1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trang bị của Không quân Việt Nam - Phần 4

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 24/05/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Hy vọng cái đuôi của MiG-21 V1 nó như thế này :
    [​IMG]
    Theo em không nên để cửa nạp khí của MiG-21 sang hai bên ,cứ để nó như cũ thì sẽ đơn giản hơn và hay hơn rất nhiều ,chủ yếu là thay cánh cũ bằng cánh mới to hơn là đẹp .
    Được terahezt sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 16/08/2008
  2. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    Có thể là nếu để cửa hút khí sang hai bên, mũi sẽ có thêm chỗ trống lắm được ra đa tốt hơn...... Con Su 15 hồi xưa nghe bảo đặt hai cái cửa lấy khí sang hai bên là vì thế.
  3. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    23
    Bao giờ V N có vài chục con này xài thì ngon nhỉ:
    Át chủ bài Su-35 của Nga
    Cập nhật cách đây 5 giờ 36 phút Hoàng Hoài Sơn


    Ảnh: Lenta
    Vào tháng 7.2008 vừa qua, không quân Nga lần đầu tiên đã thao diễn chiếc Su?"35 thế hệ mới. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của các chuyên gia quân sự trên thế giới.
    Thế hệ tiên tiến 4 ++
    Trước lần thao diễn này, vào ngày 19.2.2008, đội ngũ chế tạo Su-35 đã đón Tổng thống Vladimir Putin cùng người sắp kế nhiệm ông ?" Dmitry Medvedev, đến thăm và trực tiếp chứng kiến chuyến bay đầu tiên của chiếc tiêm kích này.
    Thực ra, chiếc Su-35 cất cánh lần đầu tiên là vào tháng 4.1992. Nhưng khi đó Su-35 đang ở giai đoạn thử nghiệm, được cải tiến, nâng cấp từ chiếc Su-27M (NATO thường gọi là Flanker-E). Trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995, lực lượng không quân Nga được trang bị 12 chiếc Su-35, nhưng do khi đó ngân sách quân sự của Nga rất eo hẹp, gặp nhiều khó khăn, nên chương trình sản xuất chiếc máy bay hiện đại này phải dừng lại. 12 chiếc Su-35 nói trên chủ yếu được dùng cho mục đích thử nghiệm và bay để dương oai thôi.
    Chiếc Su-35 thế hệ mới được bổ sung thêm phiên hiệu BM, trong tiếng Nga có nghĩa là ?osự hiện đại hóa lớn?. Kế hoạch hiện đại hóa Su-35BM được bắt đầu từ những năm cuối thập niên 90, khi mà lực lượng không quân Nga đòi hỏi phải có những thay đổi và bổ sung thêm máy bay và khí tài mới. Trong khi chờ đợi máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, thì chiếc Su-35BM được coi là thế hệ 4++.
    Khác với những chiếc Su-35 đầu tiên, Su-35BM được trang bị hệ thống điều khiển thông tin tiên tiến nhất, có trạm phát sóng bằng ăng-ten lưới ?oIrbis? và động cơ 117S có thể thay đổi các lực đẩy véc-tơ. Về ngoại hình, Su-35BM hầu như không có gì khác so với chiếc Su?"27, ngoại trừ phần đuôi nằm ngang được giữ lại từ thiết kế của những chiếc Su-35 đầu tiên.
    Theo lời phi công thử nghiệm của Tổ hợp sản xuất vũ khí mang tên Sukhoi ?" Sergei Bogdan, chiếc Su-35BM mới khác nhiều so với máy bay cùng loại được sản xuất trước đây. Trước hết là hệ thống điều khiển với những trang thiết bị kỹ thuật cao cho phép tự điều chỉnh cân bằng máy bay trong mọi chế độ bay. Nếu sử dụng các loại máy bay khác thì phi công cần phải tính toán khá phức tạp mỗi khi thay đổi chế độ bay.
    Chiếc tiêm kích mới này được thiết kế để có thể bay và tác chiến trong điều kiện mà các loại tiêm kích ?okinh điển? dạng 4+ không thể tiến hành chiến đấu được. Nhờ có các tính năng ưu việt, trong đó có tốc độ lẫn trần bay, Su-35BM được giới quân sự Nga đánh giá là nhỉnh hơn so với các loại tiêm kích hiện đại thế hệ 4+ của Mỹ, Liên minh châu Âu hay Pháp như F-18 Super Hornet, Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon. Thậm chí chiếc máy bay này có thể không đối không với loại máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ là F?"22. Đáng lưu ý là giá thành của Su-35BM khá rẻ, chỉ vào khoảng 40 triệu USD, rẻ hơn cả Eurofighter Typhoon lẫn F-22.
    Nếu đến năm 2015, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chưa được đưa vào sản xuất đại trà thì Su-35 sẽ là át chủ bài để thay thế cho loại Su-27 vốn đã lạc hậu. Dòng Su-35 sẽ bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2011, vào năm 2020, các nhà máy sản xuất máy bay sẽ chuyển giao 182 chiếc cho Bộ Quốc phòng Nga theo đơn đặt hàng của bộ này. Vào thời điểm đó, không quân Nga sẽ được trang bị từ 120 đến 140 chiếc Su-27 đã được nâng cấp và có từ 30 ?" 40 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

    Nhiều tính năng ưu việt
    Trong lần thử nghiệm đầu tiên chiếc Su-35BM, các nhà quân sự Nga đã cho một chiếc Su?"30MK bay song hành để so sánh tính năng, tải trọng, động cơ của hai chiếc máy bay này. Trong khi chiếc Su-35BM tăng tốc một cách nhẹ nhàng, thì chiếc Su?"30MK phải sử dụng các chế độ phụ trợ mà đôi khi vẫn không đeo bám kịp.
    Phi công thử nghiệm Sergei Bogdan sau 13 lần bay thử chiếc Su-35BM tỏ vẻ khá thích thú khi không cần sử dụng chế độ bắt buộc mà chiếc máy bay vẫn đạt xấp xỉ tốc độ siêu thanh một cách khá dễ dàng. Điều này cho thấy, ở điều kiện trọng lượng nào đó, Su-35BM có thể đạt tốc độ siêu thanh mà không cần chế độ bắt buộc. Tính năng này chỉ có ở MiG?"31 và F-22 Raptor.
    Nhờ có loại động cơ mới 117S, nên độ an toàn của mỗi chuyến bay của Su-35BM được nâng cao. Máy bay không bị ?obổ nhào? và luôn đảm bảo sự cân bằng với bất kỳ vận tốc nào. Được tăng sức đẩy của động cơ, nên Su-35BM rất dễ dàng khi muốn tránh xa hay tiếp cận nhanh chóng đối phương. Không chỉ thực hiện các động tác chiến đấu phức tạp như nhào lộn, bay dựng đứng, bổ nhào khi cài đặt chế độ đặc biệt, ngay cả khi bay với vận tốc thấp thì Su-35BM vẫn cho phép phi công thực hiện các động tác phức tạp như thế.
    Trạm phát sóng ăng-ten lưới ?oIrbis? cho phép cùng một lúc Su-35BM quan sát 30 mục tiêu trên không và bắn hạ cùng lúc 8 mục tiêu trong số ấy. Chiếc máy bay này có thể hạ gục các mục tiêu trên không từ khoảng cách 400 km. Ngay cả những chiếc máy bay được coi là ?otàng hình?, trang bị hệ thống chống ra-đa tối tân cũng sẽ bị Su-35BM phát hiện từ khoảng cách 90 km.
    Tuy được trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn, nhưng do hệ thống thông tin được cải tiến gọn nhẹ, nên trọng lượng của Su-35BM không khác Su?"27, chỉ nặng 16,5 tấn. Hơn thế nữa, nhờ có động cơ mới nên trọng tải cao nhất của Su-35BM lên đến 38,8 tấn. Điều này cho phép máy bay tăng thêm lượng nhiên liệu dự trữ lên đến 11,5 tấn so với 9,4 tấn của Su?"27. Ngoài ra, Su-35BM còn có bình nhiên liệu phụ 3 tấn. Tuy trọng lượng vũ khí mang theo trên máy bay của Su-35BM và cả Su -27 là như nhau, chỉ 8 tấn, nhưng với các trang thiết bị mới nhất, Su-35BM có thể sử dụng tất cả các loại vụ khí hiện đại nhất, từ vũ khí điều khiển bằng tay đến vũ khí tự động, kể cả bom tấn, tên lửa để hủy diệt các cơ sở không quân của đối phương.
    Do có tính năng vượt trội so với nhiều loại máy bay cùng loại của các quốc gia khác, nên Su-35BM có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, giới chuyên gia Nga nói rằng nó có thể cạnh tranh với cả loại tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, hiện đang rất được ưa chuộng. Quốc gia đầu tiên mong muốn sở hữu loại máy bay này là Venezuela. Cách đây không lâu, Tổng thống Hugo Chavez đã xem loại máy bay này và ông rất hài lòng với các tính năng hiện đại của nó.
    Trong chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của mình, vào năm 2006, Nga đã ra quyết định sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay Su-35BM. Điều này cho thấy cùng với chương trình hiện đại hóa các hạm đội hải quân, Nga đang đẩy mạnh nâng cấp sức mạnh không quân để khôi phục vị trí hàng đầu thế giới về mặt quân sự của mình.

    Một số tính năng kỹ thuật của Su-35BM
    Sải cánh dài.......................................................14,7m
    Chiều dài...........................................................21,9m
    Chiều cao............................................................5,9m
    Diện tích cánh..................................................62,00m2
    Trọng tải bình thường........................................25,5 tấn
    Trọng tải cao nhất............................................38,8 tấn
    Vận tốc trung bình......................................1.000 km/giờ
    Vận tốc cao nhất........................................2.600 km/giờ
    Trần bay.........................................................18,5 km
    Tổ lái..............................................................1 người
    Vũ khí..........bom, tên lửa bán tự động, tự động, pháo 130 ly


  4. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Theo mình đặt cửa nạp khí sang hai bên thì phải thay đổi hoàn tòan kết cấu khung thân ,như vậy thì cực khó và cực kỳ bất tiện ,chi phí sẽ rất cao ,điều quan trọng hơn là mức độ thành công của dự án sẽ không cao ,mình nghĩ ta có thể để cửa nạp khí như cũ ,buồng lái bỏ hết khung thép đi hoặc là để cửa nạp khí phía dưới bụng như F-16 và nâng cao vị trí buồng lái lên thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều , ngòai ra còn một phương án thứ ba là dùng hai cửa nạp cỡ nhỏ đặt xéo phía dưới như Rafale .
    Tặng các bác cái hình của Kopyo FK04 và Kopyo-F
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    Cũng phải công nhận vụ MiG 21 V1 này, nếu mà làm 2 cổng lấy khí hai bên thì coi như thay máy bay mới nhỉ?
    - Chắc là giữ được nửa sau của thân
    - Cánh mở rộng ra thì hẳn là thay rồi
    - Thay động cơ
    - thay ra đa
    - thay hệ thống điện tử
    Chắc là các phần khung kia đem nấu ra rồi đúc khung mới Em thì em vẫn nghi lắm cái con MiG 21 V 1 này....... có bác nào khẳng định không? Em sẽ tin nếu thấy một con xịn bay
  6. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    101
    Em đọc bài này trên Tuổi trẻ và qdnd.vn, nhưng đến dòng cuối thì ko bit độ tin cậy của baì này là bao nhiu %
  7. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Bác cứ đùa, mấy bữa nay về nhà dòm lên trời thỉnh thoảng lại có hai em ( không biết hiệu gì ) quần đảo, bay đuổi nhau, lượn lách, đánh võng hoài. Nhà em cách ĐN khoảng 30 km vậy thì các anh ấy vẫn luyện đều đấy chứ
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Thời tiết xấu thì hạn chế bay thôi
  9. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Em đọc bài này trên Tuổi trẻ và qdnd.vn, nhưng đến dòng cuối thì ko bit độ tin cậy của baì này là bao nhiu %
    [/quote]
    Em nó chỉ thêm con số 1 mà bác làm gì ghê thế
  10. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    Trên wiki bảo sân bay Bạch mai ở phố Lê Trọng Tấn bị bỏ hoang, nhưng em thấy là đợt cứu trợ vừa rồi, máy bay vẫn hạ cánh xuống đó mà... Mà hôm nay sao An 26 bay ghê phết nhỉ? Từ sáng đến giờ lượn suốt, cả đêm vẫn bay. Điều này chứng tỏ máy KQ VN vẫn cho tập luyện bay đêm, vận tải cũng bay đêm nè.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này