1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận I-a Đrăng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi nguoixahanoi, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Mod kéo chủ đề "Những trận đụng độ giữa chủ lực Việt-Mỹ..." của bác langkhachvn ở box LSVH cũ lên đi !
  2. dang_t

    dang_t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Năm 1965, để cứu nguy cho chế độ tay sai khỏi bị sụp đổ, quân viễn chinh Mỹ đã ồ ạt tràn vào miền Nam VN với ảo vọng sẽ giành chiến thắng trong vòng 18 tháng? Tại chiến trường Tây Nguyên, các đơn vị sừng sỏ của quân đội Mỹ hùng hổ tiến lên cao nguyên để "tìm-diệt" và ?ođánh gãy xương sống *********", hễ phát hiện chủ lực của quân giải phóng ở đâu, quân Mỹ với chiến thuật tân kỳ "Phụng hoàng vồ mồi", sử dụng trực thăng liền đổ quân từ phía sau lưng quân ta để bao vây, đánh tập hậu? âm mưu bóp chết đối phương; và sư đoàn 1 ?oKỵ binh bay?, sư đoàn đầu đàn hung hãn nhất được đưa lên Tây Nguyên nhằm thực hiện bài bản này.
    Tương kế tựu kế, Bộ chỉ huy quân giải phóng đã tổ chức chiến dịch Plâyme nhằm mở trận đánh phủ đầu, chủ động tấn công tiêu diệt quân Mỹ? Đầu tiên ta tổ chức bao vây quân ngụy ở Plâyme nhằm thu hút Mỹ nhảy vào tiêu diệt chủ lực ta, cứu nguy cho ngụy? Diễn biến chiến dịch diễn ra đúng như dự đoán, quân Mỹ đã bị sa vào thế trận do ta lựa chọn, lập sẵn, quyết chiến điểm đã diễn ra tại thung lũng Ia-Đrăng, nơi sư đoàn 1 Mỹ đổ lữ đoàn 3 vào cuộc nhằm xóa sổ Trung đoàn 66, một trong những trung đoàn chủ lực cơ động của ta ở Tây Nguyên. Tuy nhiên quân giải phóng "không những không bị tiêu diệt mà còn quay ra bao vây quân Mỹ và phía chủ động tấn công không phải là quân Mỹ mà lại là quân giải phóng, trận chiến ác liệt nhất đã diễn ra tại một số địa điểm như bãi đổ bộ trực thăng mà người Mỹ gọi với mật danh ?oAnbany? hay tại ?oTia X? (một điểm cao)? Trận Ia-Đrăng đã được cả hai phía Việt-Mỹ coi là trận đụng đầu đầu tiên giữa chủ lực quân giải phóng và quân đội nhà nghề của Mỹ. Kết cục: sau 4 ngày thử lửa (từ 14-11-1965 đến 19-11-1965) quân Mỹ đã phải rút chạy khỏi khu chiến với tổn thất kinh khủng: lần đầu tiên ta diệt 2 tiểu đoàn Mỹ (tiểu đoàn 1 và 2 của lữ đoàn 3) và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác (tiểu đoàn 3 của lữ đoàn 3), có hơn 300 lính Mỹ bị tiêu diệt tại trận (theo nhà báo Galloway, riêng tiểu đoàn 2-Mỹ bị giết 155 tên, bị thương 125 tên). Người Mỹ trong cuộc đã nói về trận đánh Ia-Đrăng: Tướng Westmore - land - Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại VN, sau trận đánh đã phải thốt lên với báo giới: "Ngày hôm nay thật tồi tệ, quân ta (Mỹ) đã bị tổn thất?".
    Còn nhà báo John Galloway - người cùng hành quân với tiểu đoàn 2 Mỹ và chứng kiến trận chiến đã viết trên báo Tuần tin tức - Mỹ: "Trận chiến đấu ở thung lũng Ia-Đrăng đã làm cho nước Mỹ suy thoái vào một thập kỷ sa lầy đẫm máu? đã làm hỏng một đời tổng thống, đã mang lại vết nhơ sâu sắc cho các đời tổng thống khác và đẩy cả dân tộc (Mỹ) đến chỗ đối lập với cả bản thân mình" và "Bài học ở Ia-Đrăng người Mỹ phải học đi học lại đến 550.000 lần trong một năm và hàng năm" (chỉ số lính Mỹ chết trận tại VN).
    Riêng Harold Moore - viên tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 1 xấu số, 28 năm sau, năm 1993, khi đã là trung tướng, đã sang thăm Việt Nam và xin gặp bằng được người đã từng chiến thắng mình tại thung lũng Ia-Đrăng - tướng Nguyễn Hữu An. Sau đó tướng H.Moore đã yêu cầu tướng An đi cùng với mình đến Ia-Đrăng, thăm lại chiến trường xưa? và khi được tướng An kể lại một số diễn biến trận đánh, cho tướng H.Moore xem lại bản đồ tác chiến của ta (do tướng An còn lưu giữ được) cũng như khi được biết hỏa lực của ta lúc đấy chỉ có pháo mang vác (súng cối, ĐKZ) và súng AK? H.Moore đã đi từ sửng sốt này đến sửng sốt khác và cuối cùng chỉ còn biết tỏ ý chân thành bái phục Quân đội Nhân dân VN và cá nhân tướng An.
  3. dang_t

    dang_t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Trận Ia đrăng diễn ra trong thời gian từ sáng 14-11-1965 đến tối 17-11-1965
    - Trận thứ nhất : sáng ngày 14-11-1965, tiểu đoàn 1 thuộc lữ 3 cùng 12 pháo 105mm được trực thăng đổ xuống. Lực lượng này tấn công vào sở chỉ huy tiểu đoàn 9 TĐ66, bị lực lượng công binh, thông tin, vận tải, anh nuôi tại chỗ dựa vào công sự đánh trả khá mạnh. Khi thấy sở chỉ huy bị tấn công, 2 đại đội của tiểu đoàn 9 với 1 cối 82mm đã hành quân đến phản công bằng lưỡi lê, lựu đạn. Theo tiểu đoàn 9, 1 đại đội Mỹ bị diệt. Quân Mỹ rút lui.
    - Trận thứ 2 : 5h sáng 15-11-1965, tiểu đoàn 7 dùng 2 đại đội + 2 cối 82mm tập kích vị trí trú quân của Mỹ. Bộ đội VN dùng 1 trung đội đột kích với 3 B40, 6 RPD, 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mỹ. Đến 5h45, bộ đội VN rút lui. Tiểu đoàn 7 báo cáo diệt 1 đại đội và 4 trực thăng, 1 AD6.
    Sau đó Mỹ đổ 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2 lữ 3. 2 trực thăng bị trúng đạn của bộ đội VN.
    - Trận thứ 3 : đêm 15 rạng ngày 16-11, tiểu đoàn 7 dùng đại đội còn lại với 3 cối 82mm tiếp tục tập kích quân Mỹ. Trận đánh kéo dài đến trưa 16-11. Quân Mỹ bị thiệt hại 1 đại đội. Đến thời điểm này, toàn bộ quân Mỹ còn lại khoảng 400 bỏ lại xác rút lui (sau đó ném bom napal huỷ xác). Chính trong trận này, Mỹ đã dùng B52 chi viện chiến thuật cho bộ binh.
    - Trận thứ 4 : TĐ66 điều tiểu đoàn 8 còn hoàn toàn sung sức tiếp tục truy kích quân Mỹ. 12 giờ trưa 17-11 lực lượng này đụng quân Mỹ và đã diễn ra trận đánh lớn nhất ở thung lũng Ia Đrăng. Tiểu đoàn 8 cùng 1 đại đội của tiểu đoàn 1 TĐ33 tới chi viện xông vào đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê, dao găm, lựu đạn. Cả 2 bên đều chịu nhiều tổn thất, phía VN có cả tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó hy sinh. Trận đánh kết thúc vào chiều tối, hầu hết quân Mỹ bị tiêu diệt, chỉ còn một số chạy thoát.
    Bài dưới đây được tổng hợp từ "Sự lừa dối hào nhoáng" của Neil Sheehan
    từ trang 679 - 691
    Chỉ huy lực lượng Mỹ là Trung tá Harold "Hal" Moore, một chỉ huy tiểu đoàn giỏi nhất dưới quyền đại tá Thomas "Tim" Brown. Brown, chỉ huy lữ đoàn 3 của Air Cay, được cử đi cao nguyên trong tháng 11 để tìm dấu tích của hai trung đoàn quân đội Bắc Việt Nam đang có âm mưu tiến công một trại Lực lượng đặc biệt cách Pleyme khoảng 36 cây số về phía nam. Brown nhận được tin có một cơ sở bí mật của Bắc Việt nằm ở Chư Prong, một khu vực trải rộng khoảng 10 cây số từ sông Drang phía tây trại Plei me về phía biên giới Campuchia. Trung tá Harold "Hal" Moore nhận lệnh đưa một tiểu đoàn đột nhập bằng không vận vào khu vực. Trong lúc một tiểu đoàn khác được đổ xuống gần đó để ứng chiến.
    Sáng chủ nhật 14/11/1965, ba mươi lăm phút sau cuộc đổ bộ an toàn, một trung đội của Moore bắt được một lính Bắc Việt đào ngũ. Người này không mang vũ khí, chỉ có một chiếc bình rỗng. Anh ta khai rằng có những lực lượng quan trọng Bắc Việt trong vùng. Chỉ vào Chư Prong, kẻ đào ngũ cho biết trong đó có 3 tiểu đoàn đang nóng lòng diệt Mỹ.
    Moore gấp rút cho tiến hành chuẩn bị phòng thủ. Chiều rộng của vùng tiểu đoàn chiếm đóng chỉ ba trăm mét và vùng máy bay lên thẳng hạ cánh còn bé hơn. Trong vùng sẽ phủ đầy xác lính Mỹ nếu Hal Moore không phải là một người chiến đấu giỏi, dũng cảm và mưu mẹo, được tôi luyện trong chiến tranh Triều Tiên. Trực giác cho ông thấy kẻ đào ngũ đã không nói dối. Ngoài ra một chiếc máy bay lên thẳng đã dò ra một dây điện thoại mắc dọc con đường phía bắc bìa rừng. Quân đội Bắc Việt Nam thực ra chỉ trang bị tồi về điện đài và dùng điện thoại trên cánh đồng. Moore hiểu ngay nếu quân Bắc Việt dùng làn sóng người tiến công từ chỏm núi xuống bìa rừng, họ có thể ngăn cản những máy bay lên thẳng khác hạ cánh và tàn sát lính Mỹ. Phải tuyệt đối ngăn quân địch đến gần cho đến khi ông có thể đưa đến toàn bộ các lực lượng yểm trợ.
    Không thụ động chờ đợi, Moore cho quân leo lên sườn núi vừa đúng lúc. Ba tiểu đoàn Bắc Việt ở Chư Prong có khoảng 1.700 người. Moore có trong tay 450 quân nhưng được yểm trợ đầy đủ bằng pháo binh từ căn cứ chính, và nhất là không quân theo yêu cầu. Tiểu đoàn đầu tiên của Bắc Việt cũng đã vận động tới bìa rừng, thế là hai đối thủ đụng đầu nhau dưới tán cây.
    Một cuộc chiến quyết liệt xảy ra. Người Việt Nam và Mỹ giết nhau, chỉ cách nhau mấy mét. Người Việt Nam xung phong tiếp cận nhưng hoàn toàn không phải là hành động nướng quân kiểu biển người. Họ tính toán một cách khôn ngoan khi cho rằng khoảng cách áp sát sẽ làm mất lợi thế của hoả lực tối tân Mỹ. Không lực và trọng pháo Mỹ sẽ không thể hỗ trợ nhiều cho bộ binh Mỹ nếu họ đến gần lực lượng này. Chiến thuật của họ được gọi là "nắm chặt thắt lưng địch mà đánh". Một chiến thuật tỉnh táo và khôn ngoan. Nếu lính của Moore không được trang bị loại súng liên thanh M16 và súng phóng lựu đạn M79, sử dụng đơn giản như một khẩu súng săn bình thường thì một số lớn hơn nhiều trong bọn họ đã bị tiêu diệt. Nhưng thiệt hại của bộ binh Mỹ vẫn rất nặng nề.
    Một trung đội Mỹ rơi vào một cái bẫy cổ truyền của Việt nam, anh ta xua quân đuổi theo một tiểu đội địch có vẻ vừa đánh vừa rút lui, và rốt cuộc cả trung đội đã bị bao vây tại một vị trí cô lập trên chỏm núi, cách ly với những toán quân khác.
  4. dang_t

    dang_t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Moore dự kiến quân địch sẽ bao vây đại đội đầu tiên của mình vì ở địa vị họ ông cũng sẽ làm như thế. Ngay khi máy bay lên thẳng đưa lực lượng yểm trợ tới, ông bố trí họ áp sườn đại đội đầu ở lòng suối cạn dưới chân núi. Đại đội ba cũng được bố trí áp sườn đại đội hai. Như vậy Moore bỏ trống phía sau bìa rừng, nhưng ông đúng khi dự kiến rằng chỉ huy lính Bắc Việt sẽ không mạo hiểm đưa quân vượt qua đồng trống để tiến công phía sau lính của ông. Những chiếc máy bay, trọng pháo đã làm việc hiệu quả khi một toán quân Bắc Việt thử làm việc này.
    Moore cử đại đội đầu và thứ hai lên chỏm núi cố cứu trung đội bị vây. Cả hai đại đội bị chặn đứng ngay và thiệt hại nặng. Thiếu uý Walter Marm được nhận huân chương vì một mình đã vô hiệu hoá một đại liên VN và giết chết tám lính sử dụng nó trước khi bị một viên đạn vào mặt. Moore mất trọn vẹn một phần ba quân số trong ngày đầu tiên. Đại tá Brown gửi đến cho Moore một đại đội của tiểu đoàn khác vào xế chiều chủ nhật lúc cuộc chiến tạm lắng và máy bay lên thẳng có thể hạ cánh được. Moore tập hợp quân lính lại để qua đêm.
    Sáng thứ hai, "Tia X", mật danh Moore sử dụng để chỉ vùng hạ cánh cho máy bay, là một hòn đảo ở giữa biểm bom napalm màu da cam hơi đỏ và những vụ nổ bom và trọng pháo. Peter Arnett và tôi (Neil Sheehan) nhìn từ độ cao tám trăm mét, kinh hoàng với ý nghĩ hạ cánh. Arnet và tôi nhảy xuống đất, chạy lại ngồi xổm sau một tổ kiến đồ sộ, là nơi Moore dùng làm trạm chỉ huy tiểu đoàn. Moore tỏ vẻ vui sướng vì tiểu đoàn của mình đã bẻ gãy cuộc tấn công của tiểu đoàn đầu tiên của Bắc Việt trong ngày chủ nhật, dù lính của ông vẫn đang tiếp tục bị giết chết lẻ tẻ bởi những tay súng bắn tỉa Bắc Việt nằm ẩn trong đám cỏ khổng lồ hoặc những ngọn cây xung quanh.
    Ngay từ bình minh ngày thứ hai, chính đại đội thứ ba, "C" phải chịu thử lửa. Đại đội này đã giữ được quân lính VN ở một cự ly đủ để không thiệt hại suốt ngày chủ nhật, kiểm soát phía nam và tây nam của trận địa phòng thủ, và được yểm hộ tối đa nhờ hoả lực phi pháo và máy bay. Chỉ huy không đề nghị tình nguyện chiếm giữ tiền đồn trong đêm vì cây cối rậm rạp che khuất trước mặt. Bình minh lên, Moore ra lệnh mỗi đại đội cho người đi thám báo, một sự cẩn thận hợp lý. Chỉ huy đại đội C lệnh các trung đội trưởng cử đi một tiểu đội. Họ giáp mặt với tiểu đoàn thứ hai của Bắc Việt mới vận động tới. Những người lính vừa bắn vừa bỏ chạy, chết trong cây cỏ um tùm. Những người khác bị bắn chết khi tới cứu các bạn. Quân Việt Nam tiến công mạnh đại đội C, hy vọng tiêu diệt địch để tạo một lỗ hổng ở chu vi bố phòng tiểu đoàn của Moore. Chỉ huy đại đội đề nghị Moore bổ sung cho trung đội thám báo, Moore từ chối. Ông phải giữ ngườ cho lúc cần thiết cuối cùng. Trong trận chiến lẫn lộn ông không thể biết đại đội C đang bị toàn lực tấn công hay lính Bắc Việt chỉ đang đánh lạc hướng để rồi tấn công một đại đội khác. Đại đội trưởng C trúng đạn vào lưng, bị thương nặng lúc ông đứng dậy ném lựu đạn vào hai lính Bắc Việt. Moore buộc phải lấy một trung đội của đại đội khác đến tiép viện. Thất bại. Họ không đến được chỗ đại đội C và bị tổn thất 4 người, chết hai , bị thương hai. Trong khi đó, những người Việt nam nã đạn vào chu vi bố phòng với lưới lửa dồn dập, khá thấp để trúng người đang bò. Chẳng bao lâu tất cả các sỹ quan và phần lớn hạ sỹ quan của đại đội C đều bị chết hoặc bị thương nặng như chỉ huy của họ. Trong khi đó, các đại đội bên cạnh cũng bị tấn công mạnh.
    Những đợt tấn công bằng máy bay và trọng pháo hình như không có kết quả. Người Việt nam vẫn tiến sát và tấn công dồn dập bất chấp lưới lửa do napalm và trọng pháo gây ra. Thất vọng, trung tá Moore qua điện đài kêu gọi các đơn vị ngừng ném lựu đạn khói và đề nghị một hàng rào bảo vệ ở giới hạn chu vi bố phòng. Nhiều viên đạn súng cối yểm trợ do đó bắn nhầm vào bên trong trận đại và máy bay ném bom F-105 thả hai quả bom napalm gần ngay tổ kiến, nơi đặt đài chỉ huy của Moore, thiêu chết nhiều người của ông, làm nổ một lô đạn M16 và suýt đốt cháy một chỗ dự trữ lựu đạn. Chiến thuật tiến công dũng cảm của người Việt Nam đã phát huy hiệu quả chết người của nó.
    Cuối cùng, Moore phải cử trung đội thám báo đi cứu đại đội kia. Trong lúc đó, lính Bắc Việt tiến hành một đợt tấn công vào phía thứ ba của trận địa. Moore vội tập hợp quân dự trữ khẩn cấp, lấy một trung đội ở khu vực chưa bị đe doạ và đề nghị đại tá Brown khẩn cấp cho quân tăng viện khi tiểu đoàn Bắc Việt cuối cùng cũng tỏ ra kiệt sức, các loạt bắn giảm bớt.
    Sau hai giờ chiến đấu, đại đội C không tồn tại nữa. Trong hàng trăm người lính của tiểu đoàn nhìn thấy ánh sáng đầu tiên ban ngày hôm thứ hai này, có hơn sáu chục đã chết và bị thương, chu vi bố phòng bị hổng nhiều chỗ. Số lượng quân Bắc Việt đột nhập trận địa không nhiều lắm để thực sự đe doạ vị trí của tiểu đoàn. Những người lính của đại đội C trước khi chết đã cố gắng diệt địch. Một thiếu uý bị bắn hạ trong một hầm súng liên thanh, xung quanh là 5 xác người Việt. Trong đám cỏ khổng lồ, một người Mỹ và một người Việt gục chết bên nhau, người Mỹ bị lưỡi lê xuyên qua trong khi đôi tay còn bóp chặt cổ người Việt.
    Giữa buổi sáng thứ hai, lúc Arnett và tôi (Neil Sheehan) đến trận địa của Moore, trọng pháo và maý bay bỏ bom liên tiếp vì Moore sợ tiểu đoàn thứ ba của Bắc Việt nam, như kẻ đào ngũ cho biết, chuyển sang tấn công. Trong 24 giờ, trọng pháo đã bắn gần 4000 loạt đạn và máy bay ném bom thực hiện 300 phi vụ (bình quân 5 phút một đợt ném bom).
    Những người sống sót của trung đội đơn độc trên chỏm núi cuối cùng cũng được cứu vào đầu buổi chiều, khi tiểu đoàn 2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 đến tiếp ứng cho tiểu đoàn của Moore sau đợt hành quân bộ từ điểm hạ cánh khác cách đó 3 cây số. Ba đại đội tiến dần lên khu vực ấy, coi thường những người ********* bắn lẻ. Một đại uý trúng đạn vào ngực. Trong số 27 người của trung đội hôm trước bị vây thì chỉ còn có 7 người trở về bìa rừng lành lặn. Thiếu uý Walter hăng hái nằm trong số tám người chết được chuyển về. Những người còn lại đã được cứu sống nhờ tài năng của tiểu đội trưởng, trung sỹ Clyde Savage, 21 tuổi. Anh là hạ sỹ quan duy nhất nguyên vẹn, khi người điều chỉnh tầm bắn trọng pháo yểm trợ bị một viên đạn vào họng, Savage chộp lấy điện đài. Anh điều khiển trọng pháo bắn gần hơn, dựng lên một bức tường bằng tạc đạn và pháo nổ chỉ cách chu vi bố phòng nhỏ hẹp của toán quân bị vây có 25 mét, mà không quá đạn nào bắn nhầm vào bên trong. Nhờ sự giúp đỡ ấy, những người sống sót đã có thể thoát được 3 đợt tấn công liên tiếp trong đêm, và rồi trong lúc hỗn loạn, dường như quân đội Bắc Việt nam đã quên trung đội cô lập ấy.
    Đợt tấn công thứ ba Moore dự kiến, tiến hành trước bình minh ngày thứ ba, ít quyết liệt hơn. Chỉ có hai đại đội Bắc Việt tấn công vào phía nam và tây nam. Đại đội C đã được một đơn vị khác đến thay thế, trang bị hoàn hảo. Lần này, những kẻ tấn công đã bị phát hiện sớm, bị chặn lại bởi lửa đạn của bom và trọng pháo, và lính bộ binh thanh toán nốt những kẻ đến gần bằng lựu đạn và những loạt đạn M16.
    Buổi chiều, Moore được tăng cường một tiểu đoàn khác thay thế, từ chối ra đi không có ba trung sỹ của đại đội C mất tích hôm trước trong vùng cỏ cao. Trọng pháo và máy bay tấn công đã ngừng lại chốc lát để máy bay lên thẳng dễ lui tới. Một trong những chỉ huy của tiểu đoàn thay thế sợ quân Bắc Việt lợi dụng đợt yên tĩnh tạm thời này để bắn súng cối từ Chư Prong. Ông ta muốn đi gấp nhưng Moore từ chối.
    Moore đã không ngủ 48 tiếng, tiểu đoàn của ông bị xoá xổ đến hơn hai phần ba với hai đại đội bị tiêu diệt cộng thêm nhiều lính tăng cường, nhưng ông là người chiến thắng. Hàng trăm xác lính Bắc Việt nằm trên sườn núi và trước những vị trí Mỹ ở đáy thung lũng. Họ chết nhiều như vậy vì tấn công mà không có vũ khí hạng nặng hỗ trợ, một điều gần như thật khó tưởng tượng khi phải đối mặt với ưu thế vượt trội của hoả lực Mỹ. Nhưng thiệt hại của họ đã được đền đáp bằng mạng sống quân lính của Moore. Bây giờ cuộc chiến đã kết thúc, có thể xác định được cái giá phải trả. Có 200 người Mỹ đã bị thương vong, trong đó có 79 người chết và khoảng 121 bị thương. Cuối cùng, người ta xác minh được rằng xác của ba trung sỹ đã được tìm thấy và chuyển đi mà Moore không được thông báo. Moore không chịu đựng được ý nghĩ bỏ rơi thân thể họ trong chốn thê thảm này: "tôi không đi mà không có các hạ sỹ quan của tôi" ông kêu lên vừa khóc vừa vung vẩy súng và ra lệnh tiếp tục tìm kiếm. Trận đánh đã kết thúc với tiểu đoàn của Moore nhưng một bi kịch nặng nề hơn đang chờ đón Tiểu đoàn 2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 đến tăng cường cho Moore.
    Ngày hôm sau, tiểu đoàn 2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 rơi vào một cuộc phục kích và bị tiêu diệt khi trở lên vùng thung lũng cách địa điểm "tia X" bốn cây số về hướng bắc. Chỉ huy tiểu đoàn này không thận trọng như Moore, sai lầm khi cho rằng lính Bắc Việt đã bị chặn lại và nhụt chí trong 3 ngày kịch chiến liên tiếp, đã cho quân tiến theo hàng, cũng không bảo vệ sườn. Một bộ phận của một tiểu đoàn Bắc Việt Nam tham gia cuộc tấn công hôm trước bố trí nhanh một cuộc phục kích hình chữ U, trong đó hai đại đội của tiểu đoàn 2 đi đầu lao vào; một bộ phận khác của họ đánh vào đại đội thứ ba đang rải rác trong cỏ cao. Binh lính tiểu đoàn 2 chống cự lại dũng cảm, nhiều lính Việt Nam bị giết trong cuộc giáp lá cà kéo dài gần suốt buổi chiều. Nhưng thiệt hại là nặng nề. Hai đại đội đi đầu bị thiệt hại nghiêm trọng, và đại đội thứ ba thì thực sự bị tàn sát. Có tổng số 276 người Mỹ thương vong, trong đó có 151 bị giết, 121 bị thương và 4 mất tích chỉ trong ít giờ giao chiến. Lính Bắc Việt đã gỡ lại vốn của họ ở trận này sau trận kịch chiến với tiểu đoàn của Moore.
    Trong bốn ngày giao chiến, chỉ với lực lượng bộ binh trang bị nhẹ, "trận đánh sông Drang" của chủ lực Bắc Việt đã loại khỏi biên chế Mỹ 476 người, trong đó có 230 sinh mạng bị lấy đi và 4 người mất tích bị coi là đã chết. Họ bị thiệt hại nhiều hơn, đặc biệt trong các đợt tấn công trận địa của Moore vì hoả lực oanh tạc không ngừng nghỉ của trọng pháo và máy bay, nhưng bị thiệt hại không đáng kể trong trận tao ngộ chiến phục kích tiểu đoàn 2.
    Trận đánh gây ra một ảnh hưởng sâu rộng về quan điểm chiến tranh của người Mỹ. Ngay tuần lễ sau đó Westmoreland đã đề nghị cho ông thêm 41.500 lính Mỹ với lý do lực lượng Bắc Việt đã thâm nhập vào miền Nam. Những đề nghị này không ngừng tăng lên kể từ tháng 7, và đề nghị mới này đưa số quân Mỹ đến VN lên đến 375.000 người. Bộ trưởng Mac. namara phải bỏ dở ngay một hội nghị của OTAN ở Paris, khẩn cấp sang Sài Gòn một thời gian 30 giờ để đánh giá lại cuộc chiến. Mac. Namara tuyên bố gửi cho ông ta 400.000 quân "không đảm bảo thắng lợi" "Lính Mỹ trong những cuộc hành quân mỗi tháng bị chết có đến hơn 1000" và cơ may vào đầu năm 1967 phải "một mức độ cao hơn". Lần đâu tiên Mac. Namara nói đến việc Chính phủ có thể "thử cách thương lượng theo giải pháp hoà giải" đồng thời vẫn gửi quân tăng cường "ở một mức độ tối thiểu". Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với lực lượng chủ lực Bắc Việt đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt nam thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng chiến thắng dễ dàng vỗn vẫn được duy trì hồi tháng 7.
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bác dang_t,
    Mấy cái ''tư liệu'' này đã có trong topic ''Những trận đụng độ giữa chủ lực Việt-Mỹ...'' của bác langkhachvn từ lâu rồi. Riêng phần ''tổng hợp'' ''A Bright Shinning Lie'' thì dịch giả + ''tổng hợp giả'' đã thêm thắt, cắt xén rất tùy tiện, có câu phát biểu xanh rờn hòan tòan không có trong nguyên bản, bà con đã mổ xẻ nhiều bên topic cũ rồi.
    Mấy cái tiếp sau về Dak To hay Sa Thầy tôi đóan cũng từ topic đấy mà ra thôi, có lẽ bác không phải post tiếp nữa đâu. Đợi bao giờ mod moi cái topic cũ ấy lên rồi tham khảo cho tiện.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 12/06/2005
  6. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tư liệu:
    (4) Sự lừa dối hào nhoáng John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam ?" Neil Sheehan, 1988 - bản dịch tiếng Việt ?oA bright shining lie John Paul Vann and America in Vietnam?, 1995 ?" NXB TP HCM, Tập 2, phần VII.
    (5) Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 2 ?" NXB QĐND 1994.
    (6) Ký sự miền đất lửa ?" Vũ Kỳ Lân nguyên chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự Vĩnh Linh ?" NXB Tác phẩm mới 1978.
    Về thống kê thương vong của 2 phía có lẽ phải có 1 topic riêng, vì đang bàn tới trận Ia Drang, nên xin phép được lạc đề 1 chút:
    (Xin trích lại nguyên văn và rất vui lòng khi có thêm thông tin chứng minh rằng các thông tin đó có thể không đúng, vì tôi muốn rõ sự thực đã xảy ra ntn? - Nguồn thông tin đối chiếu từ phía Mỹ là rất ít)
    Về trận Bàu Bàng, theo (5):
    ?oỞ miền Đông Nam Bộ?
    Phát hiện chủ lực ta, ngày 11 tháng 11, lữ đoàn 3 (sư đoàn 1 bộ binh Mỹ) cùng một tiểu đoàn xe tăng và một đại đội pháo binh từ Biên Hoà theo đường số 13 tiến lên Long Nguyên. Đêm hôm đó, chúng đóng quân ở Bàu Bàng (cách thị xã Thủ Dầu Một 25 ki-lô-mét về phía bắc) thành một cụm lớn, dùng xe tăng và xe bọc thép làm tường chắn. Nắm vững thời cơ tiêu diệt địch ngoài công sự. Bộ tư lệnh Miền lệnh cho sư đoàn 9 chuyển sang phản công quân Mỹ theo phương án tác chiến đã định. Do thời gian gấp, cán bộ, chiến sĩ sư đoàn vừa hành quân vừa làm công tác chuẩn bị.
    5 giờ sáng ngày 12 tháng 11 năm 1965, sư đoàn 9 (thiếu hai tiểu đoàn) dưới sự chỉ huy của Đại tá Hoàng Cầm sư đoàn trưởng kiêm chính ủy, bất ngờ tập kích cụm quân Mỹ ở Bàu Bàng. Hiệp đồng chặt chẽ giữa các hướng, thực hành chia cắt đội hình trú quân của địch ngay từ đầu, thọc sâu vào sở chỉ huy lữ đoàn địch, bộ đội ta đã dồn địch vào tình thế hoảng loạn. Nghe tiếng súng đánh địch ở Bàu Bàng, một phân đội của sư đoàn 9 đang làm nhiệm vụ kiềm chế địch tại Lai Khê đã nhanh chóng cơ động, chặn đường rút chạy của địch. Trận đánh kết thúc sau ba giờ chiến đấu. Sư đoàn bộ binh số 1 được quân đội Mỹ tôn là ?oanh cả đỏ?, tướng tá Mỹ khoe là ?osư đoàn tinh nhuệ thiện chiến nhất, có nhiều thành tích trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và chiến tranh Triều Tiên?, ngay trong trận đầu gặp bộ đội chủ lực ta trên chiến trường Nam Bộ đã bị tiêu diệt gần 2000 tên cùng với hơn 30 xe tăng, xe bọc thép? ?o
    Về 2 trận pháo kích vào 241 (Mỹ gọi là căn cứ Caroll) và Dốc Miếu, (5) viết như sau:
    ?oỞ Mặt trận Đường số 9, quân Mỹ chủ trương tích cực phòng ngự, ngăn chặn chủ lực ta tiến công. Tháng 2 năm 1967, chúng đưa sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ và hai chiến đoàn ngụy ra phía nam khu phi quân sự, xây dựng hệ thống cứ điểm gồm những công sự vững chắc, trong đó có căn cứ hỏa lực gồm bảy pháo đội (có 8 khẩu pháo 175) ở điểm cao 241. Từ căn cứ này, pháo binh liên tục bắn phá, tạo ra một vòng cung hỏa lực từ Đông Hà qua các thị xã phía bắc khu phi quân sự đến phía tây đường số 9.
    Trung đoàn 84B pháo hỏa tiễn ĐKB được lệnh vượt sông Bến Hải, phối hợp với các phân đội hỏa tiễn H6, cối 120, cối 82 của trung đoàn 164 pháo binh (Quân khu 4) và pháo binh sư đoàn 324 bộ binh đánh địch. Ngày 28 tháng 2 năm 1967, tiểu đội vận tải đạn của trung đoàn 84B gồm 10 chiến sĩ do trung đội phó Bùi Ngọc Đủ chỉ huy bất ngờ gặp địch ở vùng núi Cù Đinh (Cam Lộ - Quảng Trị). Tiểu đội đã đánh lui 15 đợt xung phong của 200 lính thủy đánh bộ Mỹ, diệt 41 tên, thu chín súng, giữ bí mật cho trận đánh sắp tới.
    Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 3 năm 1967, chọn thời cơ có lợi nhất, pháo binh ta dồn dập bắn hơn 1000 quả đạn các loại vào căn cứ 241, diệt 1490 tên Mỹ, phá huỷ 80% căn cứ địch, trong đó có 22 khẩu pháo lớn, 35 xe quân sự. Đây là trận tập kích hỏa lực quy mô lớn đầu tiên bằng pháo hỏa tiễn ĐKB đạt hiệu suất cao ở chiến trường miền Nam.
    Giữa tháng 3 năm 1967, trung đoàn 164 pháo binh Quân khu 4 đưa tiểu đoàn 1 pháo 100 ly (11 khẩu), và tiểu đoàn 11 pháo lựu 105 ly (9 khẩu) vào sát bờ bắc sông Bến Hải chuẩn bị đánh địch. Một đài quan sát của trung đoàn do trung đội trưởng Trịnh Văn Xuất phụ trách đặt ngay trên đỉnh cột cờ cao 32 mét ở phía bắc cầu Hiền Lương. Nhân dân xóm Bầu, xã Vĩnh Thủy mang tre, gỗ ra lót đường cho pháo cơ động. Hợp tác xã Thủy Ba đưa cả trâu ra kéo pháo giúp bộ đội qua những chặng đường hẹp. Chập tối ngày 20 tháng 3 năm 1967, đài quan sát ta phát hiện địch vừa tăng cường cho căn cứ Dốc Miếu (phía nam cầu Hiền Lương sáu ki-lô-mét) hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, một tiểu đoàn pháo và 30 xe bọc thép. Chớp thời cơ, pháo binh ta bắn cấp tập 1120 quả đạn pháo, tiếp đó bắn bồi 350 viên đạn cối 82, diệt hơn 1000 tên địch, phá hủy 17 khẩu pháo , 57 xe quân sự, ba máy bay lên thẳng.?
    Chúng ta sẽ bàn tới các con số. Xét các trận pháo kích năm 1967:
    Neil trong (4) đề cập tới năm 1967:
    ?oPháo kích trở nên tệ hại nhất trong trận chiến ở khu phi quân sự này, tệ hại hơn sự tấn công của bộ binh, tệ hại hơn phục kích đoàn xe tiếp tế, tệ hại hơn một trận đột kích của đặc công (Sappers, từ người Mỹ dùng để gọi quân biệt kích ********* và Bắc Việt) những người chỉ mặc độc có chiếc quần đùi và bò vào qua các hàng rào kẽm gai để ném chất nổ vào các hầm công sự cũng như nơi đặt đại bác. Cuộc pháo kích tệ hại bởi vì nó vừa gây chết chóc vừa gây căng thẳng thần kinh hơn. Pháo kích bắt đầu trở nên nghiêm trọng vào tháng Năm khi gần 4200 quả đạn rơi vào vị trí của phía thủy quân lục chiến. Quân Bắc Việt Nam tập trung đủ các loại pháo trong kho vũ khí do Liên Xô vẽ kiểu ?" 85 ly, 100 ly, 122 ly, và 130 ly; đạn súng cối 120 ly nổ với tầm sát thương rất lớn; và hỏa tiễn 122 ly Katyusha dài 2,8 mét. Khoảng tháng Sáu họ bắn cả đại bác 152 ly vào căn cứ thủy quân lục chiến. Những quả đạn pháo loại này chui sâu xuống đất cả thước. Thủy quân lục chiến cố tìm cách phản pháo để làm cho đối phương im lặng. Dàn đại bác của họ, những khẩu Long Tom của Westmoreland, và đại bác của các tuần dương hạm và khu trục hạm thuộc hạm đội 7 đã bắn hàng trăm ngàn quả đạn. Máy bay A-4 Skyhawk và F-8 Crusader ném bom thật chính xác, máy bay B-52 và máy bay ném bom A-6 Intruder của hải quân thủy quân lục chiến, mỗi chiếc chở được mấy tấn bom, đã trải thảm đến hàng vạn tấn bom. Không có gì có thể làm cho họ im luôn tiếng súng được, trừ những lúc tạm nghỉ. Những chiến sĩ pháo binh châu Á này đã liệt kê trong di sản kiến thức của họ Sebastien de Vauban, thiên tài người Pháp hồi thế kỷ mười bảy về pháo binh và vây hãm thành trì, đồng thời họ cũng được thực hành nhuần nhuyễn trong tìm tòi nghiên cứu và ngụy trang để chống lại những kẻ thừa kế trực tiếp về quân sự của Vauban nhưng lại quên mất lời dạy của Vauban.
    Quân Bắc Việt Nam dựng lên những vị trí đặt súng giả để đánh lừa các nhà nghiên cứu không ảnh. Họ cho nổ một ít thuốc vô hại để giả ánh lửa ở nòng súng cho các quan sát viên thủy quân lục chiến. Họ dấu súng thật và sàn phóng hỏa tiễn trong các hố sâu và trong hang, bắn một lát rồi nghỉ một cách không đều đặn, sau đó lại che đậy nguỵ trang. Thời điểm tốt nhất để bắn là lúc sẩm tối khi loé sáng nơi đầu nòng súng khó nhận ra nhất. Một kỹ thuật dùng cho súng cối hạng nặng là khoét một cái rãnh hẹp dọc theo sườn đồi hoặc gò đất hướng về phía mục tiêu. Chỗ đặt để súng được khoét sâu vào ở phía dưới để đặt cối và cho các chiến sĩ ẩn nấp thành một cái hang như vậy người và súng được cả một gò đất lớn che chở. Đạn súng cối được bắn bay lên khỏi cái miệng rãnh đuợc nguỵ trang. Một kỹ thuật tương tự cũng được dùng cho súng đại bác. Dĩ nhiên chỗ đặt đại bác, súng cối, và dàn phóng hỏa tiễn cũng được khám phá, và người cũng như vũ khí bị vùi dập trong bom đạn. Kho vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc và cac nước Đông Âu đã sản xuất nhiều loại pháo đẻ tái tiếp tế cho Việt Nam và Hà Nội không hà tiện chút nào trong việc thay thế các pháo thủ. Chẳng bao lâu sau, nếu người ta tính đến các loại súng cối nhỏ hơn 82 ly, một nửa số thương vong của thủy quân lục chiến là do súng cối, đại bác và hỏa tiễn.?
    Về thống kê thương vong của Mỹ, Neil nêu như sau (4):
    ?oHơn một nửa số binh sĩ chết vì chiến trận ở Việt Nam từ 1967 trở về sau, 52 phần trăm đã chết ở vùng I chiến thuật. Trong số 52 phần trăm này, 25 phần trăm đã chết dọc theo hoặc ở gần khu phi quân sự trong hai tỉnh cực bắc của vùng I,?
    Từ 1967 là các năm 67,68 và thời kỳ cầm quyền của tổng thống Nixon. Cũng theo (4):
    ?oNăm 1967 có 12716 binh sĩ Việt Nam (Sài Gòn) tử trận và số lính Mỹ chết năm ấy hầu như cũng gần bằng phía Việt Nam.?
    ?o14589 người Mỹ đã gục ngã ngoài chiến trường Việt Nam trong năm 1968, cao hơn một nửa số quân Mỹ thiệt mạng trong năm 1967?
    ?oTrong năm 1969, 11527 quân Mỹ đã chết ở Việt Nam. Năm 1970, 6065 người khác đã chết. Tổng cộng gần 21000 người đã bị chết trong suốt thời kỳ tổng thống Nixon?
    Theo các con số trên có thể tính ra số lính Mỹ tử trận tại 2 tỉnh cực Bắc của vùng I: Quảng Trị và Thừa Thiên từ 1967 trở đi (25% Neil đã nói), ít nhất là 11000 người.
    Con số đó chủ yếu thuộc về các năm 1967, 1968, bởi các năm sau không có ghi nhận giao tranh lớn với lính Mỹ ở vùng này (5).
    (Có một số trận đánh được ghi nhận năm 1969, khi Mỹ tấn công vào tuyến vận tải chiến lược phía tây Huế, nhưng mức độ nhỏ. (5) ghi chú là ?oTrận đánh đẫm máu nhất đối với địch diễn ra ở đồi A Bia, nơi quân Mỹ kinh hoàng gọi là ?ođồi thịt băm??. Trong khi đó trong (4) chỉ ghi nhận ?otháng Năm 1969, năm mươi năm người thuộc sư đoàn không kỵ 101 đã chết khi chiếm một cao điểm được phòng thủ chắc chắn cạnh thung lũng A Sau hoang dã trong vùng núi phía tây Huế. Binh lính đặt tên cho cao điểm ấy là ?oĐồi Thịt Băm?.?)
    Trong năm 1968, các ghi nhận thương vong của Mỹ ở đây tôi không có đầy đủ. Nhưng các con số là rất khiêm tốn:
    Từ đầu năm 1968 đến trước Tết ở Khe Sanh, Mỹ chính thức công nhận(4) ?o205 thủy quân lục chiến thủy quân lục chiến nữa bị giểt trong trận đánh thứ hai này tại góc tây-bắc xa xôi của Việt Nam?. Từ Tết cho tới khi Mỹ rút khỏi Khe Sanh tôi không có số liệu. Nhưng bản chất của trận Khe Sanh khó mang lại thương vong cao cho quân Mỹ(4):
    ?oKhe Sanh là miếng mồi nhử lớn nhất trong cuộc chiến. Cộng sản Việt Nam đã không có ý định tạo ra một Điện Biên Phủ thứ hai ở đó. Mục tiêu của cuộc bao vây là William Westmoreland chứ không phải các thủy quân lục chiến đồn trú ở đó. Nó là cái mẹo để lôi cuốn cuốn sự chú ý của Westmoreland trong lúc cú đánh thực sự được chuẩn bị.
    ? Hoa Kỳ có quá nhiều sức mạnh quân sự nên Bắc Việt không thể nào hy vọng lập lại y nguyên cái chiến thắng trước đây của họ được. Muốn tràn ngập được 6000 quân thiện chiến như thủy quân lục chiến có hỏa lực mạnh như của Mỹ có thể sẽ đưa đến những con số thương vong khủng khiếp nhiều lần cao hơn con số hàng ngàn người Việt đã bị chết ở Khe Sanh để duy trì sự đe dọa có tính cách hình thức hào nhoáng??
    1968 còn có giao tranh ở Huế vào dịp Tết, khoảng 25 ngày. (4) nói như sau:
    ?oWestmoreland có sẵn hai lữ đoàn không kỵ đang rảnh tay ở cách thành phố 22 cây số rưỡi nhưng ông sợ không dám đưa họ vào vòng chiến vì ông nghĩ có thể cần họ để giải vây cho Khe Sanh. Ông để mặc mặt trận Huế cho quân Việt Nam Cộng Hòa và một hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến tăng viện.?
    Theo tỷ lệ thương vong thông thường: 1 chết và 1,5 bị thương. Ta giả thiết một trường hợp rất không tưởng là toàn bộ quân Mỹ ở Khe Sanh và 2 tiểu đoàn TQLC Mỹ ở Huể bị loại khỏi vòng chiến theo tỷ lệ trên (theo (5) quân số của 1 tiểu đoàn TQLC Mỹ đầy đủ là 1200) thì con số tử trận không đến 3400.
    Có thể có các trận khác tôi chưa biết. Nhưng có lẽ, theo tôi, con số 11000 kia, 2 năm 67, 68 chiếm phần lớn, và con số của năm 67 xấp xỉ năm 68. Tuy luôn có thương vong do chiến tranh du kích, nhưng 2 tỉnh này là chiến trường của những trận giao chiến lớn của các lực lượng chính quy, và thương vong của Mỹ chủ yếu cũng là từ đó.
    Vì không có tư liệu trực tiếp, nên tôi dài dòng 1 chút chỉ để nói rằng: Thương vong lớn của quân Mỹ trong 1 trận tập kích hỏa lực pháo binh trong năm 1967 là hoàn toàn có thể.
    Trong (6) tác giả có trích dẫn nguyên văn như sau:
    ?oTháng Năm 1967?
    Chính Uy-lơ, phóng viên hãng AP, một nhân vật gần gũi với Bộ Ngoại giao Mỹ viết ở Sài Gòn như sau:?Trong cuộc chiến tranh ở phía nam khu phi quân sự, lính thủy đánh bộ Mỹ bị thương vong hơn bất cứ lực lượng nào đóng ở nước này. Các máy bay ném bom của Mỹ không thể nào bịt miệng các khẩu đại bác hạng nặng, rôc-két và súng cối của cộng sản ?" các loại vũ khí này gây ra phần lớn trong số 8000 quân Mỹ thương vong ở vùng này?
    ?
    Báo Luận đàm quốc tế của Mỹ viết:
    ?oTheo con số chính thức thì từ đầu năm đến nay, 2000 lính thủy đánh bộ bị giết và 14000 bị thương, 16000 lính tương đương với 16 tiểu đoàn bộ binh. Lính thủy đánh bộ có 22 tiểu đoàn ở Việt Nam. Theo nguồn tin có thẩm quyền, 10000 trong số tổn thất của lính thủy đánh bộ là ở trong và gần khu phi quân sự.? ?
  7. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên tất cả vẫn không phải là thông tin trực tiếp về trận đánh trên. Tư liệu (6) là một tập ghi chép của ông Vũ Kỳ Lân, nguyên chính ủy Bộ chỉ huy quân sự Vĩnh Linh. (6) ghi lại những gì ông chứng kiến từ cuối năm 1966 đến khoảng đầu năm 1968 (234 trang khổ 15x23). Đoạn về trận Dốc Miếu khá chi tiết (19 trang). Tiếc là tôi không thể post hết, xin trích đoạn cuối (4 trang):
    ?oNgày 20 tháng Ba ?" Còn một ngày nữa trận đánh mới bắt đầu nhưng bốn giờ sáng, cả cơ quan đã thức dậy. Không ai ngủ được. Nhìn ra phía đông thấy chân trời hồng tôi bắt đầu lo. Năm giờ, anh Trần Đồng từ cơ quan đảng ủy gọi sang.
    - Bí thư dậy sớm thế ? Tôi hỏi.
    - Thì đã ngủ đâu mà dậy, thế nào rồi?
    - Báo cáo anh, tất cả đã sẵn sàng.
    Tám giờ, đồng chí chủ nhiệm thông tin báo cáo: đường dây từ Bộ chỉ huy về trận địa Vĩnh Thủy, về sở chỉ huy dã chiến của Mặt trận B5 ở Vĩnh Chấp, về đảng ủy khu vực đã được kiểm tra, tất cả đều thông suốt.
    ?
    Lúc này trong công sự, các hòm đạn đã mở, pháo thủ đang lau chùi những quả đạn sáng bóng, chờ nạp vào pháo. Trong trụ sở đảng ủy xã Vĩnh Thủy, anh Phan Tư họp lần cuối với đơn vị dân quân phụ trách trận địa giả. Đây là những người, khi cần sẽ đóng một vai trò gần như quyết định đối với thắng lợi của trận đánh. Lúc pháo nổ, hàng trăm quả bộc phá trên trận địa giả cũng nổ đồng loạt. Ánh lửa ở đây sáng rực hơn, dày đặc hơn ánh chớp đầu nòng của pháo thật. Nếu địch phản ứng, trận địa không bắn này mới là nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất.
    Chiều hôm trước, tiểu đoàn phó tiểu đoàn Một Lê Quý Dương đã dẫn một tổ trinh sát mang khí tài đo đạc vượt sông Bến Hải, luồn vào Tân Bích cách Dốc Miếu chừng một cây số rưỡi về phía Tây Nam. Bây giờ các đồng chí ấy đang nhịn đói nhịn khát, nằm trong bụi rậm, nhìn kim đồng hồ nhích từng giây một?Khi giờ G đến, họ sẽ tiến sát Dốc Miếu, dùng máy vô tuyến chỉ huy pháo bắn. Từ trên các điểm cao ở Vĩnh Sơn, Vĩnh Giang, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thủy và Cột cờ Hiền Lương, hàng chục ống nhòm có bội số lớn, kính viễn vọng chĩa vào Dốc Miếu, bám chặt từng cử động nhỏ của địch(*).
    -------------------
    (*) Một số đồng chí có ý nhấn mạnh đài Cột cờ ỏ phía bắc cầu Hiền Lương. Đài này gần Dốc Miếu nhưng cũng không lợi thế hơn các đài khác bao nhiêu. Dốc Miếu cao 62 mét, trong lúc Cột cờ chỉ có 37 mét, không thể nhìn bao quát được. Đài quan sát chính, kể cả về sau này vẫn là điểm cao 94 ở Vĩnh Hiền.
    Chín giờ hai mươi bốn phút, hai chiếc L.19 quẩn đi quẩn lại trên bầu trời Vĩnh Thủy, pháo địch đang bắn phá khu đông, đột nhiên quay ngoắt sang khu tây, bắn cấp tập mấy chục phát. Những chiếc máy điện thoại trước mặt chúng tôi đổ chuông dồn dập. Anh Lê Ngọc Hiền, anh Trần Đồng hỏi. Tôi chộp lấy máy gọi anh Phan Tư. Tiếng anh Tư trả lời nghe vẫn điềm tĩnh:
    - Không, nó bắn trên đường sắt kia, không việc gì đâu.
    Mặt trời lên cao, mây tan dần, những khoảng xanh trên bầu trời mỗi ngày một lan rộng. Nỗi lo lắng cũng hiện rõ hơn trên các khuôn mặt.
    Mười hai giờ, đài quan sát Vĩnh Hiền báo về sở chỉ huy: hai đợt sáu máy bay lên thẳng vừa đáp xuống Dốc Miếu, có hiện tượng địch đang đổ thêm quân.
    Anh Hoài ra lệnh:
    - Bám sát vào, có gì báo cáo ngay.
    Hai chúng tôi đưa mắt nhìn nhau. Phải chăng một thời cơ mới đang xuất hiện ? Yên lặng lắng nghe, rõ ràng có tiếng cánh quạt của máy bay lên thẳng đang phành phạch phía Dốc Miếu.
    Mười bốn giờ, đài Vĩnh Hiền lại báo về:?Khách tiếp tục đến?. Bây giờ không phải ?ocó hiện tượng? mà chắc chắn trăm phần trăm là địch đang đổ quân. Trên trời cao bốn chiếc L.19 vòng lượn, máy bay AD6 đang dội bom, tất cả các trận địa pháo ở Cồn Tiên, Quán Ngang, Đông Hà đều bắn như đổ đạn vào xung quanh Dốc Miếu. Từng tốp ba chiếc một, máy bay lên thẳng từ phía Đông Hà bay ra tới tấp, tốp này bốc lên, tốp kia hạ xuống.
    Mười lăm giờ:?Khách vẫn đến, rất đông?.
    Mười sáu giờ, đồng chí cán bộ trinh sát đài Vĩnh Hiền báo cáo: ?oKhách đến rất đông nhưng không đủ ghế ngồi, lộn xộn lắm, đề nghị cho khai mạc?. Về sau khi trận đánh đã kết thúc, đồng chí này tả lại:? Cha mẹ ơi, chúng nó đông như một đàn lợn, cứ lúc nhúc lúc nhúc khắp sân đồn. Chẳng có hầm hố gì sất, đứa đứng đứa ngồi, đứa vật nhau, nhìn mới sướng mắt làm sao?. Tôi và anh Hoài, anh Trình hội ý. Phải chăng có thể đánh sớm hơn ? Lúc trước định 18 giờ. Đánh vào lúc ấy trời còn sáng, có thể quan sát sửa đạn được. Đánh xong trời tối mịt, bộ đội đủ thì giờ để rút qua bên kia sông Sa Lung. Nhưng bây giờ tình hình đã đổi khác. Đợi đến 18 giờ có thể địch sẽ phân tán hoặc chui xuống công sự. Anh Hoài cầm máy gọi về sở chỉ huy dã chiến mặt trận B5. Anh Hiền nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết.
    - Chờ một lát nữa, chúng nó đang tiếp tục đổ quân xuống.
    Trong sở chỉ huy im lặng một cách lạ lùng. Không ai nói đến nửa câu, tất cả tâm trí dường như đang dồn hết về phía trước.
    Mười bảy giờ ba mươi phút. Nắng tắt, sương bắt đầu buông tím trên cánh đồng hẹp trước làng. Tiếng máy bay L.19 rộ lên rồi mất hút về phía nam. Đài Vĩnh Hiền lại giục:?Khách đông quá rồi, không còn chỗ đứng nữa, khai mạc đi thôi?. Anh Hoài lại gọi điện hỏi anh Hiền. Vẫn giọng nói rất êm nhưng không ai lay chuyển được:
    - Hượm đã, chờ một lát.
    Mười tám giờ 15 phút, chuông điện thoại đổ. Tiếng anh Hiền hạ lệnh nhưng nghe không ra vẻ quân sự một chút nào:
    - Anh Hoài ạ, cho bắn được rồi đấy.
    Tất cả chúng tôi, từ đồng chí tham mưu trưởng, chủ nhiệm chính trị, tóc đã điểm bạc đến các nữ chiến sĩ thông tin trẻ măng hai má còn phinh phính đều quay về phía đồng chí phó tư lệnh: Mấy chục con mắt nhìn anh đăm đăm. Hai mươi ngày long đong lật đật, quên ăn quên ngủ là để cho một phút này đây. Đáng lẽ phải ra lệnh một cách thật dõng dạc thì anh Hoài lại đâm ra lập cà lập cập, tiếng nói cứ nhịu vào nhau:
    - Tư? Tư? bắn đi Tư?
    Tôi cầm máy báo cáo với anh Trần Đồng và ban thường vụ đảng ủy khu vực lúc ấy đang có mặt ở Vĩnh Hiền. Một con người xưa nay rất trầm tĩnh như anh Đồng mà tiếng nói cũng run run, vừa nói vừa thở hổn hà hổn hển.
    Đúng mười tám giờ 16 phút, 24 quả đạn đầu tiên lao vút ra khỏi nòng pháo, chụp trúng bầy lính Mỹ đang nghênh ngang trên Dốc Miếu. Lúc đầu tôi còn phân rõ ràng từng loạt pháo, về sau chỉ nghe như một cơn dông tiếng nổ ào ạt chút xuống. Đài quan sát báo liên tiếp:?Trúng giữa đám lính???Trúng bãi xe?? ?oKho xăng cháy rồi???Kho đạn đang nổ???Kho đạn đang nổ??Khói trùm kín căn cứ địch, lửa phụt lên, bốc cao mãi, lan rộng ra, rừng rực một biển lửa.
    Toàn bộ căn cứ Dốc Miếu rộng sáu mẫu, chúng tôi chủ trương không bắn rộng, chỉ tập trung vào ba mẫu phía nam, bắn theo kiểu cày đi cày lại, bảo đảm tiêu diệt sạch sinh lực và hỏa lực địch ở đó.
    Trận địa pháo Mỹ ở Cồn Tiên bắn sang bờ bắc vừa đúng ba quả đạn, lập tức bốn phía đạn cối dập xuống. Chúng im luôn cho đến tận sáng hôm sau.
    Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn sẽ bắn 1200 viên đạn, trong nửa tiếng đồng hồ. Nhưng mới mười phút đã đi vèo hết 1000 viên. Anh Lê Ngọc Hiền ra lệnh tạm dừng.
    Vào đầu trận đánh, các máy vô tuyến điện đã mở sẵn, đón làn sóng của anh Tương từ trong lòng địch gọi về. Nhưng chờ mãi, chờ mãi, vẫn im bặt. Té ra đến phút cuối cùng, máy vô tuyến điện hỏng. Về sau anh Tương kể:?Trông thấy Mỹ nó dạt về phía nam mà chẳng biết làm sao, mấy anh em nhìn nhau, tức đến ứa máu mắt?.
    Mười tám giờ ba mươi phút, anh Hoài gọi điện cho anh Hiền xin đánh tiếp. Anh Hiền nói:
    - Chờ một lúc nữa, chúng nó sắp cho trực thăng ra đấy.
    Anh Hoài thông báo ngay cho anh Tư ở trận địa. Mười lăm phút sau nghe tiếng phành phạch. Đài quan sát thông báo: năm máy bay lên thẳng từ phía nam bay ra, đang liệng vòng trên Dốc Miếu.
    Mười tám giờ bốn mươi chín phút, chiếc máy bay thứ nhất hạ cánh?Mười tám giờ 55 phút, chiếc thứ 5 hạ cánh. Anh Tư ra lệnh bắn. Những cột lửa chòi lên, nhập vào đám cháy làm sáng rực cả một vùng trời.
    Có điều lạ là địch, gần như không phản ứng chút gì. Sáu tiểu đoàn pháo binh đóng trong vùng Gio Linh, Cam Lộ im bặt, tàu chiến chạy tít ngoài khơi xa, máy bay cũng biến đi đâu mất. Trong khoảng trời cao đất rộng đó, lúc này pháo ta làm chủ. Đám cháy trên Dốc Miếu mỗi lúc một cao hơn, cao thêm mãi. Tiếng đạn nổ lục bục, ùng oàng?lửa vọt lên, bay vun vút trong khoảng không sáng rực?
    Mười chín giờ 45 phút anh Hoài ra lệnh cho pháo rút, chỉ để lại một đại đội làm nhiệm vụ yểm trợ. Tôi rời hầm chỉ huy đi ra ngoài. Ánh lửa từ Dốc Miếu rọi sang làm cả một vùng đồi phía trước nổi hẳn lên khoảng chân trời sáng ửng như lúc rạng đông. Từ khắp mọi phía dậy lên tiếng reo hò, tiếng hoan hô, tiếng cười nói. Mặc dầu đã có lệnh báo động, cấm tất cả mọi người không được ra khỏi hầm để đề phòng địch trả đũa, lúc này khó mà giữ nổi?..(*)
    -----------------
    (*) Tin chính thức về trận đánh này: ta diệt 1070 tên địch hầu hết là lính thủy đánh bộ Mỹ, phá 22 xe tăng và xe M.113, 37 xe vận tải, 17 khẩu pháo 155 và 175 mm, năm máy bay lên thẳng, thiêu hủy một kho xăng , hai kho đạn.?
  8. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Vậy ?oTin chính thức? ở trên được xác định như thế nào?
    Tiếc là không có giải thích chi tiết này. Thống kê thiệt hại có thể từ các kênh thông tin của đối phương thu được, từ trinh sát nội tuyến, từ thống kê trực tiếp trên chiến trường và tổng hợp.
    Thống kê thiệt hại về đối phương của 2 phía đối địch nhau đáng tin đến mức độ nào?
    Trong
    http://www.vnnews.net/forums/showthread.php?t=53167
    Mà tôi đã post, phần cuối có 1 reply trích dẫn nguồn tin từ trang CNN có nói trong trận Ia Drang thương vong của quân Bắc Việt Nam khoảng 2500! Tại sao không là 2700 hay 3000 thậm chí hơn nữa? Không ai kiểm tra, thống kê và cũng không có chế tài nào buộc những thông tin kiểu đó phải chính xác cả. Con số chỉ bị loại trừ khi có những dữ kiện xác thực bác bỏ.
    Người Mỹ thường thống kê thiệt hại của đối phương qua việc đếm xác, nhưng việc đó chỉ xảy ra được khi họ có thể làm chủ chiến trường sau trận đánh. Làm sao họ đếm chính xác được xác địch khi họ phải lo rút lui để giữ lấy mạng sống?
    Nói chung, thông tin về thiệt hại đối phương của các phía là khó kiểm chứng.
    Thông tin của mỗi bên về số thương vong của chính mình - đó là con số thấp nhất, thực tế sẽ từ con số đó đi lên, đó là thông tin khả dĩ nhất cho người đọc.
    Cụ thể trong trận Ia Drang: theo (4) ?oTrận đánh vào ổ phục kích tại Ia Drang đã tiêu diệt 230 lính Mỹ trong bốn ngày?. Năm 1991, H.Moore có sang Việt Nam và thừa nhận Sư đoàn kỵ binh bay số 1 có 305 người chết trong trận Ia Drang, và không đề cập tới số bị thương(3). Phía Việt Nam trong các bài (3) đều cho rằng con số đó còn xa sự thật. Thượng tướng Nguyễn Hữu An trong hồi ký của mình(1) đưa ra con số khoảng 1200 quân Mỹ chết và bị thương. Trong báo cáo của Mặt trận Tây Nguyên(3):?5 trận đánh quân Mỹ từ 14 đến 18 ?"11-1965 quân Mỹ chết và bị thương 1700?, con số này được (5) nhắc lại.
    Mặt khác, khi con số thừa nhận thương vong của đối phương là không có hoặc rất ít, cũng không có nghĩa là trận đánh đó không tồn tại với sự thực của nó, và chưa chắc các thông tin của phía bên kia là bịa đặt.
    (Một tiền lệ: Sau khi thất trận Midway 6/1942, Nhật Bản đã cho phong tỏa những tin chẳng lành đó đối với dân chúng của mình.)
    Tôi không ám chỉ gì mà chỉ nêu ra khả năng. Tại sao không?
  9. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Nói chung về những tư liệu lịch sử có thể phải chờ thêm ít năm nữa để kiểm chứng!!! khả năng Mỹ bị mất 1000 quân trong 1 trận hoàn toàn có thể xẩy ra, nhưng trong những trường hợp này khả năng trả đũa của Mỹ cũng sẽ rất lớn, không dễ gì mà QĐND tổn thất ít hơn. Trận Khe Sanh cũng hay được nhắc lại là 1 trong những nghi binh thành công của QĐND, theo các nguồn tin ở nước ngoài thiệt hại quân ta lên đến 10 000 người, trong khi TQLC Mỹ+ BĐ Ngụy mất khoảng 550 người (tất nhiên ta mất là do Bom, chứ trong giao chiến trực tiếp thì tỷ lệ mất ta:địch không đến mức như thế).
    Người nhà mình (dân đi B) nói khả năng thắng của quân ta khi đụng độ với TQLC Mỹ là rất ít nếu không muốn nói là không có.
  10. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bác xuan5nam,
    Như vậy tạm thời chưa biết số liệu do phe ta đưa ra là lấy từ đâu ra. Ngòai ra ''diệt X tên Mỹ'' không rõ nghĩa là X tên chết hay X tên chết và bị thương ?
    Trận Bàu Bàng:
    Tụi Mỹ phân biệt 2 trận đánh xảy ra tại Bàu Bàng: Battle of Ap Bau Bang I, 12/12/1965 và Battle of Ap Bau Bang II, 19/03/1967. Trận ABB 1, các thông tin phía Mỹ nói trận này Mỹ chỉ có một tiểu đòan thiết giáp, một đại đội bộ binh và một khẩu đội pháo chứ không phải cả một lữ đòan, Mỹ chết 20, ta chết 198. Có một cựu chiến binh Mỹ viết về tài liệu của ông Hòang Cầm trong hồi ức của mình (http://blackhorse.dartmouth.edu/dcompany/1-4_Cav/Revisited.htm) như sau:
    ''As 1/9 Cavalry was fighting in the Ia Drang Valley far to the north (We Were Soldiers Once and Young,'' the book by Harold Moore, and ''We Were Soldiers,'' the movie with Mel Gibson} the first big battle involving American ground units in this part of South Vietnam occurred on 12 November 1965 at Ap Bau Bang, 12 air miles east of Thi Tinh on Route 13. This was before it became known as Thunder Road, before any fire support base was there. On that night, Troop A, 1-4 Cav was under operational control of 2nd Battalion 2nd Infantry (Mech).
    Merle Pribbenow, retired CIA, has translated several histories of our former enemy for me and for others. Several of these histories contain fascinating pieces of information related to our area of operations. In one of them, the VC 9th Division Commander, Colonel Cam, wrote about the Ap Bau Bang battle: ''Our forces had eliminated two U.S. battalions and two armored cavalry troops (about 2,000 men) from the field of battle, as well as destroying 39 vehicles (mostly tanks and armored personnel carriers) and eight artillery pieces.'' [Troop A in fact lost 7 killed and had 5 armored vehicles destroyed. I haven''t researched the other US losses, but there were far fewer than 2,000 US troops total in the battle, and it goes way beyond reason that 34 more vehicles were destroyed.]''

    The Vietnam Magazine cũng có đăng phỏng vấn ông Trần Văn Trà do John M. Carland thực hiện ngày 23/11/1990 khi ông này sang New York, trong đó Cartland bình luận thông tin về chiến thắng Bàu Bàng - Dầu Tiếng của ông Trà là quá phóng đại. Ngòai ra ông Trà cũng nói trong trận này Mỹ dùng B.52.
    Trận pháo kích vào căn cứ Dốc Miếu
    Cuốn QĐND Việt Nam - Biên Niên Sự Kiện, NXB QĐND, 2002, trang 240 chép (chương dành cho năm 1967):
    '' 20 tháng 3
    * Trung đòan 164 pháo xe kéo xây dựng trận địa ở bờ bắc sông Bến Hải tập kích hỏa lực căn cứ Dốc Miếu, làm thương vong 100 (một trăm chứ không phải một nghìn) tên địch, phá hủy 17 khẩu pháo, 57 xe quân sự, 5 máy bay lên thẳng''

    Trận pháo kích vào căn cứ 241 (Camp Caroll)
    Cũng sách trên, trong phần dành cho năm 1967, trang 239 chì chép về tiểu đội Bùi Ngọc Đủ (82B/324) ngày 28/02 đánh lui 15 đợt tiến công của 200 LTĐB Mỹ. Hòan tòan không có gì về trận tấp kích bằng pháo ngày 6 hay 7/03. Không hiểu vì lý do gì một chiến công quy mô như vậy lại bị bỏ qua.
    H.Moore có sang Việt Nam và thừa nhận Sư đoàn kỵ binh bay số 1 có 305 người chết trong trận Ia Drang, và không đề cập tới số bị thương(3)
    Không rõ (3) có ghi lại nguyên văn lời ông Moore nói hay không. Cả hai cuốn ''Pleiku'' của Coleman và ''We were soldiers..'' của Moore và Galloway đều nói con số 305 là số lính Mỹ bị chết trong tòan bộ chiến dịch 35 ngày chứ không phải trong 4 ngày tại Ia Drang. Theo tôi như vậy không có gì mâu thuẫn với con số 230 trong sách của Sheehan cả.
    Mà nói ngòai lề một chút thì Sheehan không phải là sử gia mà chỉ là nhà báo, khi viết sách ông ta cũng phải lấy số liệu từ các nguồn khác, nên tôi nghĩ không nên coi sách của ông ta là nguồn chính cho các số liệu này.
    Chuyện số liệu hai bên đưa ra chênh nhau là chuyện bình thường, nhưng tôi nghĩ nếu quân Mỹ bị thiệt hại (chết và bị thương, chứ chưa nói đến riêng chết) trên 1,000 quân trong một trận đụng độ thì khả năng vụ việc bị ém nhẹm đi, đến mức có rất ít thông tin được công bố như hiện nay, là rất ít.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 21:22 ngày 12/06/2005

Chia sẻ trang này