnh, ông cam đoan với tôi rằng: anh sẽ có đủ M-16.
    Sản xuất chậm loại súng này là một tội đáng trách, nó cản trở các cuộc hành quân tại Việt Nam Cộng Hòa và phải mất một năm trường mới nâng cao khả năng lên mức các đơn vị VNCH tự chiến đấu một mình.
    Được deltaforce1 sửa chữa / chuyển vào 08:00 ngày 07/08/2003
  4. HoathuongThichBatGioi

    HoathuongThichBatGioi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    Bộ phim "Chúng ta từng là lính" đã xuyên tạc lịch sử như thế nào?
    Từng trực tiếp cầm súng chiến đấu ở thung lũng Ia Đrăng (Gia Lai) tháng 11-1965 với tư cách đại đội trưởng đại đội 3, thuộc tiểu đoàn 7, trung đoàn 66, đại tá Vũ Đình Thước tỏ ra rất bất bình về những tình tiết xuyên tạc trong bộ phim We were soldiers (Chúng ta từng là lính) của Mỹ. Được dựng từ hồi ký của đại tá H.Moore và J.Galloway, một cuốn sách kể lại diễn biến trận Ia Đrăng với những lời khách quan, nhưng bộ phim lại đưa ra hình ảnh trái ngược. Bộ phim "Chúng ta từng là lính" đã xuyên tạc lịch sử như thế nào?
    Những người trong cuộc vạch trần sự đổi trắng thay đen
    Mới đây, Hãng Paramount của Mỹ cho phát hành một bộ phim về đề tài chiến tranh Việt Nam, Chúng ta từng là lính, với cái nhìn xuyên tạc sự thật. Nội dung phim dựng lại cuộc chiến đấu giữa sư đoàn không vận số 1 của Mỹ với trung đoàn 66 của Việt Nam, tại thung lũng Ia Đrăng (nay thuộc huyện Chư Mơ Rông, tỉnh Gia Lai), vào tháng 11-1965. Điều rất đáng tiếc là Đơn Dương, một diễn viên xuất sắc của điện ảnh Việt Nam, lại đồng ý tham gia đóng vai thiếu tá Nguyễn Hữu An với những hành động bôi nhọ lịch sử, như đâm lưỡi lê vào lưng đối phương, hay ra lệnh tàn sát tù binh... Những người lính *********, như bộ phim mô tả, hung hãn và tàn bạo; còn lính Mỹ, những kẻ mang bom đạn, vũ khí đi xâm lược thì được dựng lên như những người nhân bản, vị tha... Trong lịch sử cả phía Việt Nam và Mỹ, trận Ia Đrăng đã được ghi lại và nhìn nhận rõ ràng về sự thất bại của Mỹ. Năm 1992, H.Moore và L.Galloway, hai người trực tiếp tham dự trận Ia Đrăng, đã cho xuất bản cuốn sách mang tên "We were soldiers once... and young" (Chúng ta đã từng là những người lính trẻ), kể lại tỷ mỉ và trung thực những gì họ đã trải qua. Năm 1993, H.Moore một lần đã chứng minh cho những ghi chép của ông ta bằng việc tổ chức một đoàn cựu chiến binh tiểu đoàn 1 của lữ đoàn dù 3, sư đoàn không vận số 1, đơn vị trực tiếp chiến đấu tại Ia Đrăng từ ngày 14 đến 17-11-1965, trở lại thăm chiến trường xưa. Khi trở về, H.Moore cùng các đồng đội đã dựng lại một cuốn phim tư liệu, ghi lại tất cả những gì thuộc về ký ức của họ. Về phía Việt Nam, không ít người trực tiếp tham dự trận Ia Đrăng hiện vẫn còn sống. Tuy nhiên, trước khi "bày" lại sự thực lịch sử, xin được tóm lược trận chiến này để bạn đọc tiện theo dõi.
    Mùa hè năm 1965, Tổng thống Johnson quyết định mở rộng cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Bộ Quốc phòng Mỹ đã điều lực lượng không vận, một lực lượng được đánh giá là cơ động và mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, vào chiến trường miền Nam Việt Nam. Ngày 14-11-1965, tiểu đoàn 1, thuộc lữ đoàn dù 3, sư đoàn không vận số 1, do đại tá H.Moore chỉ huy, đổ bộ xuống thung lũng Ia Đrăng (phía Mỹ đặt mật danh là X-ray), một địa điểm nằm ở phía đông bắc cách đỉnh Chư Pông 5km. Cũng thời gian này, trung đoàn 66 quân đội của ta, với ba tiểu đoàn mang số hiệu là 7, 8 và 9, đang đóng quân ở đây. Ngay buổi chiều cùng ngày, một đại đội quân Mỹ đã chạm trán với tiểu đoàn 9. Lúc này, tiểu đoàn 9 đang đào công sự, nhưng ngay khi phát hiện được địch, tiểu đoàn đã tổ chức chiến đấu và tiêu diệt khá nhiều lính Mỹ. Trong đó, một trung đội lính Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Toàn bộ tiểu đoàn 1 của Mỹ rút trở về thung lũng Ia Đrăng. Rạng sáng ngày 15, tiểu đoàn 7 tiếp cận bãi đổ quân của lính Mỹ. Trận chiến diễn ra khá nhanh, lực lượng hai bên đều có khá nhiều thương vong. Đến chiều tối ngày 16, trận đánh cuối cùng diễn ra. Lực lượng ta vẫn là tiểu đoàn 7. Quân Mỹ đã thất bại thảm hại, đại tá H.Moore trốn thoát lên máy bay trực thăng. Theo đánh giá của cả hai bên tham chiến, trận Ia Đrăng là trận đánh lớn đầu tiên giữa quân Mỹ và bộ đội Việt Nam. Tiểu đoàn 1, lữ đoàn dù 3 của Mỹ có 155 người thiệt mạng và 151 người khác bị thương.
    Lời những người trong cuộc
    Ngay khi được nghe về bộ phim "Chúng ta từng là lính" của Hãng Paramount, đặc biệt về nhân vật thiếu tá Nguyễn Hữu An, do diễn viên Đơn Dương thủ vai, đại tá Vũ Đình Thước đã hết sức giận dữ: "Không thể có chuyện ấy!". Ông kể lại: Trước tiên, tôi phải khẳng định, không có chuyện đồng chí Nguyễn Hữu An trực tiếp cầm súng chiến đấu ở thung lũng Ia Đrăng. Đồng chí ấy thời gian này là thượng tá, tư lệnh phó mặt trận Tây Nguyên. Vì thế, đồng chí Nguyễn Hữu An chỉ trực tiếp chỉ huy trận đánh qua các phương tiện liên lạc. Họ đã xuyên tạc một cách trắng trợn. Tôi lúc đó là đại đội trưởng đại đội 3, thuộc tiểu đoàn 7, trung đoàn 66. Sau trận tiểu đoàn 1 do đại tá H.Moore chỉ huy bị tiểu đoàn 9 đẩy lùi khỏi trận địa vào chiều 14-11-1965, tiểu đoàn 7 được lệnh tiếp cận đánh vào bãi đổ quân của lĩnh Mỹ. Lúc đó, hỏa lực chính của đơn vị tôi chỉ là đại liên, trung liên và súng cối 66mm. Lúc đầu, chúng tôi rất băn khoăn về việc sẽ đánh như thế nào. Ban chỉ huy tiểu đoàn gọi điện hỏi, đồng chí An trả lời: Cứ đánh đã rồi sẽ rút kinh nghiệm sau. Trong lúc đó, máy bay Mỹ bay rợp trời, thả bom đánh bừa vào những nơi rậm rạp, nghi là có quân ta. Cái khó ló cái khôn, chúng tôi bàn nhau: hỏa lực Mỹ mạnh hơn chúng ta, vì thế, nếu lộ sớm, Mỹ sẽ đánh từ xa, ta khó chiến thắng, phải chỉ huy bộ đội vào gần, nhìn rõ mục tiêu và phải sử dụng thật hiệu quả các loại vũ khí hiện có. Đến ngày 15, tiểu đoàn 7 cơ động hình thành trận địa chặn đầu khóa đuôi toàn bộ tiểu đoàn 1 của H.Moore. Đại đội do tôi chỉ huy tổ chức bốn mũi tấn công với gần 100 đồng chí. Tôi vào rất sát, chỉ cách hầm chỉ huy của H.Moore 70m. Tôi lệnh cho B40 bắn thẳng vào đó. Sau này, khi gặp lại, chính H.Moore đã công nhận quả đạn B40 đó đã tiêu diệt được một số lính Mỹ đang ở trên miệng hầm. Sở dĩ ông ta thoát chết vì đang nằm ở dưới. Sau gần một giờ chiến đấu, chúng tôi chiếm được khoảng 20 công sự, thu được chín tiểu liên AR 15, 2 súng M79 và hai máy thông tin PRC25. Đến tối ngày 16, chúng tôi lại tiếp tục chĩa các mũi nhọn đánh vào thung lũng Ia Đrăng. Sáng 17, vì lực lượng tổn thất quá lớn, tiểu đoàn của H.Moore đã gọi trực thăng đến rút quân. Còn một điều nữa mà bộ phim kia đã xuyên tạc trái ngược với sự thật. Thứ nhất, tiểu đoàn 66 lúc đó vừa vào chiến trường được ba ngày, chúng tôi lại toàn là lính trẻ, chưa có mấy kinh nghiệm, nên nhiều lính Mỹ giả chết ngay dưới chân mà chúng tôi không để ý. Thứ hai, chúng tôi không thể có đủ lực lượng để bắt tù binh. Vì thế, trận Ia Đrăng, về phía chúng tôi, hoàn toàn không bắt được một tù binh Mỹ nào. Còn về phía Mỹ, họ bắt được mấy anh em trinh sát. Sau này, chính H.Moore đã công nhận với tôi, họ đã tra tấn và bắn chết những tù binh này. Những người đã trực tiếp chiến đấu tại thung lũng Ia Đrăng, mà điển hình là đại tá H.Moore và J.Galloway, trong cuốn "We were soldiers once... and young", đã tự thuật nhiều điều. H.Moore đã kể lại diễn biến của trận đánh với những lời khách quan. Về tương quan lực lượng trực tiếp chiến đấu, thực tế, ông thừa nhận "*********" không nhỉnh hơn về quân số. Trận đối đầu trực tiếp tại thung lũng Ia Đrăng chỉ là của tiểu đoàn 7 và đơn vị ông ta. Hơn thế, phía Mỹ còn luôn nhận được sự tiếp ứng tích cực bằng pháo và bom. Thậm chí, sau khi H.Moore kêu gọi yểm trợ, tiểu đoàn 2, thuộc lữ đoàn dù 3, sư đoàn không vận 1 đã được điều động tới. Tuy nhiên, trên đường hành quân, tiểu đoàn này đã bị tiểu đoàn 8 của ta chặn đánh tơi bời. Đặc biệt, H.Moore và J.Galloway còn có những lời hết sức thật đề tặng "đối thủ" Vũ Đình Thước trong cuốn "We were soldiers once... and young": "Đoàn cựu chiến binh sư đoàn không vận Mỹ và Đài ABC thân tặng ông Thước với sự ngưỡng mộ cao nhất cho người đã chiến đấu trên chiến trường vì Tổ quốc của mình" và "Với sự tôn kính sâu sắc nhất đối với một địch thủ mà đã trở thành một người bạn thân thiết - người đã chiến đấu anh dũng trên chiến trường này". Thử hỏi, nếu tiểu đoàn 7 giết hại tù binh, những người lính Mỹ thuộc tiểu đoàn 1, vi phạm những quy định về chính sách tù binh của Liên hợp quốc, thì liệu H.Moore và J.Galloway có còn ngưỡng mộ đại đội trưởng Vũ Đình Thước như thế? Trong đoàn cựu chiến binh sư đoàn không vận 1 của Mỹ thăm lại chiến trường Ia Đrăng vào năm 1993, còn có một số thành viên với những lời tự thuật khác. Binh nhì G.Smith: "Hai trung đoàn của tôi đã gục ngã như trước lưỡi liềm. Tôi đã cầu Chúa chặn ngay những chiếc máy bay của chúng tôi đang thả bom Napalm. Nhưng những cánh rừng đã đỏ rực lên. Những chiếc máy bay F100 đã thả thẳng bom vào đội hình chúng tôi. Một người lính của tôi bị lửa trùm lên người. Tôi định lôi anh ta dậy nhưng tay tôi nắm đến đâu thì da anh ấy tụt ra đến đấy...". Đại úy G.Forest: "Lúc đó tôi đã suýt điên lên vì sợ hãi!". Thực tế trận Ia Đrăng là thế! Vậy mà, ngay sau đó, tại Sài Gòn, các cơ quan truyền thông Mỹ - ngụy đã phát đi bản tin về "một chiến thắng vĩ đại". Tướng Westmoreland thì bắt tay những kẻ may mắn trốn thoát khỏi thung lũng Ia Đrăng, chúc mừng "chiến thắng". Sau này, những cựu chiến binh Mỹ kể lại lúc ấy, họ đang đau đáu về sự thực của cuộc chiến, về những người bên họ đã nằm lại nơi chiến trường.
    Vài lời kết "Bóp méo lịch sử", nay "biến những chiến bại thảm hại thành những chiến thắng oanh liệt", phải chăng, đó là một trong những cách để nước Mỹ xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp đẽ? Nhân chứng lịch sử còn đó, cả người Mỹ, cả người Việt Nam, vậy mà những người "làm phim về đề tài lịch sử" Hoa Kỳ lại có thể "cưỡng tình đoạt lý", ngang nhiên dựng lên những điều trái ngược với những gì từng diễn ra trong quá khứ? Hãy để những công dân Mỹ, những người từng đã xúc động sâu sắc và hết sức căm phẫn phản đối trước một cuộc chiến tranh phi nghĩa khi xem cuốn băng ghi lại những lời tự thuật của các cựu chiến binh tiểu đoàn 1 quân đội Hoa Kỳ, trả lời! Hãy để những độc giả của "We were soldiers once... and young" trả lời! Hãy để sự thực lịch sử trả lời!
    Huy Quân (Tạp chí Nhân chứng và Sự kiện)
    (*) Đầu đề của báo Nhân Dân.
    ---------------------------
    Chắc có một tí liên quan nhỉ ?
  5. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Trận đánh này của ta làm Mỹ cũng hơi choáng vì đây là một trong những trận quan trọng nhất mang tính quyết định Mỹ về vấn đè Việt Nam
    Ngày 28-7-1965 tổng thống Giôn-xơn đưa sư đoàn kỵ binh số 1 (cơ động đường không) vào tham chiến ở Việt Nam. Sư đoàn mới chính thức thành lập 1 tháng, binh sĩ lấy từ sư đoàn xung kích đường không thí nghiệm số 11 và một số đơn vị của sư 2 bộ binh (nay gọi là kỵ binh), do tướng W.O. Kin- nớt chỉ huy, có hơn 400 trực thăng OH-13 (trinh sát), UH-1 (tiến công và chở quân), CH-47 và CH-54 (vận tải nặng); với 16.000 binh sĩ, 16.000 xe cộ, đến Việt Nam đầu tháng 9, triển khai đến An Khê. Việc chọn địa bàn tác chiến miền Trung không phải ngẫu nhiên, mà vì vào mùa hè khu vực này rõ ràng sắp bị tấn công không phải chỉ bởi ********* mà nghiêm trọng hơn là có tin có cả các đơn vị quân đội Bắc Việt Nam. Việc quân chính quy miền Bắc thâm nhập theo đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào và Cam-pu-chia đã được phát hiện trước đó, nhưng các tin tình báo lúc này lại vẽ ra bức tranh đáng sợ hơn... Cuối tháng 7, trung đoàn 32 (E32) Bắc Việt Nam bắt đầu chiến dịch bao vây Đức Cơ, đe doạ đè bẹp lực lượng đồn trú gồm lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam (biệt kích) và một phần là lính người miền núi, tất cả do lực lượng đặc biệt Mỹ kiểm soát...
    Đầu tháng 9, E32 có thêm E35 cùng D (tiểu đoàn) chủ lực địa phương lập căn cứ phía đông núi Chư Pông, là dãy núi nằm chắn bờ nam sông I-a Đrăng, cao hơn 500m, có rừng rậm dài 37 dặm đến thành phố Plây-cu. Điều người Mỹ không nhầm là sắp có thêm trung đoàn thứ ba: E66, sẽ nâng lực lượng do tướng Chu Huy Mân chỉ huy lên tương đương sư đoàn, và "đây là lần đầu tiên quân Bắc Việt Nam hoạt động trên chiến trường miền Nam với lực lượng nhiều trung đoàn...
    Sư đoàn kỵ binh 1 của Kin-nớt đảm trách khu vực gồm hầu hết các tỉnh Plây-Cu, Kon Tum, Bình Định thuộc vùng 2 chiến thuật được lệnh phát hiện, tiêu diệt bất cứ lực lượng nào trong khu vực. Kin-nớt giao cho lữ đoàn 1 bắt đầu những cuộc lùng sục bằng máy bay, hy vọng tìm ra lực lượng đã tiến công Plây-me (hôm 20-10). Thành phần chính của lữ đoàn này gồm 3 tiểu đoàn bộ binh trực thăng vận cùng thành phần yểm trợ hoả lực pháo và rốc-két phóng từ UH-1 kiểu đặc biệt. Không biết cuộc tiến công trại Plây-me (một trung tâm huấn luyện biệt kích) và trận phục kích (đơn vị đến giải cứu Plây-me) đều do quân chính quy Bắc Việt Nam tiến hành, sư đoàn kỵ binh 1 tập trung hoạt động vào khu vực phía bắc và đông của trại, hy vọng phát hiện du kích ********* đã quay về làng bản của họ. Không tìm được gì nhiều, chủ yếu vì tướng Chu Huy Mân đã lệnh cho các E rút về căn cứ Chư Pông ở phía tây, nơi họ sẽ hội quân với E66 để tiến công Plây-me một lần nữa...
    Mãi 1-11, khi trực thăng trinh sát xa và rộng mới phát hiện đối phương cách Plây-me 7 dặm về phía tây, quân yểm trợ được gọi đến và 8 giờ 08 tấn công vào một vị trí, sau đó mới biết là một bệnh viện dã chiến của quân Bắc Việt Nam. Những cuộc chạm súng trong suốt ngày hôm đó...phía sư đoàn kỵ binh có 11 binh sĩ tử trận. Qua các tài liệu thu được kỵ binh biết rằng họ đang tìm đúng chỗ. Ngày 2-11 Kin-nớt chuyển hoạt động sục sạo phía tây và 3-11 lập bãi đáp ở bờ nam sông làm nơi xuất phát cho các toán tuần tiễu. Kin-nớt nghi ngờ khu vực Chư Pông là một căn cứ lớn của quân Bắc Việt Nam, nên đến 9-11 ông đưa lữ đoàn 3 do đại tá Thô-mát Bơn chỉ huy thay lữ đoàn 1 và ra lệnh chuẩn bị tấn công khu vực cộng sản đang chiếm giữ. Toàn bộ D1 trực thăng vận D1/7 đến bãi đáp hôm 14-11 và từ đó lùng sục. D này do trung tá Ha-rôn Mo-rơ chỉ huy, sáng 14 trinh sát sườn đông Chư Pông tìm bãi đáp đã chọn khoảng rừng thưa ở sườn núi- sau này gọi là bãi đáp X-ray. Tiểu đoàn được đưa đến từng đợt, dẫn đầu là đại đội B của đại uý D. H-ren... Mo-rơ đặt sở chỉ huy xung quanh gò đất lớn gần bãi đáp, lệnh cho đại đội B tuần tiễu, bắt được 1 lính đào ngũ của Bắc Việt Nam, người này khẳng định đây là một căn cứ lớn của cộng sản, nên Mo-rơ liền lệnh cho H-ren tuần tra về nhánh núi phía bắc. Đại đội B tiến lên theo đội hình bài bản, đến 12 giờ 45 thì B1 gặp đối phương, trong khi chiến đấu đã yêu cầu chi viện. H-ren cho B2 gồm 27 binh sĩ tiếp ứng ngay, nhưng trên đường tiến vấp phải một tiểu đội Bắc Việt Nam liền đuổi theo thì bị hoả lực đối phương quét từ sườn phải và bị bao vây. H-ren đối phó bằng cách lệnh cho B3 xông lên nhưng ngay sau đó biết rằng mình đang phải đối đầu với một lực lượng đối phương lớn và có kỷ luật...
    Mo-rơ theo dõi diễn biến này, đã gọi máy bay và trọng pháo tới oanh tạc trước khi đưa đại đội A mới đến tăng viện. Nhưng khi trung đội đi đầu vượt qua con suối cạn thì bị tiến công nặng nề và khi đạn cối quân Bắc Việt Nam bắt đầu nã xuống bãi đáp thì Mo-rơ buộc phải lệnh ngừng trực thăng hoạt động. 14 giờ 45 với không đầy 3 đại đội trên chiến địa, Mo-rơ đang ở tình thế nguy hiểm. Để đối phó, đại tá Brao lệnh cho 1 đại đội của D2/7 kỵ binh bay từ An Khê tới và sau đó D2/2 kỵ binh bay tiến đến bãi đáp Victor cách bãi X-ray 5 dặm chuẩn bị tăng viện. May thay cho quân Mỹ, dưới áp lực không kích và pháo binh, hoả lực đối phương giảm đi nên số còn lại của D1/7 được trực thăng vận đến X-ray lúc 15 giờ, nhờ vậy Mo-rơ tổ chức lại được lực lượng phòng thủ: đại đội C và D giữ bãi đáp, trong khi đại đội A và số còn lại của đại đội B tập họp lại tiến công giải toả cho trung đội B đang bị bao vây.
    Dưới sự yểm trợ của pháo và rốc-két, cuộc tiến công bắt đầu lúc 16 giờ 20 nhưng tiến chưa được 150m, Mo-rơ buộc phải cho lực lượng này rút lui, để mặc cho trung đội B của Clai-de E. Sa-vai-gơ chỉ huy đang bị bao vây, tự cứu lấy mình. 19 giờ, đại đội B của D2/7 đến, Mo-rơ lập một vành đai bảo vệ, trong khi suốt đêm đó quân Bắc Việt Nam cố gắng tiêu diệt trung đội B đang bị bao vây bằng 3 đợt tiến công và đưa lực lượng đến bao vây bãi đáp. Rạng 15-11, đối phương tiến công từ phía nam gây thương vong nặng nề cho đại đội C trước khi họ tiến công đại đội A phiá đông. Hoả lực quét trên bãi đáp. Mãi 9 giờ quân tăng viện mới được trực thăng chở tới, D2/5 từ bãi đáp Victor tiến đến, quân Bắc Việt Nam mới tản ra. Mo-rơ lệnh cho tất c các đại đội ra khỏi vành đai tìm kiếm những lính Mỹ bị thương và quân Bắc Việt Nam rớt lại. Trong đêm thứ hai của cuộc giao tranh, đối phương chỉ tổ chức những cuộc tiến công quấy rối, nên trung đội của Sa-vai-gơ cuối cùng được giải vây, cuộc khủng hoảng chấm dứt. Nhưng chiến dịch chưa phải đã chấm dứt:
    ...10 giờ 30 ngày 16-11, D của Mo-rơ được thay thế, vào thời gian đó lực lượng của sư đoàn kỵ binh đã có 79 binh sĩ chết và 121 bị thương... Ngày17-11 quân Mỹ rời bãi đáp X-ray để cho B52 tới ném bom núi Chư Pông và các D2/5, D2/7 đến thay cho D1/7 của Mo-rơ rút về bãi đáp Columbus. Nhưng khi D2/7 đến gần khu rừng thưa được gọi là bãi Albany thì lại bị quân Bắc Việt Nam đánh ngang sườn, đại đội C tổn thất nặng: 41 binh sĩ tử trận. Cuộc chiến kéo dài suốt chiều đến tối, viện binh được cấp tốc đưa từ bãi Columbus và từ An Khê đến. Những cuộc càn quét tiếp tục đến 27-11 mới hoàn toàn chấm dứt. Đây "là một thảm kịch": sau 33 ngày...phía sư đoàn kỵ binh 1 có 304 binh sĩ tử trận, 524 bị thương...".
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ....Vô duyên đối diện bất tương phùng
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm về so sánh lực lượng, nhiều trường hợp chỉ kể lực lượng mặt đất mà quên đi không quân và pháo binh yểm trợ. Lực lượng B52 tham gia Iadrang kéo theo biết bao người lo các khâu từ hậu cần đến hướng dẫn. Có thể quy ra thành các tiểu đoàn, trung đoàn không quân tham gia Iadrang.
    Còn về số thương vong của Mỹ, cứ so sánh với thương vong của Mỹ trong chiến tranh Irac là biết tác động của nó! (lớn hơn toàn bộ số Mỹ chết ở Irak từ 1990 đến giờ)
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Em trích vài đoạn hồi kí của tướng Đặng Vũ Hiệp để hiểu thêm tinh thần của QĐNDVN trong trận đánh:
    "...Anh Lã Ngọc Châu [chính ủy trung đoàn 66] kể lại : trên đường xuống tiểu đoàn 9 tôi gặp hơn 20 anh em thương binh, người băng kín đầu, người băng ngực, băng cánh tay, có người chống gậy đi khập khiễng nhưng họ đều đem theo vũ khí của mình. Có người còn mang thêm cả những khẩu súng AR15 và M79 thu được của Mĩ. Khi được hỏi về tình hình địch anh em sôi nổi : "Lính Mĩ rất đông, có cả da đen và da trắng. Lúc đầu chúng rất hung hăng, dàn hàng ngang tiến lên. Nhưng khi bị ta nổ súng đánh trả, rồi anh em ta giương lê lao vào chúng vô cùng hoảng sợ, dẫm đạp lên nhau mà chạy". Có anh em lại nói : "Lính Mĩ lười đào công sự, khi chạm súng với ta nhiều tên cúi mắt bắn lên trời". Số đông anh em cho rằng : "Lính Mĩ chẳng có gì đáng sợ, nó to cồng kềnh xuyên rừng khó hơn ta, bắn nó dễ trúng, nó xoay xoả chậm hơn anh em mình nên chúng rất sợ ta đánh gần". Khi được hỏi về hoả lực phi pháo của Mĩ nhiều người tỏ ra rất ngại. Một số anh em kêu lên :"Sao tụi Mĩ nhiều bom lắm pháo thế. Tuy vậy nhiều anh em lạc quan :"Nếu cấp trên kiềm đưọc phi pháo của chúng, một mình em chấp 3 thằng Mĩ"
    trận ngày 15-11 :
    "...Anh em ta lao thẳng vào quân Mĩ đánh chúng bằng lựu đạn và AK. Nhiều đồng chí dùng lưỡi lê, dao găm diệt địch. Đậi đội trưởng đại đội 2 Lê Văn Tam [được tặng huân chương chiến công hạng nhì và danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp 3], tiểu đội phó hà Huy Trọng [quê Thanh Hoá], Phạm Văn Tiết [quê Thanh hoá], Cao Thái Thưởng [quê Thanh Hoá], trần Minh Duyên [quê Ninh Bình], Đỗ Văn Vinh [quê Thanh Hoá] là những chiến sĩ diệt từ 5-7 tên mĩ, đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ. Riêng đồng chí Lê Văn Tam dùng lê diệt 7 tên mĩ. Trận đánh kéo dài đến 5h45, tiểu đoàn 7 diệt gọn 1 đại đội Mĩ...Trên đường lui quân là cuộc chiến đấu quyết liệt với máy bay Mĩ. Chiến sĩ ta trên vai mang vác thương binh, tử sĩ, chiến lợi phẩm nhưng vẫn phải đánh trả quyết liệt máy bay địch. Nguyễn Hữu tài trung đội 1 đại đội 1 ba lần lấy thân mình làm giá súng để đồng đội bắn rơi 1 máy bay AD6 của địch. Trong trận anỳ tiểu đoàn 7 còn bắn rơi 4 trực thăng Mĩ.
    Tôi đã gặp các chiến sĩ tiểu đoàn 7. ANh em kể lại : "Khi đánh nhau lính Mĩ không có gì đáng gờm cả. Tụi nó cúi đầu giơ súng bóp cò lia lịa hoặc vác súng ngược đằng sau vừa tháo chạy vừa bắn. Quân ta truy sát còn cách 20 đến 30m ngắm thẳng vào đầu và lưng từng đứa mà bắn thật dễ dàng..."
    trận ngày 17-11 :
    "...Anh em ta theo dõi từng bước của chúng chờ đến khi phần đông đội hình địch lọt vào trong tầm đạn AK và lựu đạn, chỉ huy tiểu đoàn [8] mới ra lệnh cho súng cối 82 ly bắn cấp tập vào đội hình địch. Cùng lúc chiến sĩ thượng liên Lê Khắc Nga nã nhưng loạt đnạ chính xác bắn gục 20 tên Mĩ, đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú đầu tiên của chiến trường. Trung đội 3 đại đội 6 cũng đồng loạt nổ súng chính xác vào đội hình quân Mĩ. bị đòn bất ngợ, quân Mĩ vô cùng hoảng loạn. Anh em ta xông lên dùng AK và lưỡi lê diệt địch. Trận đánh kéo dài chưa đầy 10 phú, đại đội 6 đã diệt gọn 2 trung đội Mĩ đi đầu... Quân Mĩ bị ta giáng trả quyết liệt phải bật trở lại. Hơn chục tên nhảy xuống một hố bom cạnh con suối cạn ngoan cố chống cự. Trung đội trưởng trung đội 2 đại đội 6 Phạm Minh tâm liền lệnh cho cối 60 ly bắn.
    Lê Xuân Phôi [tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8] chạy lên nhắc :
    - Đồng chí Tâm, không cần dùng cối, cho anh em dùng lựu đnạ tiêu diệt địch.
    Tâm giao nhiệm vụ tiêu diệt quân Mĩ cho tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Giao [quê Thanh Hoá] và Nguyễn Văn Khuyến [quê Hà Tây]. Cả 2 còn rất trẻ, tuổi đời chưa quá đôi mưỡi. Sau 4 tiếng nổ liên tiếp đanh gọn, hơn chục tên lính kị binh không một tên sống sót... chiến sĩ ta hình thành từng tổ, từng mũi bám sát, yểm hộ cho nhau lao lên đánh giáp lá cà quyết liệt với quân Mĩ. Chiến sĩ cao Đình thơ bằng một đường lê chính xác và quả cảm đam chết 1 tên Mĩ, cứu được đồng đội đang ôm vật với lính Mĩ. Chính trị viên phó đại đội 6 Đinh Văn Đế [quê Quảng Ngãi] 3 lần bị thương vẫn dồn hết sức lực còn lại đuổi địch bắn chết 5 tên Mĩ. Khi hết đạn anh dùng dao găm đâm chết 3 tên Mĩ. Trung uý Vũ ĐÌnh Dự chính trị viên đại đội 8 [quê Kiến An], trung úy Đoàn Ngọc Đảnh đại đội trưởng đại đội 7[quê Bến Tre], thiếu úy Nguyễn Xuân Ngạnh trung đội trưởng [quê Vĩnh Phúc], thiếu úy Vũ Đức thắng trung đội trưởng [quê Ninh Bình], chiến sĩ trẻ Lê Văn Quỳnh (18 tuổi) [quê hà tây]...người diệt ít nhất 5 tên, có người diệt đến hai chục tên mĩ, đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú..."
    "...Chúng tôi đi kiểm tra trận địa sau khi ta làm chủ chiến trường, địa hình hàng chục ki-lô mét vuông bị đảo lộn, cây gãy đổ ngổn ngang, không còn đường còn lối. Địch chết thành đống, có chỗ năm, ba tên; xen lẫn vào đó là xác chiến sĩ ta. Nhiều đồng chí nằm đè lên xác lính Mĩ, lưỡi lê còn cắm vào ngực tên địch. Có đồng chí hy sinh tay vẫn nắm chặt quả lựu đạn bên sườn. Có tổ ba ba hy sinh mà phía trước và phía sau các anh có hàng chục xác Mĩ. Có đồng chí hy sinh trên vai còn vác thi thể đồng đội.
    Nhìn vào trạng thái địch ta như trên không những thấy rõ được tính chất quyết liệt một cách cụ thể, đồng thời thấy được sự hy sinh dũng cảm tuyệt vời của cán bộ, chiến sĩ ta. Về mặt chiến thuật càng thấy rõ nét hoạt động của tổ ba ba, thậm chí của những bộ phận một, hai đồng chí có rất nhiều tác dung trong việc đột nhập sâu vào đội hình tung thâm của địch. Hầu hết anh em ta hy sinh trong phạm vi 1 ki-lô mét vuông nhưng tư thế đều hướng vào giữa, hình thành các mũi bao vây kín rất rõ. Ngay trong chỉ huy sở của địch, cạnh đài 15W, cạnh 1 lô cốt nắp sắt cũng có thi hài của anh em ta..."
    Bản thân trung đoàn 66 trong trận này thiệt hại cũng không nhỏ : 208 hy sinh, 146 bị thương. TĐ đã được tặng thưởng một lúc 2 huân chương quân công hạng nhất, vì theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ta không có huân chương nào cao hơn, vì vậy tặng một lúc 2 huân chương để thưởng công cho thành tích tuyệt vời của TĐ66.
    Chỉ tiếc là ta không đủ khả năng để dựng phim về mấy trận này.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 07/08/2003
  8. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Phim " We were soldiers" tôi đã xem bản DVD gốc, đúng là sự xuyên tạc về hình ảnh người bộ đội Viêt nam , đặc biệt là nhân vật chỉ huy.
    Tuy nhiên cũng xin các bạn tỉnh táo chút xíu, cách đây cũng lâu khi vụ scandal Đơn Dưong đóng phim này, có một bài báo trên An Ninh Thế Giới ghi theo lời kể của một nhân vật trong cuộc , tôi vẫn còn nhớ là lực lượng của bộ đội của Việt Nam là 3 tiểu đoàn 7,8,9 của trung đoàn 66, phía Mỹ chỉ có tiểu đoàn 1 của lữ 3, và quân cứu viện thì chỉ có 1 đại đội của tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn 3. Quân ta dùng chiến thuật áp sát cho nên phi pháo và bom của Mỹ góp phần làm cho lính Mỹ chết nhiều
    Ngoài ra thì ai cũng biết 3 đánh một không chột cũng què
    Vài dòng thêm thông tin cho chủ đề này.
    JUST BE COOL!
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không hẳn là 3 đánh 1 đâu bác ạ, phía VN có 3 tiểu đoàn thật nhưng không đồng thời tham chiến. Trận Ia đrăng diễn ra trong thời gian từ sáng 14-11-1965 đến tối 17-11-1965, đại khái thế này :
    - Trận thứ nhất : sáng ngày 14-11-1965, tiểu đoàn 1 thuộc lữ 3 cùng 12 pháo 105mm được trực thăng đổ xuống. Lực lượng này tấn công vào sở chỉ huy tiểu đoàn 9 TĐ66, bị lực lượng công binh, thông tin, vận tải, anh nuôi tại chỗ dựa vào công sự đánh trả khá mạnh. Khi thấy sở chỉ huy bị tấn công, 2 đại đội của tiểu đoàn 9 với 1 cối 82mm đã hành quân đến phản công bằng lưỡi lê, lựu đạn. Theo tiểu đoàn 9, 1 đại đội Mĩ bị diệt. Quân Mĩ rút lui.
    - Trận thứ 2 : 5h sáng 15-11-1965, tiểu đoàn 7 dùng 2 đại đội + 2 cối 82mm tập kích vị trí trú quân của Mĩ. Bộ đội VN dùng 1 trung đội đột kích với 3 B40, 6 RPD, 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mĩ. Đến 5h45, bộ đội VN rút lui. Tiểu đoàn 7 báo cáo diệt 1 đại đội và 4 trực thăng, 1 AD6.
    Sau đó Mĩ đổ 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2 lữ 3. 2 trực thăng bị trúng đạn của bộ đội VN.
    - Trận thứ 3 : đêm 15 rạng ngày 16-11, tiểu đoàn 7 dùng đại đội còn lại với 3 cối 82mm tiếp tục tập kích quân Mĩ. Trận đánh kéo dài đến trưa 16-11. Quân Mĩ bị thiệt hại 1 đại đội. Đến thời điểm này, toàn bộ quân Mĩ còn lại khoảng 400 bỏ lại xác rút lui (sau đó ném bom napal huỷ xác). Chính trong trận này, Mĩ đã dùng B52 chi viện chiến thuật cho bộ binh.
    - Trận thứ 4 : TĐ66 điều tiểu đoàn 8 còn hoàn toàn sung sức tiếp tục truy kích quân Mĩ. 12 giờ trưa 17-11 lực lượng này đụng quân Mĩ và đã diễn ra trận đánh lớn nhất ở thung lũng Ia Đrăng. Tiểu đoàn 8 cùng 1 đại đội của tiểu đoàn 1 TĐ33 tới chi viện xông vào đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê, dao găm, lựu đạn. Cả 2 bên đều chịu nhiều tổn thất, phía VN có cả tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó hy sinh. Trận đánh kết thúc vào chiều tối, hầu hết quân Mĩ bị tiêu diệt, chỉ còn một số chạy thoát.
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng nghe nhiều về trận đánh này. Nhưng mà theo tôi một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta chiến thắng được là chơi xáp lá cà. Nhờ đó mà hạn chế thương vong bởi bom Mĩ, vì nếu ta nhảy vào đội hình của Mỹ nắm thắt lưng mà đánh thì B52 chỉ có cách ngồi khóc.
    Hình như có bạn nào phân tích chuyện này rồi nhỉ.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]

Chia sẻ trang này