1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trạng Quỳnh .

Chủ đề trong 'Truyện cười' bởi otdo, 17/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    Ðơn Xin Chôn Trâu


    Một cô gái ở thôn Hoằng Trì có con trâu chết đã ba ngày, trâu trương lên thối um mà bọn chức dịch trong làng vẫn cứ làm khó dễ, chưa cho chôn. Cô đợi mãi không được, bèn mang đơn lên trình quan huyện.
    Trên đường đi, đến một chỗ lầy lội, cô gặp một anh chàng ra dáng học trò. Anh kia hỏi thăm biết chuyện, mượn cô lá đơn xem lỡ tay đánh rơi xuống bùn. Cô gái bắt đền. Anh học trò liền đem giấy bút ra, thảo ngay tờ đơn khác cho cô. Ðơn rằng:
    Ta là gái goá kẻ trì
    Nếu trâu không chết việc chi lụy đời?
    Lội đồng váy hếch đơn rơi
    Ta phải cậy người mần lại đơn ni
    Quan tri ơi hỡi quan tri!
    Xác trâu chết để ba ngày thối hoăng
    Xét đơn phải xử công bằng
    Không thì bú c.c cho thằng mần đơn.
    Anh kia viết xong, cô gái thật thà cầm đơn vào trình quan. Xem xét chữ nghĩa và lời lẽ, viên tri huyện nghi hoặc, hỏi cô gái ai là người cô đã nhờ viết đơn. Cô gái kể rõ mọi chuyện chuyện đã xẩy ra trên đường. Tri huyện lặng người, biết ngay kẻ đó là Trạng Quỳnh chứ không ai khác. Tuy tức vì bị chửi xỏ, quan cũng đành chấp thuận cho cô gái kia được về chôn trâu mà không phải nộp phạt.
    @""@​
    ( * : * )​
    @ . @​
    (@)---(@)​
  2. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    Phơi Sách


    Ở vùng Quỳnh dạy học có một lão trọc phú rất dốt nhưng lại thích nói chữ. Thỉnh thoảng, lão lò mò sang nhà Quỳnh mượn sách, bảo là về đọc, nhưng Quỳnh biết hắn chỉ đem cất vào xó. Một lần, thấy hắn lấp ló ngoài cổng, quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, liền hỏi:
    - Thầy cống làm gì thế ?
    Quỳnh đáp :
    - à, có gì đâu ! Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc !
    - Thế sách ở đâu ?
    Quỳnh chỉ vào bụng :
    - Sách ở trong này này !
    Biết mình bị đuổi khéo, tên trọc phú lủi thủi ra về, trong lòng tức lắm. Lần khác, hắn cho người sang mời Quỳnh đến nhà, để rửa mối nhục cũ, hắn cũng bắt chước, cởi trần trùng trục rồi nằm phơi bụng ra giữa nắng mà đợi khách. Quỳnh vừa bước vào, hắn cất giọng nhái:
    - Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc.
    Bỗng Quỳnh cười toáng lên, lấy tay sờ vào thân mình hắn, nói:
    - Láo toét ! Bụng ông thì làm quái gì có sách mà phơi chứ !
    Lão trọc phú trố mắtkinh ngạc :
    - Sao thầy biết ?
    Quỳnh cuối xuống vỗ nhẹ vào cái bụng đầy mỡ núc ních nói :
    - Ông nghe chứ, bụng ông nó đang kêu "bộp, bộp "đây này ! Cơm, gà, cá, lợn... toàn những thứ khó tiêu đầy cả ruột thế này thì còn chỗ đâu mà chứa sách cơ chứ ! Thôi, ngồi dậy mà mặc áo vào nhà đi thôi !
    Lão trọc phú cứng họng, không còn biết đối đáp như thế nào, bèn lồm cồm ngồi dậy, vào nhà một cách miễn cưỡng
    @""@​
    ( * : * )​
    @ . @​
    (@)---(@)​
  3. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    Tượng Bà Banh


    Quỳnh nghe nói cách nơi mình dạy học một vài dặm có một tượng đá rất thiêng, bèn hỏi học trò:
    - Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?
    Anh học trò thưa:
    - Trình thầy, không thần phật nào cả. Ðấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, người ta gọi là tượng "Bà Banh"
    - Tượng ấy hình thù như thế nào? Anh học trò có vẻ xấu hổ, nói:
    - Pho tượng ấy trông kỳ cục lắm thầy ạ! Ðầu nghiêng về một phía, miệng cười tủm tỉm, Cổ quấn mấy vòng chuỗi hạt, chân đi giầy bắt chéo, còn hai tay chỉ vào "chỗ ấy" bên cạnh tượng có đặt một chiếc chày đá.
    Quỳnh bực mình hỏi:
    - Sao không đập vỡ quách đi cho rồi? Ðể cái của nợ ấy đứng trêu ngươi làm gì?
    - Thưa, "Bà Banh" dữ vía lắm ạ! Ai đi qua đấy, muốn yên lành thì phải lặng lẽ đến cầm chiếc chầy đá, đâm vào bộ phận kia một cái, mà phải làm việc đó rất kính cẩn. Những ai không làm hoặc chọc ghẹo tượng thì khi về đến nhà thế nào cũng bị méo miệng, trẹo tay, vẹo cổ...
    Một hôm, Quỳnh đến tận nơi có tượng Bà Banh để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng, lấy chầy đá quẳng đi, đoạn cầm bút đề tám câu thơ lên bụng tượng:
    Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
    Khen ai đẽo đá tạc nên mày
    Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt
    Dưới chân đứng chéo một đôi giầy
    Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
    Ðể đồ bốc gạo thử thanh thầy
    Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc?
    Khéo đứng ru mà đứng mãi đấy!
    Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng "Ba Banh" thiêng nữa.
    @""@​
    ( * : * )​
    @ . @​
    (@)---(@)​

Chia sẻ trang này