1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận Long Tân

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi quachtinhvcf, 02/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quachtinhvcf

    quachtinhvcf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Trận Long Tân

    Theo Tuổi Trẻ:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159591&ChannelID=2
    Long Tân???
    Có bác nào có thông tin từ phía NC về trận đánh này không? Theo hầu hết các thông tin trên Internet: 2500 vs 180 ; 245 dead vs 18 dead.
    Ở VN war, quân Úc làm nhiệm vụ gì? Hình như trong VNW chỉ có 540 lính Úc "teo" ( hơi ít so với các đồng minh khác), thiện chiến (?)...
    Có bác nào có thông tin gì "đặc biệt" hông?
    Thanks
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Trận Long Tân ấy chính bọn Úc cũng thừa nhận là chả có chiến thuật hay kế họach hay ho gì cả. 1 đơn vị nhỏ trang bị nhẹ bị lừa ra khỏi căn cứ và gặp phải đối phương đông hơn nhiều lần. Tiếp viện thì chậm chạp, thậm chí 1 đơn vị xe bọc thép chở quân tiếp viện đã rút về khi có 1 lái xe chết.
    Chỉ duy nhất yếu tố làm chúng coi là thắng là việc đếm xác đối phương chết nhiều hơn! Mà cái này còn tranh cãi dài dài!
    Đọc thêm để biết thủ đọan của quân Úc:
    ---------------
    CÓ BÁC CÙNG CHIẾN ĐẤU
    TRẦN QUANG TÂM (*)
    Sau đợt Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, tiểu đoàn 445- tiểu đoàn địa phương Bà Rịa - Long Khánh được lệnh bám trụ hẳn ở Long Đất để đánh phá bình định.
    Ở chiến trường điểm Long Đất, lực lượng cách mạng không chỉ đối đâu cùng quân ngụy và bộ máy tay sai ngụy quyễn mà còn đối đầu trực tiếp cùng quân viên chinh Mỹ và chư hầu úc.
    Anh em thường bảo nhau: Đánh Mỹ không khó! Nói như vậy không có nghĩa là xem thường địch hay chủ quan. Mà đó là sự đúc kết bằng xương máu của lớp cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn từ khi quân Mỹ có mặt trên chiến trường địa phương. Nhưng với quân Úc ở chiến trường quả thật không đơn giản, chúng được huấn luyện tác chiến trong rừng núi, lại có kinh nghiệm chiến đấu với quân du kích Mã Lai. Hơn nữa quân Úc lại có thủ đoạn thâm độc sâu hiểm, khéo che dấu bộ mặt xâm lược với nhân dân địa phương thông qua công tác bình định nông thôn. Từ năm 1966, quân Úc núp dưới chiêu bài " quân chí nguyện" đưa có mặt tại Núi Đất (Bà Rịa) và triền khai ngay kế hoạch bình định ở vùng Long Đất song song với kế hoạch dồn dân lập ấp đời mới của ngụy quyền tay sai.
    Quân Úc xây dựng trường học, trạm xá y tế, đào giếng có quạt gió hút nước cho dân sử dụng. Quân Úc phát cho học sinh từ quyển vở đến cây thước kẻ, cây bút chì. Thật tình mà nói, quân Úc chiến đấu ở Bà Rịa với việc làm "nhân đạo" nầy cũng giúp đỡ một phần vật chất cho dân địa phương.
    Nhưng quân Úc cũng chính là người xây dựng hàng rào mìn M16 E3 ở Long Đất dài 11km, chia cắt dân với lực lượng cách mạng ở căn cứ Minh Đạm, làm hàng trăm hécta ruộng lúa của nhân dân bị bỏ hoang hóa. Hoạt động luồn kích đánh phá của quân Úc tiếp tay cho quân ngụy dồn hàng ngàn nông dân vào sống trong các khu tập trung, ấp đời mới, ra vào có kiểm soát nghiêm ngặt. Và chính quân Úc cũng là người nổ súng bắn vào con em chiến sĩ đồng bào đang cầm súng chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc.
    Khu căn cứ Minh Đạm là một dãy núi dài ven bờ biển có tên Châu Long, Châu Viên nằm giữa con lộ 44 tiền và 44 hậu được mang tên hai đồng chí lãnh đạo huyện Long Đất đã hy sinh trong thời chín năm. Với địa phương, Minh Đạm không chỉ là khu căn cứ, mà còn là niềm tự hào, là biểu tượng của sự kiện trì bất khuất và quyết tâm kháng chiến. Do vậy triệt hạ Minh Đạm luôn là mục tiêu quan trọng của cả quân Mỹ, Úc ở địa phương. Hàng rào mìn M16F3 không có lập được căn cứ, không ngăn chặn được quân dân Long Đất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Đau năm 1969, quân Úc thực hiện một chiến thuật mới. Chúng xây dựng 36 ụ ngâm bằng bê tông nửa nổi, nửa chìm dưới đất bao quanh 3 xã Đất Đỏ (Phước Thạnh, Phước Thọ, Phước Hòa Long) làm thành một tuyến phòng thủ ngăn chặn lực lượng cách mạng từ Minh Đạm vào và nhân dân từ các xã liên lạc với cách mạng. Mỗi ụ ngầm có nhiều lỗ châu mai cách nhau từ 100 đến 300 mét do một tiểu đội hoặc một bán đội canh giữ. Bên ngoài hệ thống ụ ngầm là dãy hàng rào gài mìn dày đặc và ngoài cùng là đường cho cơ giới cơ động yểm trợ.
    Được hệ thống ụ ngầm bảo vệ vòng ngoài, quân Úc xoay vào bên trong làm nhiệm vụ bình định. Chúng sục vào làng xóm dùng dây căng thành từng ô rồi dùng cây chĩa sất xăm không chừa một tấc đất để tìm hầm bí mật.
    Quân Úc không tơ hào gì của dân địa phương, nhưng hoạt động của chúng trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy họ vào cuộc sống u tối, khó khăn trong không khí khủng bố bao trùm. Ruộng đất bỏ hoang. Ngụy quyền kiểm soát gạo trữ trong nhà dân đến từng lon. Tiểu đoàn 445 hàng tháng trời không có gạo ăn, hoặc nếu có cũng chỉ dành nấu cháo cho thương binh. Các đơn vị phải luân phiên đi đào củ mài, củ chụp, hái các loại rau rừng hoặc tìm củ thiên tuế về làm bột ăn thay cơm. Những cơn sốt rét rừng, phù thũng làm bệnh binh của đơn vị tăng lên, chiến sĩ còn khỏe da xanh xao, mắt thụt.
    Tỉnh chỉ đạo cho đơn vị phải phá ngầm. Và thực tế chỉ có phá ụ ngầm mới mở thế cho phong trào nhân dân, nối tiếp liên lạc trong và ngoài, rút được lương thực. Hầu hết cơ quan tỉnh nhịn bớt phần ăn, nhường gạo cho bộ đội có sức chiến đấu.
    Cuối tháng 8- 1969, tiểu đoàn cử một lực lượng tinh nhuệ nhất, trang bị hỏa lực mạnh (cả ĐKZ 75, B40, B41) lên đường quyết tâm đánh phá ụ ngầm. 12 giờ đêm, trinh sát cắt rào, vượt qua dẫy mìn rồi dùng bộc phá phá lớp rào bùng nhùng tạo cửa mở cho bộ binh xung phong.
    Nhưng bộc phá vừa nổ thì hỏa lực địch từ các ụ ngầm bắn cấp tập vào đội hình đơn vị. Lực lượng ta không có công sự che chở vẫn bám địch đến bốn giờ sáng, chịu nhiều thương vong phải rút về căn cứ. Trận đánh đầu tiên không thành công. Tình hình càng căng thẳng hơn. Nhân dân trong ấp càng hoang mang. Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn như vậy, đầu tháng 9 đơn vị nhận tin Bác Hồ - Cha già của dân tộc qua đời. Cơn mưa rừng như trút nước trong vùng căn cứ Bắc lộ 23. Cơn mưa lệ dâng trào khóe mắt từng cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn.
    Bác Hồ ơi ! Chúng con cầm súng chiến đấu để dân có ruộng cày, đất nước không còn chia hai, để miền Nam đón Bác vào cho thỏa lòng mong đợi. Ước nguyện chưa tròn sao Bác vội ra đi ?
    Lễ truy điệu của tiểu đoàn tổ chức trong căn cứ dưới cơn mưa dam không dứt. Gần trăm chiến sĩ tiểu đoàn với dăy băng tang đen trên ngực cúi đầu nhớ Bác trong cái buồn xé lòng của đất trời. Anh Sáu Thu, chính trị viên, thay mặt đơn vị hứa với Bác trong xúc động nghẹn ngào: Miền Nam không còn được đón Bác nhưng chúng cháu hứa chiến đấu, khó khăn không lùi để đạt được ước nguyện cả đời Bác: Độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất cho đất nước, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Trăm chiến sĩ một tấm lòng son sắt, nguyện biến đau thương mất mát này thành sức mạnh xông lên phía trước quyết phá tan ụ ngầm của quân Úc .
    Đêm 2 1-9, 15 chiến sĩ chia làm 3 tổ lại lên đường do tiểu đoàn phó Tâm chỉ huy. Lần này đơn vị dùng cách đánh đặc công. Trinh sát cắt rào, vượt qua dãy mìn, dùng bộc phá phá rào và dưới sự yểm trợ của hỏa lực bộ binh xông lên phá ụ.
    Cũng như lân đầu tiên, trước hỏa lực mạnh của địch, lại không đảm bảo yếu tố bí mật, đơn vị bị thương vong. Lại một bài học kinh nghiệm từ chính xương máu của chiến sĩ.
    Trong lần rút kinh nghiệm cho thấy vẽ mặt chiến thuật, đơn vị chưa vận dụng đúng kỹ thuật đặc công, tuy bí mật tiếp cận mục tiêu nhưng lại "phơi áo" trước hoả lực địch. Những giờ phút khó khăn này Bác Hồ là tấm gương sáng để đơn vị học tập. Bác Hồ vừa mất. Suốt cuộc đời Bác gian khổ vất vả, hy sinh vì dân tộc để rồi làm nên sự nghiệp lớn. Đó chính là vì trong cái khó Người tìm được cái hay, và cốt cán là giữ được ý chí bại không nản, thắng không kiêu.
    Đêm 28-9 đơn vị lại cử 5 tổ vào phá ụ ngầm. Bài học đánh cờ của Bác như in trong tâm trí anh em: " Lạc nước hai xe đành bỏ phí . Gặp thời một tốt cũng thành công ". Thời ờ đây chính là yếu tố bí mật và bất ngờ. Sương xuống lạnh, nhưng lòng anh em như lửa đốt Trinh sát cắt rào, nhẹ nhàng vượt qua dãy mìn. Các chiến sĩ bộ binh nằm ngoài để yểm trợ đường rút. Trinh sát vượt hàng rào thứ nhất, nhẹ nhàng vượt qua hàng rào thứ hai, bí mật đưa thủ pháo vào các lỗ châu mai. "Ục", "Ục" những tiếng nổ âm vang lên trong ụ ngầm kín mít. Bọn địch không kịp có một phản ứng. Cả 4 ụ đều bị phá hủy gọn. Lực lượng rút êm với 14 khẩu súng tịch thu, các ụ khác không bán trả kịp. Thắng lợi rồi ! Còn niềm vui gì bằng. Khả năng lớn đã mở ra. Bọn địch canh giữ ụ rất hoang mang. Nhân dân Đất Đỏ mở đợt tuyên truyền hù dọa làm bọn địch càng sợ hơn. Chúng chỉ còn cách đối phó duy nhất là ban đêm không dám ngủ trong ụ ngầm. Với kinh nghiệm sẵn có, với ý chí tiến công, hàng đêm tiểu đoàn lại vào dùng đặc công tiếp tục phá ụ. Tháng 10-1969, 25 trên 36 ụ ngầm Đất Đỏ đã bị phá tan hoang. Nhân dân đi lại dễ dàng không bị kiểm soát. Bộ đội vào được ấp, lương thực lại từ trong dân ra được với cách mạng, phong trào cách mạng địa phương lại vươn lên.
    Cuộc chiến đấu đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng còn dài. Tiểu đoàn 445 còn phải trải qua nhiều chặng đường gian lao và hy sinh. Nhưng chiến dịch phá ụ ngầm Đất Đỏ mùa thu năm 1969 mãi khắc sâu vào lòng chiến sĩ, vì trong từng trận chiến đấu có lý tưởng, sức mạnh ý chí của Bác ngấm vào từng hơi thở và máu thịt anh em.
  3. anhducxm12

    anhducxm12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    bác kỵ binh cho em hỏi là tại sao lính Úc lại có kinh nghiệm đánh nhau với Mã Lai , đáng lý ra là Anh đánh nhau với Mã Lai trong chiến tranh giành độc lập mới đúng chứ ?
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    bọn Anh đánh nhau ở đâu cũng thường lôi theo các đệ tử trong khối Thịnh Vượng chung: Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi...
    Riêng thằng Úc thì luôn hăng hái làm đệ tử cho cả Anh lẫn Mỹ.
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bọn Úc là bọn thuợng đội hạ đạp. Đoi với các cuờng quốc như Anh , Mỹ thì theo xu nịnh ra mặt, đến nỗi từ chối làm một nuớc cộng hoà, mà chịu tôn thờ nư hoàng Anh làm nữ hoàng của chúng. Còn đối với các nuớc yếu hơn thì chúng ỷ mạnh, chèn ép. thí dụ như sau vụ khủng bố ở Bali (Indonesia), nó định đưa quân tới Bali. Còn hiện nay Úc muốn gia nhập thị truờng châu Á để làm lãnh đạo.
  6. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bài trên không chính xác. Long Tân không dính gì đến Minh Đạm. Minh Đạm, Long Hải, Bà Rịa là một căn cứ của Mỹ, nằm trên đỉnh núi Kỳ Vân (bây giờ tên Minh Đạm) hệ thống phòng thủ rất kiên cố, quay mặt ra biển, có đường đi từ chân núi tới đỉnh, ôtô lên được. Hiện nay là khu di tích Minh Đạm.
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Bài trên đâu nói gì về trận LT nhỉ, căn cứ Mỹ ở đâu thì không biết nhưng có căn cứ Minh Đạm ấy và nó và Long Tân cùng nằm trong khu vực Bà Rịa Vũng Tàu.
    http://www.bariavungtautourism.com/vietnamese/***ich_danhthang/cancuminhdam.html
    Trong chiến tranh Bọn Úc không chết nhiều lắm có lẽ vì căn cứ VC ở kế bên mà chúng lờ đi không vô giải toả!!
  8. rememberangiang

    rememberangiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Ban Kyto,toi xac nhan co can cu duoc mang ten MINH DAM,con chuyen Long Tan toi khong biet phai tim doc lai cuon LUC LUONG VO TRANG MIEN DONG NAM BO,moi biet duoc.
  9. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Cái bọn Úc, Mỹ, và Hàn đọc truyện thần thoại Hy Lạp nhiều quá nên lúc nào cũng muốn thần tượng hóa cái bản thân của chúng
    Trận này 4 tiểu đoàn VC cộng lại không quá 1200 người và trong số 1200 người này thì huy động được bao nhiêu % để tham chiến mà tụi nó nói là phía VC có đến 2500; buồn cười cho cái bọn Tây ưa nổ này thật
    Trận này còn đỡ đấy, cái trận Bình Ba gì ấy bọn Úc nói giết được 100 VC còn chúng chỉ chết có 1 thôi
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tôi tình cờ thấy trên net 1 bài về Long Tân, pót lên:
    =======
    Trận Long Tân
    Bạn đọc có lẽ chưa bao giờ nghe hay biết đến trận Long Tân. Điều này có thể hiểu được bởi vì trong quân sử Việt Nam, trận Long Tân chỉ là chuyện thường ngày ở huyện trong một cuộc chiến mà hầu như ngày nào cũng có đánh nhau. Trận Long Tân chẳng là có tầm quan trọng gì, nó cũng như một giọt nước trong biển cả của cuộc chiến ở Việt Nam.
    Nhưng có thể trong quân sử Úc (với một quân đội chưa qua con số 30 ngàn quân) thì trận này được xem là một trận đánh lớn, một trang sách huy hoàng trong lịch sử Úc, bởi vì quân Úc từ xưa đến nay chỉ làm nhiệm vụ chư hầu (nói theo ngôn ngữ của John Pilger) hay phục vụ cho các thế lực lớn như Mỹ và Anh mà thôi. Và, quân Úc cũng chưa bao giờ thắng ai. Ngày kỷ niệm quan trọng của quân đội Úc là ngày ANZAC không phải đánh dấu một chiến thắng mà là một chiến bại, nhưng ý nghĩa của ngày đó là ngày quân đội Úc lần đầu tiên đánh trận một mình không có sự trợ giúp của quân đội mẫu quốc lúc đó là Anh.
    Ở Úc hàng năm cứ đến tháng 8 là giới báo chí hữu khuynh và sử gia xét lại gây ồn ào với cái mà họ cho là chiến công Long Tân. Họ bận rộn đếm con số số bộ đội Việt Nam và số quân Úc tham gia trận đánh, rồi so sánh số quân lính cả hai bên hy sinh (phía Việt Nam hy sinh nhiều hơn), và đi đến kết luận rằng trong trận đó quân đội Úc thắng, bộ đội Việt Nam thua. Đơn giản như thế!
    Cách đánh giá theo kiểu thua với thắng, trắng với đen, chết với sống, v.v. là một cách đánh giá trẻ con, bởi vì chỉ có trẻ con mới thiếu suy nghĩ, và hay nhìn sự việc qua lăng kính nhị phân: có hay không. Đứng trên phương diện chiến lược, trận Long Tân là một thất bại của quân đội Úc, bởi vì sau đó họ phải rút lui và không bao giờ dám đụng độ với bộ đội Việt Nam nữa, phải quay về vai trò cố hữu là bảo vệ và chi viện cho quân đội Mỹ.
    Cách đếm xác (body count) để đánh giá thắng thua là một cách làm đáng phỉ nhổ, kinh tởm, dã man và vô giáo dục. Mạng sống con người, dù là lính Úc hay lính Việt Nam, đều đáng quý như nhau và là nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân của sự lừa dối bịp bợm của các thế lực gây chiến. Thay vì nghiêng mình trước sự hy sinh của hai bên, các sử gia xét lại và báo chí hữu khuynh của Úc hăng hái làm con toán trên xác con người! Những người làm cái việc làm ngu xuẩn này không biết rằng mạng sống con người không phải là con số thống kê để đem ra so sánh và phân biệt thắng thua.
    Nhưng ngày nay Úc và Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao ngay từ sau năm 1975. Nước Úc đã giúp Việt Nam rất nhiều trong thời gian Mỹ cấm vận Việt Nam. Dấu ấn đẹp nhất của tình hữu nghị Úc ?" Việt là cầu Mỹ Thuận. Có lẽ chưa bao giờ mối quan hệ giữa Việt Nam và Úc đẹp như hiện nay. Giao thương hai bên lên đến con số 4 tỉ hàng năm. Mỗi năm có đến 5 ngàn sinh viên Việt Nam du học ở Úc, và hàng chục ngàn khách du lịch Úc ghé thăm Việt Nam.
    Những kẻ cựu thù ngày xưa nay là những người bạn thân của Việt Nam. Rất dễ hiểu tại sao nhiều cựu chiến binh Úc không muốn nhắc đến Long Tân vì đó là một quá khứ không mấy gì đẹp đẽ mà hiện tại thì họ còn rất nhiều việc phải làm để hàn gắn vết thương chiến tranh. Đã có nhiều cựu chiến binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam đã quay lại Việt Nam tiến hành những công trình xây dựng nhằm xoa dịu nỗi đau của người dân phải hứng chịu trong cuộc chiến mà họ góp phần gây ra.
    Tổng lãnh sự Tân Tây Lan (New Zealand), Peter Healy, phát biểu trong ngày kỷ niệm trận Long Tân như sau: ?oNhân dân Việt Nam dù đã kinh qua những mất mát không thể tưởng tượng nổi do các đội quân xâm lược và nội chiến gây ra trong vòng 150 năm qua nay là một dân tộc hiếu khách. Những người Việt Nam đã hy sinh trong trận Long Tân hiện đang nằm yên dưới đất chung quanh đây, và nhiều gia đình trong tỉnh này chắc chắn đã mất nhiều thân nhân trong trận đánh này và các trận đánh khác tương tự. Mặc dù đã mất mát rất nhiều như thế, nhân dân Việt Nam sẵn sàng chào đón bạn bè từ Tân Tây Lan và Úc đến thăm, du lịch, sống và làm việc tại Việt Nam. [?] Tôi đã sống và làm việc ở Việt Nam trong 18 tháng qua, tôi chưa bao giờ nghe một người Việt Nam nào có ý tiêu cực về sự tham chiến của hai nước [Úc và Tân Tây Lan] trong chiến tranh vừa qua. Không một lời buộc tội, mà chỉ là nhiệt tình và thiện chí và nhìn về tương lai.?
    Trong khi những kẻ cựu thù nay thành bạn thì một số rất nhỏ người Việt tại Úc tự biến họ thành những kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Cái thiểu số này, có thể do mặc cảm thấp hèn trong xã hội mới, muốn làm những ?ongười Úc hơn cả Úc?. Tức là, họ muốn chứng minh cho vài chính khách Úc rằng họ là những người Úc thứ thiệt, yêu nước Úc và trung kiên với Úc hơn cả của người Úc. Họ nhân cơ hội báo chí hữu khuynh Úc nhắc đến trận Long Tân để đẻ những tuyên bố, những phát biểu mà bất cứ người Việt nào có tư cách cũng cảm thấy thẹn thùng, xấu hổ cho họ. Người nước ngoài còn biết nói xin lỗi đồng bào Việt Nam vì những đau khổ khôn cùng do các đạo quân xâm lăng từ nước ngoài mang đến, mà cái thiểu số người Việt này lại không ngần ngại xoáy vào những nỗi đau đó của người Việt!
    Cái thiểu số Việt với cái tâm ?oÚc hơn cả Úc? này hí hửng trên đài radio, trên những tờ báo lá cải của họ đồng loạt yểm trợ cho cái luận điệu thắng thua của giới báo chí hữu khuynh Úc vừa đề cập trên. Họ đi xung kích trong công việc đếm tử thi để phụ họa với báo chí Úc rằng ?o********* thua, Úc thắng?. Vì muốn chứng minh mình ?oÚc hơn cả Úc? nên có người còn huyênh hoang khoe thành tích từng đứng chung hàng ngũ với quân đội Úc để đánh ? Việt Nam. Điều đáng buồn (hay đáng xấu hổ cho nhóm người này) là họ quên hay không có đủ lý trí để nhận thức rằng trong số những người hy sinh trong trận đánh Long Tân đó có người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, tức là những người anh em của họ. Việc làm của họ trong thực tế là ca ngợi người Úc giết chết chính anh em họ! Nên đặt cho họ cái tên gì đây?

Chia sẻ trang này