1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trang bị của lục quân VN- Phần2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 24/02/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Thứ Hai, 09/06/2008, 10:52 (GMT + 7)
    Trên công trường xây dựng đường tuần tra biên giới :

    Phần II: Xe đi trong đêm Trường Sơn
    Đã có mấy lần đi trên các tuyến đường ngang dọc Trường Sơn nhưng lần này càng đi, tôi càng thấm thía câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
    Trường Sơn đông nắng, tây mưa
    Ai chưa tới đó như chưa rõ mình.
    Quả thật, nếu ai chưa một lần đặt chân trên dải Trường Sơn hùng vĩ, sẽ thiếu hụt một mảng kiến thức vô cùng quan trọng trong đời. Trường Sơn bao la, bạt ngàn rừng núi vẫn còn nhiều nơi vắng bóng người. Chỉ đến hôm nay, khi những cán bộ, chiến sĩ QĐND được giao trọng trách mở đường tuần tra biên giới (TTBG), những cánh rừng già nguyên thủy và những ngọn núi trập trùng ấy mới có cơ may được đánh thức.
    Chưa nói đến những gian nan vất vả của người lính mở đường mà chỉ đi thăm và kiểm tra cùng đoàn cán bộ của Bộ Tổng tham mưu, chúng tôi đã gặp khá nhiều tình huống bất ngờ, nan giải. Đoàn xe vừa tiến vào cánh rừng già của tỉnh Bình Phước chừng 10km đã lạc đội hình. Thượng tá Vũ Đức Thắng, cán bộ của Ban quản lý dự án 47, được giao ?ocắm chốt? ở địa bàn Tây Nguyên để theo dõi, đôn đốc các đơn vị thi công, mặc dù đã nhiều lần qua lại trên các nẻo đường này nhưng cũng chưa nhớ hết lối đi khi đưa đoàn công tác đến tuyến. Dừng chân bên sông Sa Thầy, Trung tướng Nguyễn Đức Sơn-Chủ nhiệm chính trị, Bí thư đảng ủy Bộ Tổng tham mưu, Trưởng đoàn công tác nói với chúng tôi: ?oĐường rừng hoang vu, hẻo lánh quá, không có ai trên đường để mà hỏi thăm. Chỉ tìm đến được các đơn vị thi công đã khó khăn như vậy rồi. Có đến tận đây mới thấy hết khó khăn, gian khổ của anh em cán bộ, chiến sĩ mở đường?.
    [​IMG]
    Đoàn kiểm tra vượt sông Sa Thầy (Kon Tum) đến những điểm đang thi công. Ảnh: Xuân Gụ

    Mới vào đầu mùa mưa, các dòng suối nhỏ nước cạn, xe có thể vượt ngầm. Nhưng với dòng sông lớn như Sa Thầy, Sê San, nước đã dâng cao, chảy xiết, ô tô không thể vượt qua. Vì thế, có những đoạn đường mở thông tuyến nhưng vướng sông sâu, cả đoàn công tác phải quay trở lại quốc lộ xa vài ba chục cây số rồi vòng vào tuyến ở đoạn tiếp theo. Hôm qua sông Sa Thầy, nhìn dòng nước xiết dâng cao, cả đoàn đã tính chuyện quay trở lại. Nhưng với kinh nghiệm và sự quyết đoán, Thiếu tướng Hoàng Kiền yêu cầu cho xe U-oát vượt sông trước. Chiếc xe nhảy chồm chồm trên đá ngầm như một con trâu nước và bò được sang bờ bên kia. Tiếp đó, cả đoàn xe lần lượt rú ga, rẽ nước vượt qua. Mấy xe bị nước ngập tới cánh cửa, tràn vào trong sàn. Chiếc xe của Công ty xây dựng Lũng Lô bị ngập sâu, cháy mất máy phát điện. Thế là đêm hôm đó, xe đi trong mưa không đèn, không còi, không điều hòa nhiệt độ, không đèn hiệu. May mà đi đường rừng, không sợ vi phạm luật giao thông. Gần 100km, một xe đi trước dẫn đường, một xe đi sau rọi ánh sáng, 3 xe đi so le, rồng rắn để bò về thị trấn Ngọc Hồi (Kon Tum). Giữa thời bình, trên công trường xây dựng đường TTBG vẫn thường xuyên có những chuyến xe đi trong đêm Trường Sơn như thế. Có đêm xe hỏng, anh em cán bộ Ban 47 phải cuốc bộ 6-7km đi tìm thuê xe công nông vào kéo xe ra. Các anh cho biết, đã hàng chục lần đi kiểm tra tuyến, lần nào cũng gặp những tình huống bất ngờ, ngoài dự kiến nên hành trang đi đường bao giờ cũng phải chuẩn bị chu đáo như thời chiến. Vì làm việc theo kế hoạch, đi theo cung tuyến, mỗi ngày phải hành quân chặng đường vài ba trăm cây số, qua bao đèo dốc, sông suối, ăn uống thất thường. Cứ 5-6 giờ sáng xuất phát mà có khi nửa đêm mới về tới điểm dừng chân? Tôi chợt nghĩ, xe đi kiểm tra gọn nhẹ hơn nhiều còn như vậy thì hàng triệu lượt chuyến xe tải đang và sẽ chuyển vật liệu, phương tiện vào xây dựng các tuyến đường còn khó khăn nguy hiểm bao nhiêu!
    Do tuyến mới được phát cây, mở lối bằng xe ủi nên đất đá mấp mô, rễ cây to bằng cổ tay tua tủa nhô lên đầy mặt đường, đập vào gầm xe bôm bốp. Đi qua các nẻo đường công vụ, cành cây xòa xuống thấp, quất vào kính và thân xe ràn rạt. Nhiều sườn núi quá dốc, xe ủi chưa hạ thấp được độ cao, xe lao lên rồi chúc xuống chừng 450. Xe lên dốc, ai nấy ngửa mặt nhìn mây trời; xe xuống dốc, tưởng như muốn đâm sầm xuống khe suối. Tay chân mỏi nhừ vì phải bám chặt, toàn thân lên gân cốt để chống đỡ với liên tục những cú lắc, rung. Chưa hết, gặp cơn mưa rào hoặc có chỗ nước ngầm tuôn ra, bùn đất nhão nhoét, xe bò ngoằn ngoèo rồi trôi ngang, trôi dọc. Mọi người phải xuống lội bộ, vượt đèo chờ xe qua. Một vài chỗ vừa dốc, vừa trơn, bùn lún quá sâu, xe Land Cruiser 4500 cũng đành quay tít cả 4 bánh, xoay chéo đít rồi ngập bùn tới cánh cửa. Phải nhờ đến xe ủi buộc dây, lần lượt kéo từng xe lên. Nhiều đoạn đường quá hẹp, chỉ vừa đủ vết bánh xe lăn, một bên là vực sâu hun hút, người yếu bóng vía chắc chắn không dám ngồi xe qua đó.
    Các đơn vị thi công ở những đoạn đường vùng Tây Bắc cũng khó khăn không kém, thậm chí còn mở đường qua những đỉnh núi cao hơn. Hôm kiểm tra công trường ở huyện Sông Mã, Sốp Cộp (Sơn La), chúng tôi phải đi bằng xe ôm, leo dốc dài 4-5km mới vào đến tuyến. Xe gài số 1, ga hết cỡ, ống bô và má phanh bốc mùi khét lẹt, xe nhảy chồm chồm qua bờ ruộng bậc thang. Người ngồi sau liên tiếp đập mặt vào gáy người ngồi trước. Khi lao xuống dốc, dùng cả phanh chân, tay mà xe vẫn trôi đi. Chỉ chạy được một lúc, kim đồng hồ báo xăng đã tụt xuống rất nhanh.
    Với cánh lái xe chuyên nghiệp, ai từng một lần đi qua những nẻo đường như thế mới thực sự được thử thách tay nghề. Đoàn xe đi kiểm tra có một xe Mitsubisi của Công ty Tân Cảng, do Thiếu úy Nguyễn Văn Thắng cầm lái. Do chỉ quen chạy ở thành phố nên gặp địa hình hiểm trở, anh tỏ ra hoang mang, nét mặt lúc nào cũng căng thẳng. Xe anh chuyên tụt hậu nên cũng hay bị lạc trong rừng, khiến cả đoàn nhiều lần phải chờ đợi. Một hôm đi qua suối, dân lâm nghiệp chỉ bắc cầu tạm bằng mấy cây gỗ tròn, chuyên dùng cho xe tải. Lái xe phải căn thật chuẩn thì hai hàng bánh xe mới bò lên hai cây gỗ qua cầu. Đoàn xe đi khoảng dăm cây số, dừng lại không thấy xe của Thắng đâu, đoán ngay là anh này trượt bánh xuống khe hai cây gỗ. Tất cả đành quay lại tìm cách cứu kéo. Tối ấy, khi đã ra đến đồn biên phòng Bu Cháp (Đắc Nông), trời lại mưa rào, Thắng tỏ ra mệt mỏi nên chạy chậm, gần nửa đêm mới về tới Buôn Ma Thuột.
    Mỗi một đợt kiểm tra phải mất chừng nửa tháng. Thiếu tướng Hoàng Kiền tâm sự: ?oMặc dù đã có cán bộ của Ban 47 ?ocắm chốt, nằm vùng? ở các địa bàn nhưng chúng tôi vẫn phải mỗi tháng hoặc mỗi quý một lần đi kiểm tra và đôn đốc trên công trường như thế. Nền nếp này đã được duy trì từ năm 2005, khi đó đồng chí Nguyễn Văn Hoàn, Đại tá, nguyên Phó tư lệnh Công binh, là giám đốc đầu tiên của Ban dự án 47. Mùa mưa đang đến rồi, vật liệu ở đâu cũng khan hiếm, chúng tôi lo tiến độ chậm nên càng phải bám sát hiện trường để cùng các đội thi công tháo gỡ khó khăn. Chậm trễ ngày nào là giá cả vật liệu đội lên và kinh phí phát sinh thêm ngày đó. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, tiền bạc vay của dân, không thể lãng phí??.
    Đi cùng đoàn kiểm tra, chúng tôi đã cảm nhận thêm bao điều mới mẻ và ấn tượng khó quên về công trình thế kỷ.
    (Kỳ sau: ?oĐá lát nền đường lấy ở đâu?)
    Bài: ĐỨC TOÀN

    (QDND)
  2. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Em thấy tuần tra biên giới nên có cả mô tô kiểu vượt địa hình cùng xe bán tải kiểu Pick-up tuần tra, ở một số khu trong điểm ta bố trí Tiger hoặc mua thêm RAM về tuần tra, chủ yếu là các đồn lân cận báo về thì lính BP trong đồn mình cơ động đến ngay. Về đường xá thì đường tuần tra này phải làm đường BT là đúng quá, nếu có xe QS hạng nặng ta qua cũng không nát đường.
  3. tungshev

    tungshev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng có mấy bác hay phán: " em thấy ta nên mua loại này, mua loại kia..."
    Bác có biết GDP cua NC hiện là bao không? Mấy ông to to nhiều sao ngồi trên kia không biêt đến Gaz Tigr với cả RAM của bác đấy chắc!
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Hình của bác Mười khu vực này hơi bị nhiều nhỉ?
    Có cái hình nào ấn tượng hơn về nhà bia 20.000 người không?
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác nhà báo nổ khiếp quá, Sốp Cộp em đi 3,4 lần rồi, từ hồi chưa sửa xong đường, không đến thế đâu. Xuống dốc để số 1 đệm phanh, thỉnh thoàng mới dùng đến phanh tay. Sợ đường trơn vì mưa chứ gồ ghề với dốc ăn thua gì. Có 1 đoạn cắt ngang suối lúc leo lên sẽ chìm 1 phần bô nên phải tin tay 1 chút, không có j` ghê gớm. Một lần em cũng bị mưa 1 đoạn, đi Win Tàu, nhiều đoạn phải dắt, còn xe quay compa trên mặt bùn là thường xuyên. Đi xe máy trên đó chỉ cần lắp thêm cái gạt bùn vào càng là ổn. Mấy bác phóng viên nghiệp dư quá:(
    Nói cho vuông là lái xe thành phố căn vệt lốp chuẩn nhất vì thường xuyên phải rúc ngõ ngách, bò tắc đường... Tay Thắng này chắc lái trong phố cũng kém nốt. Chạy trong phố ra đường rừng núi chỉ hơi bị lạ lúc đầu theo kiểu quanh co và dốc liên tục thôi chứ căn đường dễ hơn nhiều (không sợ va phải mấy bác xe thồ với các cháu tổ lái) Đi tuyến mà điều Mitsu thì ít kinh nghiệm thật, chắc mấy sếp nghĩ là đi du lịch dã ngoại. Đoàn này thấy toàn ô tô chứ bọn tớ đi tuyến phải vác dao phát cây, tăng võng đầy đủ, Uaz, Minsk... cũng đỗ tít đầu tuyến chứ chả vào nổi.
    Có lẽ ý nhà báo là lái xe dân sự thua xa, chắc chưa lái xe bao h và chưa đc ngồi sau vô lăng của đám lái khai tuyến bên giao thông:)
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 11:25 ngày 10/06/2008
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Chưa có bác ựa.
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong bài này em thấy có 1 chi tiết thú vị là: gặp đường khó đi, các bác ấy đùn mấy em UAZ tiên phong dò đường. UAZ khỏe thật, nhưng cũng còn 1 lý do nữa là nếu chẳng may có bị làm sao thì hy sinh cái UAZ cũng đỡ, chứ mấy thắng Pajero và Landcruiser toàn loại đắt tiền cả.
  8. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
  9. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Nhận định này chỉ là quan điểm của mấy ông sỹ quan kiểng dạy GDQP cho học sinh cấp 3 thôi bạn Excocet ơi. Bạn có vãi ra quần cũng đừng suy ra bụng người khác nhé.
    Bạn nghĩ coi, nếu ra trận bạn sợ gì nhất ? Bom, pháo hay súng trường của đối phương ?
    Theo thống kê thì trong các cuộc chiến tranh hiện đại, thương vong chủ yếu đến từ bom hoặc pháo. Súng cá nhân chỉ có ý nghĩa tự vệ. Nếu tớ ra trận, xin thề rằng tớ thích nghe tiếng súng trường của đối phương hơn là nghe thấy tiếng bom nó rít.
    Tiếng súng cá nhân, cho dù bắn siêu mấy cũng chỉ tố cáo rằng hoả lực của đối phương rất yếu ớt, và thậm chí có thể tố cáo thêm đối phương có bao nhiêu người. Nếu bên kia mà đông thì không thể nhận ra tiếng bắn điểm xạ ngắn của Ak bên kia đâu, cả chục người bắn hoà lẫn vào nhau, lại bị tiếng trung liên, đại liên át đi, khó cảm nhận lắm bạn a. Nó còn tố cáo rằng bên địch vừa bắn trật (bắn trúng thì tớ ở đó mà nghe tiếng súng sao ? ) chứng tỏ trình còi. Còn nếu bắn trúng bạn của tớ thì chứng tỏ nó hơi ... ngu vì ít người mà dám chơi lại cả B của tớ (có máy 2w mà )
    Nếu đối phương có quân số tới cấp tiểu đội trở lên, tớ e rằng bạn không nghe thấy tiếng AK đâu, nó bị tiếng hoá lực át hết rồi (nếu hoả lực đủ mạnh) và hầu như là các tay súng đều khai hoả cùng một lúc để lấy yếu tố bất ngờ. Tớ có đọc một truyện, nói rằng 2 đơn vị (hình như cấp C) của ta đụng lẫn nhau vì bên cứu viện tưởng bên kia là địch, còn bên đang bị vây cũng tưởng bị địch đánh vu hồi. Giết nhau chán chê thì chỉ huy hai bên để ý là bên kia không có tiếng cối cá nhân (M79) cũng như đại liên M60 (tiếng này rất đặc trưng, không thể nhầm được) nên ngưng chiến và nhận ra quân nhà.
    Nếu bên tớ đã nằm xuống đất hết rồi (để tránh đạn thôi nhé, nếu là lính thì tớ nghĩ rằng phản xạ đầu tiên khi bị phục kích là lợi dụng địa hình địa vật ẩn nấp tránh tầm đạn, giảm thương vong) mà tớ vẫn nghe thấy tiếng điểm xạ tằng tằng, tớ đảm bảo ngay là chỉ có 1-2 tên du kích, trinh sát máu nóng vớ vỉn bắn linh tinh cho đỡ sợ (bên tớ nấp hết rồi, thấy gì mà bắn ?). Nếu là lính, nghe tiếng súng tớ cũng thể đoán được phần nào hướng và tầm của bên địch và tiếng đường đạn đi, thương tiếc gì mà tớ không tặng cho 1 quả M79 nhỉ ?
    Nếu không có M79 thì tớ có thể đợi bạn ý tằng tằng hết băng, tớ nhổm dậy nhắm về hướng bạn ít làm cái rẹt 5-10 viên rồi lại nấp , hên thì bạn ý dính 1 viên kêu cha kêu mẹ, không hên thì cũng doạ bạn ít cho bạn ý vãi ra quần chơi .
  10. skidvariween

    skidvariween Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bác phân tích một bài dài dằng dặc về âm thanh súng đạn trên chiến trường nhưng quên mất là anh em đang nói về chiến tranh Việt Nam chứ không phải thống kê các cuộc chiến tranh hiện đại. Trong chiến tranh VN thì cách đánh du kích đã trở nên rất hữu dụng và phổ biến. Du kích thì vẫn chủ yếu là vũ khí các nhân với vũ khí tự tạo nên việc hóng tiếng AK đối phương là điều rất quan trọng. Phần cuối bác phân tích kỹ hơn về cái hoàn cảnh tác chiến. Nhưng đó lại là cách dùng và ứng phó trên lý thuyết cả các laọi vũ khí trong chiến tranh VN. Còn sự thực từ mồm các cựu binh Mỹ đi càn quét trong các thôn xóm hay vùng rừng núi ở VN nó lại khác
    Được skidvariween sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 10/06/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này