1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận K??TNak (huyện K??TBang, Gialai) 3/1965

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi xuan5nam, 19/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    mấy *******ai cảm VN có tài nói với người chết thì mình cũng tin tuốt, nhưng mà người chết có thể nghe và trả lời lại được thì khó tin quá!!!
  2. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ chiến tranh có thắng có bại mới nói lên tính khốc liệt căng thẳng của cuộc chiến. Có tổn thất nhưng từ đó sẽ thấy được cái giá của chiến thắng, Người ta không thể bỗng chốc trở thành khổng lồ, người sau sẽ vượt lên từ bài học trước đó. Về trận K?TNak vì là những người bình thường không có khả năng đặc biệt khác nên chúng ta khoan đề cập tới những việc siêu hình. Chỉ có mấy vấn đề thắc mắc sau:
    -Diễn biến trận đánh và nguyên nhân thương vong lớn?
    -Cách thông tin của VN về các trận đánh thất lợi.
    -Đối đãi (chính sách) của VN với người đã nằm xuống.
    Đặc công là lực lượng ít mà tinh, luồn sâu đánh hiểm. Đánh đặc công mà lộ, phải cường tập là bất lợi rồi, nhưng thương vong gần hết cả một d đặc công thì ít thấy. D409 giờ như đóng quân ở Đà Nẵng. Khu 5 ngoài d409 còn có d407 đặc công có nhiều trận thành công, như trận tập kích Cam Ranh. (trong tập truyện đặc công ?oNhững người mặc áo cỏ?, có bài viết về trận Cam Ranh 1970, chỉ huy là Phan Công Kháng) ?" nhưng d407 giờ không còn phiên hiệu nữa (?).
    http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(287,128862)
    Ngoài những trận thành công, thế hệ sau có quyền được biết về những trận thất bại, những thất bại không lấy đi mất uy tín của chiến thắng bao nhiêu mà giúp sáng tỏ cái nhìn toàn diện của cuộc chiến.
    Tại Điện Biên vẫn có 1 khu nhỏ tưởng niệm lính Pháp chết trận.
    VN chúng ta đã thu nhặt từng mẩu xương lính Mỹ trả lại cho người Mỹ.
    Thậm chí trận Long Tân, Bà Rịa 1966. Chúng ta cũng cho phép mọc lên ở đó, 1 chỗ được gọi là đài tưởng niệm lính Úc chết trận.
    Có thành có bại, tới phút cuối, người lính VN đã chết vì VN. Trong khi lính Pháp, lính Mỹ, lính Úc cầm súng sang VN làm gì, chúng ta đều biết. Chúng ta thường nói tới nhân đạo khi làm này khác, nhưng ít nhất hãy công bằng với từ nhân đạo.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có lẽ bị mìn và pháo trước khi tiếp cận (đến dân công mà cũng hy sinh gần hết). Đặc công đã lọt được vào thì dù bên trong căn cứ có đánh nhau ác liệt thế nào cũng không thương vong được đến mức ấy.
    Đau xót thật.
  4. horiron

    horiron Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    6
    tôi nghĩ các bác lãnh đạo nhà mình còn thiếu một chữ "nhân" sâu xa,buồn quá ....... khi đọc những cuốn sách về chiến tranh việt nam vừa hận vnch giết hại tra tấn tù binh mà khi chiến tranh kết thúc lại thấy thương họ
  5. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Có thể cách hành văn của tác giả bài báo mang lại cảm xúc và sự bức xúc cho nhiều người đọc, là người tiếp xúc với những tư liệu, nhân chứng về trận này, tôi nghĩ mình nên trình bày các thông tin mà mình đã biết
    Như tôi đã trao đổi trong chủ đề trận Làng Vây, phần lớn các tư liệu chi tiết về các trận đánh của QĐNDVN vẫn ở dạng mật hoặc lưu hành nội bộ, không phân biệt là thắng lợi vẻ vang hay thất bại nặng nề. Tuy nhiên sau một thời gian, các tài liệu này sẽ công khai. Tôi biết về trận này từ rất lâu nhưng chính thức là trên báo QĐND ngày vào năm 2002 ngay sau đợt tìm mộ liệt sĩ thành công. Loạt bài đăng trên 2 số báo liên tiếp. Số hy sinh chung mà báo đăng là khoản 470 (tôi không nhớ chính xác tuyệt đối) không nói thuộc tiểu đoàn 409, trung đoàn 10 hay dân công. Còn nghe kể thì từ khi còn rất nhỏ.
    Tuy nhiên, chắc chắn việc mô tả một sự kiện chỉ căn cứ trên trí nhớ về một báo đã đọc rất lâu rất khó thuyết phục được các bạn trên diễn đàn, vốn quen phân tích đối chiếu thông tin trên dữ liệu thực tế, tôi tìm các tài liệu có liên quan đến tiểu đoàn 409 trong giai đoạn 1965 và trận K?TNaK. Rất tiếc tôi không tìm ra tài liệu lịch sử nào viết riêng cho tiểu đoàn 409 (hoặc có nhưng tôi chưa biết), tôi chuyển sang tìm các tài liệu có liên quan đến những người tham gia chiến đấu trong đội hình tiểu đoàn và tôi tìm được hồi ký của cố trung tướng Nguyễn Huy Chương ?" Phó tư lệnh Quân khu 5 ( chứ không phải là tư lệnh trưởng như nhà báo đã viết, và trong QĐNDVN hình như cũng không có chức tư lệnh trưởng Quân khu) theo bài báo nguyên là chính ủy tiểu đoàn 409. Quyển hồi ký có tên ?oChỉ một con đường? xuất bản tại NXB Đà Nẵng ?" năm 2001 và tìm được một số thông tin
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 20/09/2006
  6. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Tại Chương IV, trang 165: ?oTháng 12 năm 1963, BTL QK quyết định thành lập TĐ đặc công 409. Tiểu đoàn đặc công 409 có 3 đại đội xung lực: 30, 40, 50/409 trên cơ sở quân số của hai đại đội 403 và 406 làm nòng cốt. Và đại đội 60/409 hỏa lực, do Quân khu tăng cường quân số, trang bị từ cối 60mm đến 81mm, đại liên, DK57. Tiểu đoàn đặc công 409 do đồng chí Nguyễn Thành Tâm, tiểu đoàn trưởng, tôi (Nguyễn Huy Chương) chính trị viên trưởng tiểu đoàn, các đồng chí Lê Sơn Hổ, Nguyễn Như Ý, quê Khánh Hòa là tiểu đoàn phó quân sự; các đồng chí Trần Tấn Ước, quê Duy Xuyên, Ngô Trọng Đãi, quê Hòa Vang, tiểu đoàn phó chính trị. So với các đơn vị khác thì tiểu đoàn đặc công bao giờ cũng được tăng cường cán bộ chỉ huy và lãnh đạo đông hơn vì phải tác chiến liên tục. Những ngày tối trăng trong tháng là thời cơ bí mật tìm hành, độc lập tác chiến, thường không theo mùa chiến dịch, không nhất thiết phải hiệp đồng mà có thể tác chiến độc lập theo yêu cầu chính trị để mở phong trào diệt địch dành dân, làm chủ địa bàn về quân sự, diệt sinh lực địch, diệt địch trên cao điểm mà các đơn vị bộ binh lúc đó chưa có điều kiện đánh được, Do yêu cầu đặc biệt như vậy nên hàng tháng tác chiến đều có thương vong. Từ đó tư tưởng một số anh em diễn biến có mặt tiêu cực. Có người nghĩ mình chỉ sống theo tuần trăng. ...?
    Tiếp theo là các trận đánh đáng chú ý của tiểu đoàn từ khi thành lập đến kết thúc chiến dịch Xuân Hè 1965:
    - Trận ra quân diệt cứ điểm Bàu My thuộc xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi (05/1964)
    - Trận An Lão trong chiến dịch Đông xuân 1964, tiểu đoàn 409 là chủ công
    - Tấn công sân bay Pleiku và khu cố vấn Mỹ
    - Cứ điểm Gia Hựu
    - Trận K?TNAK
    Trong đó 3 trận sau là trong chiến dịch Đông Xuân 65, do Bộ tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn. Để tránh làm loãng chủ để, tôi không đi sâu vào các trận khác, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị trận sân bay Pleiku có một chi tiết đáng chú ý:
    Trang 191 ?oMột điều khó khăn trong công tác điều tra này là: trước đó một tháng, một tổ công tác của đặc công Gia lai đột nhập vào hàng rào cuối cùng bị địch đi tuần dẫm phải, bắt đưa về an ninh Pleiku tra tấn và chúng theo dấu vết đến suối EaKrông phát hiện thêm nhiều dấu vết của ta. Nghi ngờ ta tấn công, địch tăng cường canh gác cẩn mật??
    và đây là trận đánh thành công, đến bây giờ người Mỹ vẫn còn nguyên dấu? về trận này
  7. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Từ Trang 195 ?oĐầu năm, tiểu đoàn 409 đặc công ra quân đánh hai trận (Gia Hựu, sân bay Pleiku -) đều giành thắng lợi dòn giã?.Sau một thời gian ngắn củng cố và sơ kết chiến đấu đợt 1 của chiến dịch, cấp trên lại giao cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn đặc công 409 tổ chức điều tra nghiên cứu tấn công cứ điểm Kannát (tác giả phiên âm từ K?TNAK). Đây là cụm điểm mạnh ở Gia Lai. Kannát do một tiểu đoàn biệt kích đóng trên ba mỏm đồi được trang bị hỏa lực mạnh như DKZ 57, trọng liên, súng cối 60. 81, 106.7mm. Công sự chúng làm bằng đất nhồi rơm nên rất kiên cố vững chắc, đạn bắn khó thủng. Đội hình địch bố trí liên hoàn và thường xuyên thay đổi cách bố trí hỏa lực nên việc theo dõi quy luật của địch rất khó khăn phức tạp. Tiểu đoàn 409 đặc công được Bộ chỉ huy mặt trận phân công tiểu đoàn 409 làm đơn vị chủ công phối hợp cùng trung đoàn 10 BB đánh tiêu diệt căn cứ Kannát. 13 giờ này 07/03/1965, tiểu đoàn đưa quân cắt rừng tiếp cận cứ điểm. 19h tiểu đoàn chiếm lĩnh vị trí. Mũi chủ công phía bắc đưa bộ đội tìm nhập. Hướng này bị vướng mìn, quân địch trong cứ điểm Kannát phát hiện, lập tức hỏa lực của chúng từ hai mỏm đồi dồn xuống mũi quân ta phía bắc. Trong 3 mỏm đồi chỉ có mỏm đồi phía nam bị tiêu diệt. Còn hai mỏm đồi phía bắc bị địch khống chế ác liệt. Bộ đội phơi lưng giữa làn hỏa lực địch. Mất yếu tố bất ngờ, cứ điểm Kannát không dứt điểm được, 20 cán bộ chiến sĩ nòng cốt của tiểu đoàn 409 đặc công hy sinh, 15 chiến sỹ bị thương. Sau trận đánh, ban chỉ huy tiểu đoàn họp kiểm điểm rút ra nguyên nhân: một là làm lộ dấu vết khi nghiên cứ, hai là mất yếu tố bất ngờ để địch chủ động đối phó, kế hoạch hợp đồng trong trận này giữa các mũi của trung đoàn 10 BB thiếu chặc chẽ, chưa nắm chắc chiến thuật đánh đặc công, giữa kỳ tập và cường tập không dứt khoát, còn ỷ lại vào hỏa lực của trung đoàn 10. Có thể áp đảo được hỏa lực địch nhưng trên thực tế không đạt yêu cầu đặt ra, dẫn đến thương vong lớn cho đơn vị. Tiểu đoàn 409 đặc công và bộ binh trung đoàn 10 phải mất một thời gian để củng cố tư tưởng. Đây là một bài học xương máu cho lực lượng đặc công Quân khu.
    Trong cuộc đời binh ngũ của tôi, có lẽ nỗi day dứt tiếc thương đồng chí, đồng đội đã làm tôi luôn nghĩ đến những điều không may trong chiến tranh, nhưng đó là trách nhiệm của những người chỉ huy, người lãnh đạo đã không lường trước được tình thế để có đối sách, có chiến thuật linh hoạt, tránh tổn thất cho anh em. Trận đụng đầu với giặc Pháp tại Gò Rang, quê tôi năm 1947, rồi hai năm ở đơn vị đặc công 409 (64-65) tại chiến trường Tây Nguyên. Các chiến sĩ sống gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan yêu đời, tin yêu đồng đội, chấp hành mệnh lệnh tuyệt đối, chiến đấu dũng cảm kiên cường, vượt qua lửa đạn, không tiếc xương máu hy sinh. Các đồng chí đã nằm lại trận địa, vĩnh viễn không về. Mỗi khi nhớ lại, lòng tôi quặn thắt khôn nguôi?..?
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 00:18 ngày 21/09/2006
  8. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Sau đó, trong hè năm 65 là các trận thành công: cứ điểm Woanhchăm, Buôn Rao, sân bay Khánh Hòa (6/65). Kết thúc chiến dịch Xuân Hè, Tư lệnh quân khu Nguyễn Đôn (nay sống ở Đà Nẵng) tăng cường ông và ông Hà Văn Trí cho tỉnh Quảng Ngãi. Ông về làm chính trị viên tỉnh đội, Hà Văn Trí là tỉnh đội trưởng
    Từ thời điểm thành lập tiểu đoàn đến khi đánh trận đầu đã phải chuẩn bị mất 5 tháng trong khi chỉ sau 3 tháng kể từ trận K?TNAK, tiểu đoàn đã tiếp tục chiến đấu trên một mặt trận rất rộng. Với số liệu thương vong chi tiết trong hồi ký, có thể xác định số chiến sĩ hy sinh phần lớn thuộc trung đoàn BB 10 (và có thể cả là đơn vị đặc công Bình Định). Tôi chưa có thông tin gì về trung đoàn này, sẽ cố tìm thêm.
    Tại trận Pleiku. Khi phát hiện QGP đang tìm cách tấn công, đối phương tăng cường bảo vệ, nhưng đặc công vẫn vào đánh được, trận Knak thì ngược lại, đối phương phát hiện các dấu hiệu nhưng vẫn làm như không biết và tổ chức lại hỏa lực. Tôi nghĩ đây chính là lý do để thiệt hại nặng nề đến thế
    Tôi biết trận này qua những lần CCB tiểu đoàn 409 gặp nhau. Nhờ đó tôi cũng được biết là trong những năm 80 QK 5 đã tiến hành tìm mộ các liệt sĩ của trận này nhưng do địa hình thay đổi nên không thành công. Mẹ của liệt sĩ Ngô Quang Đãi sống đến những năm 90 tại Hòa Vang, Cứ đến tết, người chính trị viên tiểu đoàn cũ lại đến thăm bà. Nghe kể người tiểu đoàn trưởng đã không cho bạn lên tuyến trên mà tự mình xông lên khi tình hình diễn biến xấu. Những CCB tiểu đoàn 409 thời đó không còn nhiều, nhà ông Châu Khải Địch gần khu Khí tượng thủy văn đường Trưng Nữ Vương - Đà Nẵng (khu C cũ). Các bác ở HN chắc có người cũng hiểu phần nào tâm trạng của thượng tướng Nam Khánh (một người tôi biết và luôn luôn kính phục) trong thời qua.
    Bác horiron nói các nhà lãnh đạo thiếu chữ nhân, tôi không dám bàn nhiều vì không rành, chỉ hỏi bác có bao giờ tham gia tìm mộ liệt sĩ hay chưa. Tôi nghĩ đến những người lính trẻ đi tìm mộ trong rừng sâu và tự thấy bản thân mình chữ nhân không thể bằng họ.
    Bác xuan5nam nói về những tượng đài, vậy bác nghĩ gì khi so sánh những tượng đài kiểu như tượng đài ĐBP khánh thành cách đây 2 năm và hình ảnh những người CCB khóc mỗi khi nhắc đến những mất mát do chiến tranh gây ra. Và có bao giờ bác tìm đọc những tờ báo như QĐND, để lọc trong những bài hồi ký khô khan những tư liệu quý báu mà trên các tờ báo như Thế Giới mới chẳng mấy khi đăng. Nói thật, tôi nghĩ là nếu dính đến chuyện những nhà ngoại cảm, chưa chắc Thế Giới Mới đã đăng chi tiết như vậy đâu. Có 1 trận phối hợp đặc công ?" BB tương tự cũng bị thiệt hại nặng (khoảng 120-150 không lấy xác được) ở Quảng trị, cách đây không lâu, báo Thanh niên chỉ đăng không quá 1 cột báo.
    Cách đây không lâu khi các bác hải ngoại thắc mắc sao không có tượng đài tưởng nhớ những chiến sĩ hải quân VN ngã xuống năm 88 tại Trường Sa, tôi đã giải thích là người dân Hòa Cường ?" Đà Nẵng tại khu phố có nhiều người hi sinh trong trận đó đã tự đặt tên phố là Trường Sa, và tên đó gần đây đã được chính quyền, HĐND TP Đà Nẵng chính thức công nhận. Tôi nghĩ cái ?otượng đài? kiểu đó mới cần xây, cần trân trọng, còn tượng đài bằng vật chất thì?không có cái tâm của người xây tượng đài hoành tráng đến mấy cũng vô nghĩa
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 21/09/2006
  9. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chung là tôi không không tin tưởng lắm vào hồi ký. Đặc biệt là hồi ký của các bác nhà mình, thường hay bỏ quên con số định lượng (ví dụ hy sinh bao nhiêu) nhưng các yếu tố định tính mơ hồ thì nói rất nhiều, như là "giáng một đòn mạnh", "làm cho địch khiếp sợ", "làm thất bại", "đánh tan", v.v...
    Về phía ta thì chi? "có thương vong", "chưa được như ý", "cần rút kinh nghiệm", ...
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Bác ko thic hồi ký ta thì có hồi ký Mẽo đây, của Mr. Oét hẳn hoi, "Tường trình của 1 quân nhân", ông ta kể về trận này như sau:
    "Hoạt động của quân Nam Việt Nam, trong nhiều trường hợp là đáng khuyến khích. Ở trại Kânnch, một tiền đồn của lực lượng đặc biệt Mỹ ở tỉnh Bình Định, phía Bắc An Khê, một toán người Thượng thuộc bộ tộc Hre đã cầm chân cả một trung đoàn địch, Như tôi đã luôn luôn làm sau mỗi trrận đụng độ lớn, tôi đã bay ra trại đó tìm gặp những người Thượng nhỏ bé cổ sơ để vui mừng trước hoạt động của họ."
    Cũng ko thấy ông ta nói gì về con số "body count".
    Trong hồi ký này ông ta cũng có nhắc tới trận tấn công vào doanh trại cố vấn Mẽo và sân bay Mẽo ở Plâyku:
    "cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống là George Bundy đã đến Sài Gòn đầu tháng 2. Đến ngày cuối cùng của chuyến đi thăm, ngày 7-2 Bundy đã được thấy ********* tấn công một khu doanh trại của cố vấn Mỹ và sân bay Mỹ ở trại Holoway gần thị xã Pleiku. Dùng súng cối và phá hoại, ********* đã giết chết 8 người Mỹ, phá hủy 5 máy bay và làm hỏng nhiều chiếc khác. Được thực hiện vào lúc thủ tướng Liên Xô Aleksei Kosygin đang ở thăm Hà Nội, cuộc tấn công này được coi là một hành động khiêu khích cố ý."
    Lần này thì có "body count" nhưng là xác Mẽo
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 19:46 ngày 21/09/2006

Chia sẻ trang này