1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trần Quốc Toản danh tướng trẻ nhất được biết đến trong lịch sử quân sự các triều đại phong kiến Việt

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phuongnam_kts, 10/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    (wikipedia)
    Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ."
    Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.
    Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng."
  2. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    À, bạn kia nhầm Quốc Toản (Hoài Văn Hầu, chết được phong Vương) và Quốc Tảng con Quốc Tuấn (Hưng Nhượng Vương).
  4. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tuy bị cấm ra trận nhưng lại là một trong những vị tướng tham chiến rất nhiều. Hoài văn Hầu dựng lá cờ 6 chữ vàng tự mình đem hơn 400 thân binh đi lên Lạng Giang đón đánh giặc. Ở đây Hầu gặp anh em Hà Chương Hà Đặc, đã kết nghĩa huynh đệ với họ và chiến đấu theo kiểu du kích nhiều tháng trời. Họ đã gây cho việc tải lương của Thoát Hoan nhiều phen khốn đốn. Trong trận chiến ấy Hà Chương đã hy sinh, còn Hà Đặc sau này chiến đấu dưới quyền Hưng Đạo Vương.
    Trần Quốc Toản từng bị triệu hồi để hộ giá Vua Trần di chuyển qua Tức Mặc, sau khi vị Tướng nổi tiếng Trần Bình Trọng bị bắt và hy sinh. Sau đó, Hầu đem quân cùng với Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tập kích Toa Đô. Trận đánh đó Hầu mải đuổi Toa Đô và bị đánh ngã văng xuống sông, may và thuỷ quân vớt được. Toa Đô chết trận.
    Lúc bị thua tại Tây Kết, rồi trại thuỷ quân bị đốt cháy tại Chương Dương độ, Thoát Hoan vội dẫn đám tuỳ tùng kị binh chạy về Thăng Long, trên đường bỗng bị một viên tướng trẻ với lá cờ 6 chữ đem quân đánh tạt ngang, liều mình như chẳng biết đến trời đất đã khiến cho đám Thát tháo chạy mất vía. Trong khi chạy tán loạn, tên lính vác chiếc Giáo Vàng chỉ huy đã lạc vào mai phục của Trung Thành Vương và bị bắt sống.
    Tiếc thay, nhận lệnh chặn đường rút lui của giặc, vì quá ham đánh nên Hoài Văn Hầu đã hy sinh.
  5. acongadanh

    acongadanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    1.021
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có sách nào nói vây.
    Quốc Toản hi sinh khi đủôi theo Thoát Hoan mà.
    Thanh niên 16 tuổi bóp nát quả cam đuoc mấy nguời có sức như vậy. Tiếc là hi sinh sớm.
    Có điều chưa chắc đã phải là vị tướng trẻ nhất của Việt Nam như chủ Topic nói. Nhưng chưa nhớ ra. Hì.
  6. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Hóng hớt 2 phát
    - Phát 1:
    Trần Quốc Toản là con trai của Trần Bà Liệt, (ông Trần Bà Liệt này chính là con rơi của Trần Thừa và 1 cô thôn nữ. Chắc có bác đọc chuyện này rồi, đó là 1 lần đi săn, mải đuổi chim bắn thú nên lạc mất đám cận vệ, ông vào tá túc trong 1 ngôi nhà đơn sơ chỉ có 2 mẹ con. Thấy cô gái xinh tươi mơn mởn nên tối đó ổng ép cô quan hệ . Sáng hôm sau ổng lên ngựa ra đi, thấy cô gái khóc lóc nên ổng lấy gươm cắt 1 vạt áo màu tía đưa cho làm tin rồi hẹn ngày quay lại đón về cung. Thế nhưng lặn mất tiêu luôn, cô gái sau đó đủ ngày đủ tháng sinh ra 1 cậu con trai đặt tên là Bà Liệt. Khi trưởng thành Bà Liệt là 1 người to cao đep trai, vạm vỡ, giỏi đấu vật. Một lần lên kinh thi vật tuyển vệ sĩ bị 1 đô vật quật ngã, xiết cổ tý chết, khi quẫy đạp làm rơi ra mảnh áo tía kia. Lúc đó Trần Thừa cũng đến xem cuộc thi, ổng ngồi ở khán đài A bỗng nhìn thấy mảnh áo tía, nhớ lại chuyện xưa bèn hét lớn: Con ta đấy. Viên đô vật kia hoảng quá vội rời tay, còn Thái thuợng hoàng Trần Thừa chạy xuống sân đỡ con lên và nhận cha...Sau ônng con này được phong vương nhưng mất sớm, chỉ có độc nhất 1 người con trai, đó là Trần Quốc Toản)
    - Phát 2:
    Quận chúa Anh nguyên ko phải là con đẻ của Trần Hưng Đạo mà là con nuôi xịn. Việc đổi con đẻ thành con nuôi chỉ là giai thoại thôi, chứ bà này là con nuôi, ko những thế còn là 1 cao thủ võ thuật. Quận chúa Anh Nguyên còn được gọi là Thủy Tiên công chúa.
    Đôi nét về bà đây
    (docsach.dec.vn)
    ================
    Thủy Tiên Công Chúa là dưỡng nữ Hưng Đạo Vương. Không rõ bà xuất thân từ đâu, cha mẹ là ai. Chỉ biết bà được Hưng Đạo Vương yêu thương nhận làm con nuôi. Bà sinh niên hiệu Nguyên Phong thứ tư (1254) đời vua Trần Thái Tông. Lên sáu tuổi bắt đầu học võ với Hưng Đạo Vương. Sau này bà học với Khâm Từ hoàng hậu (vợ vua Nhân Tông, và là con đẻ Hưng Đạo Vương). Nhưng sự thực tất cả võ công và nội công của bà do Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dạy. Hưng Đạo Vương gả bà cho danh tướng Phạm Ngũ Lão. Sử chép rằng võ công của bà được liệt vào hàng thứ 15 đời Trần, trong khi Phạm Ngũ Lão đứng hạng thứ 17, tức võ công thua bà hai bậc. Bà có công huấn luyện võ thuật cho toàn thể cung phi, cung nga đời Trần. Chính vì vậy, khi mà quân Mông Cổ chiếm Thăng Long, các cung phi, cung nga tự bảo vệ, di tản an toàn, không cần hộ tống.
    Tuy nhiên, bà không hoàn toàn đi theo hoàng cung. Bà theo sát phu quân là danh tướng Phạm Ngũ Lão đánh trận Chương Dương, Nội Bàng, sau này cũng chính bà theo phu quân chinh phạt Ai Lao và Chiêm Thành.
    Sách Đông A Di Sự, Thủy Tiên Công Chúa liệt truyện chép :
    "Công chúa mặt đẹp như ngọc, dáng người thanh nhã, tiếng nói khoan thai, lòng đầy nhân ái, nhưng khi xung trận thì dũng mãnh phi thường".
    Bộ Mông Thát Cáo Lục chép :
    "Vợ tướng họ Phạm là con gái của Hưng Đạo Vương, không biết tên là gì, tước phong Thủy Tiên Công Chúa. Thủy Tiên dáng người thanh thoát, mặt đẹp ; nói thông thạo tiếng Mông Cổ âm Hoa Lâm, tiếng Hán âm Lâm An. Khi lâm trận đối đáp với tướng Mông Cổ bằng ngôn từ nhẹ nhàng, nhưng khi giao tranh thì dũng mãnh phi thường. Nhiều tướng Mông Cổ không đề phòng, bị Thủy Tiên giết. Tướng Nguyễn Linh Nhan bị Thủy Tiên bắt sống".
    Công-chúa mất vào niên hiệu Khai Thái năm thứ sáu đời Trần Minh Tông (1329), thọ 75 tuổi. Huyền sử Việt Nam kể rằng sau khi mất bà hiển thánh. Cho nên ngày nay tại tất cả các đền thờ Hưng Đạo Vương trên toàn Việt Nam đều có tượng thờ bà.
    Về võ học, bà có để lại các phát minh sau :
    - Thuần Chính Thập Nhị Thủ,
    - Thủy Tiên Liên Hoa quyền,
    - Thủy Tiên Trường Xuân Công,
    - Thủy Tiên Trị Liệu Thủ (phương pháp dùng chỉ lực chữa bệnh, rất thần diệu).(Thất truyền)
  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Ái chà, vậy là Trần Quốc Toản là anh em họ với Trần Quốc Tuấn, là chú họ với Trần Quốc Tảng. Hay thật.
  8. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
  9. vietyouth007

    vietyouth007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    0
    Đời nhà Trần mà viết ra thành truyện thì phải hay hơn Anh Hùng Xạ Điêu chứ các bác nhỉ?
    Tiếc là Việt Nam lại không có Kim Dung.

    .
    .
    .
    Được vietyouth007 sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 11/08/2007
  10. vohansat

    vohansat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    14
    Có lẽ bạn nhầm, vì đókhông phải là một sai lầm. Chúng ta không thể đem đại quân kịp tới truy quét quân địch tháo chạy, nên buộc phải sử dụng những đạo quân tại chố, có sức cơ động cao để kìm chân quân địch cho chủ lực lên. Trần Quốc toản đã nhận nhiệm vụ, và hi sinh vì nhiệm vụ đó, dù biết trước kết quả. Nếu nói đó là sai lầm , thì chẳng lẽ các bạn cũng nói chiến dịch ở sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt là sai lầm (ông cho hai hoàng tử tập kích hai bên để thu hút quân địch, bí mật tấn công doanhtrại chính, thành công vang dội nhưng cả hai hoàng tử đều hi sinh).

Chia sẻ trang này