1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận Tân Cảnh,T54 xuất hiện lần đầu tiên

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi duchuy85, 25/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trong kháng chiến chống Mĩ QĐNDVN chưa được trang bị BM-21 Grad. "Hoả tiễn 122 ly" mà phía bên kia nói tới là ĐKZB mang vác, 1 phiên bản nòng rời của BM-21.
    Chủ đề cũ : http://5nam.ttvnol.com/f_533/136532/trang-16.ttvn
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 29/07/2006
  2. duchuy85

    duchuy85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thank hai bác nha. Tại em không biết, trong sách nói hỏa tiễn 122 mm nên em nghĩ là BM-21.
  3. duchuy85

    duchuy85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Máu thấm cổ thành Quảng Trị.
    Một trong những chiến thắng vang dội của quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ là giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị và 82 ngày đêm chiếm giữ, đối đầu với hai sư đoàn thiện chiến nhất của quân đội Sài Gòn ( Dù và Thủy quân lục chiến) cùng với lực lượng xung yếu của quân đoàn 1. Với chiến thắng này, Chính phủ Cách Mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam đã đường hoàng ra mắt đồng bào cả nước và nhân dân thế giới tại vùng mới giải phóng Quảng Trị.
    Về diễn biến đầu tiên của trận đánh cũng như Phước Long, Buôn Mê Thuộc, quân đội Sài Gòn đã đánh hơi được sự chuẩn bị nhưng vẫn bị bất ngờ về hướng tiến công chiến lược. Các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Sài Gòn như Dù, Thủy quân lục chiến, Biệt động quân đều bố trí ở hướng tây nam nhưng quân ta bất ngờ tấn công từ hướng bắc đánh vào ngay Sư đoàn 3 là đơn vị yếu nhất. Bài viết của Mê Kông trên trang web của các cựu quân nhân quân đội Sài Gòn phân tích khá tỉ mỉ về sự nhầm lẫn này ?oTình báo Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ cũng đã tiên đoán một cuộc tấn công lớn sắp xảy ra ở miền nam như Hà Nội hoạch định, nhưng không nắm rõ được thời gian bắt đầu cũng như chính xác hướng chủ yếu và các hướng phối hợp. Trong khu vực Trị Thiên tình báo VNCH và Hoa Kỳ đã khám phá nỗ lực tập trung vũ khí nặng của Bắc Việt ở khu vực phía bắc vùng Phi quân sự (đặc việt là sự hiện diện của các giàn phóng hỏa tiễn địa-không-SAM) và dọc theo biên giới Lào trong tỉnh Quảng Trị cũng như trong khu vực thung lũng A Sầu phía tây tỉnh Thừn Thiên.
    Cho đến lúc này , cấp lãnh đạo VNCH và Hoa Kỳ vẫn tin là cuộc tổng tấn công khởi diễn từ hướng tây do địa thế bằng phẳng trống trải ngay dưới vùng Phi quân sự tạo điều kiện thuận lợi cho phía VNCH và Hoa Kỳ sử dụng hỏa lực hùng hậu của phi pháo và thiết giáp để tiêu diệt. Nhưng họ cũng không tiên đoán được việc quân đội Bắc Việt sử dụng pháo binh nặng tập trung (đại bác 122 ly,130 ly,152 ly, súng cối 120 ly, 160 ly), phòng không (đại bác 37 ly, 57 ly, 85 ly, 100 ly , hỏa tiễn SAM-2) vũ khí cá nhân chống tăng (hỏa tiễn AT-3) và hỏa tiễn phòng không (SA-7) hiện đại và các đợt tấn công bộ binh được thiết giáp yểm trợ với qui mô lớn chưa từng có trong cuộc chiến của Bắc quân đánh sập hệ thống phòng ngự vòng ngoài của QĐ VNCH.
    Dự đoán của liên quân VNCH và Hoa Kỳ là cuộc tấn công sẽ khai diễn vào dịp tết Nguyên Đán năm 1972 nên sau Tết tình trạng tập trung báo động của QĐ VNCH cũng bắt đầu suy giảm.
    Do tiếp giáp với miền Bắc Cộng Sản cũng như khu vực rừng núi phía tây trùng điệp của dãy Trường Sơn tiếp giáp với Lào, nơi Bắc quân đã xây dựng hệ thống đường tiếp vận chiến lược Trường Sơn cũng như hệ thống căn cứ địa để làm bàn đạp tấn công, cùng với địa hình dài và hẹp bất lợi về việc phóng thủ, Quân khu 1 là khu vực bị áp lực nặng nề nhất của VNCH do phải đối diện với nguy cơ xâm lăng qua vĩ tuyến 17 cũng như các hướng tấn công từ phía tây theo lối chia cắt.
    Khi chiến dịc Nguyễn Huệ khai diễn, quân đội VNCH có gần 25000 quân trú đóng trong khu vực này. Sau khi quân đội Hoa K2y triệt thoái, để lấp lỗ trống to lớn để lại khu vực vô cùng quan trọng này, QĐ VNCH cho thành lập Sư Đòan 3 bộ binh vào ngày 1-10-1971 mà không được sự đồng ý của Hoa Kỳ. Ngoài Trung đoàn 2 bộ binh với nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong tỉnh Quảng Trị và khu vực Phi quân sự và Thíet đoàn 11 kỵ binh được tách ra từ Sư đoàn 1 bộ binh, trung đoàn 56 và 57 bộ binh tân lập gồm có lính địa phương tỉnh Quảng Trị và Thừn Thiên được đôn lên, các thành phần lính vô kỷ luật, bất mãn từ sư đoàn 1 bộ binh vá các đơn vị khác được ưu ái đưa qua cùng các thành phần lính mới nhập ngũ, quân phạm và đoà binh được ân xá.
    Do đó phần lớn sư đoàn 3 quen thuộc với địa hình và thời tiết trong khu vực trách nhiệm. Vũ khí và trang bị thiếu hụt do phải xin từ các đơn vị bạn. Các đơn vị mới vừa hoàn tất chương trình huấn luyện cơ bản chưa có kinh nghiệm chiến đấu.
    Từ Bộ tổng Tham mưu quân lực VNCH đến trung tướng Hoàng Xuân Lãm(tư lệnh quân đoàn 1), đều không tin là Cộng sản Bắc Việt dám vi phạm hiêp định Giơnevơ, tấn công qua vùng phi quân sự. Do đó sư đoàn 3 tân lập này sẽ không đụng trận lớn mà có nhiều thời gian huấn luyện chuẩn bị chiến đấu. Vi`2 vậy, Sư đoàn 3 bộ binh được chỉ định trấn đóng ngay dưới vùng phi quân sự, chịu trách nhiệm phòng thủ tỉnh Quảng Trị và mang biệt danh là ?oSư Đoàn Bến hải?.
    Phạm văn Chung nguyên Đại tá lữ đoàn trưởng,Tham mưu trưởng hành quân của QĐ sài Gòn đã khái quát về diễn biến của giai đoạn đầu chiến dịch như sau ?oVào ngày 30-3-1972 hồi 12 giờ trưa Cộng Sản Bắc Việt khai diện chiến dịch Nguyễn Huệ, tung hàng chục sư đoàn hàng ngàn chiến xa, đại pháo,hỏa tiễn ồ ạt tấn công vào lãnh thổ Vùng1,2,3.
    Khi khởi đầu tại vùng hỏa tuyến, Bắc Việt xua 5 sư đoàn tác chiến, 2 trung đoàn pháo,1 trung đoàn phòng không cùng các đơn vị thuộc mặt trận B5 (Quảng Trị-Thừn Thiên) gồm hai trung đoàn tác hiến, 1 trung đoàn pháo,1 trung đoàn tên lửa ,1 trung đoàn đặc công như vậy hơn 1 sư đoàn nữa. Họ dung chiến thuật bộ binh hợp đồng chiến xa, chia nhiều mũi nhỏ tiền pháo hậu xung các cứ điểm hay hỏa lực của ta suốt dọc phía nam vĩ tuyến 17 từ bờ biển lên tới biên giới Lào.
    Bất ngờ bị 1 lực lượng đông hơn 4 , 5 lần tấn công nên sư đoàn 3 cùng một số lực lượng tổng trừ bị cầm cự lui dần tuần tự bỏ thị trấn Đông Hà, căn cứ Ái Tử,bản doanh của sư đoàn 3, qua song Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị về hẳn phía nam song Mỹ Chánh. Tại con song này, đà tấn công ồ ạt của quân Bắc Việt chỉ bị chặn lại khi chạm tram với Lữ đoàn 369 Thuỷ quân lục chiến vào ngày 3-5-1972.?
    Với 1 góc nhìn khác, Vương Hồng Anh đã phân tích tỉ mỉ cuộc rút lui làm Quảng Trị thất thủ trong đó cả 1 trung đoàn bộ binh do người hùng từng cắm cờ tái chiếm Huế phải đầu hàng và lần đầu tiên một vị tướng Sài Gòn phải ngồi tù vì thất trận.? Trong ngày 29-4-1972, thế trận phòng thủ của lực lượng VNCH tại Quảng Trị đã trở nên nguy ngập , Cộng quân đã thay đổi hứơng tấn công để chuyển sang 1 nỗ lực mới.Về lực lượng Sư đoàn 3 và các đơn vị tăng phái, các sĩ quan chỉ huy trưởng đơn vị lại vô cùng lo lắng vì vấn đề tiếp tế và tiếp liệu đạn dược thiếu hụt. Một số đại bác bị phá hủy sau khi tất cả đạn dược đã được bắn hết.
    Cùng với những cố gắng trong nỗ lực ngăn chặn Cộng quân, bộ tư lệnh Sư đoàn 3 điều động lực lượng để giải toả áp lực địch trên quốc lộ 1. Thế nhưng kế hoạch giải tỏa tiến hành chậm vì thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị và hỏa lực phản công. Trong những ngày cuối tháng 4-1972, lực lượng phòng thủ tại tuyến Quảng Trị được tiếp tế bằng trực thăng với nhiều rủi ro nguy hiểm trên phi trình, đặc biệt là đoạn đường dọc theo quốc lộ 1.
    Trước các biến động chiến sự ngày càng nguy kịch sáng ngày 30-4-1972,Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh Sư đoàn 3 triệu tập các sĩ quan chi huy trực thuộc và tăng phái về họp tại Bộ tư lệnh hành quân Sư đoàn trong thành Quảng Trị. Tại buổi họp, tướng Giai trực tiếp trình bày kế hoạch triệt thoái về phía nam sông Thạch Hãn.
    Theo sự phối trí của tướng Giai, Lữ đoàn 147 Thuỷ quân lục chiến từ căn cứ Ái Tử sẽ rút về thị xã Quảng Trị để lập vòng đai cố thủ bảo vệ tỉnh lỵ, một tuyến phòng thủ mới sẽ thành lập dọc theo bờ nam sông Thạch Hãn bởi lực lượng Bộ binh và Biệt động quân với sự yểm trợ của một nửa lực lượng chiến xa và thiết vận xa, thành phần Thiết giáp còn lại sẽ phối hợp với đơn vị bộ chiến để giải tỏa quốc lộ 1 về hướng Nam. Tất cả các đơn vị sẽ hoàn tất kế hoạch di chuyển vào ngày hôm sau. Riêng Lữ đoàn 147 Thuỷ quân lục chiến sẽ rời căn cứ Ái Tử trưa ngày 30-4-1972.
    Về trận chiến của Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến , khi các đơn vị của lữ đoàn này về đến bờ Bắc sông Thạch Hãn trưa ngày 30-4-1972 thì cả hai cầu bắc ngang sông Thạch Hãn đã bị giật sập đêm 28-4-1972, còn cần Sắt thì do thiếu phối hợp toán công binh đã đặt chất nổ phá cầu trước khi đoàn quân xa của tiểu đoàn 2 pháo binh thủy quân lục chiến và 3 tiểu đoàn 1,4 và 8 thủy quân lục chiến đi qua. Đoàn xe và súng đại bác đã được phá hủy tại chỗ còn các tiểu đoàn thủy quân lục chiến thì vượt sông Thạch Hãn, chiếm giữ các vị trí trọng yếu quanh thị xã.
    Đến ngày 30-4-1972, sư đoàn 3 chỉ còn lại trung đoàn 2 và 1 tiểu đoàn của trung đoàn 57. Vị sĩ quan chỉ huy của trung đoàn 57 không liên lạc được với hai tiểu đoàn trực thuộc, ông chỉ còn bên mình 1 trung đội trinh sát để bảo vệ Bộ chỉ huy trung đoàn. Còn trung đoàn 56, sau khi tan rã ở căn cứ Tân Lâm, đã được tái bổ sung quân số và tập trung ở căn cứ Nancy ( gần Mỹ Chánh, phía nam Quảng Trị ). Trung đoàn này đang trong giai đoạn tái chỉnh trang nên chưa tham chiến được.
    Trở lại với quyết định của tướng Giai trong kế hoạch triệt thoái lực lượng từ phía bắc sông Thạch Hãn rút về phía nam, trước khi ban quân lệnh cho các đơn vị thực hiện, tướng Giai đã báo cáo cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm ( Tư lệnh quân đoàn 1 ). Theo lời của cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng thì khi nhận được kế hoạch của tướng Giai, trung tướng Lãm lặng thinh đồng ý, dẫu cho ông ta chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận trong cương vị tư lệnh quân đoàn, cũng như ông ta chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị sĩ quan Tư lệnh sư đoàn 3 là triệt thoái hay cố thủ.

  4. duchuy85

    duchuy85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Kế Hoạch Tái Chiếm
    Những năm trứơc đó tướng Trưởng đã giữ chức Tư lệnh sư đoàn 1 nên ông rành rẽ nhân văn địa thế toàn vùng. Đây là lợi điểm để ông dễ dàng khôi phục lại lòng tin của mọi người. Song song việc thi hành điểm chiến lược 1, ông nghĩ ngay đến việc tái chiếm thị xã Quảng Trị. Ông chỉ định Đại tá Lê Văn Thân làm trưởng ban thiết kế kế hoạch tái chiếm Quảng Trị gồm:
    -Quân đoàn 1: Đại tá Phạm Văn Nghìn,trưởng phòng 3, đại tá Phạm Văn Phô,trưởng phòng 2.
    -Sư đoàn Dù : Đại tá Lê Văn Ngọc, đại tá Lê Văn Phát.
    -Sư đoàn thủy quân lục chiến : đại tá Phạm văn Chung, trung tá Đỗ Kỳ.
    Để bảo mật tuyệt đối, ông cho lập một phòng riêng biệt dành cho ban thiết kế soạn thảo kế hoạch.
    Sau khi chiếm tỉnh, thị xã Quảng Trị, quân Bắc Việt phòng thủ kiên cố chiều sâu dày đặc,nguyên thị xã,cổ thành Đinh Công Tráng do 1 sư đoàn tăng cường chiến xa, 1 trung đoàn đặc công và bao bọc bởi hỏa lực pháo,hỏa tiễn khủng khiếp.Xung quanh về phía Nam giáp tuyến với Mỹ Chánh, phía tây nhà thờ La Vang, phía Đông biển,phía bắc sông Thạch Hãn với 4 sư đoàn khác chia nhau trấn giữ, giai đoạn này chúng thêm 2 sư đoàn trừ bị cuối cùng 320 và 325 đã vào đến phía nam sông Bến Hải.
    Về phía chính phủ VNCH ra lệnh Quân đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá , nên trận đánh từ bản chất đã nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu tiên.
    Trong khi đang thiết kế cùng tập trung lực lượng tái chiếm như sư đoàn Dù tăng phái quân đoàn 1 ngày 22-5, sư đoàn thủy quân lục chiến tuyến phòng thủ phía bắc ( sông Mỹ Chánh), sư đoàn 1 bộ binh trấn phía tây thị xã Huế. Tất cả đều tung các cuộc tấn công hạn chế thăm dò để giữ thế chủ động trong phòng thủ.
    Quân đoàn 1 với lệnh quân Lam Sơn 72, chính thức mở màn cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị. Lực lượng VNCH gồm :Sư đoàn Dù, Sư đoàn thuỷ quân lục chiến,3 liên đoàn biệt động quân, lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp, pháo binh cùng các đơn vị yểm trợ khác cơ hữu Quân đoàn 1, không quân, hải quân vùng 1 chiến thuật.
    Về tương quan lực lượng thì quân Cộng sản Bắc Việt trội hơn về bộ binh. thiết giáp, pháo binh 4 trên 1. Riêng quân lực VNCH ưu thế về không quân và hải quân.
    -Lịch trình hành quân:?ngày 28-6 hồi 7 giờ sáng,lực lượng VNCH vượt tuyến xuất phát (Mỹ Chánh) tiến về hướng Bắc (Quảng Trị). Sư đoàn Dù tăng phái khác chịu trách nhiệm phía Đông quốc lộ 1 đến sát bờ biển. Ngoài biển có hải quân tuần phòng kiểm soát, xa hơn nữa có vài chiến hạm của hạm đội 7 Hoa Kỳ, nếu cần lực lượng tái chiếm có thể xin hải pháo yểm trợ không quân yểm trợ hỏa lực theo nhu cầu trận địa.
    Khoảng đường từ Mỹ Chánh đến thị xã Quảng Trị chừng 15 cây số, đoạn này lưc lượng tái chiếm coi như 15 cây số máu. Quân bắc Việt đặt các chột hầm hố kiên cố,mìn bẫy,yểm trợ bởi hỏa lực pháo binh,hỏa tiễn hiện đại. Lực lượng Dù và thủy quân lục chiến phải phá chốt từng vài trăm mét một để tiến dần sát mục tiêu Quảng Trị.
    Sau 30 ngày chiến đấu trong hoàn cảnh bất lợi về mọi mặt, Dù và thủy quân lục chiến song tiến vượt qua đường máu bám sát thị xã Quảng Trị như đã nói trên được phòng thủ bởi 1 trung đoàn và thêm các đơn vị đặc công.
    Phía thủy quân lục chiến, tướng Bùi Thế Lân tính toán chấp nhận may rủi thả những đợt trực thăng vận quân vào sau lưng địch như: ngày 11-7 đổ tiểu đoàn 1 vào vùng 2 cây số phía bắc thị xã, hương lộ 560 cắt trục tiếp vận của địch vào trận địa. Ngày 24-7 thả tiểu đoàn 5 vào vùng 10 cây số Đông Bắc Quảng Trị, mục đích gây nao núng tinh thần, xáo trộn sau lưng địch để mũi tấn công chính đẩy địch ra khỏi hệ thống phòng thủ kiên cố thu ngắn thời gian cùng bốt tổn hao xương máu quân sĩ.
    Bình thường mục tiêu nằm trên trục tiến quân của đơn vị nào thì đơn vị đó đánh chiếm. Quận Hải Lăng, thị xã Quảng Trị nằm trên đường tiến quân của thủy quân lục chiến nhưng tướng Trưởng lại giao cho Dù đánh chiếm 2 mục tiêu trên. Lý do dự đoán là tướng Trưởng nguyên gốc Dù, có lẽ ông muốn dành vinh dự cho sư đoàn dù, việc này làm tướng Lân của thủy quân lục chiến buồn lòng không ít.
    Sát vành đai thị xã, các chốt phòng thủ địch càng dày đặc hơn,lực lượng tái chiếm phải tiêu diệt địch từng trăm thứơc , tiến lên lùi xuống giằng co nhiều ngày, lúc tung lựu đạn, khi cận chiến lưỡi lê.tấn công lúc xẩm tối, khi mờ sáng giành nhau từng thước đất, từng căn phố!
    Từ xa nhìn về Quảng Trị chỉ thấy 1 trời khói lửa mịt mù, tiếng bom đạn, tiếng súng lớn nhỏ đôi bên không còn phân biệt, chỉ nghe ầm ì như sấm động rền rĩ cả bầu trời. Người ta có cảm tưởng như thành phố Quảng Trị đang rung lên vì 1 cơn địa chấn mạnh, tàn phá hãi hùng.
    Đấy là hậu quả của 2, 3 đợt ?ohỏa lôi?, xin nói rõ mỗi đợt kéo dài 24 hay 48 tiếng, mọi hỏa lực yểm trợ như : không quân,hải pháo, pháo binh tập trung hàng trăm khẩu thay phiên nhau tác xạ ngày đêm không ngừng theo thời gian ấn định vào mục tiêu. Thật là một địa ngục trần gian!
    Thủy quân lục chiến đã chiếm xong phía đông và đông bắc mục tiêu Quảng Trị, để dù tấn công chiếm thị xã cùng thành cổ. Đơn vị tuyến đầu của dù vẫn chưa tiến sát được tới thành cổ, một vài lần cố gắng cắm cờ vào tường thành cổ. Lực lượng dù bị tổn thất nặng qua các trận đánh ác liệt tại cao nguyên Bình Long-An Lộc, tiếp theo sự thiệt hại khá cao trong trận tái chiếm này nên tinh thần binh sĩ sa xút cực độ
    .Theo sự hiểu biết giới hạn của người viết,Tổng thống Thiệu sốt ruột có ý thúc tướng Trưởng ráng chiếm lại Quảng Trị nhanh hơn vì nhu cầu chính trị quốc tế lúc bấy giờ, nên tướng Trưởng chỉ định thủy quân lục chiến thay dù đánh chiếm thị xã và thành cổ Quảng Trị vào ngày 27-7-1972.
    Nhận được lệnh tứơng Lân trầm ngâm suy nghĩ, nét mặt ông hằn lên, người viết nhận thấy hình như nội tâm ông đang giằng co mãnh liệt, vì danh dự của binh chủng quân đội và ngay cả tương lai võ nghiệp. Ông cùng các sĩ quan tham mưu thếit kế kỹ lưỡng và chọn chiến thuật xa luân chiến. Nghĩa là dùng Lữ đoàn 258 do đại tá Ngô Văn Định chỉ huy chịu trách nhiệm phía tây, lữ đoàn 147 do đại tá Nguyễn Năng Bảo chỉ huy chịu trách nhiệm phía đông thị xã, lữ đoàn 369 lữ đoàn trưởng đại tá Nguyễn Thế Lương trừ bị, còn các tiểu đoàn thủy quân lục chiến từ 1 đến 9 thay phiên nhau trực thuộc lữ đoàn lên tuyến đầu chiến đấu, rồi lui về sau bổ sung nghỉ ngơi. Nhờ vậy các tiểu đoàn thủy quân lục chiến đền được bổ sung đều đặn, khả năng chiến đấu không quá suy giảm vì tổn thất.
    Suốt thời gian đánh chiếm lại thị xã Quảng Trị, tướng Lân cú 6 giờ sáng bay từ Bộ tư lệnh sư đoàn tại quân 1 Hương Điền lên sát trận địa, ngồi ngay cạnh các lữ đoàn trưởng trực tiếp điều khiển trận đánh. Ông rất chi tiết, kỹ lưỡng từng điểm nhỏ, cũng không lạ lắm vì ông nổi tiếng là 1 sĩ quan tham mưu giỏi trước khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh sư đoàn nhờ vậy thủy quân lục chiến tránh được nhiều tổn thất vô ích.
    Trận Quảng Trị được mô tả là khủng khiếp, ác liệt đẫm máu không thua gì các trận đánh đẫm máu khác trên thế giới. Xin hãy nghe một sĩ quan Trung đội trưởng nói:?Muốn bị thương dễ lắm, chỉ cần giơ tay lên khỏi miệng hố cá nhân hoặc thò tay ra khỏi cửa hầm thì dính đạn liền!?
    Khoảng 50 ngày trong khung vuông mỗi chiều chừng 15 cây số, hàng chục sư đoàn của hai phía quần thảo nhau dưới màn hỏa lực yểm trợ hiện đại khủng khiếp. Dưới mắt các nhà quân sự thì trận chiến đã diễn tả cái nồng độ tàn khốc đẫm máu của nó,nói gì, viết gì thêm cũng không thể hiện đầy đủ.?
    Ngô văn Định, nguyên đại tá Lữ đoàn trưởng thủy quân lục chiến minh họa sự ác liệt này trong một trận đánh :?Ngày 11-7, tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến được trực thăng vận vào vùng thôn Bích La Nam, quận Triệu Phong, đông bắc thị xã Quảng Trị chùng 2 cây số. Đây là một vị trí quan trọng nếu chiếm được sẽ làm dễ dàng hơn cho việc tái chiếm Quảng Trị. Một đoàn gồm 32 chiếc trực thăng vận đủ loại, 17 chiếc loại CH53 mới nhất của Hoa Kỳ(1972) chở được 60 người, 15 chiếc Chinook CH 46 chở 20 người được dùng để vận chuyển tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến đến mục tiêu . Khi tới bãi đáp một trực thăng đã bị hỏa tiễn SA7 bắn trúng làm nổ tung, đa số quân trên máy bay tử nạn. Trong số 32 trực thăng sử dụng thì có 29 chiếc trúng đạn phòng không , 1 chiếc nổ tung ở bãi đáp, 2 chiếc bị rơi.
    Tiểu đoàn 1 thuỷ quân lục chiến do thiếu tá Nguyễn Đăng Hòa chỉ huy đã bị tổn thất nặng gần 200 người bị tử thương và bị thương?
    Ngày 15-9-1972 hồi 12 giờ 45 trưa thủy quân lục chiến chiếm xong cổ thành, mục tiêu cuối cùng trong trận Quảng Trị.Quảng Trị tan hoang đổ nát thành 1 đống gạch vụn, vụn đến 2 lần,không 1 tấc đất nào không bị bom đạn cày xới không 1 vật nào trên mắt đất mà không bị đạn cắt xé.
    Về cái giá cho việc tái chiếm náy, Ngô Văn Định kể:? Để đo lường được thế nào là cuộc chiến kinh hoàng nhất thì phải dựa theo sự tổn thất. Sau 51 ngày kể từ ngày thay thế sư đoàn dù(27-7-1972) đến ngày hoàn thành nhiệm vụ, đã có trên 3500 quân nhân thủy quân lục chiến hy sinh, nhiều ngàn ngừoi bị thương.?
  5. duchuy85

    duchuy85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tướng NGUYỄN CÔNG TRANG
    Để đánh bại âm mưu của địch tái chiếm vùng giải phóng Quảng Trị, đầu tiên Bộ chỉ huy chiến dịch Mặt trận đường 9 (B5) giao nhiệm vụ cho trung đoàn48, sư đoàn 320 giữ thành cổ Quảng Trị, sau đó thêm tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 10 thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, rồi trung đoàn 95 của Sư đoàn 325.
    Lúc đầu, bộ chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ huy các đơn vị trên. Từ tháng 7-1972, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong khu vực thị xã Quảng Trị cho sư đoàn 325. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định thành lập Ban chỉ huy khu vực thị xã Quảng Trị do Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48 Lê Quang Thúy làm chỉ huy, phó chính ủy Trung đoàn 95 Vũ Quang Thọ làm chính ủy, phó trung đoàn trưởng trung đoàn 48 Trần Minh Vân và phó trung đoàn trưởng trung đoàn 95 Vũ Thả làm phó chỉ huy trưởng.
    Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, sư đoàn 325 tổ chức thêm 1 sở chỉ huy ở Nham Biều(bắc sông Thạch Hãn) do phó sư đoàn trưởng Mạc Đình Vịnh phụ trách, xây dựng một đường dây cáp qua sông liên lạc bằng điện thoại với ban chỉ huy khu vực thị xã. Về công tác hậu cần, sư đoàn tổ chức ba tuyến vận chuyển tiếp tế đường bộ : Đông Hà-Nham Biều, Ba Giơ- Làng Nút-Nham Biều, Đại Áng-Nham Biều (thay thế cho tuyến vận tải đường sông của sư đoàn 320 mới bị địch cắt đứt). Sư đoàn xây dựng làng Nham Biều thành một khu kho trạm lớn cung cấp cho các lực lượng đang chiến đấu trong thị xã( lực lượng này đã tăng thêm một tiểu đoàn của trung đoàn 18, sư đoàn 325, một tiểu đoàn của trung đoàn 165, sư đoàn 312). Tiểu đoàn 24 quân y của sư đoàn cũng đặt tại Nham Biều một trạm phẫu tiền phương để sơ cứu thương binh trong thị xã trước khi tổ chức chuyển về phía sau điều trị.
    Việc vận chuyển lưc lượng và đạn, gạo qua sông Thạch Hãn giao cho 3 trung đội công binh của sư đoàn và trung đoàn 95, phương tiện chuyên chở chủ yếu là thuyền cao su và bè mảng tự tạo. Về mặt tư tưởng chiến thuật, toàn mặt trận chủ trương chuyển sang tổ chức một chiến dịch phòng ngự trận địa để giữ vững mục tiêu bảo vệ và đánh trả có hiệu quả quân địch đang tạm thời có ưu thế về binh hỏa lực. Các đơn vị đã nhanh chóng đưa mọi hoạt động ,mọi sinh hoạt của bộ đội trong thị xã xuống lòng đất, kể cả việc đi từ các trận địa ra bờ sông nhận gạo, đạn.
    Sư đoàn đưa tiểu đoàn 17 công binh và vật liệu xây dựng sang thị xã, đưa hai đại đội 12.7 mm của của tiểu đoàn 16 súng máy cao xạ vào bố trí trong thị xã và 2 đại đội khác của tiểu đoàn 16 bố trí ở Nham Biều đánh máy bay bổ nhào, ném bom, hạn chế hiệu quả oanh tạc của chúng. Đêm mồng 4 rạng ngày 5-8-1972, sư đoàn giao nhiệm vụ cho ban chỉ huy khu vực thị xạ sử dụng tiểu đoàn 5, trung đoàn 95, tiểu đoàn 2, trung đoàn 48 và một đại đội của tiểu đoàn 6, trung đoàn 95 tập kích vào làng Tri Bưu và khu nhà Xanh, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ngụy.
    Các ngày sau đó, tiểu đoàn 5 vẫn giữ vững mục tiêu mới chiếm đẩy lùi từ 5 đền 12 đợt tiến công của địch. Khu vực Tri Bưu thành trận địa chốt cắm sâu vào giữa đội hình tiến công của địch, là trận địa tiền tiêu trấn giữ một trong hai hướng phòng thủ quan trọng nhất của thị xã Quảng Trị. Trên hướng đông nam thị xã, tiểu đoàn 4, trung đoàn 95 được ban chỉ huy khu vực thị xã và các đơn vị bạn tặng danh hiệu ?oLũy thép thành cổ?.
    Trung tuần tháng 8, sư đoàn đưa thêm tiểu đoàn 7, trung đoàn 18 vào thị xã thay thế tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 ra phía sau củng cố. Hoạt động tập kích nhỏ gây thiệt hại lớn. Qua hơn một tháng ?olấn dũi?, sư đoàn lính thủy đánh bộ ngụy bị loại khỏi vòng chiến đầu gần 1/3 lực lượng, tức là lớn hơn mức thiệt hại của sư đoàn dù 2 lần. Đồng thời với hoạt động đánh địch trong thị xã, sư đoàn đưa trung đoàn 101 sang An Tiêm, chợ Sãi, hoạt động và rút trung đoàn 18 từ cánh đông về thay thế 2 trung đoàn 95 và 101 làm nhiệm vụ phòng thủ Ái Tử - Đông Hà.
    Cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị đang diễn ra khẩn trương thì mùa mưa bão ập đến. Những trận mưa liên miên làm cho nước sông dâng cao. Nước ngập băng khu vực thành cổ Quảng Trị. Nước lũ tàn phá các khu vực phòng thủ của bộ đội. Cả ngày lẫn đêm, bộ đội phải liên tục thay nhau, người đánh địch?lấn dũi?, người tát nứơc khôi phục lại chiến hào. Bộ đội ngâm mình dưới nước. Bệnh tật phát sinh: bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, bệnh sốt rét?.
    Từ cuối tháng 8 , đầu tháng 9, lợi dụng ta đang gặp khó khăn do mua lũ gây ra, địch điều thêm tiểu đoàn 15 biệt động quân và nhiều xe tăng ra thị xã Quảng Trị cùng sư đoàn lính thủy đánh bộ mở tiếp những đợt tấn công ồ ạt. Do trận địa ngập nứơc, hầm hào bị hủy hoại nên dù bộ đội ta cố gắng rất lớn cũng không thể duy trì được một số chốt quan trọng. Pháo binh ta cũng gần hết số đạn dự trữ.
    Đêm 4-9, trung đoàn 95 dồn lực lượng đánh chiếm gọn khu vực nhà mái bằng thuộc làng Hải Tri, cắt đứt đường tiến quân của địch từ ngã ba Long Hưng vào thành cổ. Bọn địch ở khu nhà Mỹ Tây và nhà thờ tin lành ở vào thế cô lập phải lui về phía sau để tránh bị tiêu diệt.
    Khi bắt đầu cuộc hành quân ?oLam Sơn 72? Nguyễn Văn Thiệu hung hăng tuyên bố nhanh chóng khôi phục lại tình hình như trước ngày 29-3 . Nay tính về thời gian thì đã kéo dài gấp 7 lần so với dự kiến ban đầu, nếu tính về sự thiệt hại của địch thì mặt trận Quảng Trị đã thu hút tới 80% số bom đạn của Mỹ sử dụng trên toàn chiến trường miền nam cộng với gần như toàn bộ lực lượng cơ động chiến lược ngụy, mà mục tiêu chúng đề ra vẫn chưa với tới được.
    Phải tới ngày 16-9-1972 khi các trung đoàn 95, 48 và một số phân đội chuyển quân sang một hướng khác tiếp tục hoạt động thì sư đoàn lính thủy đánh bộ ngụy mới mò được vào trong thành cổ Đinh Công Tráng mà bom đạn Mỹ đã bao lần cày xới đi cày xới lại và sau thành bình địa.
    82 ngày đêm giữ vững thị xã Quảng Trị là một trong những bản anh hùng ca tuyệt vời về sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.


    Được duchuy85 sửa chữa / chuyển vào 08:17 ngày 08/08/2006
  6. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Trận thành cổ Quảng Trị không thể nói là một chiến thắng, chỉ nói lên chủ nghĩa anh hùng của bộ đội, dù biết sẽ hy sinh nhưng vẫn vào trận với một niềm tin chiến thắng.
  7. duchuy85

    duchuy85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, Trận Quảng Trị thì mình không thắng,vì chỉ giữ được 83 ngày, nhưng nó khẳng định sự anh dũng của bộ đội mình, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn chiến đấu kiên cường.
  8. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Trích:
    "...Phải tới ngày 16-9-1972 khi các trung đoàn 95, 48 và một số phân đội chuyển quân sang một hướng khác tiếp tục hoạt động thì sư đoàn lính thủy đánh bộ ngụy mới mò được vào trong thành cổ Đinh Công Tráng mà bom đạn Mỹ đã bao lần cày xới đi cày xới lại và sau thành bình địa. ..."
    Hihihi, chuyến quân sang nơi nào nhỉ?
  9. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3

    Được khikho007 sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 12/08/2006
  10. ktqsminh

    ktqsminh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    374
    Nếu giả thiết hai bên đổi chỗ cho nhau QDNDVN tấn công với trang bị của VNCH hoả lực chi viện của Mỹ còn VNCH phòng ngự với trang bị như của QDNDVN thì liệu các bác VNCH giữ được bao lâu ? .Không biết có chịu được 2 trận bom B52 không.?
    Được ktqsminh sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 12/08/2006

Chia sẻ trang này