1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trang bị của Không quân VN - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_arc, 23/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Có cái ảnh vui:
    Máy bay bắt chim
    [​IMG]
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Không biết mình có nhầm không, nhưng phi công cấp 1 mới là phi công cao cấp nhất sau đó mới đến phi công cấp 2, cấp 3 và phi công không cấp? Có bác nào biết chính xác về phân loại này chỉ giáo dùm với
  3. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    em có câu trả lời rồi nè, bác đúng đó, cùng đọc xem bài này nhé:
    Lò luyện" phi công trẻ [/size=4]

    Phi công và thợ máy ở Đoàn Không quân Thăng Long trực sẵn sàng chiến đấu.

    Ngày 16-2, đến thăm và làm việc với Đoàn không quân Thăng Long, đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương **********************, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, nói: ?oHôm nay là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất. Cả nước ta đang phấn khởi sum vầy vui Tết, đón xuân thì đại bộ phận các đồng chí trong đoàn lại đang làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu, canh giữ cho môi trường hòa bình, ổn định của đất nước và cuộc sống thanh bình?.
    40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đoàn đã bắn rơi 320 máy bay Mỹ (có hai chiếc B52), đánh hỏng, đánh chìm 6 tàu chiến và 3 căn cứ quân sự của địch. ?oLà phi công trẻ của đơn vị anh hùng, chúng tôi đang phấn đấu học tập, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ để xứng đáng với thành tích của lớp cha anh", Đại úy-phi công cấp ba Nguyễn Việt Phương nói với chúng tôi khi anh đang trực SSCĐ.
    Những cách làm hay
    Đoàn không quân Thăng Long được đánh giá là ?olò luyện? phi công trẻ thành công của Quân chủng Phòng không ?" Không quân. Sau một thời gian rời ghế nhà trường về đơn vị, các phi công trẻ ở đây đã trưởng thành, trở thành lực lượng trực SSCĐ. Tìm hiểu về phong trào học tập, những biện pháp huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ phi công trẻ, Thượng tá Ngô Tôn Quyền, phó ban Quân huấn của đoàn cho biết:
    - Khi nhận chỉ tiêu phi công, đoàn đã tổ chức đoàn cán bộ (gồm cán bộ đơn vị và các phi công có kinh nghiệm) vào Trường sĩ quan Không quân để tìm hiểu từng học viên bay, nắm tình hình tư tưởng, kết quả tu dưỡng học tập. Cán bộ đoàn bay cùng học viên để kiểm tra tay lái. Kết thúc chuyến công tác, đơn vị giao cho bộ phận chuyên môn phân loại, có những biện pháp cụ thể để kèm cặp, rèn luyện nhằm tạo điều kiện và thời gian nhanh nhất đưa lực lượng phi công trẻ đủ khả năng làm nhiệm vụ trực ban SSCĐ.
    Ở các đơn vị, phi công trẻ được tạo điều kiện tốt nhất để học tập lý thuyết, rèn luyện thể lực, tập bay trong các buồng tập lái, tổ chức các ban bay huấn luyện đưa anh em vào bay ngay để hạn chế thời gian giãn cách kéo dài. Các phi đội trưởng, biên đội trưởng được phân công kèm cặp, giúp đỡ phi công trẻ theo hình thức "Đôi bạn học tập". Do vùng trời khu vực đoàn quản lý có thời tiết phức tạp, như mưa nắng thất thường, mây mù nhiều (nhất là vào mùa xuân và mùa đông), các đơn vị khó có điều kiện tổ chức các ban bay huấn luyện. Thời gian đó các phi công trẻ được tăng cường luyện tập trong các buồng tập lái nhằm làm tăng cảm giác bay, sử dụng thành thạo các phương tiện dẫn đường, xử lý các giả định trong các phần mềm máy tính, hoặc do giáo viên hướng dẫn đặt ra.
    Để chống và hạn chế giãn cách bay của đội ngũ phi công, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, đoàn đã chỉ đạo các đơn vị chủ động tổ chức các ban bay vào cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật); đồng thời cơ động số phi công về các đơn vị khác nơi có điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho việc tổ chức bay tập.
    Chủ nhiệm chính trị của đoàn, thượng tá-phi công Nguyễn Đức Mậu trao đổi với chúng tôi:
    - Khi đã được kèm cặp, luyện tập hoàn thành các chỉ tiêu theo giáo trình đào tạo bay trong điều kiện khí tượng phức tạp và đủ số giờ bay tích lũy, các phi công trẻ không cấp sẽ được công nhận là phi công cấp 3. Khi bay hết chương trình bay đêm khí tượng giản đơn (thời tiết tốt) cũng có đủ giờ bay tích lũy sẽ được công nhận là phi công cấp 2. Còn phi công cấp 1 phải có giờ bay cao, bay trong các dạng thời tiết khí hậu phức tạp, cả ngày và đêm, như xuyên mây, cơ động lớn trong và trên mây, bay độ nghiêng lớn và góc lên xuống hẹp; thành thạo các phương án tác chiến như đánh chặn, phát hiện nhanh, công kích tiêu diệt mục tiêu? Ở đoàn, đội ngũ phi công trẻ đủ khả năng và trình độ đáp ứng cho việc trực ban sẵn sàng chiến đấu, trong số phi công trẻ ấy có nhiều đồng chí được bồi dưỡng đào tạo đã trở thành ?ogiáo viên? của những điều kiện khí hậu cụ thể.
    Trong phiên trực bảo vệ vùng trời
    Tôi gặp phi công cấp 3 Vi Xuân Hùng ở địa điểm trực ban sẵn sàng chiến đấu và kíp thợ máy đang kiểm tra lại các chi tiết máy móc, xăng dầu? của chiếc máy bay sẵn sàng chiến đấu. Vi Xuân Hùng là một trong những phi công trẻ đã từng trực sẵn sàng chiến đấu từ cấp 1 đến cấp 3 trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và hội nghị APEC 14. Anh kể về những ngày đó và những phiên trực của mình:
    - Trực canh trời 24/24 giờ một ngày để bảo vệ vùng trời là chuyện bình thường ở các đơn vị phòng không ?" không quân. Đặc biệt trong những ngày đất nước diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại, việc nâng cấp và chuyển trạng thái chiến đấu có ngày diễn ra hàng chục lần. Những phiên trực ấy phi công, ngoài chuyên môn nghiệp vụ giỏi, phải có tinh thần và tâm lý thật tốt để thời gian lên máy bay, cất cánh nhanh nhất, làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, bảo vệ vùng trời tốt nhất.
    Trong nhà trực ban sẵn sàng chiến đấu, tôi có cuộc trò chuyện cùng các thợ máy mà tuổi đời cao nhất chưa đến 25. Thiếu úy chuyên nghiệp Nguyễn Đức Hào, tổ trưởng tổ hợp máy, kíp trực sẵn sàng chiến đấu kể cho tôi công việc của anh em thợ máy suốt từ lúc 5 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút:
    - Chúng em tiếp nhận máy bay từ phiên trực trước phải kiểm tra lại toàn bộ máy móc, trang bị, xăng dầu, điện, ắc quy và các hệ thống điện trên máy bay, để máy bay trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất, lúc nào cũng có thể cất cánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Có thể tự hào về những phi công, thợ máy trẻ của đoàn, các anh đã thay thế xứng đáng thế hệ đi trước, đang hằng ngày làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời trong những điều kiện còn nhiều khó khăn về trang bị kỹ thuật, về phương tiện luyện tập, về các loại thiết bị, phụ tùng thay thế. Doanh trại các đơn vị của đoàn Thăng Long hôm nay rợp bóng cây xanh, trên các bãi tập huấn luyện đội ngũ, trong các buổi học tập chính trị, các phi công, thợ máy miệt mài học tập, rèn luyện để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Cờ thi đua Quân chủng Phòng không ?" không quân tặng đơn vị dẫn đầu khối các đơn vị không quân có sự đóng góp không nhỏ của các anh.
    Bài và ảnh: VŨ ĐẠT
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.chinhtri.cacdoanthe.13354.qdnd
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Công nhận là bác Đào Quốc Khánh rất bình tĩnh và gan dạ điều khiển chiếc máy bay hạ cánh an toàn. Tuy nhiên, đọc bài báo trên, không thấy nhắc đến đoạn nào có lệnh của các đồng chí chỉ huy đoàn C35 rằng "cho phép nhảy dù". Chứng tỏ các bác ngồi dưới cũng biết là nguy hiểm, nhưng tiếc chiếc máy bay và bác phi công, đồng thời tình huống này vẫn có thể cứu vãn được nên không ra lệnh cho phi công nhảy dù. Ở các nước khác thì có khi đài chỉ huy cho nhảy dù rồi cũng nên.
  5. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    bác nào có thể nói rõ 1 chút về chiến thuật bắn hạ địch ở vị trí số 2 của anh hùng phi công Nguyễn Văn Cốc ko ạ ?
    cháu tìm cái tôbích không chiến trên bầu trời miền bắc mà ko thấy
    nếu ko đúng chỗ thì xin lỗi các bác nhé
    Được To_lai_nd sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 15/10/2007
  6. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Cái này thì em ko rõ lắm nhưng qua mấy game ko chiến mà em chơi như Il-2 hay Lock on thì bay ở số 2 thường có nhiệm vụ chính là yểm trợ cho số 1. Người bay ở số 2 có nhiệm vụ cảnh giới cho số 1 khi lao vào công kích và theo chiến thuật không chiến cổ điển thì khi công kích đối phương thì số 1 sẽ bắn trước theo đội hình 2 chiếc. Việt Nam hình như là nước đầu tiên mà máy bay ở vị trí thứ 2 tấn công khi số 1 chưa công kích! Có gì các bác bổ xung tiếp
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có một số trận chúng ta dùng chiến thuật tăng cự ly giãn cách giữa số 1 và số 2, số 1 sẽ thu hút tiêm kích hộ tống tạo cơ hội cho số 2 tiếp cận đám cường kích.
  8. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Cũng có trường hợp địch ở vị trí thuận lợi cho số 2 công kích, lúc đó số 1 chủ động ra lệnh cho số 2 tấn công và làm nhiệm vụ yểm trợ.
    Tuy nhiên những chiến công của anh Cốc theo em biết thường là biên đội tạo gián cách ngang lớn, số 2 bay lùi sau một chút, khi phát hiện địch, cả hai cùng tăng tốc, tiếp cận, tấn công cùng lúc rồi thoát ly nhanh bằng tốc độ, cách đánh này thì tiêm kích địch khó bám đuôi nên không cần cảnh giới.
    VN còn cho ra đời thêm một đội hình nữa, biên đội 3 chiếc. Lấy biên đội 2 chiếc là căn bản, số 3 bay sau với gián cách lớn, tự bảo vệ đuôi cho mình, khi biên đội hai chiếc đầu công kích nếu không có địch bám theo số 3 sẽ lao vào bồi thêm một nhát, nếu trong quá trình công kích, tiêm kích địch bám hai chiếc đầu sẽ bị số ba hỏi thăm ngay.-> Người bay số 3 phải cực giỏi.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Biên đội 3 chiếc hình như chỉ áp dụng được vài trận, sau là phải bỏ.
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hôm nay lục lại tư liệu của bọn Moscow Defense Brief thấy nó thống kê thế quái nào mà trong 2 năm 1994-1995, Nga đã bán và chuyển giao cho NC tới 14 chiếc Su-27SK/UB cùng với 28 động cơ. Khổ nỗi, nguồn tin của bọn này cũng khá tin cậy!!! Đây là thống kê của bọn này:
    http://mdb.cast.ru/mdb/6-2002/di/aemprae/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này