1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trang bị của lục quân VN- Phần2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 24/02/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Công nhận là khác .
    Trong chiến tranh Việt Nam (CTVN), thương vong đến với cả bên này lẫn bên kia cũng không chủ yếu từ nòng súng. Các nguồn thương vong lớn nhất gồm:
    - Bom.
    - Pháo.
    - Mìn bẫy.
    Cái thứ nhất do phía bên kia dùng, cái thứ ba chủ yếu phía ta dùng và cái giữa là cả 2 bên cùng dùng.
    Lính Mỹ hiếm có cơ hội đọ súng trực tiếp với bên ta vì phía ta chủ trương là tránh đụng độ trực tiếp với chủ lực Mỹ, chỉ trừ một số trận chiến thắng hiếm hoi có ghi rõ trong sách lịch sử. Ngay cả vụ tao ngộ chiến trên thung lũng IADRANG cũng không thấy nhắc trong sách sử cho tới khi người Mỹ làm phim về nó thì ta mới bảo ta thắng.
    Lính Mỹ sợ nhất ở chiến trường MNVN là mìn bẫy. Lính VNCH thì sợ nhất là pháo kích. Không anh nào sợ súng của phía ta cả. Lý do như tớ đã trình bày ở trên: hoả lực cá nhân của phía bên kia vượt trội so với ta. Họ có thể yêu cầu yểm trợ bằng không quân chiến thuật, không quân chiến lược, hải pháo từ HĐ7, và pháo từ các căn cứ hoả lực yểm trợ cho các cuộc hành quân. Nhờ tin tức tình báo tốt mà ta thường né tránh thành công các đợt hành quân lớn của Mỹ.
    Trong một số giai đoạn của cuộc chiến, với các cuộc hành quân nhỏ lẻ như bạn nói là "càn quét", phía ta cũng chủ động sử dụng hầm hố để ẩn nấp, tránh va chạm với địch vì tương quan hai bên quá chênh lệch. Phía ta không có hoả lực mạnh, trong khi bên địch thường huy động cả xe tăng hoặc thiết vận xa để yểm trợ. Chủ trương của phía ta là bảo toàn sinh lực để phát triển lực lượng ở nông thôn. Duy nhất có trận đánh lớn năm 1968 thì kết quả về mặt quân sự như thế nào nhiều bạn cũng đã rõ. Sau 1973, ta được trang bị hiện đại, đồng bộ hơn do có hậu cần tốt từ miền Bắc đưa vào. Quân đội chính quy của ta tăng lên nhiều, nhưng ta không còn cơ hội đọ súng với Mỹ nữa vì họ rút mất rồi. Lúc này phía VNCH rất sợ pháo của ta, cái này có thể kiểm chứng rõ trong nhiều hồi ký của các cựu binh phía bên kia đầy trên mạng.
    Tớ không rõ đoạn được bôi vàng đó bạn lấy nguồn ở đâu, vì ngay người Mỹ cũng rất khó có điều kiện tiếp cận với các CCB VN thực thụ (cái này tớ có đọc trong một tài liệu về hội chứng VN tại Mỹ) nữa là chúng ta.
  2. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Mõ cho hỏi một câu ,lính Mỹ càn vào làng thì bác sẽ dùng cái gì để chống càn ?
    Với lại theo mõ trong các cuộc chiến khác thì cái gì gây thương vong nhiều nhất ,nhà em muốn nói đến các cuộc chiến từ WWII trở về sau này .
    Được terahezt sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 10/06/2008
  3. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Vậy bác lục lại tài liệu về trận Vạn Tường và các trận càn nổi tiếng khác nhá
  4. chinhdanh

    chinhdanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Lật lại 1 chút ủng hộ bác Trai ùm...
    02/01/2008
    Tuyến đường bình yên, no ấm
    Hệ thống đường tuần tra biên giới (TTBG) là công trình trọng điểm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, góp phần củng cố quốc phòng-an ninh; tạo thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.
    Bộ Quốc phòng đã quán triệt, giao nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia xây dựng dự án xác định đây là nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao cho quân đội thực hiện. Thấy rõ vinh dự, trách nhiệm, các đơn vị tham gia xây dựng tuyến đường quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm chất lượng, an toàn tuyệt đối
    Tuyến đường ?ophên giậu biên cương?
    Hệ thống đường TTBG được quy hoạch gắn với chủ trương xây dựng, điều chỉnh các đồn biên phòng cho phù hợp, cũng như việc củng cố, phát triển, mở rộng các khu kinh tế-quốc phòng, làm chỗ dựa để nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Đường TTBG được xây dựng trên địa bàn 25 tỉnh biên giới đất liền từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, tổng khối lượng theo quy hoạch là hơn 14.000km. Trước năm 2005, hơn 4.000km đã được xây dựng ở mức độ nhất định; nhu cầu khối lượng cần nâng cấp mở rộng tiếp theo gần 12.000km, với gần 8.000km đường ô tô; mặt đường bằng bê tông xi măng hoặc đá dăm nhựa. Đường đi bộ dùng cho những đoạn không làm đường ô tô được hoặc những trục chính ra các cột mốc biên giới. Tháng 3-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 313 QĐ-TTg phê duyệt ?oĐề án quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền đến năm 2010 và những năm tiếp theo?.
    Xây dựng hệ thống đường TTBG là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, được Chính phủ tin tưởng giao cho quân đội triển khai thực hiện. Đây là đề án lớn phải triển khai trong nhiều năm trên địa bàn tuyến biên giới đất liền cả nước. Tại Quyết định 313, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện dự án với cơ chế đặc thù, nên công tác quản lý, điều hành dự án có những thuận lợi nhất định, song cũng còn gặp nhiều khó khăn.
    Thực hiện Quyết định 313 của Thủ tướng Chính phủ, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương đã ra Nghị quyết 132 ngày 4-5-2007 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng đường TTBG. Bộ Quốc phòng đã thành lập ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án chuyên trách giúp chủ đầu tư triển khai các bước theo đúng trình tự xây dựng cơ bản. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra chỉ thị về thực hiện dự án; giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, BTL Công binh trực tiếp tổ chức thực hiện dự án.
    Triển khai đề án đường TTBG, từ năm 2005, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo khảo sát thiết kế trên toàn tuyến biên giới, tập trung ưu tiên các khu vực trọng điểm trên địa bàn các địa phương: Kon Tum, Bình Phước, tây Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh? Nhiệm vụ khảo sát thiết kế được giao cho Binh chủng Công binh chủ trì phối hợp với Công ty tư vấn khảo sát thiết kế Binh đoàn Trường Sơn, một số đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế trong và ngoài quân đội? Trong giai đoạn 2005-2006 đã khảo sát, thiết kế lập dự án được 16 dự án thành phần theo tiêu chuẩn kỹ thuật trước đó (nền đường 4m, mặt đường rộng 3m). Hội đồng thẩm định Bộ Quốc phòng đã thẩm định, quyết định phê duyệt 7/8 dự án. Sau khi có Quyết định 313, các dự án trên đã được điều chỉnh lại cho phù hợp theo tiêu chuẩn mới. Trong kế hoạch năm 2007, đã có 9/10 dự án được phê duyệt với tổng chiều dài gần 400km; dự kiến năm 2008 tiếp tục triển khai khảo sát thiết kế 13 dự án.
    Theo Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng đường TTBG (gọi tắt là Ban Quản lý dự án 47), các tuyến đường biên giới chủ yếu nằm ở vùng cao, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Dân cư trên tuyến thưa thớt, phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, nghèo và lạc hậu. Do dọc tuyến biên giới hầu như chưa có đường hoặc có thì phần lớn là đường đất, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, chỉ sử dụng chủ yếu được trong mùa khô, nên việc tuần tra bảo vệ biên giới của các lực lượng chức năng, giao thông đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
    Một khó khăn lớn nữa là việc tổ chức vận chuyển nguyên vật liệu, trang thiết bị xây dựng, cùng lúc phải huy động lực lượng bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng tham gia dẫn đường, cảnh giới, bảo vệ. Trong quá trình triển khai cần xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng; phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng để thực hiện nghiêm quy định về quản lý biên giới.
    Đẩy nhanh tiến độ, coi trọng chất lượng
    Đại tá Dương Đức Hòa, Tư lệnh Binh chủng Công binh, thành viên Ban chỉ đạo dự án cho biết: Binh chủng và lực lượng công binh toàn quân đảm nhận nhiều phần việc quan trọng, khó khăn, nhưng luôn xác định đây là nhiệm vụ chính trị, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng tuyến đường với chất lượng tốt nhất, quản lý chặt chẽ. Ngoài lực lượng trực tiếp thi công, Binh chủng cùng các cơ quan chức năng đã thẩm định toàn bộ thiết kế, bản vẽ thi công, đề xuất sử dụng lực lượng và mua sắm trang, thiết bị bảo đảm hiệu quả nhất.
    Theo Ban Quản lý dự án 47, trong 10 dự án với 40 gói thầu, Bộ Tổng tham mưu đã phê duyệt cho phép 42 đơn vị tham gia thi công, bao gồm 14 đơn vị công binh và 28 doanh nghiệp quân đội. Công tác rà phá bom mìn cũng đã hoàn thành ở 6 dự án tại Lạng Sơn, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, góp phần giải quyết những vướng mắc trong lập, phê duyệt phương án thi công và tổ chức thực hiện. Ban Quản lý dự án 47 cũng đã làm việc với UBND 8 tỉnh thông báo kế hoạch 5 năm cũng như từng năm, thống nhất với địa phương chuẩn bị mặt bằng cho dự án. Ban Quản lý dự án xác định: Cần có sự chỉ đạo, điều hành thống nhất và triển khai xây dựng với một cơ chế phù hợp để đạt hiệu quả toàn diện. Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng, bảo vệ rừng đầu nguồn rất phức tạp, cần sự phối hợp, hỗ trợ đắc lực của cấp ủy, chính quyền địa phương. Do trình tự về thủ tục xây dựng cơ bản phức tạp, các cơ quan chuyên môn của Bộ Quốc phòng cần tập trung giúp Ban Quản lý dự án 47 tháo gỡ các vướng mắc để tạo điều kiện cấp ứng vốn cho các đơn vị thi công và có thể giải ngân theo kế hoạch; vận dụng các trình tự thủ tục xây dựng cơ bản của Nhà nước cho phù hợp với cơ chế đặc thù của dự án.
    Vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên môi trường được đặc biệt quan tâm. Các dự án thành phần trong hệ thống đường TTBG đều thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường. Được sự ủy quyền của Bộ Tổng tham mưu, Ban Quản lý dự án 47 đã ký hợp đồng với Phân viện Công nghệ mới và bảo vệ môi trường (Trung tâm KHKT và Công nghệ quân sự) lập cam kết bảo vệ môi trường. Toàn bộ 9 dự án khởi công năm 2007 đều đã lập cam kết bảo vệ môi trường và đăng ký với các huyện có dự án đi qua.
    Các đơn vị, doanh nghiệp quân đội tham gia dự án đã và đang huy động lực lượng, trang bị ở mức cao, tranh thủ mùa khô để đẩy nhanh tiến độ thi công 10 dự án đã khởi công. Nhiệm vụ năm 2008 cũng như những năm tiếp theo của các đơn vị tham gia xây dựng đường TTBG rất nặng nề, khối lượng công việc lớn. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng, lãnh đạo, chỉ huy Ban Quản lý dự án 47 cũng như các đơn vị, doanh nghiệp quân đội tham gia dự án xác định quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ngay từ những ngày đầu năm 2008, thực hiện tốt nhất chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: ?oĐây là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta trong những năm tới, dự kiến nguồn kinh phí lớn, do vậy việc tổ chức triển khai phải hết sức chặt chẽ, có hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Đường TTBG phải được xây dựng có độ bền vững cao, bảo đảm sử dụng lâu dài, có tác dụng lớn trong việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH trên các vùng biên cương Tổ quốc?.
    (Theo QĐND)
    [TT: N.K.T]
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cảm ơn bác. Mong là con đường chiến lược này sớm hoàn thành.
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiếp cho nó đủ bộ:
    Thứ Ba, 10/06/2008, 11:05 (GMT + 7)
    Trên công trường xây dựng đường tuần tra biên giới :

    III: Đá lát móng đường lấy ở đâu?

    [​IMG]
    Trung đoàn 550 công binh (Binh đoàn Cửu Long) đang đổ bê tông 3km đầu tiên thuộc huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Xuân Gụ

    (Tiếp theo kỳ trước)
    Xây dựng hàng ngàn ki-lô-mét đường, chỉ tiêu kỹ thuật nền đường phải dùng đá xô bồ hoặc sỏi suối. Nhưng hầu hết các đoạn đường đang thi công đều không có đá và sỏi. Nhiều tuyến đã mở thông nhưng đành nằm chờ sỏi đá. Đây cũng là nguyên nhân khiến tiến độ thi công bị chậm lại.
    Bài toán đá xô bồ, sỏi suối
    Khái niệm ?ođá xô bồ? không có trong từ điển ngành xây dựng giao thông đường bộ trong nước và quốc tế mà nó được vận dụng sáng tạo trên công trường đường tuần tra biên giới (TTBG). Đó là loại đá nhỏ, kích thước từ 5cm đến 10cm, dùng để lát móng đường, trước khi làm mặt đường nhựa hoặc bê tông. Nếu đường chỉ rải loại đá này, thường gọi là đường cấp phối. Các chuyên gia khảo sát thiết kế đường TTBG đã quy định loại vật liệu làm móng đường là đá xô bồ hoặc sỏi suối. Do quan niệm ban đầu là tuyến đường đi qua rừng núi nên những loại vật liệu nói trên có sẵn tại chỗ. Song hiện nay, với hàng trăm gói thầu đã triển khai, rất ít địa bàn có đá và sỏi. Dải đất Tây Nguyên bao la nhưng có hàng trăm ki-lô-mét đường chỉ xuyên qua rừng rậm, đồi đất, không có núi đá nào. Sông suối chỉ toàn đá tảng và sỏi rất ít, không thể sử dụng được. Vùng tây bắc và Việt Bắc cũng tương tự, các gói thầu ở Điện Biên, Sơn La và Lạng Sơn cũng chủ yếu nằm ở vùng núi đất hoặc đá cấp 4 không đủ cường độ.
    Đoàn công binh 575 và Công ty Việt Bắc (Quân khu 1) thi công ở bản Mạ-bản Chắt-Chi Ma thuộc địa bàn hai huyện Lộc Bình và Đình Lập (Lạng Sơn) trên dãy núi điệp trùng cỏ tranh, ở độ cao xấp xỉ 1.000m. Hơn 34km đường đã được san ủi, sắp thông tuyến, chạy ngoằn ngoèo như con rắn màu nâu khổng lồ trên sườn núi. Vùng này toàn núi đá nhưng rất tiếc, lại là loại đá màu nâu khoan nổ ra, đập nhẹ đã vỡ vụn, không thể lát nền nên phải ủi hết xuống vực. Vùng Sông Mã, Sốp Cộp (Sơn La) có một số núi đá nhưng đều là đá tảng. Sau khi nổ mìn, đá thu được phải dùng máy nghiền nhỏ mới bảo đảm đúng kích cỡ tiêu chuẩn lát đường.
    Đoàn 28, Công ty ACC (Phòng không-Không quân), Đoàn 83 (Hải quân), Công ty 56 (Binh đoàn 11), Công ty Hương Giang (Binh đoàn Hương Giang) thi công các gói thầu ở Dục Nông (bắc Kon Tum) phải mua đá ở Ngọc Hồi, Đăk Glei. Công ty 319 (Quân khu 3), thi công hai gói thầu lớn (gần 24km) ở gần ngã ba sông Sê San-bắc sông Ia H Lốp (Gia Lai) phải sang tận Cam-pu-chia tìm mua đá. Do đường vận chuyển vật liệu từ nơi mua về tới công trường rất xa lại xấu (từ 30-70km) nên giá thành đội lên gấp bội. Một mét khối đá ở Sơn La, nếu mua tại mỏ giá 100.000đ nhưng chở vào đến tuyến là 600.000đ. Còn ở Điện Biên, Xí nghiệp 492 (Binh đoàn Trường Sơn) dự tính, một mét khối cát phải chịu giá thành từ 1 đến 1,2 triệu đồng. Trong khi đó, có đơn vị mở đường qua núi đá nhưng chưa được phép khai thác vì cần phải nổ mìn; mà việc nổ mìn, đối với đơn vị công binh chỉ cần thông báo với đồn biên phòng trên địa bàn; còn các doanh nghiệp thì phải xin giấy phép qua nhiều cấp. Nhiều núi đá ở gần vị trí con đường đi qua nhưng thuộc khu rừng cấm, khu bảo tồn thiên nhiên, không được phép khai thác.
    Hầu như đoàn kiểm tra đến công trường nào cũng được nghe phản ánh tình trạng thiếu đá xô bồ và sỏi suối. Ban quản lý dự án 47 vẫn yêu cầu các nhà thầu phải tìm cách khắc phục. Không có đá thì không thể có móng đường để đổ bê tông như thiết kế. Khó khăn này đang đặt ra cho các nhà tư vấn thiết kế phải khẩn trương tính toán lại, tìm ra giải pháp và phương án khác thay thế. Bởi thiếu đá, sỏi đang là một nguyên nhân kìm hãm tiến độ công trình.
    Và những bài toán khác
    Lán trại của các đội làm đường giao thông thường tạm bợ, sơ sài. Nhưng ở nơi rừng sâu, núi cao heo hút, xa dân, điều kiện ăn ở của họ càng thiếu thốn, khó khăn gấp bội. Đi qua hàng ngàn cây số đến với các đội thi công đường TTBG, tôi đều thấy nơi ăn ở của anh em dựng tạm bằng tranh tre, nứa lá. Giường nằm cũng vậy, chỉ là những chiếc cọc gỗ đóng xuống đất, ghép cành cây và tre nứa, 4-5 người nằm chung. Một số nơi có gỗ rừng (nhờ giải phóng mặt bằng), anh em xin gỗ tạp, xẻ ra ghép tường nhà, mái lợp tôn, đóng giường và bàn ghế, có vẻ khang trang hơn một chút. Hầu hết anh em công nhân và chiến sĩ không có sách báo, ra-đi-ô. Vì không có điện nên cũng chẳng còn khái niệm ti-vi, quạt máy. Một vài đơn vị công binh hoặc doanh nghiệp dùng máy nổ nhưng chỉ đủ phục vụ nhu cầu cho ban chỉ huy vào vài giờ buổi tối. Có hai loại hình doanh trại dễ nhận ra trên công trường: doanh trại của các đơn vị công binh thường quy củ, gọn gàng, ngăn nắp; doanh trại của một doanh nghiệp tuềnh toàng, kiểu ?oăn sổi ở thì? trừ Công ty ACC có nơi ăn ở chu đáo hơn cả. Đoàn 543 (Quân khu 2) và Đoàn 229 công binh ở Sông Mã (Sơn La) còn dựng cả cổng chào, trang trí biển hiệu trước doanh trại. Trên vách lán ở của công nhân còn treo những giò phong lan đang kỳ nở hoa sặc sỡ.
    Nước sinh hoạt là nhu cầu tối thiểu nhưng không phải nơi nào cũng có. Đơn vị nào ở gần sông, suối hoặc núi đá có mạch ngầm còn lo được nước. Nhưng khá nhiều đơn vị phải dùng xe xi tec chở nước từ xa về, chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu ăn, uống. Mà nguồn nước trong rừng sâu khó bảo đảm vệ sinh bởi có nhiều tạp chất. Nguồn lương thực, thực phẩm phải dự trữ theo mùa bởi đội thi công nào cũng ở xa chợ, xa dân hàng chục ki-lô-mét. Vì vậy, họ phải chấp nhận giá cả đắt đỏ gấp vài ba lần so với miền xuôi. Có nơi nắng nóng, gạo bốc mùi ẩm mốc; bưng bát cơm ăn lại bỗng nhớ đến mùi cơm gạo thời bao cấp đã qua. Vài đội ở bên những sườn đồi, vạt núi ít dốc đã khai hoang, vỡ đất, trồng rau, nuôi gà, lợn để vào dịp lễ, Tết có bữa ăn tươi.
    Phần lớn cán bộ, chiến sĩ, công nhân đều sinh ra, lớn lên ở đồng bằng, thành phố. Những cán bộ tư vấn giám sát, thiết kế quen sống ở đô thị với đầy đủ tiện nghi hiện đại; nay họ cùng nhau lên sống và làm việc nơi rừng thiêng nước độc, ai cũng canh cánh nỗi lo: Lo sức mình không chịu nổi cường độ lao động nặng nhọc và sự nguy hiểm, lo sốt rét rừng, lo ?ongã nước?. Nhớ bữa cơm tối ở Đồn biên phòng 717, xã Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai), mối bay ra như trấu, vừa ăn chúng tôi vừa phải nhặt mối rơi đầy vào bát cơm và thức ăn, bọ hung to bằng ngón chân cái bay vù vù, va vào người bồm bộp. Đêm nằm trong màn, côn trùng còn chui vào, bò khắp người vì chiếu rách?
    Mùa mưa đang đến, đã có một số người sốt rét; nắng nóng, đã có người mệt mỏi, sút cân? Nhưng họ phải bám trụ lâu dài ở đó bởi công trình cần sự đóng góp mồ hôi, công sức và trí tuệ của họ hàng chục năm ròng. Không ai thay thế họ trên công trình thế kỷ, thiên niên kỷ này. Vì thế, các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho lực lượng này để anh em yên tâm hoàn thành nhiệm vụ lớn lao mà Đảng và Chính phủ đã tin tưởng giao phó.
    Bài: Đức Toàn
    (Kỳ cuối: Những gì phát sinh sau khi có đường?)

    (QDND)
  7. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Bây giờ không biết thông tin liên lạc chiến trường thế nào, chứ bây giờ chiến tranh hiện đại mà cứ ĐT TQ với máy 2w PRC-25 thì em thấy cũng đáng lo ngại vì tác chiến thì yếu tố thông tin là vô cùng quan trọng. Giá như ta có được một hệ thống datalink trên chiến trường của Pháp thì ngon quá, kiếu như các sếp dùng máy tính ngồi sở chỉ huy biết quân ta đang tiến vào chỗ nào rồi.
  8. rongxanhpmu1

    rongxanhpmu1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Bình tĩnh, chắc mõ nhà ta quen dùng pháo, máy bay máy bò...nên hơi coi thường tằng tằng chăng :D
  10. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Bạn @sauthamdam có biết trận Vạn Tường, các bên tham gia lên tới cấp nào không mà định đem ra làm ví dụ với chiến tranh du kích ở đây ?
    Ngay cả khi trận VT nếu như không có bộ đội chủ lực tham gia thì cũng sử dụng một số lượng lớn hoả lực cấp D, cấp E rồi. Bạn lính Mỹ nào nghe thấy bạn Vi Ci bắn AK tằng tằng được là hơi bị thính tai của nó, hoả hầu cực cao . Tớ mà là lính tham gia trận VT thì tai tớ để hóng tiếng cối đề pa cái đã, để tai hóng tiếng AK để mà khi quả cối nó rơi bịch cạnh người thì cúi mới nhặt đem bán ve chai sao ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này