1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận Khe Sanh

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi muvlc, 15/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    thương vong của Mỹ là 500 trên tổng cộng 6000 (đối với con mắt của Mỹ thế là rất cao). Còn chuyện nã pháo thì trả lại Mỹ dội bom lên đầu QGP, mà QGP không làm gì được nên thương vong 10000 (có tài liệu cho rằng 15000) người. Quan trọng là tổng công kích năm 68 làm Mỹ nhụt hẳn ý chí và tin tưởng thắng lợi ở VN, chứ không phải thắng lợi quân sự của VN.
  2. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Theo riêng ý tôi Khe Sanh là một bàn cờ mà hai bên đều cố dụ đối phương vào bẩy. Về phía QGP họ xác định đánh Khe Sanh để cho Mỹ bị tổn thất càng nặng càng tốt và bỏ đi nhưng thế đường TS thông trở lại. Ở đây khác với Điện Biên Phủ. Hoả lực không vận và yễm trợ cùng quyết tâm theo đuổi cho tới thắng lợi cuối cùng bằng bất cứ giá nào (về tiền) của Mỹ có thể nói là vô hạn. Thắng ĐBP chiến tranh với Pháp kết thúc vì họ nản và kiệt quệ. Thắng cắm cờ KS xoá xổ 6k lính TQLC Mỹ thì chiến tranh không kết thúc mà chỉ mở màng cho một chiến địch khác lớn hơn và hy sinh tiêu tốn hơn.
    Cho tới khi kết thúc chiến tranh QGP hầu như ít hoặc không bao giờ giao tranh với lính Mỹ tại các vị trí đồng bằng (địa hình phẳng làm hạn chế sự phòng thủ) trừ Mậu Thân.
    Tại Khe Sanh Mỹ muốn dụ QGP ùa xống lòng chảo cho B52 nó nướng. Nếu đánh xuống tất nhiên chỉ sợ VN không có vài trăm ngàn quân để chết chớ không sợ Mỹ nó thiếu Bom và Pháo. Ngược lại muốn dụ đối phương đánh vô thì con mồi phải đủ hấp dẫn và đó là 6000 TQLC Mỹ.
    QGP lựa chọn đóng tại các ngọn đồi nơi địa hình giãm thiểu thương vong ít nhiều là hợp lý.
    Nếu như QGP phải thiệt hại dưới hoả lực của Mỹ thì vớ thế lòng chảo rất dễ điễm xạ 6000 TQLC củng thiệt hại không ít dù cho công sự của Mỹ phải vô cùng chắc chắn.
    Có lẽ lúc đầu QGP tập trung hơi nhiều vì nghĩ khi họ bao vây và pháo Mỹ sẽ cho thêm quân xuống và đánh nống ra tìm và diệt lúc đó nhờ các vị trí trên cao đồi núi khả năng đánh làm Mỹ chết nhiều hơn. Nhưng Mỹ củng hiểu điều và họ không đổ thêm quân. Khi QGP biết Mỹ không có ý định nướng quân thì chuyện tập trung quân tại các ngọn đồi là không hay chỉ tạo thương vong không cần thiết ....dĩ nhiên phần lớn rút đi chỉ giử lại một số bám trụ và cứ tiếp tục pháo tiêu hao số bên dưới dược bao nhiêu thì được.
    Khi phần lớn lực lượng QGP rút. Tự nhiên Mỹ thấy cái bẩy họ giăng không thành...chuyện giử 6000 TQLC trong tình trạng như thế là rất bất lợi ....thế thì rút .
    Khó có thể nói ai thắng hai thua trong trận Khe Sanh. Hai bên đều xử dụng nó làm cái bẩy để tiêu diệt đối phương tiêu hao lực lượng. Nếu QGP phải thắng KS bằng mọi giá ...hy sinh 100k lính thì thiệt hại quá nặng có lẽ sẽ không có 4-75. Ngược lại nếu Mỹ cho chừng 2,3 sư đoàn xuống thì môt trận đại chiến xảy ra dĩ nhiên VN sẽ thiệt mạng nhiều hơn nhưng với một KS chết chừng 5-10k lính Mỹ thì Mỹ sẽ rút từ 70 chớ không phải 73 và CT sẽ kết thúc sớm hơn không chừng.
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    theo 1 tài liệu thì mục đích của Mỹ lập căn cứ pháo binh Khe Sanh là để cắt đường Trường Sơn, nếu tốt thì sẽ lập tiếp các căn cứ khác sâu hơn. Số lượng 6.000 quân là con số được tính toán để bảo đảm không quá ít dễ toi mà cũng không nhiều quá để không quân Mỹ có thể tiếp vận vừa sức trong trường hợp bị vây. Mỹ rút bỏ Khe Sanh vì một mặt thấy nguy hiểm, trong trận Khe Sanh suýt mấy lần bị tràn ngập, không thể chế áp được pháo binh ta, tiếp tế bằng trực thăng bị thương vong nặng. Hơn nữa 1 điểm quan trọng nữa là đường bộ bị ta cắt, đạn pháo phải tiếp tế bằng xe tải thì mới kinh tế chứ còn tiếp tế bằng trực thăng thì thôi dùng máy bay ném bom cho xong!
  4. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Thì rõ ràng, muốn tiếp tế cho Tà Cơn thì phải dùng máy bay, tiếp tế bằng đường 9 thì ko thể được. Bỏ Khe Sanh là bỏ một căn cứ quan trọng để uy hiếp đường HCM. Tuy rằng đợt 3 Mỹ có mở một số cuộc hành quân giải toả và làm giảm được áp lực của ta nhưng rồi vẫn phải rút. Nhất là giai đoạn 3 pháo binh ta hoạt động khá hiệu quả, gây cho Mỹ nguỵ nhiều thiệt hại ngoài công sự.
  5. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Lâu ngày mới thấy bạn TuanUSA trở lại, phong độ vẫn không hề sút giảm. Bài viết của bạn chỉ ra nhiều tình tiết mà mình chưa biết, nhất là vụ Mỹ muốn dụ quân giải phóng tràn xuống lòng chảo để ném bom tiêu diệt. Chỉ có điều nếu ném bom như thế thì không biết 6000 lính Mỹ chui đi đâu để trốn nhỉ.
    Các tài liệu của Mỹ cho rằng sau này Mỹ rút khỏi Khe Sanh vì thấy rằng căn cứ đó không có nhiều giá trị lợi dụng như họ nghĩ, nhất là với cái giá phải trả cho việc tiếp tế và duy trì khá đắt.
    Chuyện kho đạn của Mỹ bị nổ trong đêm là do bị đạn pháo bắn thì mình mới nghe lần đầu. Bạn nào biết gì thêm xin kiểm chứng hộ cái. Mình chỉ nghĩ rằng trong đêm tối mà nhắm pháo được đúng vào kho đạn của địch thì quả là pháo binh VN thiên tài, hoặc giả là ngẫu nhiên bắn trúng thì quả thật là chuyện hi hữu hiếm có.
    Ngoài ra hình như mình có đọc ở đâu đó nói rằng đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng hi sinh trong trận Khe Sanh này. Chỉ nhớ loáng thoáng nên có thể không chính xác, bạn nào biết tin tức gì về chuyện này xin chỉ bảo giúp.
  6. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Trận Khe Sanh là một trận tiêu biểu giữa bộ đội chủ lực miền Bắc và quân đội Mỹ! Hai bên đều huy động ở mức cao khả năng chiến tranh của mình! Nếu các bác đọc trọn vẹn cuốn sách "Cuộc sống, cuộc chiến tranh, và..." của nữ nhà báo người Italia, sẽ thấy toàn cảnh cuộc chiến trong thời gian dữ dội nhất qua một con mắt cố gắng khách quan hết mức có thể (sách có trong Thư viện Quốc gia Hà Nội).
    Tôi thấy nhiều bác khi nhận xét về cuộc chiến 1965 - 1975 thường dùng con mắt thuần túy thống kê để đi đến kết luận ai thắng ai bại. Theo tôi, đây là cuộc chiến tranh đánh vào ý chí mỗi bên tham chiến chứ không phải là một cuộc chiến hủy diệt lực lượng cơ bản của đối phương (cả hai bên đều biết trong bối cảnh thế giới như vậy, không thể đạt được mục đích đó). Mỹ đặt ra mục tiêu duy trì chế độ Sài Gòn và giữ cho miền Nam VN độc lập với miền Bắc. Còn chúng ta thì đề ra mục tiêu tái thống nhất đất nước! Chỉ cần nhìn ai đã phải bỏ cuộc trước và ai là người đạt được mục đích của mình thì có thể kết luận phần thắng thuộc về ai! Đúng là để tái thống nhất đất nước, xương máu hai miền đã phải đổ xuống nhiều vô kể. Nhưng để giờ các bác ở Sài Gòn có thể thảnh thơi ra Hà Nội ngắm tháp rùa, tôi ở Hà Nội lúc rỗi rãi xuống miền Tây, đi nghe vọng cổ miệt vườn, trời Nam liền đất Bắc, tôi nghĩ máu xương đó không hoàn toàn uổng phí. Giả sử 1975 không thống nhất, giờ đây hai miền vẫn là hai quốc gia thù địch, bên nào cũng nuôi một quân đội xấp xỉ 1 triệu người để đề phòng lẫn nhau (như hai miền Triều Tiên hiện giờ), cái gánh nặng đó, người Việt Nam cũng chịu không nổi đâu!
    Trở lại trận Khe Sách, theo một cuốn sách du lịch nhỏ tên là NAM hầu như chỉ dành cho du khách là cựu chiến binh Mỹ ở VN, trận Khe Sanh là một nỗi đau không thể nào quên, đánh thẳng vào niềm kiêu hãnh của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
    1 - Suốt thời kỳ tham chiến, vùng 1 chiến thuật là khu vực tác chiến của thủy quân lục chiến Mỹ, nhưng khi Khe Sanh bùng nổ, thủy quân lục chiến Mỹ đã không thể tự giải cứu cho căn cứ Khe Sanh. Dù viên tư lệnh TQLC, vì danh dự binh chủng luôn từ chối, nhưng bộ chỉ huy Mỹ vẫn buộc ông ta phải chấp nhận lực lượng giải cứu Khe Sanh là Sư đoàn kỵ binh bay điều từ Nam bộ ra (chỉ có điều là khi lực lượng không vận tiến vào Khe Sanh thì quân ta đã rút cả rồi).
    2 - Hai nhóm tuần tiễu bị tiêu diệt tại hàng rào căn cứ mà tôi nhắc đến đoạn trên là một nỗi đau chưa từng gặp của lính TQLC Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử binh chủng, lính TQLC Mỹ đã không thể đưa được xác đồng đội tử trận "về nhà", đành phải để xác họ phân hủy ngoài hàng rào căn cứ trong gần suốt cuộc vây hãm. Mãi đến những ngày cuối cùng, khi không thể chịu nổi, từ trong căn cứ, TQLC đã phải tổ chức một cuộc công kích liều mạng với sự yểm trợ của xe tăng và pháo, tiến trong làn mưa đạn của quân giải phóng để ra chỗ đồng đội họ đã nằm lại. Mà cuối cùng cũng chỉ kịp giật thẻ bài quân nhân của những người đã chết đem về, với cái giá là viên sỹ quan chỉ huy cuộc tấn công bị một mảnh pháo xuyên tim.
    CHIẾN TRANH KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA
  7. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074

    Lâu ngày mới thấy bạn TuanUSA trở lại, phong độ vẫn không hề sút giảm. Bài viết của bạn chỉ ra nhiều tình tiết mà mình chưa biết, nhất là vụ Mỹ muốn dụ quân giải phóng tràn xuống lòng chảo để ném bom tiêu diệt. Chỉ có điều nếu ném bom như thế thì không biết 6000 lính Mỹ chui đi đâu để trốn nhỉ.
    Các tài liệu của Mỹ cho rằng sau này Mỹ rút khỏi Khe Sanh vì thấy rằng căn cứ đó không có nhiều giá trị lợi dụng như họ nghĩ, nhất là với cái giá phải trả cho việc tiếp tế và duy trì khá đắt.
    Chuyện kho đạn của Mỹ bị nổ trong đêm là do bị đạn pháo bắn thì mình mới nghe lần đầu. Bạn nào biết gì thêm xin kiểm chứng hộ cái. Mình chỉ nghĩ rằng trong đêm tối mà nhắm pháo được đúng vào kho đạn của địch thì quả là pháo binh VN thiên tài, hoặc giả là ngẫu nhiên bắn trúng thì quả thật là chuyện hi hữu hiếm có.
    Ngoài ra hình như mình có đọc ở đâu đó nói rằng đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng hi sinh trong trận Khe Sanh này. Chỉ nhớ loáng thoáng nên có thể không chính xác, bạn nào biết tin tức gì về chuyện này xin chỉ bảo giúp.
    --------------------------------------
    Khi Mỹ xây căn cứ Khe Sanh thì họ đả lường trước QGP đặt sơn pháo trên các ngọn núi xung quanh và gỏ trực xạ rồi. Các lô cốt của họ đả xây dựng vững chắc cho chuyện trên. Như vậy khi QGP đánh vào lòng chảo chỉ sợ máy bay và pháo nó dội không có hầm để núp chớ không sợ lính Mỹ trong căn cứ củng bị bọm mà chết. Chưa nói Bom Pháo của họ đã có sẳn toạ dộ mà bắn có nhè ngay trên đầu lính Mỹ mà gõ đâu? Dĩ nhiên vẩn có lạc đạn....nhưng sẽ không nhiều...bạn thấy đúng không.
    Củng như nếu QGP cố thủ trên các ngọn núi với công sự hầm hố dù thô sơ hơn rồi đợi lính Mỹ nhảy ra đánh thì sẽ hiệu quả và ít thương vong hơn.
    Nếu Mỹ không đánh ra thì Pháo cứ gõ trên đầu hầu như bất lực ....không chết nhiều thì cũng phải chết ít ....tất nhiên bị đặt vào tình trạng thế Mỹ sẽ rút bỏ ngay.

  8. trai_tao_thom

    trai_tao_thom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2005
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì đúng là dụ địch rồi, hơi tàn nhẫn nhỉ.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cũng giống như bộ đội ta phục kích thường bắn bị thương 1 tên, đợi khi những tên khác xúm lại cứu thì thổi 1 quả B40 vào.
    Chiến tranh là như vậy. Nếu em là người lính Mỹ thì em cũng sẽ lao vào cứu đồng đội, và nếu em là người lính VN thì em cũng sẽ bóp cò.
  10. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Trận khe sanh kéo dài 77 ngày đêm ( không kế giai đoạn các trận chuyển tiếp có liên quan cho chiến dịch vào giai đoạn đầu, từ ngày 21-1-1968 đến 8-4-1968 ) Mỹ chết 205 lính , bị thương 443 lính , mất tích 2 . Trong trận này có lúc Mỹ đã dùng đến 100 chuyến bay B-52 cho một ngày . Nếu xét về mặt thuần tuý giao tranh thì có thể xem là Mỹ thắng trận . Tuy nhiên hầu hết tài liệu Mỹ cho là trận đánh này đã gây sức ảnh hưởng hết sức lớn lao đến công chúng Mỹ và khơi lên phong trào chống chiến tranh chưa từng thấy . Hệ thống truyền thông đã đưa hình lên TV Mỹ hình ảnh những lính trẻ bị mất tinh thần hoảng loạn , những lính bị thương kêu góc , những lính già ưu tư ....hình ảnh C-130 bị trúng đạn pháo trong lúc hạ cánh tiếp tế ....những hình ảnh về sự thật trên chiến trường được trình chiếu trên màn hình TV Mỹ đã gây tác dụng vượt xa khả năng pháo của QGP có thể làm được .
    Tài liệu khác cho rằng số thương vong của Mỹ là 205 KIA , 1668 WIA và 1 MIA . Theo Ray Stubbe tổng số lính Mỹ WIA trong toàn bộ những chiến dịch có liên quan đến khe sanh là 476 người . ( nếu kể cả số lính VNCH thì con số Chết trận lên tới hơn một nghìn ) . Riêng trong trận làng vây là 219 chết . Tất cả các trận phục kích chung quanh khe sanh và số lính mỹ chết do rơi máy bay là 52 lính . Số QGP chết quân Mỹ thu được xác trong khu vực khe sanh là 1602 người . Con số thiệt hại chính thức của QGP không rỏ là bao nhiêu nhiều tài liệu phỏng đoán khoảng 10 đến 15 nghìn .
    Được VietKeDocLap sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 22/09/2005

Chia sẻ trang này