1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận Phủ Thông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 05/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Trận Phủ Thông

    Trước tiên, phải nói rằng đây là một trận mà QĐNDVN đã thất bại. Nhưng những bài học về trận đánh có thể coi là những kinh nghiệm đầu tiên của QĐNDVN về cường tập vị trí phòng ngự kiên cố. Có thể nói, dù qui mô không lớn, trận Phủ Thông vẫn là một trong những trận đánh có tính lịch sử bước ngoặt bậc nhất của QĐNDVN.
    Do tính chất lịch sử đặc biệt của trận đánh và tính thông tin cao của tài liệu. Em xin đưa lên để anh em yêu thích các vấn đề lịch sử quân sự tham khảo.

    TRẬN CƯỜNG TẬP ĐỒN PHỦ THÔNG
    Ngày 25 tháng 7 năm 1948

    Trận tập kích đồn Phủ Thông lần thứ tư của tiều đoàn 11 nằm trong chiến dịch đường số 3. Đây là trận cường tập quy mô cấp tiểu đoàn duy nhất trên địa bàn Bắc Cạn trong kháng chiến chống Pháp. Trận đánh vừa thực hiện nhiệm vụ chiến dịch vừa mang tính chất thử nghiệm chiến thuật đánh ?ocứ điểm nhỏ? (Người Pháp rải quân ra khắp nơi, tạo thành các cứ điểm cỡ trung và đại đội nhằm khống chế VM trong thời gian VM chưa đủ mạnh. Sau này De Lattre rút tất về để lập phòng tuyến De Latte quanh đồng bằng Bắc bộ - em).
    Những kinh nghiệm xương máu rút ra từ trận đánh đã góp phần quan trọng vào lý luận đánh công sự vững chắc bằng phương pháp có hoả lực chuẩn bị của quân đội ta trong chiến tranh giải phóng (trận đầu tiên - em).

    I. TÌNH HÌNH CHUNG
    1. Địa hình, thời tiết.
    Phủ Thông trước đây là thị trấn thuộc huyện Bạch Thông, cách Bắc Cạn 19km về phía bắc ?" đông bắc. Toàn bộ khu vực này là núi đất với độ cao trung bình 350-400m, cây cối rậm rạp.
    Đồn được xây dựng trên một mỏm nhỏ nhô ra của núi Nà Cọt với độ cao 198m, cách ngã ba Phủ Thông 300m về phía bắc ?" tây bắc. Phía bắc đồn là 4 mỏm của núi Nà Cọt đánh thứ tự A, B, C, D (xem sơ đồ), bốn mỏm này đều cao hơn đồn, sườn dốc thoai thoải, cây cối rậm rạp tạo thuận lợi cho việc cơ động và triển khai lực lượng của ta, súng bộ binh từ mỏm C và mỏm D bắn được tới đồn.
    Phía đông, chạy sát hàng rào đồn là một con suối rộng 7-8m (suối G). Từ suối tới đồn vách đứng khó lên xuống. Các suối khoảng 200m là đường quốc lộ số 3 chạy theo hướng bắc ?" đông bắc. Phía đông đường có dãy núi đất cao trên 400m.
    Phía nam đồn, cách 100m là đường đi chợ Rã. Từ đồn xuống đường có nhiều bờ tường và nhà cũ. Đối diện với cổng đồn (ở phía nam đường) là chợ và khu phố Hoa Kiều.
    Phía Tây nam, cách đồn 450-500m là chân điểm cao 398 (núi Nà Phải), trong đó có 2 mỏm (H và I). Từ hai mỏm này pháo binh có thể ngắm bắn trực tiếp vào các mục tiêu trong đồn.
    Phía tây, cách đồn khoảng 250m có một khe suối rộng 3-4m (suối E). Từ đồn tới khe suối là đồi thấp và ruộng bỏ hoang, từ lâu không cày cấy nên cỏ rậm rạp.
    Thời tiết lúc xảy ra tác chiến vào mùa hè nắng nóng. Những cơn mưa rào lớn có thể gây lũ ở các suối sau 2-3 giờ mưa lớn. Đồn Phủ Thông tuy ở vị trí tương đối thấp nhưng có tầm quan sát và tầm khống chế bằng hoả lực rộng. Phía đông và phía tây nam được bảo vệ bằng vật cản tự nhiên (suối G) và khu phố Hoa Kiều. Phía bắc và phía tây điều kiện địa hình thuận lợi hơn, có thể triển khai binh, hoả lực tiến công tiêu diệt đồn, tuy hành quân, chiếm lĩnh có khó khăn (núi cao), song giữ được bí mật vì cây cối rậm rạp và không có dân cư trú.
    Tình hình địch
    Đồn Phủ Thông do một đại đội bộ binh và một trung đội trợ chiến thuộc 3 e/REI chiếm giữ (Lính Ma rốc). Quân số khoảng 150 tên do 1 quan ba, 1 quan hai và 1 quan một chỉ huy. Vũ khí có 1 khẩu 12,7mm, 1 cối 81mm, 2 cối 60mm, 1 đại liên Hốt-kít, 10 trung liên và một số tiều liên, súng trường, lựu đạn.
    Đồn có hình chữ nhật dài 100m, rộng 50m, cổng đồn quay về phía nam (phía chợ), làm bằng gỗ chắc chắn. Tường đồn đập bằng đất dày 1m, cao 2m, trong và ngoài tường ghép gỗ, bên ngoài có cọc chống, bốn phía có nhiều lỗ châu mai (có lỗ người chui vừa). Bốn góc đồn có 4 lô cốt mẹ trước gọi là pháo đài 2 tầng xây bằng gạch và đá dày 40cm. Góc tây ?" bắc bố trí khẩu 12,7mm và cối 60mm. Góc đông - bắc bố trí một trung liên. Góc đông - nam bố trí đại liên Hốt-kít và cối 81mm, gần sát lô cốt có chòi quan sát cao 3m. Góc tây. ?" nam bố trí 1 trung liên, trong phía tây có 2 trung liên bắn chéo cánh sẻ gần sát lô cốt có đài quan sát như ở góc đông - nam. Ban đêm 2 đài quan sát dùng đèn pha chiếu sáng xung quanh đồn.
    Nhà chỉ huy xây bằng gạch ở chính giữa đồn. Nhà lính, nhà kho nhà ăn xây gạch hoặc đắp đất dày bố trí ở xung quanh. Tưởng nhà ở có lỗ để ném lựu đạn và bắn ra ngoài (xem sơ đồ) địch đào hầm ngầm từ nhà chỉ huy, nhà lính thông đến các lô cốt ở góc đồn. Từng đoạn có bố trí lỗ châu mai bắn sát mặt
    đất (Hệ thống hầm ngầm dày trong quá trình chiến đấu ta mới phát hiện ra).
    Ngoài bờ tưởng đồn có 3 lớp hàng rào tre, nứa, mỗi lớp cách nhau 3m: Lớp trong cùng cách tường l0m. Riêng phía nam có 1 hàng rào dây thép gai. Chung quanh phố Hoa Kiều cũng có 1 lớp hàng rào tre.
    Thông tin vô tuyến điện của đồn có thể liên lạc với chỉ huy tiều đoàn địch ở Bấc Cạn, liên lạc trong đồn bằng máy điện thoại. Hằng ngày địch làm việc, sinh hoạt theo thời gian biếu quy định sẵn. Mỗi ngày chúng thường phái 2-3 tổ tuần tiễu dợc theo đường quốc lộ số 3 và đường đi chợ Rã. Ban đêm địch tổ chức canh gác ở 4 lô cốt, cổng ra vào và chòi quan sát. Thỉnh thoảng cho khoảng 1 trung đội sục sạo các vùng lân cận như Vi Hương, Phiếng Thôn. Địch ở Bắc Cạn có ban chỉ huy tiều đoàn và 2 đại đội bộ binh, khả năng tăng viện 1c thiếu. Ban đêm ít có khả năng tăng viện vì đường xa và sợ ta phục kích.
    Đồn Phủ Thông chiếm vị trí quan trọng trong mũi dùi cắm vào lòng Việt Bắc. Nó bảo vệ Bắc Cạn từ phía bắc, giữ liên hệ với Thồ Phỉ ở chợ Rã, uy hiếp Na Rì từ phía tây và bảo vệ quốc lộ số 3.
    Điềm mạnh của đích là đóng ở vị trí có phạm vi quan sát và phát huy hòa lực rộng rãi. Hệ thống công sự vật cản tương đối kiên cố (so với hỏa lực của ta lúc đó), hỏa lực bố trí liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Khi bi tiến công chúng có thể dựa vào công sự, hầm ngầm đề co cụm, cố thủ. Điềm yếu của đích là binh lính chưa quen với khí hậu, thời tiết dễ bị ốm đau. Tư tưởng chỉ mong hết hạn đề hồi hương. Các đồn khác đều ở xa nên chi viện ứng cứu không kíp thời, dễ bị cô lập. Việc tiếp tế vận chuyền khó khăn.
    3. Tình hình ta:
    Lực lượng tham gia đánh đồn Phủ Thông gồm tiều đoàn bộ binh 11 (tháng 6 năm 48, trung đoàn 17 đổi phiên hiệu thành trung đoàn 308. Tiểu đoàn 36 đổi phiên hiệu thành tiểu đoàn 11) và 1 đại đội của tiều đoàn pháo binh 410.
    Tiều đoàn 11 do đồng chí Vũ Yên làm tiều đoàn trường, đồng chí Mai Văn Nhân làm chính tri viên, biên chế thâlth 4 dại đội : cCBB 120, cBB 122, 1c xung kích 124 (trong c 124 có 1b còng binh) và 1c trợ chiến (viết tắt theo tiếng la tinh: c là đại đội, b là trung đội, d là tiểu đoàn, e là trung đoàn - em). Tiều đoàn 11 vừa được củng cố đề tham gia chiến dịch nên quân số đầy đủ. Vũ khí có 1 khấu 37mm 1 khẩu 12,7mm, 1 badôca, 1 cối 60mm, 2 cối 50,8 mm, 7 trung liên, 170 súng trường, mỗi người 4, 5 quà lựu đạn (xét trong điều kiện hồi đó là quá khủng, tiếc là ít đạn - em). Các đội viên không có súng thì trang bị dao, kiếm, mã tấu. Trong mùa "luyện quân lập công", tiều đoàn đã tiến hành huấn luyện đánh cứ điềm nhỏ, tập hành quân xa, mang vâc nặng. Tinh thần cán bộ chiến sĩ trong đơn vị tốt, hăng hái thi đua giết giặc lập công.
    Đầu tháng 7-1948, đang đứng chân ở vùng tự do Hiệp Hỏa (Bắc Giang), tiều đoàn nhận lệnh tham gia chiến dịch đường số 3. Tiều đoàn hành quân bộ từ Hiệp Hòa qua Phú Bình, Đại Từ, Ba Bề lên Chợ Rã và dừng chân ở vi trí tập kết tại bản Hán (xã Chu Hương). Đại đội pháo binh tham gia trận đánh có 2 khẩu ca nông 75mm do đồng chí tiều đoàn trưởng tiều đoàn pháo binh 410 chỉ huy.
    Dân cư trong khu vực tác chiến thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người sống rải rác ven các nguồn nước và triền núi cao. Nhân dân ở các bản xung quanh phần lớn đã sơ tán vào vùng chợ Rã. Số dân sống tập trung ở khu vực chợ Rã đều là người Hoa Kiều tư tưởng lừng chừng, một số ít làm tay sai cho địc

    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 05/01/2007

    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 05/01/2007
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 01:33 ngày 05/01/2007
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    TỔ CHỨC CHIẾN ĐẤU
    1. Ý định của trên và nhiệm vụ của tiểu đoàn 11
    a. Ý định chiến dịch
    Bộ Tổng tư lệnh chủ trương mở chiến dịch đường số 3 nhằm mục đích "bức địch rút khỏi Bắc Cạn và đường số 3". Ban chỉ huy chiến dịch chủ trương trong thời kỳ thứ nhất (từ 25-7 đến 27-7-1948) mở một cuộc tồng công kích trên đường Cao Bằng - Bắc Cạn, tiêu diệt 2 cứ điểm Phủ Thông và Bằng Khẩu, phục kích tiêu diệt quân tiếp viện từ Bấc Cạn lên, ngăn chặn địch từ Nà Phắc xuống, làm chủ đường số 3. Thực hiện chủ trương trên, ban chỉ huy chiến dich sớ dụng d 11 và 1 c pháo binh tiêu diệt đồn Phủ Thông, d 73/e 74 diệt đồn Bằng Khẩu và quấy rối Ngân Sơn; d 54 và d 55/e 72 phục kích ở phía bắc cầu Nà Cù diệt viện binh địch từ Bắc Cạn lên. Ngoài ra dùng các đại đội độc lập của e 72 và đội biệt dộng của ban tình báo Liên khu quấy rối Nà Phắc, Bắc Cạn và chặn viện ở đêo Giàng.
    b. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 11
    Tiều đoàn 11 được tăng cường 1 đại đội pháo binh (2 khẩu 75mm, 1 khẩu 37mm) có nhiệm vụ tập kích tiêu diệt đồn Phủ Thông vào đêm 25-7-48, tạo điều kiện cho d54 (chủ lực của Bộ-trung đoàn Thủ đô rút gọn - em) và d 55/e 72 phục kích tiêu diệt quân tiếp viện của địch từ Bắc Cạn lên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hành quân về vị trí tạm dừng sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo.
    2. Kế hoạch chiến đấu của tiều đoàn 11
    a. Ý định chiến đấu
    Bí mật cơ động triền khai lực lượng gần sát vị trí địch thành thế bao vây, tập trung toàn bộ hỏa lực pháo binh bắn phá công sự, vật cản, nhà ở, tiêu hao tiêu diệt một phần binh hỏa lực, phá vỡ thế liên hoàn của địch. Khi hỏa lực dừng bắn, bộ binh chia làm hai hướng (bắc và đông - bắc) đồng loạt xung phong đùng lựu đạn, thủ pháo, súng bộ binh và dao, mã tấu lần lượt đánh chiếm từng mục tiêu theo chiều sâu phòng ngự tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân đích, làm chủ đồn.
    b. To chức đội hình và sử dụng lực lượng
    Các lực lượng tham gia trận đánh dược tổ chức thành 2 bộ phận : Bộ phận trợ lực gồm đại đội pháo binh và 1 đại đội bộ binh; Bộ phận xung phong gồm 2 đại đội bộ binh và đại đội trợ chiến.
    - Bộ phận xung phong (lực lượng gồm cBB 122, c xung kích 124 và đại đội trợ chiến):
    Đại đội bộ binh 122 : đảm nhiệm tiến công trên hướng bắc của tiều đoàn. Lúc đầu triền khai ở đồi D, khi pháo binh bắn chuẩn bị vận động xuống triển khai ở vị trí xuất phát xung phong bên ngoài hàng rào phía bắc đồn. Khi pháo binh dừng bắn, dùng 2 trung đội cùng công binh vượt hàng rào và tường, bắc thang ván đánh chiếm nửa đồn phía tây. 1 trung đội bố trí ở suối E có nhiệm vụ đánh địch nếu chúng phản kích vâ bảo vệ bên sườn đội hình, đồng thời làm lực lượng dự bị của dại đội.
    Đại đội xung kích 124: đảm nhiệm tiến công trên hướng đông-bắc của tiểu đoàn. Lúc đầu triền khai ở khoảng giữa đồi A và đồi B, vị trí xuất phát xung phong ở ngoài hàng rào phía đông-bắc đồn. Khi xung phong dùng 2 trung đội vượt rào và tường, đánh chiếm nửa đồn phía đông. Một trung đội bố trí ở đồi C sẵn sàng đánh địch phản kích ra hướng này, đồng thời là lực lượng dự bị của đại đội.
    Đại đội trợ chiến 126 : bố trí ở đồi A cách đồn 350 mét về phía bắc có nhiệm vụ bắn tiêu diệt các lô cốt, ụ súng và bộ binh địch, yểm hộ trực tiếp cho bộ phận xung phong. ''
    - Bộ phận trợ lực (lực lượng gồm đại đội pháo binh của tiểu đoàn 410 và đại đội bộ binh 120):
    Đại đội pháo binh: bố trí 1 khẩu 75mm ở đồi H cách đồn 550 m, 1 khẩu 75mm bố trí ở đồi I cách đồn 450m. Hai khẩu cách nhau khoảng l00m, có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố trong đồn địch trước khi bộ đội xung phong.
    Đại đội bộ binh 120 : có nhiệm vụ bảo vệ trận đia pháo và tiêu diệt bọn ********* ở khu phố Hoa Kiều. Bố trì hai trung đội bảo vệ trận địa pháo (mỗi b bảo vệ một khẩu), 1 trung đội bố trí ở gần phố Hoa Kiều đề kiềm chế và tiêu diệt bọn *********, đánh chiếm phố Hoa Kiều, sau đó làm lực lượng dự bị cho bộ phận xung phong.
    c Tổ chức chi huy
    Ban chỉ huy d bố trí ở mỏm D. Đồng chí tiều đoàn phó Nguyễn Đăng Quỳnh đi cùng c124. Đồng chí tiều đoàn trưởng tiều đoàn pháo binh chỉ huy bộ phận pháo binh và 2 b của c120.
    d. Một số nội dung ve hiệp đồng
    Bộ phận xung phong hành quân chiếm lĩnh vi trí xuất phát xung phong đêm 24-7-1948. Bộ phận trợ lực trưa 25-7-1948 bắt đầu hành quân và chiếm lĩnh trước giờ nở súng 3 tiếng đồng hồ.
    Đúng 19 giờ ngày 25-7-1948, pháo binh bắt đầu bắn. Đợt đầu bấn 100 quả vào các mục tiêu quy dinh. Hết đợt hòa lực đầu tiên tiểu đoàn thổi 1 hồi tù và báo hiệu chuẩn bi xung phong. Khi nghe hiệu lệnh, c 122 và c 124 nhanh chóng rời vị trí xuống triển khai đội hình ở vị trí xuất phát xung phong. Pháo binh tiếp tục bắn 50 quả vào đồn. Khi tù và thồi lần thứ hai, đại bác bắn hai quả nổ trên không báo hiệu xung phong, đồng thời tiểu đoàn trưởng lệnh thổi kèn xung phong.
    Khi nghe hiệu lệnh xung phong, đại bậc tiếp tục bắn 6-7 phát đạn giả vào đồn. Đại đội trợ chiến 126 dùng 12,7mm, badôca, AT (? - em) và cối bắn vào các mục tiêu trong đồn. Bộ binh nhanh chóng dùng thang ván vượt rào và tường xung phong vào đồn theo nhiệm vụ phân công.
    Khi đã làm chủ đồn, tiều đoàn sẽ ra lệnh lui quân. Các đơn vi trở về vị trí xuất phát tiến công củng cố đội hình chờ lệnh tiếp. Riêng đại đội pháo binh bắn xong nhanh chóng tháo súng cơ động về vi trí tập kết.
    Thông tin liên lạc lúc chưa nổ súng dùng liên lạc chạy chân 2 chiều. Khi nổ súng chủ yếu dùng hiệu lệnh kèn và tín hiệu. Đơn vì nào đã vào được đồn đại đội trưởng dùng đèn pin quay về sau nhấp nháy 3 lần để báo cáo tiểu đoàn.
    d. Các mặt bảo đảm
    - Bảo đảm hậu cần: cho bộ đội mang theo cơm nắm và nước uống trong 2 ngày.
    - Quá trình chiến đấu các đơn vi tự vận chuyền thương binh tử sỹ ra ngoài giao cho vận tài của tiều đoàn chuyền về vị trí tập kết. Trong quá trình chiến đấu không được thu chiến lợi phầm.
    Số đạn bắn quy định cho từng loại vũ khí như sau:
    - Pháo 75mm bắn 150 viên.
    - Pháo 37mm bắn 20 viên.
    - Cối các loại bắn 1/2 số đạn hiện có.
    - Súng 12,7mm bắn 100 viên. Khi thật cần thiết mới sử dụng thêm.
    Trung liên chi bắn khi phát hiện thấy các hỏa điềm của địch. Súng trường, tiều liên và trung liê Bren chỉ được bắn mỗi khêu không quá 40 viên.
    Các mốc thời gian:
    Kế hoạch chiến đấu đdược thông qua ngày 21-7. Tiều đoàn đắp sa bàn, phổ biến kế hoạch chiến đấu. Tổ chức cho tất cả cán bộ tham gia thảo luận bàn bạc và giao nhiệm vụ cho các đơn vị. Ngày 23-7, tiều đoàn làm mọi mặt công tác chuẩn bị chiến đấu xong, sẵn sàng hành quân chiếm lĩnh trận địa.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 05/01/2007
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    - Xin chờ phần tiếp theo: Diễn biến, kết quả và Ý nghĩa trận đánh và bài học kinh nghiệm.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 05/01/2007
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    III DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU, KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA TRẬN ĐÁNH
    1. Diễn biến chiến đấu:
    a. Giai đoạn hành quân chiếm lĩnh trận đia.
    Theo kế hoạch, 17 giờ ngày 24-7-1948, tiều đoàn hạ lệnh cho bộ phận xung phong xuất phát; 24 giờ, bộ phận xung phong tới vi trí chiếm lĩnh; 03 giờ ngày 25-7-1948, triền khai đội hình xong. Quá trình hành quân và chiếm lĩnh thuận lợi, bào đảm bí mật an toàn.
    - 12 giờ ngày 25-7-1948, bộ phận trợ chiến bắt đầu xuất phát; 16 giờ tới vị trí chiếm lĩnh; 18 giở 15 phút chiếm lĩnh trận địa, lắp pháo, chuẩn bị xong phần tử bắn.
    - Từ lúc bộ phận trợ chiến xuất phát cho đến khi nổ súng trời mưa tầm tã. Bộ đội bị ướt hết nhưng vẫn giữ được bí mật.
    - Đến 18 giờ 30 ngày 25-7-1948, toàn tiều đoàn triển khai đội hình ở vi trí xuất phát xung phong đúng kế hoạch, các dợn vi đều sắn sàng nổ súng đánh địch.
    b. Giai đoạn nổ súng: Theo quy định đúng 19 giờ pháo binh mới bắt đầu bắn, đồng chí tiều đoàn trưởng tiều đoàn pháo binh 410 đề nghi tiều đoàn trưởng Vũ Yên cho bắn sớm hơn thời gian quy đinh đề dễ quan sát và sửa bắn. Được đồng chí Vũ Yên nhất trí, đúng 18 giờ 35. phút pháo binh ta bất đầu bần quả đầu tiên mở màn trận đánh.
    Năm quả đạn đầu tiên trượt ra ngoài gần suối G vì trời mưa đất mềm nên súng bi di động lại không đóng cọc tiêu nên sửa bắn chậm. Quả thứ 6 trúng đồn, 2 khẩu pháo 75mm của ta bắn cấp tập tới quả thứ 77 thì ngừng 5 phút. Tiều đoàn trướng lệnh thổi tù và lần thứ nhất báo hiệu chuẩn bi xung phong. Pháo binh bắn tiếp hết số dạn quy đinh vào các mục tiêu. Đến 19 giờ 10 phút, pháo bắn 1 phát đạn nổ trên không báo hiệu pháo binh bắn xong. Sau đó bắn thêm 10 quả đạn vào đồn và chuẩn bi thu pháo rút về vi trí tập kết. Phối hợp với pháo binh, 18 giờ 40, c 126 dùng hỏa lực bắn vào nhà số 1, lô cốt góc tây-bắc. Lúc pháo binh bắn khói bụi bốc lên mù mịt, trời tối dần nên không quan sát được kết quả cụ thề. (Sau này ta mới rõ, kết quả bắn của pháo binh làm đổ nhà số 5 và số 9, làm sập nhà số 6, một góc nhà số 8 và một góc nhà số 1. Làm đổ 25m tường phía đông, 4m tường phía nam và 3m tường phía tây. Phá 1 quãng rào phía đông-bắc và một số đoạn giao thông hào).
    Trong lúc pháo bắn, bộ phận xung phong lợi dụng đia hình địa vật cơ động triền khai đội hình xung phong bên ngoài hàng rào. Riêng c 122 quan sát thấy đạn pháo trúng về phía tây nhiều nên đại đội trưởng cho đơn vị triển khai ở hướng này: Bộ đội ta dũng cảm nằm dưới làn mưa đạn của địch chở lệnh xung phong. Khi nghe tiếng nổ đầu tiên, một số tên dịch đang đứng gần sân góc đông-nam, một số tên đang khiêng đất ở phố Hoa Kiều hốt hoảng chạy về đồn kéo chướng ngại vật chặn cổng và ẩn nấp. Sau 5 phút, địch bắt đầu phản ứng. Trung, đại liên đặt ở hưởng tây và nam bắn mạnh về đồi H và I nơi pháo binh ta bố trí. Tổ địch vận của ta bố trí cùng đại đội trợ chiến ở đồi A dùng loa gọi to nên lộ vi trí, địch cũng tập trung bỏa lực bắn mạnh về phíá này. Hai khẩu cối của địch bắn vào suối E chặn đường tiếp cận của c l22 làm một tiều đội trưởng hy sinh. Sau khi phát hiện hướng cơ động của ta, cối địch chuyển làn bắn vào ngoài hàng rào hòng ngăn chặn đội hình ta.
    19 giở 30 phút tiều đoàn lệnh xung phong. Nghe hiệu lệnh, bộ dội bắc thang vượt rào, rào mụcc bi thang đè sập xuống. Bộ đội ta nhanh chóng vượt rào xung phong.
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Trên hưởng tây, c 122 do b4 dẫn đầu vượt tường. Trung đội trưởng trung đội 4 vừa nhảy lên mật tường thì bi thương nặng, trung đội phó lên thay chỉ huy bộ đội nhanh chóng vào đồn, trung đội 5 vào sau trung đội 4. Sau 10 phút cà 2 trung đội vào được trong đồn. Một tiều đội của b4 đánh chiếm 1 ụ trung liên ở tường phía tây. Một tiều đội đánh chiếm nhà số 9, phát triền đánh chiếm được. một nửa nhà số 7 thì bị địch chặn lại (vì nhà có tường ngăn). Một tiều đội phối hợp với b5 đánh chiếm nhà số 1, phát triền đánh chiếm nhà số. 8. Bộ phận này đánh phát triền tiếp thì bị địch ở nhà số 2 và ở lô cốt góc tây - bắc dùng trung, đại liên và lựu đạn chặn lại.
    Một tiều đội của b5 đánh chiếm ụ súng góc tây-nam và đài quan sát (số 10). Đại đội trưởng thấy hỏa lực địch ở góc đông-nam bắn mạnh đã đùng đèn pin chỉ thị mục tiêu cho bộ đội tới tiêu diệt nên bi địch bắn chết. Một tiều đội của b5 men theo tường dùng lựu đạn diệt ổ đại liên ở lô cốt góc đông-nam, phát triền đánh chiếm nhà số 5. Sau khi đánh chiếm được nhà số 5, toàn bộ lực lượng của b4, b5 /c122 tập trung vào nhà số 8 và nửa nhà số 7. Đại đội tồ chức nhiều đợt xung phong sang nhà kho nhưng đều bi địch đánh bật trở lại.
    Trên hưởng của c124, b7 tiến vào trước, tới sát chân tường góc đông-bắc thì bị hỏa lực địch chặn lại. Trung đội trường b7 đứng trên mặt tường chỉ huy bộ dội trúng dạn địch hy sinh. Sau 15 phút, b7 và b9 vào được đồn. Một trung đội đánh chiếm lô cốt góc đông-bắc và đài quan sát (số 3). Một tổ men theo tường và sau nhà kho định đánh chiếm lô cốt góc tây-bắc thì gặp tường chắn phải dừng lại. Một trung đội đánh chiếm nhà số 4 định phát triển sang nhà số 5 theo nhiệm vụ thì bị khẩu trung liên của địch tù đầu nhà số 2 bần chéo sang, phải
    quay lại nhà số 4.
    Một trung đội của c120 khi có lệnh xung phong nhanh chóng tiến công đánh chiếm khu chợ và phố Hoa Kiều. Sau 15 phút làm chủ được khu vực phân công. Trung dội trưởng củng cố đội hình, chiếm giữ khu vực chờ lệnh của trên.
    Về địch, khi ta vượt qua cửa mở vào đồn, chúng dựa vào các ụ súng, đài quan sát và các nhà ở chống cự điên cuồng. Khi ta diệt được những hỏa lực chủ yếu và phát triền tiến công mạnh, những tên còn sống sót rút chạy về góc tây-bắc, dựa vào nhà số 2, lô cốt góc tây-bắc, nhà nhà số 7 và hầm ngầm chống cự rất quyết liệt. Hỏa lực bắn thẳng của địch bố trí ở hầm ngầm bắn sát mặt đất làm bộ đội ta bi thương ở chân khá nhiều. Chúng tập trung lựu đạn và các loại hỏa lực bắn mạnh vào khoảng giữa các nhà số 7 - số 8, số 8 - số 4, số 2 - số 4. Địch ở lô cốt góc tây-bắc và các nhà còn giữ được ngoan cố chống cự.
    Đến 22 giờ đêm, giữa ta và địch hình thành ranh giới và khu vực chiếm giữ (xem sơ đồ). địch không rõ lực lượng của ta nên không dám phản kích. Ta tiến công nhiều lần nhưng không thành công. Hai c122 và c124 mỗi đơn vị chiếm được một khu vực. Nhà số 8 do c122 chiếm, nhà số 4 do c124 chiếm chỉ cách nhau 5-6m mà không liên lạc được với nhau. Bộ đội c122 bò từ đầu nhà số 8 sang nhà kho, bộ đội c124 tiến từ nhà số 4 sang nhà kho đều bi địch đánh bật trở lại. Đại đội phó c122 điều badôca lên định bắn vào nhà số 2 nhưng không bắn được vì có một số chiến sĩ ta ở sau nhà. Đồng chí Phan Thúc Giáp phái viên kiềm tra của tiều đoàn và chính tri viên c124 xung phong cùng bộ đội vừa vào được cửa nhà thì bị địch nhảy ra bóp cồ
    và chém chết. Quân số chiến đấu của các đại đội giảm dần do số thương vong tăng lên sau mỗi đợt tiến công và một số phải làm nhiệm vụ tải thương ra ngoài. Đến 22 giờ 30, ta và địch ở thế cầm cự, tiếng súng của ta thưa dần.
    Khi bộ đột xung phong ban chi huy tiều đoàn không ở lại đồi D theo kế hoạch. Tiều đoàn trưởng tiến theo c122 và dừng lại ở một tử giác bên ngoài phía tây-bắc đồn. Chính tri viên tiều đoàn đi theo c124 dừng lại ở ngoài đồn (góc đông-bắc). Hai đồng chí chì huy tiều đoàn khòng liên lạc được với nhau.
    Thấy bộ đội thương vong nhiều, đồng chí tiều đoàn trưởng ra lệnh cho b6/c122 đưa ra 2 a (a: tiểu đội ?" em) vào tiếp viện. Chính tri viên tiểu đoàn cũng ra lệnh cho b8/c124 vào tiếp ứng cho c124, đồng thời lệnh cho c126 trợ chiến tồ chức 1 la vào tăng cường cho lực lượng trong đồn.
    Trung đội trưởng b8/c124 chỉ huy bộ đội vừa tới chân đồi C thi bị 1 quả đạn cối của dịch trúng đội hình, 2 chiến sĩ hy sinh Vì không rõ lệnh ai phát ra nên cho bộ đội quay lại vi trí cũ. Hai tiều đội của b6/c122 vừa tiến được vào đồn thì bị địch dùng trùng liên chặn lại, đồng chí trung đội phó và một số chiến sĩ hy sinh. Một tiều đội của c126 nghe lệnh không rõ ràng nên xuống đến chân đồi A lại cho anh em quay lên. Khi quay xuống lần thứ 2 để vào đồn thì cũng là lúc tiều đoàn ra lệnh lui quân. Lực lượng chiến đấu trong đồn của ta vẫn không được tăng cường.
    Nghe tiếng súng của ta thưa thớt, địch bắn pháo sáng lên để quan sát. Lực lượng địch lúc này còn khoảng trên 20 tên, chúng tồ chức phản kích chiếm lại các nhà.
    c Giai đoạn kết thúc trận đánh
    23 giở, tiều đoàn trưởng lệnh cho một bộ phận kiềm chế địch, còn lại phối hợp với đột thiếu sinh quân (Ddo tiều đoàn trưởng điều vào. Đội thiểu sinh quân của tiều đoàn có trên 20 người thường xuyên đi theo tiều đoàn làm nhiệm vụ phục vụ, tuyên truyền văn nghệ.)) thu chiến lợi phầm và đưa thương binh, tủ sĩ ra ngoài. 23 giờ 30 phút, ta rút khỏi đồn. Các bộ phận củng cố đội hình, phân công khiêng cáng thương binh, tủ sĩ và chiến lợi phầm về khu vực tập kết. Trận tập kích đồn Phủ Thông lần thứ 4 kết thúc.
    2. Kết qủa
    Diệt và làm bi thương hơn 100 tên địch (3/4 số quân trong đồn), phá hủy nặng hệ thống công sự, vật cản, nhà ở trong đồn.
    Ta hy sinh và bi thương 109 đồng chí (trong đó buộc phải bỏ lại trong đồn 43 đồng chí), thu được 5 trug liên, 4 tiều liên, 10 súng trường, một số đạn, lựu đạn. Bị mất 18 súng trường, 1 trung liên và 1 tiều liên.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 15:16 ngày 05/01/2007
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
  9. signtoday

    signtoday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    1.366
    Đã được thích:
    0
    Địa danh này làm mình nhớ đến một bài thơ học hồi phổ thông, đầu đề đại loại là "Cháu là Thiếu sinh quân" hay gì đó, không nhớ tác giả. Nội dung như mình còn nhớ:
    "Bác Hồ ơi,
    Cháu là em bé phương xa
    Theo anh Vệ quốc xa nhà từ lâu
    Cháu qua sông Đuống, sông Cầu
    Phủ Thông, Đèo Khách, An Châu, Lũng Vài
    Qua bao vực thẳm, sông dài
    Giúp anh Vệ quốc đánh loài thực dân
    ......
    Cháu là em Thiếu sinh quân"

    Được signtoday sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 05/01/2007
  10. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ là QĐ ta có 1 đơn vị (chắc là tiểu đoàn) mang danh Phủ Thông cơ mà?

Chia sẻ trang này