1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trấn Vũ hay Chân Vũ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phicau, 20/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Trấn Vũ hay Chân Vũ?

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A5n_V%C5%A9_qu%C3%A1n

    Trong này có nói: Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ quán (oY武?) là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội.

    Vấn đề chữ oY là "chân", và phiên âm Hán Việt cũng chỉ có một âm là "chân" thôi. Chân ở trong chân thực, chân nhân chứ chẳng hề có ý nghĩa giống trấn trong trấn yểm, trấn giữ.

    Tương tự,về thánh Trấn Vũ: Trấn Vũ hay Trấn Võ, tên gọi đầy đủ là Bắc Phương Trấn Vũ Huyền Thiên Thượng Đế (O--oY 武Z"天S帝), cũng là chữ chân chứ không phải trấn.

    Thăng Long tứ trấn nghĩa là bốn nơi trấn giữ ở Thăng Long, tuy nhiên tên một trong 4, Trấn Vũ như mọi người vẫn nói, chắc chắn phải là Chân Vũ.

    Hôm nay tôi xem một chương trình trên TV nói về gốc tích Hà Nội xưa, có một tờ bản đồ đề là "Thăng Long năm 1490", trong đó thấy có ghi là Chân Vũ bằng chữ quốc ngữ. Vậy mà cũng trong chương trình TV ấy, một bác (trông già già lắm, chắc cũng biết chữ Hán) lại nói "Trấn ở phía Bắc là Chân Vũ quán, tức là đền Trấn Vũ...".

    Tại sao biết là sai mà người ta vẫn dùng tên Trấn Vũ phổ biến như thế (kể cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng) nhỉ?
    Bác nào biết rõ hơn có thể giải thích cho tôi được không ạ?
  2. jumanji712

    jumanji712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2008
    Bài viết:
    1.009
    Đã được thích:
    0
    Em không biết gì về chữ Hán, nhưng nhận thấy có vài điều như thế này:
    Thông tin trên wiki không phải là nguồn thông tin chính thống, do đó khi bác muốn chứng minh hay phản biện 1 vấn đề nào đó thì chỉ nên coi trích dẫn ở đây như 1 nguồn tham khảo thôi.
    3 chữ oY武? bác đã đến tận đền Quán Thánh xem chưa, hay là mới chỉ đọc trên wiki?
    Lý Thái Tổ phong cho thần Trấn Vũ là Huyền Thiên Trấn Vũ chân quân, trấn giữ phía bắc Hoàng thành. Đến thời vua Lê Thánh Tông mới cho xây ngôi đền ở vị trí hiện nay.
    Luận điểm bác chưa ra rất mơ hồ, vậy mà bác đã khẳng định "chắc chắn phải là Chân Vũ"?
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sự việc này mang những yếu tố lịch sử đan xen lẩn khuất. Về sự tích thì ai cũng biết theo wiki:
    "Cứ như ba chữ tạc trên nóc cổng ra vào thì đây là Trấn Vũ quán. Thực ra tên gọi Đền Quán Thánh là tên gọi nôm na mới có từ năm 1980. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo.
    Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (Thánh coi giữ phương Bắc)."

    Thế nhưng tại sao có việc đọc chệch dẫn đến sai ngữ nghĩa ? Thứ I là chữ "chân" và chữ "trấn" chỉ hơn kém nháu chữ "kim" (chữ "kim" đặt bên chữ "chân" thành chữ "trấn"). Nếu ghép lại thì ý nghĩa khác nhau hoàn toàn, nếu không muốn nói là nghĩa của chúng trái ngược nhau:
    - Chân vũ: bước chân dũng mãnh, hay bước tiến.
    - Trấn vũ : chặn đứng bước tiến.
    Vấn đề là chúng ta chọn ngữ nghĩa theo cách đọc (vì chúng ta nghiêng về phần ngữ nghĩa ngữ âm), hay ngữ nghĩa nghiêng về cách viết. Và cách đọc chệch với cách viết như trên có hàm ý gì ?
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chữ trên bảng giữa đền là oY武? - Chân Võ Quan
    Không phải Trấn Võ Quán.
    Chân nghĩa là chân thực, không phải giả, không phải dối .
    Võ hay Vũ thì cũng là một nghĩa .
    Quan có nghĩa là Nhìn, Ngắm, Cảnh.
    Trấn Z nghĩa là thị trấn, trấn áp .
    Từng chữ thì có nghĩa như vậy .
    Nhưng ghép lại với nhau thì chẳng có nghĩa gì .
    Đừng nên suy luận ra nghĩa cho mất công .
    Ví dụ tôi tên là Cu Tèo, thì chẳng có nghĩa gì cả .
    Tên Cu Tèo thì có nghĩa khi người đặt tên cho tôi .
    Chân Võ Quan thì có nghĩa khi người đặt ra tên đó .
    Chúng ta phải đi tìm nghĩa này, chứ không thể sang bên Tàu
    giở tự điển mà luận ra nghĩa được . Nó chỉ có trong sử Việt.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không nên đa nghi đến thế. Wiki cũng đã có hình có chữ hẳn hoi, chẳng phải người ta dựng lên để đóng phim ?
    Chúng ta cứ cho nhận xét để cái mơ hồ của bác ấy có hình có bóng hơn...
    Sao dạo này người ta hay dùng từ "phản biện" nhỉ ?
  6. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Về việc có đúng là "oY武?" hay không thì bạn jumanji712 có thể đến đền Quán Thánh đường Thanh Niên là thấy ngay.
    Chữ oY Chân đúng là trong chân thực, không giả dối.
    Chữ 武 Vũ(hồi xưa thì đọc là Võ) trong võ thuật, chứ không phải mưa hay múa.
    Chữ ? thì đúng là quan như bác Codep nói, nhưng nó còn có thể đọc là "quán" cũng được.
    Vậy tóm lại 3 chữ oY武? trước cửa đền hay được đọc là "Chân Vũ Quán".
    Vấn đề tôi muốn nói đến ở đây không phải là nguồn gốc của chữ "Chân Vũ Quán", mà là tại sao chữ ghi rõ mồn một là "Chân Vũ Quán" như vậy mà mọi nguời vẫn quen đọc là "Trấn Vũ Quán" (Trong đó có rất nhiều người biết tiếng Hán, thậm chí còn biết cả tên ngày xưa của đền Quán Thánh là "Chân Vũ Quán")?
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 21/09/2009
  7. Thepainter08

    Thepainter08 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    16
    Cái việc nhầm nhọt này em cũng thắc mắc, có lần được nghe giải thích là dân mình đọc chệch từ "chân" sang "trấn", chứ rõ ràng chữ tên đền và tên thánh là "Huyền thiên chân vũ đại đế".
    Trường hợp này cũng giống như một số trường hợp khác, từ ban đầu bị đọc chệch đi (có thể do hợp giọng, quen miệng), lâu ngày thành ra một cách gọi thông dụng.
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Theo tôi nhớ thì tên xa xưa của vị thần này là Huyền Vũ đại đế kia.
    Đến đời Tống, vì kiêng húy nên đổi Huyền Vũ ra Chân Vũ.
    Tại Trung Quốc, tiếp tục đổi thành Trấn Vũ. Tuy nhiên hiện tại thì TQ chỉ dùng danh Chân Vũ.
    Có lẽ người Việt đã chấp nhận cả hai tên Chân Vũ và Trấn Vũ (trong đền có dùng cả hai chữ này), và coi như hai cách gọi khác nhau, không câu nệ.
    Có lẽ do thói quen gọi "Quán Chân Vũ là đền Trấn Bắc" mà rồi chữ Trấn Vũ được dùng phổ biến và quen thuộc hơn chăng?
  9. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã cho ý kiến. Bản thân tôi thì nghĩ chắc Trấn Bắc với Chân Vũ đọc lâu thành quen rồi người ta nhầm thành Trấn Vũ. Có lẽ hôm nào phải hỏi thêm mấy bác Hà Nội học mới được.
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nhân tiện kiếm được 2 cái ảnh để hoàn chỉnh topic này:
    Ngoài cổng lớn của đền thì đề 3 chữ CHÂN VŨ QUÁN
    [​IMG]
    Tấm hoành ở trước Bái đường thì đề TRẤN VŨ QUÁN
    [​IMG]
    Các chữ này đều viết rất đẹp, là bút tích của các cụ, chứ không phải con cháu viết bậy bạ.
    Do đó có thể thấy các cụ đã chấp nhận dùng cả hai : CHÂN VŨ (như Trung Quốc hiện tại dùng) và TRẤN VŨ (như TQ đã từng dùng, nay không dùng nữa).

Chia sẻ trang này