1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận I-a Đrăng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi nguoixahanoi, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    các bác bàn luận hay quá. em chỉ xin tham gia góp ý thôi. theo CIA thì kết quả của trận đánh là không xác định rõ. theo tui, nếu các bác bảo đánh giáp lá cà ta thắng vậy lính hậu cần với dự bị chẳng lẽ ngồi uống nước ở campuchia nên không ảnh hưởng. cho nên theo em ta thương vong chủ yếu ở non-combat solder. thứ hai, đây là lần đầu ta đương đầu với chiến thuật trực thăng vận,nên trận này ta thành ở chỗ đã tìm ra cách đánh thich hợp nhất. thế thôi nhá . em chỉ nói lên ý kiến thôi

    TO BE OR NOT TO BE
  2. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Diễn biến trận này rất nhiều sách báo đã nói, nhưng nếu đọc kỹ tôi thấy nhiều phần không thống nhất. Có phần theo logic có thể phân biệt đúng sai, nhưng có chỗ thì chưa thể kết luận nếu như không có thêm thông tin kiểm chứng, hy vọng các bạn có các thông tin mới, để chúng ta có thể hiểu được chuyện gì đã thực sự xảy ra:
    Các tư liệu:
    1 Hồi ức Chiến trường mới - Cố Thượng Tướng Nguyễn Hữu An, nguyên phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3), 2/1999 ?" NXB QĐND.
    2 Ký ức Tây Nguyên - Thượng Tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên chính ủy Mặt trận Tây Nguyên, cuối năm 1999 ?" NXB QĐND.
    3 Chiến thắng Plây me ba mươi năm sau nhìn lại - Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ tư lệnh quân đoàn 3, 1995 ?" NXB QĐND.
    4 Sự lừa dối hào nhoáng John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam ?" Neil Sheehan, 1988 - bản dịch tiếng Việt ?oA bright shining lie John Paul Vann and America in Vietnam?, 1995 ?" NXB TP HCM & bản dịch 2002 cũng của NXB TPHCM.
    Bản dịch 1995 tôi đã post truớc có khác bản 2002, tôi kiểm tra: bản 1995 nói Moore đổ quân vào ngày thứ Bảy 14 tháng 11 năm 1965, nhưng theo lịch thì ngày 14 đó phải là ngày Chủ nhật mới đúng, và bản 2002 cũng nói đó là Chủ nhật. Vậy về các mốc thới gian tôi chỉ theo bản 2002. Ở đây là bản copy của bản dịch năm 2002 của NXB TPHCM:
    http://www.vnnews.net/forums/showthread.php?t=53167
    Diễn biến:
    Trước 10h00 ngày 14/11/1965, lực lượng của VN có tại khu vực xung quanh Chu Prong(2):
    D7/66, Bắc làng Tung Hai (dãy núi Chu Prong)
    D9/66, Đông Bắc Chu Prong
    D8/66, khu vực Ba Bỉ
    D2, d3/33 & c1/d1/33, làng Bờ Riêng
    D1 (thiếu), suối cạn gần Ba Bỉ.
    Theo(2)(3), tướng Hiệp và Báo cáo ngày 1/1/1966 của Mặt trận Tây Nguyên, thì c3/d7/66 lúc này đi lấy gạo chưa về, nên không tham gia chiến đấu trong trận đêm đầu tiên của d7, tướng An trong (1), không nhắc tới việc này, nhưng trong thuật lại của người trong cuộc là nguyên Tiểu đoàn trưởng d7/66 Phạm Công Cửu khi đó là thiếu tá trong (3) thì không hề đề cập tới chi tiết này, và theo miêu tả của ông thì cả 3 c:1, 2, 3 của d7 đều tham gia trận tập kích đêm đầu tiên của tiểu đoàn. Và thời gian của trận đó là 4h30 ngày 16/11/1965, chứ không phải như tôi thường đọc là sáng ngày 15/11/1965.
    Ông Cửu thuật lại(3):
    ?oBộ phận chỉ huy Tiểu đoàn 7 chia làm 2 tốp liên tục truy tìm địch. Tốp 1 có tôi, đồng chí Tam và đồng chí Thước. Tốp 2 có đồng chí Triệu Đại đội 1, trinh sát Tiểu đoàn 7 và 2 chến sĩ. Chúng tôi lần vào rừng lợi dụng pháo sáng, lùng sục đến 2h sáng ngày 16, qua các gò đồi, khóm rừng, đều không thấy tăm tích quân địch.
    Ít phút sau đồng chí Khương trung đội trưởng thuộc Đại đội 2 chạy tứi báo cáo đã phát hiện quân địch co cụm ở bãi trống đổ bộ ban chiều. Ngay lúc đó chúng tôi theo đồng chí Khương đi kiểm tra. Bọn địch đang căng dù, đắp màn trắng nằm ngoài bãi trống. Một số tên lính gác đang đi lại có vẻ chăm chú làm nhiệm vụ.
    Tôi ra lệnh cho các đại đội ra đón bộ đội vào ngay và giao nhiệm vụ cho Đại đội 2 bao vây hướng Đông Bắc cụm quân địch. Đại đội 3 bao vây hướng Bắc ?" Tây Bắc. Súng cối nhằm giữa bãi nhả đạn. Số lượng 30 quả, sau đó di chuyển ra mép rừng xanh phía Nam.
    Đại đội 1 đón lõng bìa rừng từ phía Nam đến Tây Nam có súng thượng, đại liên của tiểu đoàn phối hợp bắn quét quân địch khi chúng trốn chạy vào rừng. Đại đội 1 còn phải đào công sự hạ thấp súng bắn quét và Đại đội 1 còn phải ở lại sẵn sàng đánh địch đổ bộ sáng hôm sau.?
    Về thời gian trận đánh theo Tướng An: ?oTiểu đoàn 7 đã nổ súng tập kích địch từ năm giờ rưỡi sáng 15 tháng 11?, tướng Hiệp cũng gần thống nhất: ?oMãi tới 5 giờ sáng ngày 15 tháng 11, tiểu đoàn 7 mới tiếp cận được quân Mỹ?.
    Theo ý tôi, các đại đội của d9/66 đã chiến đấu với d1/7 của Moore suốt ngày 14, nhưng do không được chỉ huy thống nhất từ đầu, địa hình tác chíên rộng, luôn cơ động tránh phi pháo Mỹ, đến cuối ngày và đêm 14, d9 không đủ sức để tự mình tấn công tiếp quân Mỹ vào sáng hôm sau. D9 cần tổ chức và củng cố, nên nếu cuộc tấn công thứ 2 vào quân Mỹ vào đêm 14 rạng 15 thì chỉ có thể là d7. Ông Cửu có nói d7 của ông tấn công Mỹ lúc 4h30 sáng 16, theo tôi có thể có lầm lẫn ở đây. Do ngay lúc chiều tối 14, hai tướng An, Hiệp đã ra lệnh cho d7 tập kích quân Mỹ ngay trong đêm.
    Tướng An viết (1):
    ?oNgày 14 tháng 11 tiểu đoàn?
    Mãi tới chiều tối hôm ấy tôi mới gặp cán bộ chỉ huy trung đoàn 66 ?" anh Lã Ngọc Châu chính ủy trung đoàn. Châu cho biết đội hình trung đoàn bị địch chía cắt chưa liên lạc được, anh chỉ nắm được tiểu đoàn 7 và tình hình địch ở gần tiểu đoàn 7.
    Nắm được tình hình địch, tình hình ta thông qua chính ủy Châu và báo cáo của trinh sát, chúng tôi biết bọn địch đứng sát tiểu đoàn 7 là tiểu đoàn 1 (thiếu) thuộc lữ kỵ binh bay. Tôi và anh Đặng Vũ Hiệp chính uỷ sở chỉ huy tiền phương hội ý chớp nhóang quyết định dùng tiểu đoàn 7 cơ động đánh vào tiểu đoàn 1 Mỹ.?
    Tướng Hiệp cũng viết(2):
    ?oChập tối ngày 14 tháng 11, ở sở chỉ huy tiền phương chúng tôi đã liên lạc được với anh Lã Ngọc Châu đang có mặt tại tỉeu đoàn 7 (lúc này bộ phận anh Phạm Công Cửu cũng vừa từ tiểu đoàn 9 trở về). Chúng tôi chỉ thị cho anh Châu tổ chức tiểu đoàn này tập kích quân Mỹ ngay trong đêm?:
    Đã nhận được lệnh ngay chiều tồi 14, mà d7 bắt đầu đánh d1/7 của Moore vào sáng 16 như ông Cửu nói ở trên, thì tôi thấy không hợp lý. khoảng cách di chuyển của d7 chỉ vài km đường rừng (do sự bố trí vị trí như ở trên, có thể xem bản đồ), nên để khắc phục khoảng các đó phải mất hơn một ngày là sự vô lý. Hơn nữa theo các thông tin từ phía Mỹ mà các bạn đã post và trong (4) Neil cũng đề cập tới việc đại đội C của Moore bị đánh vào tảng sáng ngày thứ Hai 15/11/1965, trong khi d9/66 không còn lực để tấn công lớn. Do vậy tôi cho rằng những gì ông Cửu miêu tả ở trên là trận đánh đầu tiên của d7/66 vào sáng 15/11/1965.
    Về việc c3/d7/66 có tham gia ngay trận sáng 15/11 không:
    Ông Vũ Đình Thước nguyên Đại đôi trưởng c3/d7/66, cũng thuật lại trong bài các bạn đã post trước, và cũng không đề cập chi tiết đó, và cũng nói c3/d7 tham gia ngay trận đầu của d7. Ông Thước cũng đề cập tới trận thứ 2 của d7 vào tối 16/11, nhưng không nói chi tiết.
    Theo sự thuật lại của ông Thước:
    ?oĐến ngày 15, tiểu đoàn 7 cơ động hình thành trận địa chặn đầu khóa đuôi toàn bộ tiểu đoàn 1 của H.Moore. Đại đội do tôi chỉ huy tổ chức bốn mũi tấn công với gần 100 đồng chí. Tôi vào rất sát, chỉ cách hầm chỉ huy của H.Moore 70m. Tôi lệnh cho B40 bắn thẳng vào đó. Sau này, khi gặp lại, chính H.Moore đã công nhận quả đạn B40 đó đã tiêu diệt được một số lính Mỹ đang ở trên miệng hầm. Sở dĩ ông ta thoát chết vì đang nằm ở dưới. Sau gần một giờ chiến đấu, chúng tôi chiếm được khoảng 20 công sự, thu được chín tiểu liên AR 15, 2 súng M79 và hai máy thông tin PRC25.?
    Ông Thước không nói cụ thể c3 của ông chính thức tham chiến vào lúc nào, vào sáng 15 hay là sáng 16.
    Trong (3) có bài ?oBáo cáo của trung đoàn 66? của trung tá Đỗ Trung Mịch có viết:
    ?oTrong chiến dịch Plây me đã diễn ra 3 trận tập kích quân Mỹ: 2 trận do tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 và 1 trận do trung đoàn 33(-1d) thực hiện?
    ?Nhìn chung cả 3 trận tập kích đều diệt được địch, nhưng chỉ có trận tập kích đầu tiên của tiểu đoàn 7, trung đoàn 66 là ta làm chủ được trận đánh.
    ?.Về thời cơ nổ súng, trận tập kích thứ nhất của tiểu đoàn 7 bắt đầu lúc 5 giờ sáng, trận tập kích thứ 2 lúc 2 giờ 30 phút
    ?.Về thời gian của một trận tập kích, trận thứ 1 của tiểu đoàn 7 kéo dài 25 phút, trận thứ 2 khoảng 1 giờ, nhưng không dứt điểm.?
    Trận tấn công thứ 2 của d7 như ông Mịch nói ở trên tức là trận tấn công thứ 3 mà d1/7 của Moore phải chịu, Neil đã tả lại trong (4):
    ?oTrận tấn công thứ ba Moore đã đoán trước xảy ra lúc rạng đông hôm thứ ba. Trận tấn công này yếu hơn những trận khác, có lẽ do hai đại đội một lần nữa lại chỉ dự đánh vào phía nam và tây-nam. Đại đội C đã được thay thế bằng một đại đội súng trường với hỏa lực mạnh mẽ, và lần này những người tấn công bị phát hiện và bị sát hại trước khi nhiều người có thể đến hầm cá nhân. Lính bộ binh đã thanh toán những người đến gần bằng lựu đạn và súng M-16.?
    Việc ông Thước có trực tiếp vào sâu, có lệnh cho B40 bắn vào chỗ của Moore xảy ra vào sáng 15 cũng có lý vì đây là cuộc tấn công mạnh nhất của d7 mà cả hai phía cùng xác nhận. Nhưng chuyện đó cũng có thể xảy ra ở trận sau, Việc này có lẽ phải hỏi thêm chính ông Thước hoặc có thêm thông tin mới có thể kết luận được.
    Theo các bản đồ Mỹ các bạn post lên: Mỹ từ bãi tia X bắt đâu rút d2/7 và d2/5 bắt đầu là 9h00 sáng 17/11/1965 (đó là t/gian chậm nhất Mỹ công bố, vì lâu hơn thì không hợp lý với việc d2/7 bị phục kích vào lúc 12h cùng ngày, còn nói rút sớm hơn nữa thì mang tiếng là rút lui vội vã, bỏ chạy), Phần còn lại của d1/7 của Moore hẳn phải rút trước đó. Neil đã nêu trong (4): việc Moore nấn ná không chịu rút cho tới chiều thứ Ba (16/11) để kiếm xác lính mất tích. Vậy Moore chỉ có thể rút vào chiều 16, hoặc sáng sớm trước 9h ngày 17 (Mỹ không thể rút đêm). Tôi nghiêng về khả năng chiều 16 hơn. Tướng Hiệp có nói là trưa 16 phần còn lại của d1/7 đã rút bằng đường bộ về phía trận địa pháo ở Đông Nam Ia Drang, bỏ lại cả xác chết?.Chưa thể kiểm chứng 2 thông tin khác nhau này, nhưng chắc chắn để Moore rút nhanh như vậy, trận sáng ngày 16 phải gây cho d1/7 thiệt hại đáng kể, hoặc ít ra cũng tăng phần lo lắng cho Brown và Moore, tiếp tục ở lại nhiều bất chắc và an toàn nhất là rút ra. Nên trận sáng 16 Moore không thể mừng thắng trận được, người Mỹ càng thấy khó chơi với sự quyết chiến của người Việt. Để có áp lực thường xuyên như vậy, sáng 16 d7 phải có lực lượng mạnh, tương đối nguyên vẹn.
    Tôi nghĩ tướng Hiệp gần sự thật hơn khi ông viết(2):
    ?o17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, địch đổ tíêp 2 đại đội Mỹ hòng chiếm lại khu chiến đã mất. Đại đội hỏa lực của tiểu đoàn 7 nổ súng kịp thời đánh trúng khu vực địch đổ quân, bắn cháy 2 trực thăng.
    Sau khi nắm lại lực lượng của tiểu đoàn 7, sở chỉ huy nhẹ mặt trận chúng tôi quyết định lệnh cho tiểu đoàn 7 tập kích quân Mỹ ngay trong đêm ngày 15 rạng ngày 16 tháng 11. Lực lượng chủ yếu trong trận này là đại đội 3 và trung đội 1 của đại đội 1 (đang bám sát quân Mỹ) và tăng cường thêm một khẩu cối 82 ly, nâng số hỏa lực lên 3 khẩu cối 82.
    Đại đội 3 vừa đi lấy gạo về nhận được lệnh chiến đấu, cấp tốc hành quân. Đại đội trưởng trung úy Vũ Đình Thước quê Cẩm Hồng, Cẩm Giàng, Hải Dương, chính trị viên đại đội trung úy Phạm Văn Chẩn quê Quy Chính, Giao Thắng, Giao Thuỷ, Nam Định phân công nhau xuống từng trung đội động viên bộ đội.?
    Tôi cho rằng c3/d7 không tham gia trận sáng 15, chỉ tham gia trận sáng 16 với lực lượng nguyên vẹn khoảng 100 người và có thể quấy rối quân Mỹ tối 16 cho tới khi quân Mỹ rút hết ở Tia X vào sáng 17.
    Về kết quả của trận sáng hôm 16 (khoảng 3h00 sáng), các thông tin ở trên có cho thấy kết quả tấn công hạn chế không dứt điểm.
    Nhưng ngược lại tướng Hiệp cho biết(2):
    ?oCuộc chiến đấu ác liệt của tiểu đoàn 7 với quân Mỹ kéo dài tới gần trưa ngày 16 tháng 11. Kết quả quân ta diệt 250 tên Mỹ, gồm một đại đội và một bộ phận tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1 Mỹ?
    Tướng An cũng thống nhất như vậy nhưng khác về thời gian trận đánh(1):
    ?oTiểu đoàn 7 đã nổ súng khoảng 3 giờ sáng 17 tháng 11. Sau ít phút chiến đấu quyết liệt tiểu đoàn 7 đã đánh trúng tiểu đoàn bộ tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1 và đánh thiệt hại nặng đại đội A và đại đội B quân Mỹ.?
    Chi tiết đánh vào tiểu đoàn bộ của Moore có lẽ phù hợp với thuật là của ông Thước c3/d7 ở trên là B40 đã bắn thẳng vào sở chỉ huy của Moore và được Moore xác nhận.
    Về kết quả trận đánh cuối của d7 tôi cho rằng chưa rõ ràng.
    Về thời gian, có lẽ là sáng 16 hợp lý hơn. Khi tướng Hiệp giải thích như sau(2):
    ?oVề phía ta, tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 sau nhiều đợt tiến công liên tiếp quân số một phần bị thương vong, một phần do mải truy dích địch trên địa hình bằng phẳng nhưng cỏ cây rậm rạp nên bộ đội bị lạc một số, đạn dược thiếu, chỉ huy trung đoàn 66 quyêt định không cho tiểu đoàn 7 tập kích vào đêm ngày 16 tháng 1 nữa và giao cho tiểu đoàn này làm nhiệm vụ thu dọn chiến trường, đưa hết thương binh, tử sĩ và chiến lợi phẩm ra ngoài. Tiểu đoàn 9 cũng trong tình trạng tương tự, ngoài số anh em bị tổn thất trong những trận đánh với quân Mỹ, lực lượng còn lại mỗi đại đội lạc một hướng cần có thời gian thu quân.
    Trước tình gình trên, sở chỉ huy tiền phương chúng tôi chỉ thị cho chỉ huy trung đoàn 66 điều gấp tiểu đoàn 8 còn đang sung sức từ hướng Ba Bỉ hành quân về Ia Đrăng tập trung tieu diệt gọn lưc lượng còn lại của tiểu đoàn 1 Mỹ.
    Ngay chiều ngày 16, anh Lã Ngọc Châu giao cho chiến sĩ truyền đạt trung đoàn Nguyễn Đức Tăng mang mệnh lệnh viết tay của anh chuyển đến tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8.
    Nội dung mệnh lệnh như sau:
    Gửi đồng chí Lê Xuân Phôi
    Hai ngày qua tiểu đoàn 9 và tiểu đoàm 7 đã chiến đấu rất giỏi diệt gọn 2 đại đội, đánh thiệt hại 2 đại đội tinh nhuệ nhất của quân Mỹ. Hiện nay quân Mỹ đang hoang mang dao động mạnh. Đồng chí cho tiểu đoàn hành quân gấp về trung đoàn. Trong quá trình hành quân tiểu đoàn phải sẵn sàng đánh địch, vì các đồng chí rất có thể gặp Mỹ.
    Ký tên
    Lã Ngọc Châu?
    Kết luận: Tôi đồng ý về cơ bản bài post của chiangshan gửi ngày 7/8/2003, chỉ xin đính chính thêm:
    Trận thứ nhất: 12 khẩu 105 cộng 2 đại đội đổ xuống Quynh Kla, phía Đông Nam Ia Drang.
    Trận thứ hai: ok, 2 c: c1,c2/d7/e66
    Trận thứ ba: c3/d7/e66, với b1/c1/d7/e66. Thời lượng trận đánh(?), thiệt hại của Mỹ(?) có B52(?). (nhiều nguồn tin về các việc này không thống nhất, ăn khớp nên nếu có thêm sự chứng minh sẽ rõ hơn)
    Trận thứ tư: d8/e66 với đại úy Lê Xuân Phôi là tiểu đoàn trưởng và c1/d1/e33 với tiểu đoàn phó d1/e33 Bùi Thế Luận.
  3. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nếu so sánh số lượng tiêu diệt sinh lực đối phương, thì trận Ia Drang không có gì nổi bật so với các trận đánh lớn khác về sau.
    Đối với quân Mỹ:
    Trận căn cứ 241, Quảng Trị bị trung đoàn 84B pháo hỏa tiễn ĐKB, Việt Nam pháo kích vào đêm ngày 6 rạng 7/3/1967, phía Mỹ chết 1490.
    Trận căn cứ Dốc Miếu, Quảng Trị bị trung đoàn 164 pháo binh, Việt Nam pháo kích váo 18h16 ngày 20/3/1967, phía Mỹ chết 1070.
    Đối kháng bộ binh: trận Bàu Bàng sáng ngày 12/11/1965 sư đoàn 9 (thiếu 2 tiểu đoàn), Việt Nam tập kích lữ đoàn 3, sư đoàn 1 bộ binh Mỹ. Phía Mỹ chết và bị thương gần 2000.

    Đối với quân Việt Nam:
    Việt Nam tìm mọi cách để tránh hoặc hạn chế hiệu quả hỏa lực Mỹ. Việt Nam sẽ chỉ tổn thất nặng nếu không làm được điều này:
    Trong các trận tấn công Mậu Thân 1968, quân Việt Nam dồn xuống thành phố, đồng bằng, bộc lộ lực lượng trong khi đối phương còn nguyên vẹn và có thể phát huy thế mạnh hỏa lực, phương tiện. Quân Việt Nam không chủ trương tập kích rút nhanh. Phơi mình trước thế mạnh hỏa lực quân Mỹ như vậy, quân Việt Nam đã thiệt hại nặng. Riêng trong năm 1968, thương vong phía Việt Nam là trên 100.000. (Tuy nhiên cuộc tấn công này mang lại ý nghĩa khác, ta không bàn ở đây)
    Trên chiến trường Quảng Trị 1972, đánh nhau chính qui và phân tuyến, do chủ trương phản công kéo dài khi không còn ưu thế, quân Việt Nam (Bắc) đã bộc lộ lực lượng trước hỏa lực khủng khiếp của không, hải quân Mỹ, nên đã thiệt hại lớn. Chỉ sau khi mất Thành Cổ, quân Việt Nam(Bắc) mới chủ trương phòng ngự, tạo trận địa có chiều sâu, làm giảm thế mạnh hỏa lực đối phương, luân phiên và giữ gìn lực lương còn lại. Sau đó quân Việt Nam (Bắc) đã trụ vững, dù sức tấn công của quân Sài Gòn và hỏa lực Mỹ không giảm.
    (Năm 2000 tôi có vào thăm Thành Cổ, người hướng dẫn của khu di tích cho biết riêng Thành Cổ con số là 11.600 hy sinh, quân Sài Gòn tuy có phi pháo Mỹ nhưng tổng cộng họ cũng mất khoảng 8000 người).
    Như vậy để đối phó với sức mạnh của ?ongáo ộp? Mỹ, Việt Nam đến tháng 11/1965 tại Ia Drang đã tìm ra hướng đối phó. Họ đã ý thức được sức mạnh của Mỹ ở đâu và đã có biện pháp khắc chế với giá chấp nhận được. Từ đó về sau đối với họ lục quân Mỹ không đáng sợ. Nhưng cứ khi nào quên bài học đó thì họ phải trả giá.
  4. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bác có thể cho biết nguồn gốc các con số thông kê thương vong của quân Mỹ trong những trận này được không ?

  5. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Các bác làm ơn đừng dịch tên riêng sang tiếng Việt được không ạ ? Bãy đáp Xray thì cứ gọi là bãi đáp Xray, nếu muốn quân sự tý nữa thì gọi là Xray LZ
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không hiểu sai lệch về thời gian có phải do cách tính giờ miền Nam và giờ miền Bắc như trong topic "Ai là người tiếp nhận đầu hàng" không ?
    Xin bổ sung thêm chi tiết từ hồi ký của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, lúc đó là phó chính ủy sư đoàn nhẹ 304 (chỉ có trung đoàn 66).
    Trận thứ nhất sáng 14-11, tiểu đoàn 1/7 đổ quân xuống từ 11h-12h, và triển khai đánh vào tiểu đoàn bộ D9/E66 lúc 13h. Tại đây phía ta có tiểu đoàn bộ và trung đội 1 thuộc C13/D9. Từ 13h30 đến lúc trời tối, sau khi liên lạc giữa các bộ phận được nối lại, D9 đã mở tổng cộng 9 đợt tiến công đánh vào tiểu đoàn 1/7 Mỹ (đã được tăng cường đại đội B tiểu đoàn 2/7).
    Trận tập kích đầu tiên của D7 gồm C1 và C2, theo tướng Khánh, bắt đầu vào khoảng 6h sáng 15-11 (trước đó D9 đã mở thêm 3 đợt tấn công lúc 3h sáng vào đại đội B 1/7 để phối hợp). Lực lượng Mỹ ngoài tiểu đoàn 1/7 (đại đội A, B, C, D) còn có đại đội A, B tiểu đoàn 2/7 mới tăng viện. Tổng cộng D7 (thiếu C3) mở 3 đợt tấn công. Đến 10h trận tập kích mới kết thúc, nhưng D7 (và cả D9) tiếp tục để lại lực lượng bám địch, liên tục bắn tỉa hoặc tập kích nhỏ lẻ để uy hiếp.
    Trận tập kích thứ hai của D7, chỉ gồm C3 và B1/C1. Lực lượng Mỹ có toàn bộ tiểu đoàn 1/7 và 2/5 (tăng cường lúc 12h sáng 15-11), và 2 đại đội của 2/7. D7 tập kích lần thứ hai lúc 2h30 sáng 16-11, đến khi trận đánh kết thúc lúc 6h00 đã mở 5 đợt tấn công vào cả tiểu đoàn 1/7 và 2/7. Ngoài ra, còn có sự phối hợp của D9 tập kích nhỏ lẻ vào tiểu đoàn 2/5 Mỹ (từ 7h tối 15-11).
    Đến trưa 16/11, Mỹ rút tiểu đoàn 1/7. Ở bãi X-ray sau khi tăng viện còn hai tiểu đoàn đủ 2/5 và 2/7 Mỹ. Từ đó đến sáng 17-11 không thấy ghi nhận thêm trận đụng độ nào. Nhưng có thể phỏng đoán là D7 và D9 vẫn tiếp tục tìm cách bắn tỉa avf tập kích nhỏ. Đến 9h30 sáng 17-11 thì đài quan sát của ta thông báo Mỹ đang rút. Trận cuối cùng của D8/E66 diễn ra lúc 1h15 ngày 17-11, phía ta có D8/E66 và C1/D1/E33 và 2 trung đội vận tải của E320 đi ngang qua đã phối hợp, phía Mỹ có tiểu đoàn 2/7. Những chi tiết khác thống nhất với hồi ký tướng Hiệp.
    Về thương vong, phía Mỹ, tiểu đoàn 1/7 có 79 chết và 121 bị thương, tiểu đoàn 2/7 có 155 chết, 125 bị thương, 5 mất tích. Không có thông tin về tiểu đoàn 2/5.
    Phía ta, trung đoàn 66 có 208 hy sinh, 146 bị thương. Không có thông tin cụ thể về C1/D1/E33 và bộ phận vận tải E320.
  7. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Số liệu của bạn lấy ở đâu? quân Mỹ mà chết hơn 1000 người trong một trận không thể có được. ngay cả trong thế chiến II
  8. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Mò trên " bức tường đen " thì thấy :
    có khoảng 30 lính Mỹ chết trên khắp chiến trường VN ngày hôm đó.
    có khoảng 60 lính Mỹ chết trên khắp chiến trường VN.
    Được randomwalker sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 09/06/2005
  9. mechua155

    mechua155 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bác datvn à: theo tôi biết thì trong wwii tại mặt trạn Thái bình dương khi mỹ đổ bộ lên các đảo thì có trận ít cũng hàng nghin, nhiều thì tới vài nghìn người chết kia như đổ bộ lên talawan hat Iojima chẳng hạn
  10. dang_t

    dang_t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    em chưa coi hết 10 trang chủ đề này chỉ mới coi 5 trang đầu thôi nhưng em chưa thấy bác nào nào pots đầy đủ cả. ở nhà em đang giữ tư liệu về trận này hồi trước ghi ở bên trang
    www.vnhistory.com nếu bác nào cũng pots lên rồi thôi mà chưa thì để em pots ( vội quá nên không đọc hết 10 trang được mà pots lại sợ trùng rồi bị xoá số em là vậy mà toàn bị xoá bài và khoá chủ đề ) vậy nghe các bác
    ah` mà có cả toàn trận đắc tô tân cảnh 1967 nữa

Chia sẻ trang này