1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trang bị của Không quân Việt Nam - Phần 3

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 05/12/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Ấn nó đã bỏ Mig-21 đâu bác, mặc dù Mig-21 được phi công Ấn gọi là quan tài bay
  2. uranni

    uranni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    1
    cậu nói J-22 ăn đứt F-22 xem lại đi,tuy F-22 có nhiều khuyết điểm tuy nhiên vẩn dc xem là 1 trong nhửng loại máy bay hàng đầu thế giới về giá cả,còn tính năng đứng sau chiếc nào thì còn phải xem nó làm ăn ra sao
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Biết rằng MiG35 kém, nhưng mua mấy con đấy vẫn hơn. Nghe đâu tỉ lệ giao đấu với Su27 là 3 ăn 1, tính năng thế là tạm ổn.
  4. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Sặc!!! Bác Porthos muốn so sánh Mig-21 với Mirage hay Mig-29 với Mirage thế. Nếu bác muốn so sánh thì phải so sánh MIg-21 với Mirage F1 chứ đừng đem nó so sánh với đời 2000. Còn Mig-27 thì chức năng tương tự Su-22 bác ạ. Hình như nó là con duy nhất trong hệ Mig ko có chức năng không chiến.Trong chiến tranh vùng vịnh 24/35 Mig-29 của Irak chạy sang Iran thế thì làm sao đỡ được. Bắn đạn thật thì em không biết chứ về giờ bay thì giờ bay của phi công mình hiện nay = 1/2 so với giờ bay của NATO...
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Theo em được biết (đọc qua các cuốn lịch sử của các đơn vị không quân) những năm đầu 200x, phi công chiến đấu của mình có số giờ bay bình quân/năm rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 25 giờ bay/người/năm (tất nhiên có một số phi công được bay nhiều hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 50-60 giờ bay/năm đổ lại). Không biết gần đây có cải thiện gì không? Chắc là không, vì càng bay nhiều thì số giờ tích luỹ của bản thân máy bay càng cao, do đó càng nhanh phải tăng hạn hoặc hết tuổi thọ và bị loại ra khỏi trang bị. Mà như bác biết, nếu máy bay không sử dụng được nữa thì lấy gì để thay thế khi ngân sách quốc phòng còn hạn chế? Chứ còn tiền xăng dầu, phục vụ... em nghĩ hoàn toàn có thể đáp ứng được cho phi công bay bình quân từ 60-80 giờ/năm. Chuyện bắn đạn thật thì mỗi năm thông thường có 1 đợt diễn tập bắn đạn thật với khoảng 1/4 đến 1/3 tổng số phi công được tham gia. Còn hầu hết phi công đều được bắn tên lửa cảm giác qua thiết bị mô phỏng. Ngoài giờ bay thực tế, các phi công chiến đấu của ta cũng được huấn luyện bằng thiết bị mô phỏng với số giờ bay tương đương với giờ bay thực tế.
    Theo em biết, các phi công Mỹ hiện đang được phép bay 14 giờ mỗi tháng (hay 160-170 giờ/năm) và có thể sẽ bị cắt giảm 10% kể từ năm tài chính 2008, xuống còn 12,5 giờ bay/tháng. Còn phi công của NATO nói chung có giờ bay bình quân từ 120 giờ/năm trở lên.
    Như vậy, phi công Việt Nam chỉ có số giờ bay bình quân năm bằng khoảng 1/4 hoặc 1/5 so với phi công của NATO hay 1/6.5 so với phi công Mỹ chứ không phải 1/2 như bác gì ở trên nói.
    Được Triumf sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 02/01/2008
  6. SaoDoLienXo

    SaoDoLienXo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    "Chắc là em nhầm".
    1.Đúng là phi công irắc rất giỏi thật 1thằng thì mang Mig-21 trốn sang Israel, còn trong chiến tranh Iran Irắc thì trốn hết sang Iran
    2. Trong chiến tranh Nam Tư thì khỏi phải nói, Mig-29 bay được lên trời đã là "thần tài". Mà bay lên là máy bay Nato nó thịt ngay. Nato quá áp đảo số lượng.
  7. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Ở các trung đoàn bay 931 hay 920 thì em không biết nhưng 921, 923,935,937 thì luôn là thế. Có thể mới chỉ trong 3 đến 4 năm gần đây. Ông chú em là bác sĩ thuộc sư đoàn 370 trong Nam có bảng báo cáo về việc chăm sóc sức khoẻ cho phi công có nói rõ là mỗi trung đoàn bay phải đảm bảo đủ số lượng y sĩ và bác sĩ cho mỗi phi công bay từ 70 đến 80 giờ một năm. Bình quân một phi công trẻ mới ra trường được bay tích luỹ 3 lần 1 tháng còn các phi công cấp 2 và cấp 1 sẽ bay từ 5 đến 6 lần.
  8. pinkfloy

    pinkfloy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Thấy bác gì nói phi công ta có số giờ bay trung bình năm =1/2 phi công NATO mà giật cả mình. Căn cứ của đoàn LS 1 năm huấn luyện được khoảng 20 ngày, mỗi ngày chưa tới 1 giờ.
    Phi công ra ngoài quán hút thuốc lào vặt, hỏi sao không thấy bay gì cả? Được trả lời là bay game (mô phỏng) vừa đỡ tốn dầu, vừa an toàn..... bay thật chỉ để đỡ quên cảm giác thôi.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đấy mới chỉ là đảm bảo đủ số lượng y sĩ và bác sĩ cho mỗi phi công bay từ 70 đến 80 giờ một năm, chứ chưa nói đến số giờ bay thực tế.
  10. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Những năm nào thưa bác, đoàn 935 một tuần bay 4 chuyến. 937 từ 3 đến 5 chuyến 1 tuần. 921,923 đều bay 1 tuần 3 chuyến. Mỗi chuyến 4 đến 6 ban bay tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ số phi công.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này