1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận K??TNak (huyện K??TBang, Gialai) 3/1965

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi xuan5nam, 19/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    bác đọc không kỹ đoạn trên "20 cán bộ chiến sĩ nòng cốt của tiểu đoàn 409 đặc công hy sinh, 15 chiến sỹ bị thương. ". Đây là hồi ký của chính trị viên tiểu đoàn 409 và đoạn tôi trích tập trung vào các trận chiến đấu của tiểu đoàn năm 65 nên không có nhiều thông tin của các đơn vị khác.Chắc là phải tìm cách hỏi ông Nam Khánh vì ông ấy là chỉ huy ở quân khu, hy vọng có nhiều thông tin hơn, bác nào ở HN xong phong tìm hiểu thử. hoặc liên hệ hỏi tác giả bài báo (vì theo bài trên thì ông ấy đã tiếp xúc với nhiều nhân chứng của trận đánh)
    Các bác có thể tìm hiểu thêm về chiến thuật phối hợp đặc công, bộ binh qua các trận tấn công chi khu Cam Lộ (1968), Biên giới phía bắc 84-85 (Binh đoàn Tây Nguyên)...nếu tìm được tài liệu gì về 409, tôi sẽ post tiếp.
  2. DotQua

    DotQua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Vậy trong trận K''nak, theo bác, con số thương vong như trong bài báo là không đúng? Bài báo có nêu đích danh trung tá Trần Tấn Ước, nguyên chính trị viên phó tiểu đoàn 409, trung tá Nguyễn Ngọc Bình, nguyên đại đội trưởng đại đội 1, trung tá Nguyễn Văn Ẩm, nguyên chính trị viên phó tiểu đoàn. Con số thiệt hại chắc chắn ghi nhận từ những người trên, vừa là nhân chứng, vừa là các cấp chỉ huy trực tiếp hay gián tiếp trong trận đánh trên. Nhưng theo bác fanlong74, hồi ký của trung tướng Nguyễn Huy Chương, nguyên chính trị viên tiểu đoàn 409, đơn vị tổn thất chỉ có 20 người hy sinh và 15 người bị thương.
    Chúng ta nên tin ai và không tin ai?
    Nếu tạp chí TGM viết thông tin sai thì tại sao họ dám để tên 3 người kia cùng trong bài báo (cả ba đều là trung tá, đều là những người dày dặn trên chiến trường, có người được phong là Anh hùng.) Tôi chỉ đưa ra mức độ "đáng tin" của bài báo này.
    Nhân đây, một vấn đề khác được đặc ra: trong quá khứ, con số các tổn thất được viết ít lại vì nhiều lý do khác nhau, hầu hết là các lý do chính đáng: bảo mật, nâng cao tinh thần chiến đấu, tạo niềm tin vào chiến thắng... Nhưng hài cốt, danh phận của các liệt sĩ lại bị lu mờ đi. Ngày nay, tại sao bộ Thương binh- Xã Hội không phát động công cuộc đi tìm hài cốt liệt sĩ. Các cựu chiến binh, nhân chứng, hay những người biết hay nhớ chổ chôn ngày càng ít đi. Bây giờ không tìm thì bao giờ mới tìm? Hay vì đã lỡ viết tổn thất ít nên đành lờ luôn các số phận của hài cốt liệt sĩ?
  3. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác fanlong74 về thông tin.
    Tôi nghĩ ngoài chuyện VN nhân đạo, để VN cho làm đài tưởng niệm lính Pháp, Úc hay tìm xương lính Mỹ, nước ngoài cũng phải quan tâm đặc biệt lắm.
    Còn VN chúng ta, nếu ngay sau chiến tranh có 1 chính sách thì bây giờ đỡ vất vả hơn, khi đó địa hình chưa khác mấy, trí nhớ và sức khỏe các cựu binh còn tốt. Dù VN lại có chiến tranh và khó khăn, nhưng tôi tin nếu đã thành quyết sách thì sẽ khác.
    Hiện nay thân nhân người chết không có thông tin, không biết hỏi ai, chưa kể có thông tin chưa công khai và cũng không có tiền mà tìm. Khoảng mươi năm nữa khi thế hệ sát với người chết mất dần thì việc này sẽ vào dĩ vãng.
    Khi thấy cách đối phương của VN quan tâm tới lính chết trận của họ, chúng ta không khỏi băn khoăn. Dù họ có điều kiện, nhưng như tôi đã nói, chúng ta nên công bằng với từ nhân đạo.
    Chuyện tượng đài, đồng ý với bác fanlong74. Không tượng đài không có nghĩa là không nhớ tới, nhưng sự việc cần được ghi lại, có thể là sử của khu, tỉnh hay của binh chủng, chứ không phải
    mai một không còn dấu vết. Hơn nữa cuộc chiến vừa qua, máu VN đã chảy khắp 3 miền, cả 2 láng giềng Lào và CPC, biết xây bao nhiêu cho đủ.
    Việc ở K?TNak thiển ý của tôi là ghi vào sử là đủ, nhưng nếu xây gì thì nên cô đọng, có thể là: đặt 1 tảng đá nằm ở đỉnh đồi cao nhất, trên đó khắc mấy chữ: ?oNơi đây, xxxx chiến sĩ QGP đã chết trong trận đánh đêm 7 rạng ngày 8 tháng 3 năm 1965. Xin các linh hồn hãy yên nghỉ?
    Được xuan5nam sửa chữa / chuyển vào 14:19 ngày 22/09/2006
  4. xuan5nam

    xuan5nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    PS: Về trận đánh: Tại sao phía bên kia nhắc đến quá ít, bác nào có thông tin gì không?
  5. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0

    Được kyto sửa chữa / chuyển vào 16:08 ngày 22/09/2006
  6. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    7-3-1965 cũng là ngày ta thất bại trong trận Đồng Hến (Lào).
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.nghethuatquansu.1674.qdnd
    7-3-1965 thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng.
    7-3-1965, chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi.
    Ngày này nhiều sự kiện nhỉ.
    Được kyto sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 22/09/2006
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác này có đọc cái đoạn nhắc đến trung đoàn 10 với đặc công tỉnh Bình Định không đấy (D409 là đặc công quân khu).
    Đối với đặc công, khái niệm tiểu đoàn hay đại đội chỉ là con số tương đối, quân số thực thường chỉ bằng 1/3 hay 1/4 so với biên chế của bộ binh. Trận nào sử dụng trên 50 đặc công đã là lớn lắm.
    Với những trận hiệp đồng đặc công-bộ binh kiểu này thì chắc chắn phần lớn tổn thất phải đến từ bộ binh trung đoàn 10.
  8. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Cũng chưa chắc Chiangsan ạ. Đặc công mà bị lộ thì khả năng hy sinh lớn hơn bộ binh. Vũ khí trang bị thô sơ, không thích hợp để tạo cửa mở, không có vũ khí mạnh để kìm chế hoả lực địch.. thì cứ nằm phơi mình ngoài hàng rào mà lãnh đạn thôi.
    Bác Fanlong74:
    Bài báo đã nói rõ ràng, khoảng 500 chiến sĩ hy sinh + 500 người trong các lực lượng hỗ trợ (dân công, v.v..), tổng cộng khoảng 1000 người.
    Tất nhiên vẫn có khả năng trong 500 người thì chỉ có 20 người thuộc 409, còn lại 480 người thuộc Trung đoàn bộ binh. Nhưng tôi nghĩ không phải, vì hồi ky bác Chương nói "20 cán bộ chiến sĩ nòng cốt" hy sinh. Có nghĩa là 20 chỉ là số hy sinh trong đội ngũ cán bộ "nòng cốt". Không biết thế nào là "nòng cốt". Nếu tính từ cấp trung đội trở lên thì có nghĩa là 60% cán bộ chỉ huy hy sinh(?). Bác Chương cũng "quên" không đề cập đến con số thương vong của những người không phải cán bộ nòng cốt, chắc không phải vì bác không coi những người này đáng phải đề cập đến, mà vì con số quá lớn, bác không tiện nói ra.
  9. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Nhiệm vụ của đặc công là đột kích cửa mở đấy bác, nếu được dùng pháo chuẩn bị như Him Lam thì không cần mạo hiểm sinh mạng chiến sĩ đặc công đâu, pháo binh Mỹ thì các bác biết rồi. Bác nên tìm hiểu thêm các trận có đặc công tham gia (cái này công khai ở thư viện cũng có đấy) không có pháo mở màn đâu.
    Các ý trên là quan điểm của bác, còn theo tôi, đối những cựu binh 409 mà tôi biết , tất cả cán bộ, chiến sĩ của đơn vị với vai trò chủ công (mở đường cho BB chiếm lĩnh trận địa) đều được xem là nòng cốt. Và hình như bác nhầm cụm từ "20 [/b]cán bộ chiến sĩ [/b]", thành "60% "cán bộ chỉ huy[/b] hy sinh", để suy luận ra tác giả quên những người khác đã ngã xuống, khác nhau hoàn toàn đấy bác. Măt khác như tôi đã nói, tôi đã đọc về trận này từ báo QDND năm 2002 với số thương vong khoản 470-480, tôi có nghe những cựu binh 409 kể (câu chuyện thường kèm theo những giọt nước mắt và thường nhắc tới tiểu đoàn trưởng Đãi), ngoài những lời kể, hồi ký là tài liệu duy nhất tôi hiện có để post lên đây.
    Tôi cũng để ý khả năng hồi phục nhanh chóng của Tiểu đoàn 409: đến tháng 5, 3 đại đội của tiểu đoàn đánh 3 trận riêng lẻ gần như cùng lúc ở 3 địa điểm cách xa nhau và cả 3 thành công Ngoài ra, có trận không thành tương tự để đối chiếu trận Cam Lộ (mậu thân 68), đặc công với vai trò chủ công tổn thất nặng (hy sinh hết 14 ) nhưng tiểu đoàn bộ binh phối hợp tổn thất nặng hơn rất nhiều (hy sinh trên 100) và đến 2006, báo thanh niên đăng mới tìm được mộ 14 chiến sĩ đặc công. Bác nên tìm hiểu thêm chiến thuật đặc công làm chủ công phối hợp với bộ binh diệt cứ điểm để hiểu và hình dung các trận đánh như vậy, nếu không tôi giải thích cũng vô ích. Mặc khác, các bác để ý, nếu 480 chiến sĩ đã hy sinh khi đột kích cửa mở là đặc công , 500 dân công cũng hy sinh vì pháo thì vị trí trung đoàn 10 BB và đặc công Bình Định là ở đâu khi trận đánh mở màn và bị lộ???, chỉ có thể đoán là ở tuyến sau của dân công. Nếu thế thì nhiệm vụ phối hợp của các đơn vị này là gì???. Tại sao những người cung cấp thông tin cho báo (hoặc tác giả bài báo) không hề nhắc tới??? hay là 2 đơn vị đột kích cửa mở cùng lúc nên mức thương vong tương tự nhau? như vậy vai trò chủ công của đặc công là gì? Hay khi đặc công mở cửa bị lộ, cả đặc công và BB ở tuyến chờ đều xông lên hỗ trợ đồng đội dưới làn pháo?......
    Bác Dotqua:bác để ý cách hành văn của tác giả bài báo, họ không nói rõ là nhân chứng kể lại số hy sinh cụ thể của từng đơn vị, không nêu rõ quy mô lực lượng phối hợp, chỉ nói số người hy sinh là gần 500, những thông tin rất chung chung như vậy, nhân chứng sẽ không có lý do (và cũng không để ý) phản bác đâu.
    Tuy nhiên, những gì chúng ta tranh luận ở đây đều là phỏng đoán, để xác thực những phỏng đoán của mình, nên chăng chúng ta cần tìm gặp những nhân chứng sống để tìm ra sự thật cụ thể. Tôi quen anh con trai Tướng Nguyễn Đôn nhưng không thể hỏi được gì vì ông đã quá cao tuổi (anh con trai đã trên 50 cũng vừa bị tai biến não). Không biết cụ Nam Khánh viết hồi ký chưa nhỉ?. Về phần tôi, như tôi đã nói, liệt sĩ 409, liệt sĩ TĐ10 hay dân công người thiểu số đối với tôi đều là những người đã ngã xuống cho ngày hôm nay.
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 23/09/2006
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có thể hình dung đại khái, nhiệm vụ của đặc công là đánh chiếm đầu cầu, sau đó rút ra và bàn giao cho bộ binh vào đánh tiêu diệt cứ điểm.
    Và, có thể khẳng định với các bác, gần như không thể có trận đánh nào mà huy động hơn 100 đặc công (chứ đừng nói tới 500 - ngay tiểu đoàn bộ binh thời đó cũng không có đến nổi 400 đâu). Đặc điểm tác chiến của họ khác xa bộ binh, tập trung càng đông càng dễ lộ, càng khó đánh. Gọi là đại đội nhưng chỉ có 20-30 người, tiểu đoàn chỉ độ hơn trăm tí thôi. Đánh kho Mai Hắc Đế ở BMT cũng chỉ hơn 30 người, có những trận đánh vào sở chỉ huy trung sư đoàn địch dùng 30 đặc công còn bị phê là sử dụng lực lượng lớn quá mức cần thiết.
    Đào tạo được 1 chiến sĩ đặc công rất khó. Không ai có gan (và điên rồ) đến mức dùng 500 đặc công để đánh 1 cái trại cấp tiểu đoàn đâu.

Chia sẻ trang này