1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRANG ẨM THỰC

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi vuthanhminh, 04/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    TRANG ẨM THỰC

    Món ăn Việt Nam

    Người Việt Nam nói ăn cơm có nghĩa là ăn một bữa ăn chính, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà từ cơm còn bao hàm trong đó nhiều món ăn đi kèm với cơm.

    Cơm: Gạo tẻ cho vào nồi nước đã đun sôi, nấu đến khi cạn nước thì giảm nhiệt độ bếp, đậy kín vung nồi, để gạo chín thành cơm. Cơm chín tới ăn dẻo, thơm mùi gạo.

    Một bữa cơm bình thường (còn gọi là cơm bình dân) gồm có cơm và các món ăn:

    Món ăn khô: Có thịt, cá, tôm, đậu phụ, các loại rau xào, dưa muối, cà muối..
    Món canh: Có canh rau nấu thịt hoặc nấu với sườn, canh riêu cua, canh cá.
    Món nộm: Là món rau tươi tổng hợp giá trị dinh dưỡng ví như món xa lát trong bữa ăn Âu, nhưng cách chế biến và nguyên liệu thì có khác. Lấy củ su hào hay đu đủ xanh nạo thành sợi nhỏ, dưa chuột bỏ ruột thái mỏng. Nếu có cà rốt nạo thêm một ít cùng với mấy lát ớt đỏ cho có thêm màu sắc. Thịt lợn nạc luộc chín thái nhỏ. Lạc rang bỏ vỏ giã dập. Tất cả trộn đều với dấm, đường, tỏi, ớt, muối, gia vị... Nộm để ra đĩa, rau mùi rắc lên trên. ¡n nộm là cùng một lúc thưởng thức đủ cả các vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm ngậy của lạc rang. Món nộm làm ngon cơm trong bữa ăn bình thường. Trong bữa tiệc có nhiều món ăn đặc sản, càng không thể thiếu nộm.
    Từ vài năm nay, người Việt Nam hình thành nếp sống ăn bữa trưa tại nơi công cộng. Các quán cơm bình dân mọc lên ở nhiều nơi trong thành phố, gần các nơi công sở. Giá một bữa cơm bình dân cũng rất bình dân khoảng từ 3.000 - 5.000 đồng, bạn đã có một bữa trưa no bụng.

    Phở


    Món ăn phổ biến, gần gũi với mọi người. Người Việt Nam ăn phở từ lúc còn bé. Khi tuổi già, bát phở lại là món ăn thích hợp hơn cả. Phở được ăn nhiều nhất vào buổi sáng, cũng có người ăn phở vào buổi trưa thay cơm. Ai thức khuya, đói bụng, cũng tìm đến với bát phở nóng hổi cho lại sức.

    Nếu chén nước trà cần đến hương của trà thì bát phở rất cần đến vị của phở. Chế biến thế nào để khi đặt bát phở nóng nghi ngút trên bàn, người ăn cảm nhận được ngay hương vị đậm đà của món ăn tổng hợp này, là bí quyết của nghề phở. Bánh phở mượt mà, thái nhỏ được chế biến từ gạo tẻ. Nếu là phở bò thì nước dùng phải là xương bò, xương lợn. Thịt phi-lê dành cho bát tái có kèm mấy lát gừng thơm. Thịt bò nạc ninh dừ thái mỏng, ăn mềm, thơm, được bày lên bát phở chín.

    Phở gà thì nước dùng chủ yếu bằng xương lợn, xương gà. Thịt gà lọc hết xương, thái từng miếng. Có thể tạm ví phở là món súp Việt Nam vừa ngon vừa bổ, thích hợp với khẩu vị của mọi người.

    Hành được tước mỏng, ớt tươi, hạt tiêu, chanh... là những gia vị không thể thiếu trong bát phở.

    Bún


    Bún ở Việt Nam vừa là món ăn sang trọng vừa là món ăn bình dân. Bún có nhiều tên gọi khác nhau duờng như theo cách tạo hình: bún rối, bún mắm, bún lá (còn gọi là bún đếm trăm)... Có nhiều món để ăn cùng với bún: ăn với thịt nướng gọi là bún chả; với nem rán gọi là bún nem; với ốc gọi là bún ốc; với trứng tráng, giò lụa, thịt gà... gọi là bún thang; với riêu cua đồng gọi là bún riêu; vói thịt chân giò lợn, giò sống làm mọc gọi là bún mọc; với thịt bò giò heo gọi là bún bò giò heo...

    Mỗi miền, mỗi vùng dân cư thậm trí mỗi nhà hàng lại có món bún khác nhau: về thành phần thực phẩm, cách chế biến, chủng loại gia vị... bí quyết nhà nghề để có tên gọi riêng, cách ăn riêng, hương vị riêng rất đặc trưng của xứ sở. Nếu chưa biết, bạn hãy một lần ghé lại.

    Chả cá


    Sức sống mãnh liệt của món ăn này đã được chứng minh bằng một sự kiện đặc biệt: một tên phố của Hà Nội đã được thay bằng tên mới: phố Chả Cá. Sự "nhường tên" đó diễn ra cách đây gần 100 năm. Có thể coi đó cũng là tuổi của món chả cá Hà Nội.

    Khi bạn đã ngồi vào bàn, nhà hàng lần lượt bày trước lên bàn các thứ phụ trợ: bát mắm tôm vắt chanh đánh nổi bọt trắng điểm mấy lát ớt đỏ tươi, lại được nhỏ thêm vài giọt rượu cho thơm. Ðĩa lạc rang đã sát vỏ lộ màu vàng óng, hạt đều tăm tắp. Cạnh đó là đĩa bún sợi nhỏ trắng phau, rau thơm, rau mùi, thìa là xanh mướt, hành củ tước nhỏ trắng toát như cánh hoa huệ.

    Khúc dạo đầu với mùi vị và màu sắc như vậy thật gợi cảm biết bao. Khách sẵn lòng chờ đợi đến lượt món chính ra mắt. Ðây rồi nhà hàng đã bê ra cái hoả lò than đặt lên bàn, chảo mỡ trên hoả lò đang sôi sèo sèo. Những cặp chả cá đã nướng trong bếp được đưa lên gỡ ra cho vào chảo mỡ để khách ăn đến đâu tự gắp vào bát cho nóng.

    Hiện nay nhiều thành phố trong cả nước cũng có các nhà hàng có món chả cá, nhưng chỉ có chả cá ở Hà Nội là đặc sắc hơn cả.

    Nem rán (chả giò)


    Người miền Bắc gọi là nem rán, còn phía Nam gọi là chả giò.

    So với chả cá thì nem rán ra đời sớm hơn nhiều. Tuy là đặc sản, nhưng nem rán lại là món dễ chế biến, do đó từ lâu nó đã trở thành món ăn quen thuộc của mọi nhà trong các dịp lễ tết, ngày vui hay tiếp đãi bạn bè.

    Nguyên liệu làm nhân nem bao gồm: thịt nạc băm, cua bể hoặc tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, củ đậu, trứng vịt, hạt tiêu, muối gia vị... tất cả trộn đều rồi dùng bánh đa nem gói lại cho vào chảo mỡ đang sôi rán chín vàng.

    Nem rán vàng ăn nóng cùng với nước chấm pha chế vừa đủ mặn, ngọt, chua, thơm mùi tỏi, hạt tiêu. Dưa góp là đu đủ và các loại rau tươi, rau thơm.

    Giò lụa


    Chỉ riêng tên gọi giò lụa (chả lụa) đã gợi lên sự nuột nà của thức ăn này. Phải là loại thịt nạc, không có gân, của con lợn mới mổ, thịt còn hơi ấm mới đủ tiêu chuẩn đem giã giò. Mà phải giã chày tay, đến khi thịt dính quện vào nhau, mới dùng lá chuối tươi bó chặt rồi đem luộc chín. Giò lụa ngon có màu trắng mịn màng, ăn hơi dòn, vị ngọt thơm.

    Giò lụa ăn với cơm gạo tám thơm là cách ăn giản dị của người sành điệu.

    Món cuốn


    Là một món ăn tổng hợp. Ngoài Bắc món này cũng có nhưng ít hơn miền Trung và miền Nam. Nguyên liệu làm món này gồm có: Tôm xào hành mỡ, thịt lợn ba chỉ luộc chín, thái mỏng; củ cải dầm; rau mùi, rau thơm, dấm bỗng xào lên với đường thêm ít tương. Bún, hành củ để cả cây luộc chín. Khi ăn lấy một con tôm, một miếng thịt, một miếng củ cải, một ít rau mùi, rau thơm, một ít dấm bỗng, một miếng bún, tất cả đặt trong một lá rau diếp (hoặc xà lách) rồi cuốn lại, ngoài buộc bằng một cây hành luộc. Cũng có nơi còn cho thêm một ít nem chạo, một miếng nem chua bọc trong một lớp bánh đa nem. Nước chấm nêm đủ độ mặn, ngọt, chua, cay, thêm vài lát dưa góp đu đủ. Món này thường uống kèm với bia, rượu mang lại cho bạn một cảm giác mát ruột dìu dịu.

    ¡n chay


    ¡n chay ngày trước là nhu cầu riêng của những người tu hành, nhưng lâu nay, ăn chay ngày càng được nhiều người mến mộ bởi ăn chay có thể chữa được một số căn bệnh, nhất là những người bị cao huyết áp, béo phì. ¡n chay giúp cho người ta nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ. Nhu cầu của bữa ăn chay ngày càng phong phú.

    Nấu món chay qua nhiều giai đoạn nhưng phải nhanh gọn. Chế biến phải có nghệ thuật, hợp khẩu vị, trình bày có thẩm mỹ. Phải biết dung hoà các chất sinh tố, đạm, dầu, đường, các gia vị của thực vật để phát huy tác dụng tích cực của món chay.

    Ngũ cốc và thực vật tươi là nguyên liệu chế biến các món chay như dùng đậu khuôn, mì căn phù chúc (làm từ đậu nành), bột mì, đậu xanh... các loại nấm; khoai; các loại rau quả tạo nên các món như: cháo, bún, phở, tần, bánh các loại, các món nem, tré, các món xào nấu, các món chao, mắm, tương, cà.

    Người Việt Nam có truyền thống khéo tay để làm nên các món chay mang hương vị riêng, thay đổi từng bữa nên người ăn cảm thấy không bị nhàm chán. Hương vị chay của Việt Nam sẽ cho bạn hương vị rất riêng so với món chay của ấn Ðộ, Trung Quốc hay bất kỳ một đất nước nào bạn đã từng thưởng thức.

    ( TOI KHONG THE CHEN ANH VAO DUOC DO TTVN BI LOI , MOI NGUOI THONG CAM )

    mtv

Chia sẻ trang này