1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trần Mạnh Hảo 'đại chiến' Nguyễn Đăng Mạnh!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi truther, 11/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truther

    truther Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Trần Mạnh Hảo 'đại chiến' Nguyễn Đăng Mạnh!

    PHÊ BÌNH VĂN HỌC CÓ ĐANG TỰ HẠ THẤP MÌNH CHĂNG ?

    Trần Mạnh Hảo

    Văn học, cũng như nhiếp ảnh, đều là những nghệ thuật nằm trong phạm trù của CÁI ĐẸP. Lý luận phê bình văn học là bộ môn của văn học, dĩ nhiên cũng phải ĐẸP. Nghĩa là khi tranh luận, khi phê bình nhau, người viết tuyệt nhiên phải giữ thái độ hòa nhã, lịch sự, lịch lãm, mềm mỏng, tuyệt đối không được xúc phạm cá nhân hoặc chửi bới người khác. Phê bình nhau, tranh luận nhau dù nảy lửa đi nữa mà vẫn tôn trọng nhau, mới là người có văn hoá trong phê bình. Rất tiếc, trước và sau Hội nghị phê bình văn học Tam Đảo trung tuần tháng 8 - 2003 vừa qua, xuất hiện một số bài viết trên một số báo như :? Ngày Nay?, ?oAn Ninh thế giới cuối tháng 8-2003?, ?oGia Đình & Xã Hội? của ba vị GS là Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh và Trần Đình Sử cùng một vài học trò của họ như Văn Giá, Đỗ Ngọc Thống, Lê Hữu Thảo... đã khiến dư luận xã hội xôn xao rằng phê bình văn học hình như đang tự hạ thấp mình bằng ... chửi bới (!)

    Đầu tiên, phải kể đến bài trả lời phỏng vấn của GS. Nguyễn Đăng Mạnh đăng trên báo ?oNgày Nay? ( số 15, ngày 5-8-2003) với nhan đề : ? Không tranh luận kiểu ngụy phê bình ?o. Trong bài báo này, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã chửi bới chúng tôi (TMH) bằng những ngôn từ như sau : (? Trần Mạnh Hảo là hạng người tư tưởng thấp kém, động cơ xấu, ngụy phê bình?...? Tâm lý đố kỵ của kẻ học hành dở dang không có bằng cấp gì ?o...? Ăn nói bừa bãi, quy kết chụp mũ một cách văng mạng?...?Nghĩ một đăng, nói một nẻo?... ?Không nghiên cứu gì ?o...). Cũng trong bài báo này, GS. Nguyễn Đăng Mạnh tuyên bố ?oTôi là người tự trọng, tôi không muốn hạ thấp mình để tranh luận với Trần Mạnh Hảo?. Quả đúng như thế, GS. Mạnh ?okhông hạ thấp mình ?o để tranh luận học thuật với Trần Mạnh Hảo; nhưng GS đã ?ohạ thấp mình ?o để chửi bới tiếp Trần Mạnh Hảo bằng hai bài trả lời phỏng vấn khác in trên báo ?oGia đình & Xã hội? số 100, ngày 22-8-2003 với nhan đề :? Những phát hiện của Trần Mạnh Hảo chỉ đáng tầm dọn vườn ?o và bài ?oCần chấm dứt lối phê bình chụp mũ và xuyên tạc? số 105, ngày 2-9-2003. Trong hai bài báo tranh luận bằng ?ochửi bới? vô bằng cứ này, GS. Nguyễn Đăng Mạnh vẫn tiếp tục dùng những ngôn từ phi học thuật để nói về chúng tôi giống như trên báo ?oNgày Nay?. Nhưng GS. Mạnh đã ?onâng cấp? ngôn từ lên bằng cách gọi Trần Mạnh Hảo là ...con khỉ núp bóng con hổ như sau : ? Giống như khỉ mượn oai hùm, người ta không sợ khỉ mà sợ hổ?. GS. Mạnh cho rằng vì ông sợ con khỉ Trần Mạnh Hảo kia nên mới sửa chữa SGK theo ý ?okhỉ Hảo?, mà ý Hảo thì sai, ý GS. mới đúng. Vì để ?oyên thân, yên chuyện? nên ông và các ông GS khác phải sửa cái đúng của họ trong SGK thành cái sai để học trò cả nước học ! Về chuyện này, chúng tôi xin trích ý kiến của tác giả Hoàng Văn Cao trong bài ?o Đừng hạ thấp danh dự của nhau? in trên báo ?oGia đình &Xã hội? số 107, ngày 6-9-2003 như sau : ? Ở đây tôi thấy : khi nhà thơ Trần Mạnh Hảo có những bài phê bình thì GS. Nguyễn Đăng Mạnh lại có bài ?ophang? lại rồi hạ thấp nhau, nói nhà thơ Trần Mạnh Hảo chỉ đáng tầm dọn vườn, không có nhà, chỉ ra đường để ?obậy?, rồi ví như con khỉ không đáng sợ, chỉ sợ con hổ ?o. Cũng trên số báo này, nhà báo Hà Minh trong bài ?o Giáo sư - NGND Nguyễn Đăng Mạnh không nên nói thế ?o có đoạn viết như sau : ? Tôi giật mình vì Giáo sư - NGND Nguyễn Đăng Mạnh nói những phát hiện của Trần Mạnh Hảo chỉ đáng dọn vườn?...? Tôi thấy Trần Mạnh Hảo và những bài phê bình SGK của ông ta là có chứng, có lý. Bằng chứng là những nhà soạn SGK vĩ đại phải sửa ngay.GS Mạnh bảo ?osửa để cho yên thân?. Theo tôi, không sai thì sao phải sửa ? Hay là sợ TMH mà phải sửa. TMH bảo sao làm vậy ? GS cho là SGK đúng đắn, bằng chứng là ?oHàng vạn giáo viên họ không dạy theo những điều đã sửa?. Nói như thế thì làm SGK khác nào như đẽo cày giữa đường. Thật buồn cho một tập thể biên soạn. Có đúng thế không thưa GS ??. Khi phóng viên hỏi GS Mạnh rằng xin GS gọi tên con hổ đứng đằng sau ?ocon khỉ Trần Mạnh Hảo? thì GS Mạnh trả lời : ? Tôi chỉ ngờ ngợ thế thôi, không hiểu nó là cái gì ?o. GS Mạnh đã lấy sự ?ongờ ngợ? ?o không hiểu là cái gì? ra làm bằng cớ để chửi bới, xúc phạm chúng tôi trong suốt ba bài báo là cớ làm sao ? Bắt chước thầy mình gọi Hảo là con khỉ, ông Đỗ Ngọc Thống trên báo ?oGia đình & Xã hội? số 107, 6-9-2003 trong bài ?o Có con gà cứ tưởng tiếng gáy mình làm trời sáng? đã gọi chúng tôi là con gà !

    Người lên diễn đàn Hội nghị phê bình Tam Đảo sáng 15-8-2003 biện minh cho những lời chửi bới trên của GS Mạnh là ông Hoàng Ngọc Hiến, mà bài nói vo này đã in trên báo ?oNgày Nay? số ?o17, ngày 5-9-2003 với nhan đề :? Về tư cách người phê bình và tư cách người bị phê bình? chủ trương một trường phái phê bình kỳ lạ có tên là :? VĂNG TỤC VÀ CHỬI THEO NGHĨA ĐEN?, như sau : ? Tôi đề nghị một sự giãn biên những cung bậc, cung cách phản ứng bị phê bình chấp nhận được, thậm chí cần có sự thông cảm ngay cả với văng tục và chửi ( theo nghĩa đen)?. Ông Hiến khoe mình chuyên môn bị ?ochửi? một cách có vẻ hãnh diện như sau : ? ... Tôi là người bị chửi nhiều nhất, ở trong nước cũng như ngoài nước.... ngoài nước chửi hàm hồ và tàn bạo hơn nhiều ?o. Về chuyện bài nói vo mang tính ?ochửi học ?o này của ông Hiến ở Tam Đảo, nhà văn Văn Chinh đã tường thuật lại trên tờ ?oAn ninh thế giới cuối tháng, 8-2003? trong bài ?o Bằng mặt liệu có bằng lòng?, có đoạn viết như sau : ?Ông Hiến đồng ý với ý kiến của nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét về cái tiểu khí trong bài đăng ở báo ?oNgày Nay? của GS. Nguyễn Đăng Mạnh khi nói về Trần Mạnh Hảo : ?Anh Mạnh là bạn tôi, bạn tôi đúng là nhiều nhược điểm, không chỉ tiểu khí mà còn đê tiện nữa...?. Người nghe cứ tưởng ông Hiến nhận lỗi thay cho bạn, nhưng chợt ông nhắc đến câu nói của nhà phê bình Nga Biêlinxki :? Người cao thượng không phải là người không đê tiện mà là người biết nên đê tiện vào lúc nào?. Rồi nói tiếp :? Cái đáng sợ nhất không phải là sự đê tiện, sự tiểu khí; đáng sợ nhất là người luôn luôn tiểu khí, luôn luôn đê tiện, luôn luôn nhố nhăng mà không tự biết?.

    Khi người thầy đề xướng và quảng bá cho lối phê bình ?ovăng tục và chửi theo nghĩa đen?, thì dĩ nhiên học trò liền hưởng ứng nồng nhiệt ngay. Đấy là bài ?o Không nên cãi vã tủn mủn ?o của ông Văn Giá ( cán bộ giảng dạy trường đại học tuyên giáo) in bên cạnh bài của ông Hoàng Ngọc Hiến trên báo đã dẫn. Ong Văn Giá khen hai ?ocụ?, ?ocụ Hiến? và ?ocụ Mạnh? chửi như thế là hay, là toàn đúng cả, là ?ođường bay chim ưng?. Còn những ai không thuộc phe ?ochửi học? của hai ?ocụ?-thầy kia theo ông Văn Giá thì ?o là đường bay của cú, của quạ?. Ông Văn Giá viết về Trần Mạnh Hảo( người phê bình GS.Nguyễn Đăng Mạnh 20 bài đều đã đăng báo, in sách ) bằng những dòng vượt mức ?ohai cụ? trên, như sau :? Có một thằng suốt ngày cứ rình người ta đi qua là khạc nhổ thì bố ai mà chịu được. Mà cụ Mạnh thì đã nín nhịn bốn năm năm nay rồi?. Ong Văn Giá còn tiến xa hơn nữa bằng một khái quát rất sai về ý tưởng, lại rất ngông cuồng vì ông dám GỌI CẢ NƯỚC BẰNG THẰNG như sau : ?Ở Việt Nam mình có một hiện tượng gần như là một hạn chế thuộc về quốc dân tính là THẰNG LÀM thì ít, THẰNG CHƠI thì nhiều, THẰNG KHÔNG BIẾT LÀM thì chỉ thích chê bai, thích chọc gậy bánh xe người khác?....? Vì cái chung thì phải quý, phải ủng hộ THẰNG LÀM chứ, sao lại có thể đi ủng hộ cái THẰNG phá đám được...?. Ý ông Văn Giá : THẰNG LÀM, THẰNG XÂY là những người lao động chân tay, lao động trí óc đang góp công sức xây dựng đất nước với đủ mọi ngành nghề, kể cả nghề dạy học như ông Giá và hai ?ocụ Hiến?, ?ocụ Mạnh?. Viết như thế hoá ra ông Văn Giá đã gọi thầy mình là ?ohai cụ? trên cũng bằng THẰNG như cả nước đã bị ông ?oTHẰNG HOÁ? cả đó sao ?

    Cũng bằng giọng ?ochửi học? như trên, GSTS Trần Đình Sử( người đã từng bị chúng tôi phê bình 7 bài trên báo vì bình văn sai) đã lên báo ?oAn Ninh thế giới cuối tháng, 8-2003? trả lời phỏng vấn trong bài ?o Chúng ta đang tụt hậu ?o chửi bới chúng tôi thậm tệ bằng những ngôn từ như sau : ? Anh Hảo là nhà phê bình lừa dối dư luận, anh còn rắp tâm lừa dối cả cấp trên?, ?o dối trá?, ?ochả biết gì về văn học?, ?okhông đúng?, ?oChí Phèo phê bình?, ?o xuyên tạc, đả kích cá nhân làm mục đích?, ?osai lầm nhiều quá?, ?o không có phương pháp gì?, ?o bình tán rẻ tiền?, ?oquy chụp chính trị?, ?ongười cùn?, ?olý sự cùn?...?chưa hiểu biết gì cả?, ?o không đáng để chúng tôi phải bàn. Nói thật là dưới tầm?...

    Nếu quả chúng tôi là nhà phê bình ?olừa dối? như ông Sử nói, sao năm 1996, ông Sử là một người trong 9 người thuộc Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà Văn Việt Nam đã bỏ phiếu cho chúng tôi được giải thưởng phê bình cuốn ?oThơ phản thơ? , lại không vạch trần sự lừa dối của chúng tôi ra ? Nếu chúng tôi có nhiều ?otội? lớn trong phê bình như thế mà suốt hơn 10 năm trời, các báo lớn nhỏ trong cả nước liên tục đăng bài của chúng tôi, sao ông Sử không có ý kiến ? Sao chúng tôi phê bình ?olừa dối? mà lại được các nhà văn tên tuổi như sau lên báo khẳng định Trần Mạnh Hảo căn bản viết đúng, ví như các vị : Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Vũ Hạnh, Anh Đức, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Trí Huân, Lê Lựu, Trần Đăng Khoa, Chu Lai, Nguyễn Đức Mậu, Vũ Cao, Xuân Thiều, Vũ Quần Phương, Phương Lựu, Vương Trọng, Khuất Quang Thụy, Đinh Quang Tốn, Diệp Minh Tuyền, Đặng Hấn, Nguyễn Văn Lưu, Phạm Tường Hạnh, Đoàn Minh Tuấn, Đỗ Trung Lai,Lê Quý Kỳ, Lê Thành Nghị, Đình Kính, Hữu Đạt, Hồng Diệu...Trong dịp tết Quý Mùi vừa qua, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển đã gửi thư và quà tới nhà chúng tôi cám ơn vì chúng tôi đã bỏ nhiều công sức phê bình SGK và Bộ đã cho sửa chữa, viết lại năm 2000. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai còn tới tư gia chúng tôi để cám ơn vì sự đóng góp của chúng tôi cho nền giáo dục nước nhà bằng phê bình SGK.

    Chúng tôi, trong suốt hơn 10 năm viết phê bình, đã in 3 tập sách :? Thơ phản thơ?, ?oPhê bình phản phê bình?, ?oVăn học -phê bình- nhận diện?( tức ?oHầu chuyện các Giáo Sư) và cả trăm bài rải rác trên các báo, luôn luôn căn cứ trên văn bản để phê bình, ?onói có sách, mách có chứng?; tuyệt đối không bao giờ xúc phạm cá nhân. Chúng tôi hết sức buồn sau hàng loạt bài của các GS và học trò của họ vừa qua, quyết không tranh luận học thuật, chỉ cốt chửi bới chúng tôi là ngu dốt, vô học, thậm chí là con khỉ, là gà qué, là quạ diều... Đã đến lúc phê bình văn học nên trở về vị trí sang trọng, lịch sự, lịch lãm của mình trên văn đàn chứ không ?ohạ thấp mình? xuống cõi chợ búa để chửi bới nhau thậm tệ như những vị trên đã làm. Như vậy, những người cầm bút phê bình chúng ta mới có cơ lấy lại sự kính trọng trong mắt bạn đọc.,.

    20-9-2003
    T.M.H.
  2. truther

    truther Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    TRAO ĐỔI VỚI ÔNG HOÀNG NGỌC HIẾN VỀ VIỆC GS.NGUYỄN ĐĂNG MẠNH BÌNH VĂN NGUYỄN TUÂN
    Trần Mạnh Hảo
    Trong bài ?o Một tiến trình vào nghiên cứu phê bình văn học ( trường hợp Nguyễn Đăng Mạnh) ?o của ông Hoàng Ngọc Hiến, có đoạn ca ngợi GS. Nguyễn Đăng Mạnh như sau : ?o Bước vào con đường nghiên cứu văn học, Nguyễn Đăng Mạnh đã chọn Nguyễn Tuân và ông đã nghiên cứu tác giả này đến nơi đến chốn. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn. Nhưng trong biển học mênh mông, đề tài Nguyễn Tuân chỉ là một chút, một ?otý chút?. Từ sự nghiên cứu đến nơi đến chốn ?otý chút? này, Nguyễn Đăng Mạnh có kinh nghiệm nghiên cứu một cách nghiêm túc những ?otý chút? khác như Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng?Sự nghiệp nghiên cứu văn học của Nguyễn Đăng Mạnh đã hình thành như vậy. Và cuối cùng ông đã vượt ra ngoài khung trí thức bình dân?? ( Báo ?o Ngày Nay? số 13-2004 ). Chúng tôi lại nhận xét khác về GS. Nguyễn Đăng Mạnh, có phần ngược lại với những lời ca ngợi của ông Hoàng Ngọc Hiến trên đây. Chúng tôi cho rằng, chân lý là cụ thể, muốn đánh giá thành công của bất kỳ ai, kể cả GS. Nguyễn Đăng Mạnh, không gì khoa học hơn là căn cứ trên những bài viết cụ thể của chính GS. Mạnh. Cụ thể trong trường hợp này, chúng tôi chọn bài bình văn Nguyễn Tuân của GS. Mạnh để khảo sát, ngõ hầu xem những lời ca ngợi GS.Nguyễn Đăng Mạnh trên của ông Hoàng Ngọc Hiến đúng hay sai? Vậy, chúng tôi xin bạn đọc và ông Hoàng Ngọc Hiến đọc bài của chúng tôi phê bình lối giảng Nguyễn Tuân dưới đây của GS. Mạnh; kính mong ông Hoàng Ngọc Hiến và công luận trao đổi lại để biết ai đúng, ai sai.
    Cuốn sách "217 ĐỀ VÀ BÀI VĂN " dày 627 trang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản nhiều lần với số lượng lớn vào các năm 2000, 2001, 2002 dành cho học sinh trung học học tủ đi thi, là tập bài văn mẫu của 4 tác giả : GS. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên ), TS. Đỗ Ngọc Thống, TS. Hà Bình Trị, và Chu Văn Sơn; đây là cuốn sách còn khá nhiều điều chưa chuẩn xác phải đưa ra trao đổi, trong đó việc tung ra hàng trăm bài văn mẫu thế này có đúng phương pháp sư phạm không, có cản trở tinh thần độc lập suy nghĩ và khả năng sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận thẩm mỹ văn chương không ? Ở bài viết này, chúng tôi chỉ bàn tới bài văn mẫu từ trang 518 đến trang 522, với đề văn như sau :" Dựa vào những hiểu biết của mình về con người và sáng tác của Nguyễn Tuân, anh (chị) hãy phân tích và miêu tả trên nét lớn cá tính và phong cách nghệ thuật của nhà văn".
    Đã gọi là bài văn mẫu, bài văn của các giáo sư và tiến sĩ hàng đầu ngành sư phạm vừa ra đề, vừa viết bài làm gương cho học sinh thì dĩ nhiên phải hết sức mẫu mực. Đề văn như trên là một câu văn lủng củng, rườm rà, do ba lần lặp từ "của", ba lần lặp từ "và". Chúng tôi xin sửa lại câu của đề bài trên cho trong sáng, bằng cách bỏ đi từ "của mình", bỏ tiếp hai từ "và", thay bằng một dấu phảy. Ta có một câu văn ra đề đúng tu từ tiếng Việt như sau : " Dựa vào những hiểu biết về con người và sáng tác của Nguyễn Tuân, anh (chị) hãy phân tích, miêu tả trên nét lớn cá tính, phong cách nghệ thuật của nhà văn ".
    Mở đầu bài văn mẫu, tác giả viết : " Nguyễn Tuân bước vào nghề văn dường như là để minh hoạ cho hai câu thơ ngông của Nguyễn Công Trứ :" Trời đất cho ta một cái tài / Giắt lưng dành để tháng ngày chơi ". Cuộc đời có gì nghiêm túc đâu mà phải nghiêm trang đạo mạo : hồi ấy, Nguyễn Tuân coi sống chỉ là cuộc dong chơi. Có điều thú chơi của ông là chơi tài, chơi nghệ thuật. Thực ra muốn chơi ngông, nhất thiết phải có tài. Bất tài mà chơi ngông, người ta gọi là gì gì đó chứ không gọi là ngông. Vì xét đến cùng, chơi ngông là đứng ở đỉnh cao của tài hoa và trí thức mà trêu ghẹo thiên hạ". ( Những chữ nghiêng đậm trong bài do TMH nhấn mạnh ). Chỉ một đoạn văn mở đầu bài văn mẫu viết về đời và văn Nguyễn Tuân đã có mấy cái sai không nhỏ. Cái sai thứ nhất là khi tác giả bài văn mẫu dám dạy học sinh quan niệm và lối sống hư vô chủ nghĩa, coi thường mọi chuẩn mực luân thường đạo lý của con người, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của giáo dục, của những chuẩn mực sư phạm mang tính chất nền tảng : " Cuộc đời có gì nghiêm túc đâu mà phải nghiêm trang đạo mạo ". Việc dạy và học văn có nghiêm túc không, việc giáo dục cho hàng triệu con em thành những công dân có tài có đức, việc xây dựng cho chúng có lý tưởng, có lòng tin vào chân lý, vào lẽ phải, có tình cảm kính yêu đối với Tổ Quốc, với cha mẹ, với đồng bào, khi cần dám hi sinh tính mạng để bảo vệ những giá trị thiêng liêng của dân tộc và nhân loại đều là những vấn đề cực kỳ nghiêm túc cả. Thật là kinh ngạc, mượn chuyện văn mẫu để đưa ra kết luận phủ nhận mọi giá trị nhân văn, phủ nhận những nguyên lý căn bản làm nên xã hội loài người, coi " Cuộc đời có gì nghiêm túc đâu..." trước hết, tác giả chừng như muốn xoá sổ cơ sở của môn văn là học làm người-nhân học. Cái sai thứ hai là việc thẩm thơ của tác giả bài văn mẫu không chuẩn. Hai câu thơ dẫn trên không phải nói về cái ngông của Nguyễn Công Trứ. Nó bao hàm nhiều nghĩa, hoặc về thú tiêu dao, hay chí ít cũng bóng gió nói về việc vua chúa chưa có mắt xanh dùng người, hoặc diễn tả cái ung dung tự tại của một con người tự tin, khẳng định mình hiện hữu giữa vũ trụ...Cái sai thứ ba của đoạn văn mẫu trên là việc tác giả cho: " Nguyễn Tuân bước vào nghề văn dường như là để minh hoạ cho hai câu thơ ngông ...". Hoá ra toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Tuân, một nhà văn được giải Hồ Chí Minh đợt đầu tiên chỉ gói trong một chữ "ngông " ư ? Cái sai thứ tư của đoạn văn trên là việc tác giả bài văn mẫu đưa ra những định đề không chuẩn về chữ "ngông", chữ "chơi". Bảo Nguyễn Tuân "chơi nghệ thuật" còn có lý và có nghĩa chứ bảo ông "chơi tài" là chơi cái gì đây ? Nguyễn Du dạy : "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài". Văn cốt ở tâm trước, rồi mới đến tài sau. Bảo Nguyễn Tuân "chơi tài" vừa vô nghĩa vừa sai. Hoá ra cụ Tuân có tài không dùng làm việc ích nước lợi dân mà dùng để chơi, để duy tài chủ nghĩa bất kể chữ "tâm" ư ? Tác giả bài văn mẫu còn định nghĩa về "ngông" rất lạ tai như sau : " Muốn chơi ngông, nhất thiết phải có tài". Trong đời sống xã hội, chán vạn gì những kẻ vô tài bất tướng vẫn tỏ ra ngông, ngông cuồng, ngông nghênh, ngông ngạo...đó sao ? Tác giả bài văn mẫu quả tình không chịu khó truy tìm nghĩa chữ "ngông" trong tự điển và trong đời sống, nên định nghĩa về "ngông" hết sức sai : "Chơi ngông là đứng ở đỉnh cao của tài hoa và trí thức mà trêu ghẹo thiên hạ ". Ở giữa bài văn mẫu, tác giả còn viết rất cảm tính, tuỳ tiện rằng : " Cái ngông xưa nay bao giờ cũng có cơ sở lý luận vững chắc của nó ". Nhà ngông học này muốn đưa Nguyễn Tuân lên làm "ngông giáo chủ " chắc ? Mở bài văn mẫu, tác giả đã lập ngôn và lập thuyết sai lạc đến mức đánh tráo mọi khái niệm thông thường, đẩy cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân vào mấy chữ rất không xứng đáng, nếu như không nói là hạ thấp nhà văn xuống chỗ dung tục tầm thường theo công thức : Văn Nguyễn Tuân = ngông = không nghiêm túc = chơi tài = trêu ghẹo thiên hạ ? ( Chữ nghiêng đậm trong bài do THM nhấn mạnh).
    Chưa hết, phần thân bài, tác giả văn mẫu còn "tương" vào văn nghiệp Nguyễn Tuân những món rất khó nghe của lòng yêu mến, đến mức chúng tôi bàng hoàng, không còn dám tin vào những đánh giá như thế này là của một bài văn mẫu : "Vậy thì văn Nguyễn Tuân là thứ văn chơi, văn đùa, cố tình khoe tài, khoe chữ một cách khinh bạc và gai góc để gây sự, trêu ghẹo người ta. Một lối văn suy tôn chính cái tôi ngông ngạo của mình, và trở đi trở lại chỉ đem cái tôi ấy ra mà "độc tấu" giữa thiên hạ. Một thứ văn nghênh ngang và lan man, ngòi bút cứ chạy theo những dòng cảm nghĩ lông bông, tài tử, với những liên tưởng ngẫu hứng tạt ngang hay cóc nhảy, lắm lúc muốn đưa người ta vào những bát quái trận đồ. Một cách lựa chọn đề tài cố tình coi khinh những gì người đời cho là quan trọng và đề lên rất cao, thậm chí thiêng liêng hoá những gì người đời cho là tầm thường xoàng xĩnh như cái ăn uống...". Với những "đặc tính" văn Nguyễn Tuân do tác giả bài văn mẫu tung ra ào ạt trên, cộng cả trước và sau, ta có một hằng thức về Nguyễn Tuân và văn chương của ông dễ sợ như sau :
    Văn Nguyễn Tuân = ngông = không nghiêm túc = chơi tài = trêu ghẹo thiên hạ = văn chơi = văn đùa = khoe tài = khoe chữ = khinh bạc = gây sự = ghẹo người ta = suy tôn cái tôi = ngông ngạo = nghênh ngang = lan man = lông bông = tài tử = coi khinh những gì quan trọng = thiêng liêng hoá những tầm thường, xoàng xĩnh ...
    Ném vào văn nghiệp đồ sộ của Nguyễn Tuân bằng ấy "món" rác rưởi trên là ca ngợi hay phủ nhận ông ? Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, người được giải thưởng Hồ Chí Minh lần đầu, lẽ nào lại "bị dạy", "bị đề cao" như trên ? Sau khi "ném "toàn bộ văn nghiệp lớn lao của Nguyễn Tuân vào bãi thải của những ngôn từ kinh hãi trên, tác giả bài văn mẫu ở phần kết lại coi ông là "định nghĩa chuẩn mực về người nghệ sĩ", một định nghĩa về nghề văn, một tấm gương soi cho tất cả các nhà văn, theo kiểu " Sự có mặt của Nguyễn Tuân trên đời làm ta cảm thấy nghề văn cũng sang trọng lắm chứ " thì quá lạ lùng !
    Một bài viết hết sức thiếu trách nhiệm về Nguyễn Tuân trên sao có thể là một bài văn mẫu ? Thảo nào, tác giả ngay từ đầu đã nêu gương cho học sinh bằng một kết luận phi giáo dục của mình rằng : "Cuộc đời có gì nghiêm túc đâu... ". Chính tác giả đã thể hiện định nghĩa trên bằng bài bình văn Nguyễn Tuân một cách hết sức thiếu nghiêm túc, mà lại là văn mẫu để học trò học thuộc lòng đi thi tốt nghiệp trung học hay thi vào đại học. Viết bài báo này, chúng tôi xin lần thứ một trăm báo động với dư luận xã hội rằng : ai, những ai là người có trách nhiệm để sách vở của ngành giáo dục xảy ra những hiện tượng thiếu nghiêm túc một cách hệ thống này mãi như vậy ? Đồng thời, chúng tôi thiết tha mong ông Hoàng Ngọc Hiến chiếu cố mà trao đổi lại, để xem những lời ca ngợi GS. Nguyễn Đăng Mạnh của ông trên báo ?oNgày Nay? đúng hay sai ?
    Được truther sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 11/03/2006
  3. truther

    truther Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    VỀ BÀI THƠ ?oMỜI TRẦU" CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
    Trần Mạnh Hảo
    Trên báo GĐ&XH số 100, trong bài ?o Những phát hiện của Trần Mạnh Hảo chỉ đáng tầm dọn vườn? GS. Nguyễn Đăng Mạnh bảo chúng tôi là ?ocon khỉ? mượn ?ooai hùm?. Trong báo GĐ&XH số 107, ngày 6-9-2003 , TS. Đỗ Ngọc Thống học trò của GS. Mạnh, bắt chước GS, lại gọi chúng tôi là ?ocon gà? trong bài ?oCó con gà cứ tưởng tiếng gáy của mình làm trời sáng?. Trên báo ?oNgày Nay?, số 17, ngày 5-9-2003, ông Văn Giá gọi chúng tôi là diều, là quạ...Cứ đà này, cuộc tranh luận giữa chúng tôi và các GS có thể còn biến Trần Mạnh Hảo thành những con bò con trâu, thậm chí chó, mèo, dê, ngựa, rắn, thỏ, ngan, ngỗng... không chừng. Thảo nào, trên báo ?oVăn Nghệ Trẻ?số 23, ngày 7-6-2003, ông Đỗ Ngọc Thống với tư duy coi người khác là ?ocon gà? con qué, đã ví văn Nguyễn Tuân là loại văn cao sang với món thịt chó ! Chính vì để giúp ông GS. Mạnh và ông TS.Thống khỏi phải tranh luận với ?ocon khỉ?, ?ocon gà?, chúng tôi gửi đăng báo bài phê bình cách bình văn còn nhiều sai sót của hai ông GS. Mạnh và ông TS.Thống, mong hai vị trao đổi lại; một là để thay đổi không khí, hai là để chứng minh rằng chân lý bao giờ cũng cụ thể; xin mời hai ông trở lại với học thuật, thay vì cứ phải mắng người khác là khỉ, là gà, làm độc giả nghĩ không hay về giới cầm bút chúng ta.
    Đây là tập văn mẫu dùng cho học sinh trung học : "217 ĐỀ VÀ BÀI VĂN " của 4 đồng tác giả do GS. Nguyễn Đăng Mạnh ( chủ biên), TS. Đỗ Ngọc Thống, TS. Hà Bình Trị, Chu Văn Sơn, dày 627 trang, do NXB Đại học quốc gia Hà Nội tái bản với số lượng lớn năm 2000, là một cuốn sách còn quá nhiều vấn đề phải bàn lại. Ngay việc tung ra hàng trăm bài văn mẫu cho học sinh, liệu có khiến triệt tiêu hết khả năng sáng tạo độc lập của các em khi tiếp nhận thẩm mỹ văn chương hay không, cũng là điều cần phải làm cho rõ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn trao đổi với GS. Nguyễn Đăng Mạnh cùng các tác giả tập văn mẫu về bài : " Phân tích bài thơ mời trầu của Hồ Xuân Hương" từ trang 53 đến trang 59 ( sách đã dẫn).
    MỜI TRẦU
    Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
    Này của Xuân Hương mới quệt rồi
    Có phải duyên nhau thì thắm lại
    Đừng xanh như lá bạc như vôi.
    Trước khi phân tích bài thơ, tác giả bài văn mẫu mở bài quá dài, với một số khái quát về thơ Hồ Xuân Hương chưa chuẩn xác. Khi tác giả nói Hồ Xuân Hương tuyên chiến với thói trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến thì đúng. Nhưng khi tác giả bài văn mẫu viết như thế này về thơ Hồ Xuân Hương thì chưa đúng, không đúng : "... Hồ Xuân Hương tuyên chiến với một thứ khuôn phép, chuẩn mực của xã hội đẳng cấp phong kiến đã trở thành trái tự nhiên, phi đạo lý, bằng những vần thơ ngang ngược, oái oăm, bằng cái tôi ngông nghênh kiêu ngạo của mình :" Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ - Lại đây cho chị dạy làm thơ "; "Ghé mắt trông sang thấy bảng treo - Kìa đền thái thú đứng cheo leo - Ví đây đổi phận làm trai được - Thì sự anh hùng há bấy nhiêu " ( chữ nghiêng đậm trong bài do TMH nhấn mạnh )... Mấy câu thơ trích dẫn trên không dính dáng gì đến kết luận của tác giả . Hai câu đầu là bài thơ nữ sĩ diễu đám học trò nhỏ học hành không ra sao, lại hay ghẹo gái; tuy là diễu nhưng vẫn thông cảm, ưu ái. Bốn câu thơ sau là bài thơ chê bai, thậm chí chửi xéo Sầm Nghi Đống, thái thú của quân xâm lược nhà Thanh là quân hèn nhát. Tác giả khái quát thơ Hồ Xuân Hương là "ngang ngược, oái oăm, ngông nghênh kiêu ngạo " là áp đặt, là chưa hiểu thơ bà. Ngay khi dẫn câu thơ trong bài "Dỗ người đàn bà khóc chồng " : " Nín đi kẻo thẹn với non sông", tác giả bài văn mẫu tỏ ra không hiểu chính bài thơ và câu thơ này bằng một lời bình lạc lõng : "... Thậm chí thách thức với cả vũ trụ càn khôn".
    Do chưa nắm được bản chất nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương như những đánh giá vừa dẫn, tác giả lại đưa ra những kết luận vừa suy diễn, vừa theo kiểu phê bình xã hội học dung tục, nâng tiếng thơ trào lộng trữ tình bi hài của cá nhân bà thành phong trào quần chúng và những ấm ức cần giải toả của lịch sử dân tộc, của xã hội theo quan niệm vô thức xã hội của Carl Jung, bằng những lời đao to búa lớn như sau : " Tuy nhiên, nếu Hồ Xuân Hương là tiếng nói đanh thép, dõng dạc của phong trào quần chúng hùng mạnh, quyết liệt nhất thì đồng thời cũng là sự thể hiện nỗi ấm ức, bực bội không giải toả được của lịch sử một dân tộc tuy khủng hoảng sâu sắc nhưng chưa tìm ra lối thoát ". Viết như thế, hoá ra Hồ Xuân Hương bỗng trở thành biểu tượng giải phóng xã hội và dân tộc, thành nhà cải cách của quần chúng (!)
    Phần mở bài đã được tác giả viết quá dài, quá linh tinh, gần một nửa bài viết, toàn đưa ra những kết luận không đúng về thơ Hồ Xuân Hương. Khi vào thân bài, tác giả lại lạc đề gần hết một trang, đưa ra nhiều nhận định không đúng khác , ví như kết luận rất sai về Thơ Đuờng như sau : " Thơ Đường thường thiên về tính trừu tượng khái quát, ít khi miêu tả chi tiết cụ thể. Do đó Thơ Đường cũng ít dùng đến những màu sắc cụ thể đập mạnh vào cảm giác người đọc. Thơ Đường thiên về trí tuệ nên thường chỉ gợi liên tưởng chứ ít miêu tả trực tiếp". Chỉ cần đọc ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, cũng đủ thấy kết luận trên về Thơ Đường của tác giả bài văn mẫu này là một kết luận không đúng.
    Khi tác giả viết như dưới đây thì có vẻ như đã thẩm được bài thơ "Mời trầu " : " Cho nên đọc kỹ, lắng kỹ từng câu thơ Mời trầu mà xem, có phải đằng sau cái đanh đá, đáo để, vẫn còn một tấm lòng khát khao tha thiết và một giọng khiêm tốn nhún nhường ( Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi - Này của Xuân Hương mới quệt rồi ) và không phải không có một cái gì như xót xa cay đắng mà nhà thơ không hoàn toàn che dấu nổi ( Có phải duyên nhau thì thắm lại - Đừng xanh như lá bạc như vôi)..
    Bài thơ "Mời trầu" khá dễ hiểu, tình cảm và ý tưởng của nữ sĩ hầu như đã là một vỉa quặng lộ thiên. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tác giả bài văn mẫu này tỏ ra không muốn hiểu bài thơ, lại đưa ra những lời phân tích áp đặt, sai lạc tinh thần bài thơ đến cỡ thế này là cùng : "... Mời trầu người ta, lẽ ra thì phải mềm mỏng, dịu dàng và phải bẽn lẽn một chút, Xuân Hương không thế, cái tôi dõng dạc xưng tên :" Này của Xuân Hương mới quệt rồi..."..."...Vậy mà nhà thơ nữ của chúng ta dõng dạc :" Này của Xuân Hương". Rõ ràng là một sự thách thức táo bạo trước dư luận xã hội. Đã thế lại còn đóng dấu ấn cá nhân vào miếng trầu đưa cho người một cách rất ít mềm mỏng : " Này của Xuân Hương mới quệt rồi". Quệt cũng như têm thôi (têm trầu), nhưng quệt tỏ ra suồng sã hơn, bướng bỉnh và ngang ngược hơn, không muốn khiêm tốn một chút nào. "Có phải duyên nhau thì thắm lại". Nhau tuy có giọng thân mật đấy nhưng hoàn toàn bình đẳng. Đến câu tiếp theo không còn là giọng mời chào nữa, mà là một lời mắng hẳn hoi. Mời ăn trầu mà cứ như mắng người ta, dù là mắng yêu đi nữa, thì cũng chỉ có Xuân Hương thôi :" "đừng xanh như lá bạc như vôi !"
    Tác giả bài văn mẫu sợ người đọc chưa tiếp nhận được "phát kiến" mới của mình trong việc giải mã câu cuối bài thơ, bèn tuyên bố một lần nữa, như muốn khép lại bài phân tích thơ một cách hùng hồn rằng :" "Đừng xanh như lá bạc như vôi " . Đúng thế, mời mà như mắng người ta ". Viết như thế, tác giả bài luận văn trên quả là không hiểu bài thơ "Mời trầu", một bài thơ trữ tình dịu dàng và tình cảm nhất của Hồ Xuân Hương. Từ "Mời trầu", tác giả bài văn mẫu đã chuyển hệ cho Hồ Xuân Hương sang kênh "mắng trầu", có thể biến nữ sĩ trở thành hình ảnh của kẻ vô duyên, bỗ bã, nhố nhăng ? Bình thơ như trên, phải chăng là mẫu mực của nghệ thuật giảng văn trong nhà trường trung học ?
    Chúng tôi xin mượn lời của GSTS Trần Đình Sử in trên trang 8, cột 1, dòng thứ 18 đến dòng thứ 22 viết trong bài ?oChúng ta đang tụt hậu? trên tờ ?oAn Ninh thế giới cuối tháng 8-2003? nói về cách làm văn phản văn như kiểu GS. Mạnh, TS. Thống và 2 đồng tác giả khác bình bài thơ ?oMời trầu? trên, như sau :? Tôi nói không thể chấp nhận chương trình làm văn như thế. Bởi vì việc làm văn như thế khác nào bắt các em quay mặt vào văn học, quay lưng lại với đời sống...?.,.
    T.M.H
  4. truther

    truther Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0


    Tôi sửa thêm nữa cho hai đấu sĩ nào. Rõ ràng làm làm văn nói riêng và làm những việc khác nói chung thì pahỉ dựa vào hiểu biết của mình chứ. Thế thì cần gì phải viết thêm cái phần ''''Dựa vào ...'''' đó nữa, chỉ cần ra đề là: Anh chị hãy phân tích miêu tả trên nét lớn cá tính và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Không dựa vào hiểu biết của mình thì còn dựa vào cái gì khác vậy thưa hai đấu sĩ???
  5. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    em tưởng đấu đá nhau ở trên báo chỉ có các cây bút phê bình, chứ có cả quân xanh và quân xám thế này thì đọc dài thật
  6. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    [có đồ chơi rồi. ta chat bậy thoai.
    PHÊ BÌNH VĂN HỌC CÓ ĐANG TỰ HẠ THẤP MÌNH CHĂNG ?
    Trần Mạnh Hảo
    "Văn học, cũng như nhiếp ảnh, đều là những nghệ thuật nằm trong phạm trù của CÁI ĐẸP"
    vh là n th nằm in p trù of cái đẹp, p t of c đẹp ! chắc bác ấy muốn nói cái p trù nghệ thuật, nhưng n t ko fân biệt xấu đẹp, chỉ có những con người nhìn nghệ thuật dưới con mắt xấu hay đẹp. Vậy, bác ấy có thể tự hào xưng là mình có cái nhìn đẹp, nếu đeo kính bác ấy sẽ nhìn rõ hơn và do đó con mắt sẽ đẹp hơn, cái nhìn sẽ rộng hơn.
    . Lý luận phê bình văn học là bộ môn của văn học, dĩ nhiên cũng phải ĐẸP.
    đưong nhiên đẹp, chẳng fải chúng ta đã thấy con mắt đẹp ấy nhìn cái đẹp thế nào sao. con mắt đẹp ấy thấy rằng ng thuật là cái đẹp, bằng cái nhìn qua máy ảnh nó đã chụp được duy nhất cái đẹp, thế thì có gì lạ đâu khi phê bình dĩ nhiên cũng đẹp.
    Vì thế chúng ta có chữ đẹp viết hoa " ĐẸP" của thành viên Trút
    "Nghĩa là khi tranh luận, khi phê bình nhau, người viết tuyệt nhiên phải giữ thái độ hòa nhã, lịch sự, lịch lãm, mềm mỏng, tuyệt đối không được xúc phạm cá nhân hoặc chửi bới người khác. Phê bình nhau, tranh luận nhau dù nảy lửa đi nữa mà vẫn tôn trọng nhau, mới là người có văn hoá trong phê bình. Rất tiếc, trước và sau Hội nghị phê bình văn học Tam Đảo trung tuần tháng 8 - 2003 vừa qua, xuất hiện một số bài viết trên một số báo như :? Ngày Nay?, ?oAn Ninh thế giới cuối tháng 8-2003?, ?oGia Đình & Xã Hội? của ba vị GS là Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh và Trần Đình Sử cùng một vài học trò của họ như Văn Giá, Đỗ Ngọc Thống, Lê Hữu Thảo... đã khiến dư luận xã hội xôn xao rằng phê bình văn học hình như đang tự hạ thấp mình bằng ... chửi bới (!) "
    Mục đích của phê bình ko fải là fê bình lẫn nhau, ko fải là trình bày thái độ của mình với đối đối thủ, mặc dù về hình thức là như vậy. Cái bạn Trút ký " chân lý chỉ có một", người ta fê bình những vấn đề đối thủ đưa ra để tìm ra chân lý, nhưng bằng cách fê bình thái độ fê bình lẫn nhau, người ta đã thấy, hoặc bên này, hoặc bên kia, dần dần đuối lý, dù họ ít ra dưới con mắt đẹp, đã luôn tự nhận thấy lý luận fê bình của họ là đẹp.

    chat đủ rồi, viết dài wá, mệt thật
    Được mps sửa chữa / chuyển vào 08:40 ngày 12/03/2006
  7. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    oánh nhau với bạn trút sẽ vui lắm, bạn trút là gái có thể ph viên lắm, và có thể là nick yeunuocthuongdan?
    Nếu trút là gái đẹp, em sẽ cố gắng vật bạn ấy. Đấu vật rất có tinh thần thể thao giải trí lành mạnh, Bạn trút có thik vật lộn ko?
  8. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Tôi sửa thêm nữa cho hai đấu sĩ nào. Rõ ràng làm làm văn nói riêng và làm những việc khác nói chung thì pahỉ dựa vào hiểu biết của mình chứ. Thế thì cần gì phải viết thêm cái phần ''''''''Dựa vào ...'''''''' đó nữa, chỉ cần ra đề là: Anh chị hãy phân tích miêu tả trên nét lớn cá tính và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Không dựa vào hiểu biết của mình thì còn dựa vào cái gì khác vậy thưa hai đấu sĩ???
    [/QUOTE]
    đế thêm nhé, chị fv chẳng chịu chơi cùng em.
    chị nữ phóng viên ơi, ngưòi ta viết "phân tích, miêu tả" chứ ko fải " phân tích miêu tả" phân tích tích miêu tả là hình thức thể hiện à
    Dựa vào hiểu biết của mình để phân tích, đòi hỏi thấp hơn là miêu tả, đối với học sinh phổ thông vậy đã vừa rồi. "Dựa vào những hiểu biết về con người và sáng tác của Nguyễn Tuân" là đúng rồi sao chị lại cắt phăng gọn ơ thế!
  9. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    toàn là những trò stupid !
  10. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    ý quên, ý là muốn nói bọn Mạnh Hảo với đồng bọn. ko nói mps

Chia sẻ trang này