1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trang tin tức: ...Giải Loa Thành lần thứ 16.........

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi minh_le, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Trang tin tức: ...Giải Loa Thành lần thứ 16.........

    Theo báo Nhân Dân :
    Cập nhật 18giờ30 - 6-6-2003
    Vĩnh biệt kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh
    Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, cây đại thụ của nền kiến trúc Việt Nam, được biết đến với công trình Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình hoàn thành chỉ trong một ngày đêm. Ông đã ra đi ở tuổi 83 sau nhiều cống hiến cho nền kiến trúc nước nhà.
    Sáng thứ bảy, 31-5, chuông điện thoại trong phòng tôi vang lên. Từ đầu bên kia, anh Hoàng Ðạo Kính, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam xúc động báo tin: "Tùng ơi! Bác Ngô Huy Quỳnh mất rồi! Bác ấy "đi" lúc 5 giờ sáng nay. Mình đã gọi cho Tùng ở Văn phòng Hội". Tôi lặng đi vì quá đột ngột.
    GS, KTS Ngô Huy Quỳnh sinh ngày 15-5-1920 tại một làng quê nghèo xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình nho học yêu nước. Năm 1938, tốt nghiệp trung học ông thi đỗ vào Khoa Kiến trúc, Trường cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương, một trường nổi tiếng thời bấy giờ ở Hà Nội. Trong thời gian này, ông đã gặp và được các nhà hoạt động cách mạng của Ðảng như Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Trần Ðình Long giác ngộ và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1941, ông dũng cảm viết bài trên báo Sinh viên, phê phán quan điểm nghệ thuật tư sản của một số văn nghệ sĩ đương thời và bày tỏ quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, vì nền văn hóa dân tộc, cổ động sinh viên trí thức trở về với bản sắc truyền thống.
    Giáo sư Ngô Huy Quỳnh bước vào nghề kiến trúc khá sớm. Ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ ba, ông đã thiết kế và hướng dẫn xây dựng nhiều công trình nhà ở, biệt thự tại các phố Nguyễn Du, Cao Ðạt (Hà Nội), ở Nam Ðịnh, Ðình Bảng (Bắc Ninh)... Trong sáng tác, ông đã gửi gắm vào đó cái hồn dân tộc qua từng đường cong của mái nhà, từng nét trang trí họa tiết, bố cục không gian, tổ chức sân vườn mang phong cách Á Ðông, mà ngôi nhà số 84 phố Nguyễn Du là tiêu biểu. Năm 1943, sau khi tốt nghiệp, trở thành kiến trúc sư, ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc.
    Năm 1945, khởi nghĩa Tháng Tám, ông được Ðảng cử tham gia lập chính quyền cách mạng tại thành phố Nam Ðịnh. Cách mạng thành công, ngày 1-9 năm ấy, KTS Ngô Huy Quỳnh đã vinh dự được giao thiết kế và chỉ đạo lắp đặt Lễ đài Ðộc lập tại Quảng trường Ba Ðình. Với tài năng và sự nỗ lực vượt bậc, ông và các cộng sự hoàn thành công trình nổi tiếng này chỉ trong một ngày đêm. Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời đã đứng trên Lễ đài ra mắt quốc dân đồng bào và Người trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 10 năm đó, KTS Ngô Huy Quỳnh trở thành đảng viên của Ðảng ta.
    Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông lên chiến khu Việt Bắc, và tham gia công tác xây dựng cơ bản. Năm 1947, ông đã cùng các KTS Nguyễn Cao Luyện, Trần Hữu Tiềm, Hoàng Như Tiếp sáng lập Ðoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay. Trong thời gian từ năm 1946 đến 1951, dù hoàn cảnh kháng chiến rất khó khăn, nhưng ông vẫn thiết kế và chỉ đạo xây dựng nhiều công trình phục vụ Ðảng và Chính phủ như: khu nhà ở và hội trường Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5, khu phục vụ Ðại hội lần thứ II của Ðảng... Năm 1951, KTS Ngô Huy Quỳnh là một trong những cán bộ đầu tiên được Ðảng và Bác Hồ gửi sang Liên Xô tiếp tục học tập. Năm 1955, trở về nước, ông làm việc tại Bộ Kiến trúc (tiền thân của Bộ Xây dựng ngày nay) và trực tiếp chủ trì lập đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Tiểu khu nhà ở Kim Liên, điểm dân cư mới - do ông thiết kế, lần đầu được xây dựng tại thủ đô, có thể coi là cái mốc khởi đầu trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng nhà ở của ngành xây dựng Việt Nam. Năm 1961, ông được cử làm Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam sang giúp Chính phủ Lào thiết kế, quy hoạch và chỉ đạo xây dựng thành phố Khang Khay ở cánh đồng Chum. Sau đó, ông về nước tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ quan trọng của ngành cho đến khi về hưu như: Ủy viên Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Vụ trưởng Quy hoạch đô thị - nông thôn, Cố vấn Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước. Ông còn là Ủy viên thường vụ, Bí thư Ðảng đoàn Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc và tham gia giảng dạy tại các trường Ðại học Kiến trúc, Ðại học Xây dựng. Ông đã tham gia chỉ đạo thiết kế nhiều công trình lớn tiêu biểu như Quy hoạch Khu trung tâm Hà Nội. Trụ sở Quốc hội và đi sâu nghiên cứu lý luận kiến trúc. Năm 1984, ông được Nhà nước phong hàm Giáo sư. Là người có kiến thức sâu rộng, ông đã viết hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu bàn về tính dân tộc trong kiến trúc, về thiết kế và quản lý đô thị nông thôn. Nhiều cuốn sách của ông đã ra đời làm giàu thêm tủ sách lý luận kiến trúc Việt Nam vốn còn ít ỏi. Ðặc biệt, bộ sách "Lịch sử Kiến trúc Việt Nam" mà ông rất tâm huyết đã được giới khoa học xã hội và kiến trúc đánh giá cao, là cuốn sách gối đầu giường của sinh viên các trường kiến trúc. Với bộ sách này, GS, KTS Ngô Huy Quỳnh đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
    Cuộc đời hoạt động của GS, KTS Ngô Huy Quỳnh thật phong phú trên nhiều lĩnh vực. Ở con người ông, không thể tách bạch đâu là nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu lý luận, nhà hoạt động xã hội, nhà quản lý. Tất cả những phẩm chất ấy đã hòa quyện trong ông, tạo nên một nhân cách, một tấm gương sống động cho các kiến trúc sư hôm nay noi theo.
    Với những cống hiến của mình cho đất nước, ông đã vinh dự được thưởng Huân chương Ðộc lập hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Lào.
    GS, KTS Ngô Huy Quỳnh không còn nữa. Ông ra đi ở tuổi 83, để lại cho gia đình, và tất cả chúng tôi niềm tiếc thương vô hạn.
    Vĩnh biệt Giáo sư, Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, giới kiến trúc sư Việt Nam vô cùng thương tiếc một nhà lý luận uyên thâm, một cây đại thụ của nền kiến trúc đương đại.

    KTS PHẠM THANH TÙNG
    Tổng Biên tập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam




    9399
  2. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa hình tượng các con vật trên kiến trúc
    đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt Nam


    Hình tượng Rồng:

    Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên.
    Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh...

    Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.
    Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài nét chung nói trên, rồng còn có ý nghĩa riêng, đó là nó chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên. Từ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần ăn sâu vào tâm thức của người Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng). Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.
    Trong thời kỳ đất nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, rồng Việt Nam chịu ảnh hưởng của những con rồng các thời Tần, Hán, Đường, Tống... và được cách điệu hóa dần dần để biến thành rồng hoàn chỉnh, tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa phong kiến và thường được trang trí ở những nơi linh thiêng. Vào thế kỷ XI, dưới triều Lý, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu được xác lập. Con rồng thật sự của Việt Nam đã được ra đời. Cho đến nay, rồng vẫn được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo theo một số nét: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Và con rồng luôn là hình ảnh sâu đậm trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

    Hình tượng con Rùa:
    Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo.


    Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.
    Hình tượng chim Phượng: Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả năng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
    Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
    Hình tượng con Hạc: ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  3. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên đất Phật

    Việt Nam Phật Quốc Tự
    tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ)
    Đó là "Việt Nam Phật quốc tự" ở Ấn Độ, do thầy Huyền Diệu bán một phần gia sản và quyên góp tiền thiện xây nên. Chùa khởi công từ năm 1987, vừa khánh thành đầu năm nay, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
    Dáng thanh cao, nước da ngăm đen khỏe khoắn và tính tình vui vẻ, hoạt bát, trông thầy Huyền Diệu có vẻ trẻ hơn tuổi đời ngoài 60. Hằng ngày thầy chỉ ăn mỗi bữa một bát cơm gạo lức với muối vừng và dùng hoa quả là chính. Do công phu tọa Thiền nên thầy làm việc chân tay và trí óc không biết mệt. Thầy đi thỉnh giảng, thuyết pháp ở nhiều nơi, trông coi việc xây dựng chùa suốt từ sáng sớm đến tận khuya mà vẫn nhanh nhẹn, tươi tắn. Thầy đến "đất Phật" như một sự đưa đẩy run rủi của số phận.
    Vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20 khi phong trào sinh viên Phật tử chống chiến tranh xâm lược dâng cao, ngụy quyền Sài Gòn đã đàn áp khốc liệt. Chàng sinh viên Phật từ quê Đồng Nai - Biên Hòa sau này mang Phật danh Huyền Diệu là một trong số người bảo vệ cuộc tự thiêu vì nghĩa lớn của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963 trên ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu - Cách mạng Tháng Tám) cũng bị địch truy kích ráo riết. Chàng sinh viên Phật tử Huyền Diệu đã trốn sang Pháp và tiếp tục hành đạo, nâng cao trình độ học vấn và đã đỗ Tiến sĩ Phật học, Thần học, Triết học, lịch sử, du lịch. Đáp lại ước nguyện của chàng sinh viên phật tử Huyền Diệu, một giáo sư người Pháp đã mời Huyền Diệu hành hương đến đất Phật - ở bang Bihar. Thầy Huyền Diệu kể: "Cách đây 30 năm, lần đầu tiên chúng tôi đặt chân đến nơi này, lòng dâng lên niềm cảm xúc vô hạn khi nhìn thấy cái nôi Phạt giáo, nơi sản sinh ra bậc vĩ nhân mang lại sự bình đẳng an lạc và ánh sáng trí tuệ cho người dân Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung. Sự đóng góp đó đã trải dài hơn 10 thế kỷ và đến thế kỷ 13 Phật giáo Ấn Độ chẳng may bỉ những biến cố cực đoan làm mất đi gần hết những di sản văn hóa quý báu tại vùng thánh địa. Nên khi nhìn thấy các nước đang góp phần để hồi sinh cái nôi Phật giáo tại Bồ đề đạo tràng như gìn giữ những di sản vô giá của nhân loại, trong tâm chúng tôi trỗi dậy nguyện ước: xây dựng ngôi chùa Việt Nam để tri ân tổ quốc, để cho những ai đến chiêm bái đất Phật có thể an hưởng sự thanh tịnh, tăng trưởng thêm tâm thiện".

    Thầy Huyền Diệu
    Sau chuyến đi đó, về Pháp thầy Huyền Diệu bán một phần gia sản và cộng thêm số tiền có được từ những tấm lòng thiện nguyện, sự tích cóp qua các lần đi thỉnh giảng tại nhiều trường đại học nổi tiếng ở Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ... đã sang Ấn Độ mua đất và tự thiết kế mẫu hình ngôi chùa và chỉ huy giám sát thi công. Công trình chính khởi công tháng 5-1987 đã hoàn thành sau sáu năm xây dựng. Hiện nay, tiến độ xây dựng toàn bộ khu chùa đang được đẩy nhanh, đã tổ chức lễ khánh thành hồi đầu năm nay.
    Tọa lạc trên một khu đất rộng 3 ha, kiến trúc chùa gồm chánh điện có cấu trúc hình vuông với hai mái cong mang đậm dáng dấp truyền thống của ngôi chùa Việt.
    Chùa rộng 64 m2, cao 24 m, bên trái chánh điện là tháp Vạn Phật cao 22 m, bảy tầng. Cạnh đó, Quan Âm đài hơi giống chùa Một Cột nhằm để giới thiệu nét văn hóa của Phật giáo Việt Nam cho du khách thế giới. Các công trình tiêu biểu nữa là gác chuông với quả chuông Đại hồng chung 2,5 tấn, cao 3 m. Trống sấm đường kính 2 m và những pho lượng Phật, đồ tế khí được đặt làm từ trong nước đưa sang mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
    Hai dãy Pháp xá cao tầng có thể đón tiếp hàng trăm khách lưu trú với đầy đủ tiện nghi. Thầy Huyền Diệu đã có quy định: nếu là người Việt được mời lưu lại 3 ngày miễn phí. Gạo sẵn, rau mùa nào thức ấy do thầy trồng quanh chùa, khách tự thu hái và nấu nướng.
    Vườn chùa là không gian thiên nhiên Việt Nam rất đỗi thơ mộng với những cây trái đem từ quê nhà do thầy Huyền Diệu và phật tử mang sang trồng. Vải, mít, bưởi, xoài: 30 loại; ổi: 12 loại. Quanh chùa đủ loài hoa - cây cảnh: Đào, mai, lan, sứ, thiên lý, tầm vông, trúc, cau, thông, tùng, phượng vĩ, tre... Đặc biệt, vườn chùa còn có những cây cỏ có sự liên hệ đến đời sống đức Phật: cây Long hoa (Nagarsana) Ngài đã thọ ký cho đức Di Lặc sẽ ngồi dưới cây này thành chánh đạo vô thượng trong tương lai. Cây này ở Ấn Độ không còn, thầy Huyền Diệu đã sang tận Myanmar đem về.
    Cỏ Cát tường mà xưa Phật tổ đã nhận từ sự cung tiến của một bé trai chăn bò, dùng để trải dưới cội Bồ Đề ngồi Thiền định. Rồi những cây Sê Sam, Diêm phù đề, Sala, Nimpa... đều được chăm sóc cẩn thận không chỉ tạo môi trường xanh- sạch-đẹp mà còn hướng đến sự duy trì lịch sử Phật giáo.
    Đến "Việt Nam Phật quốc tự" đều thấy khắp chốn in dấu văn hóa Việt Nam. Tấm bản đồ Việt Nam được đắp nổi là chủ ý của thầy Huyền Diệu để cho người mù có thể sờ tay nhận biết và những người xa quê hương đất nước lâu năm trông thấy cũng phải bồi hồi xúc động.
    Sau việc xây chùa Việt ở Ấn Độ, thầy Huyền Diệu xây tiếp chùa Việt ở Nepal tại Lâm Tỳ-Ni (Lumbini), nơi Đức Phật giáng sinh, vào sáng 8-8 năm Quý Dậu (23-9-1993). Theo gương Việt Nam, hàng loạt chùa tháp kiến trúc kiểu dân tộc có quy mô lớn của từng nước được chính phủ tài trợ đã mọc lên: Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Thái-lan, Hàn Quốc... "Việt Nam Phật quốc tự" ở Nepal có tam quan uy nghiêm, có chùa Một Cột, trong khuôn viên dựng những tảng đá lớn lên đó khắc những bài thơ cổ thi Lý - Trần và trong chùa còn đặt bài vị thờ các anh linh, anh hùng dân tộc nổi tiếng các triều đại. Giáo sư Asha Ram SaKya, Tổng thư ký Hội Phật giáo Nepal đã ngợi ca "Việt Nam Phật quốc tự"như sau: "Đây là ngôi chùa quốc tế đầu tiên khởi sự xây cất tại thánh địa Lumbini, đã đi vào lịch sử vàng son Phật giáo thế giới vì đã tiên phong làm nên công việc đầy khó khăn này. Hy vọng và khẩn thiết kêu gọi các nước nên lần lượt tiếp theo gương sáng chói của Việt Nam Phật quốc tự"
    Đón mừng năm mới Quý Mùi vào đêm giao thừa (1-2-2003) thầy Huyền Diệu - Chủ tịch Hội đồng Việt Nam Phật quốc tự kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Phật giáo thế giới tổ chức lễ cầu nguyện cho đất nước Việt Nam và thế giới an lạc thịnh vượng, phát triển... trong ánh sáng lung linh của 10.000 ngọn nến và trong bầu không khí thơm ngát hương hoa.
    (Báo Nhân Dân)

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
    Được minh_le sửa chữa / chuyển vào 09:39 ngày 22/06/2003
  4. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
  5. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn em vì em đã cho mấy trang web.[:)
    vbl
  6. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Cái cổng

    Từ chuyện cái cổng trong kiến trúc, tác giả đề cập đến lối sống của nhiều người. Đó là thói quen "đi cổng hậu" đáng phê phán trong cuộc sống hiện nay.
    Một anh bạn làm trong ngành xây dựng lâu năm nói với tôi: "Ông thử đi một vòng mà xem. Cơ quan nào cũng xây cái cổng rất đẹp, rất đàng hoàng, thậm chí rất cầu kỳ phô trương nhưng không phải để vào ra, mà suốt ngày đóng kín; còn nhân viên thì đi cổng phụ, cổng ngách, thậm chí cổng hậu!". Nhớ lại thì phần lớn đúng như ông nói, nhưng buột miệng trả lời: "Thì mình cũng đi thăm một số cung điện cũ, đền thờ, thấy cổng chính để dành cho vua đi, còn cổng phụ, cổng ngách để dành cho quan đi, dân đi. Chắc là cũng bắt nguồn từ "truyền thống" xây dựng chăng?". Tôi không phải là người am hiểu về kiến trúc, nhưng buột miệng trả lời "đại" như thế. Ông bạn lại nói: "Đó là truyền thống kiến trúc thời phong kiến, phân biệt vua quan, thứ dân. Kiến trúc thời nào cũng liên quan tới lễ nghi thời đó. Đó cũng là chuyện đáng bàn. Nhưng tôi muốn nói với ông theo một ý khác!".
    - Thế thì có ý gì mới, ông nói thử xem sao!
    - Đi vào cổng chính thì phải đàng hoàng, còn đi qua cổng phụ, cổng ngách thì có thể nhôm nhem, luộm thuộm. Thế thì cứ buộc mọi người theo cổng chính mà đi, thì sẽ bắt người đến công sở phải đàng hoàng, đĩnh đạc chứ... Nhưng lại còn một ý nữa đấy ông ạ!
    - Còn có ý gì nữa, nói đi!
    - Thôi thì hãy chấp nhận cái kiểu "người có chức vụ nào thì mặc áo loại nào, được vào ra cổng nào" theo kiểu thứ bậc phong kiến ngay cả khi ra vào, ăn mặc. Nhưng dân ta lại rất thâm thúy. Đi cổng phụ, cổng ngách là chuyện thứ bậc sang hèn, nhưng dù sang hèn thì cũng quang minh chính đại. Còn cổng hậu lại để dành cho những người thì thụt, mờ ám. "Cổng hậu" có khi không có cổng riêng nhưng ám chỉ cách đi của người đi. Có khi bước chân đi vào cổng chính, cổng phụ mà lại là cách đi cổng hậu! Không ai chê bai người đi cổng ngách, cổng phụ vì thân phận mỗi người mỗi khác, nhưng lại khinh bỉ những người hay luồn "cổng hậu".
    Giật mình thấy anh bạn nói chuyện cổng, cửa không phải chỉ nói chuyện kiến trúc, mà nói chuyện nhân tình thế thái! Thì ra, phức tạp thật.
    (theo báo Nhân Dân )

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  7. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Dựng tượng Thánh Gióng ở khu di tích đền Sóc ?" Sóc Sơn

    Có chiều cao từ 25 đến 40m, nặng từ 45 đến 50 tấn, nhiều khả năng bức tượng Thánh Gióng (dự kiến được xây dựng tại đỉnh Đá Chồng ?" khu di tích đền Sóc) sẽ trở thành bức tượng lớn nhất Việt Nam...
    Bức tượng lớn nhất Việt Nam?
    Dự án dựng tượng Thánh Gióng (do UBND thành phố Hà Nội đệ trình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3-2002) xác định rõ vị trí đặt tượng: trên bãi Đá Trắng thuộc đỉnh Đá Chồng. Theo ông Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm di tích đền Sóc thì ?ođây là vị trị thích hợp nhất cả về ba yếu tố: chiều cao, bề mặt và ý nghĩa lịch sử". Bãi Đá Trắng tương đối bằng phẳng, có chiều rộng từ 17 đến 20m, chiều dài từ 55 đến 60m, chạy theo hướng đông nam, cao 297m so với mặt đất, tương truyền là nơi Thánh Gióng trút bỏ áo giáp trước khi cưỡi ngựa bay về trời.
    Hiện tại, trong khi cuộc thi mẫu phác thảo tượng Thánh Gióng đã bước sang giai đoạn hai (được phát động vào ngày 28-4-2003) thì công tác chuẩn bị xây dựng đường lên đỉnh Đá Chồng đã bước đầu được triển khai. Theo dự án, sẽ có hai đường lên xuống nơi đặt tượng. Du khách khi đi lên sẽ lần lượt qua chùa Bia - nơi đặt các tấm bia ghi công Thánh Gióng, đền Trình, và ba sân hành lễ. Khi đi xuống, họ sẽ đi qua một số chiếu nghỉ có hình vết chân ngựa của Thánh Gióng và chiêm ngưỡng tảng đá lớn - tương truyền là áo giáp của Thánh Gióng bỏ lại trước khi bay về trời. Ông Lâm cũng cho biết thêm: Theo tinh thần của dự án, tượng Thánh Gióng phải có tầm vóc cũng như vị trí thích hợp, sao cho mọi du khách dù từ xa hay ở cự ly gần đều có thể nhìn thấy Ngài. Tương ứng với chiều cao 297m của đỉnh Đá Chồng, tượng Thánh Gióng sẽ có chiều cao từ 25 đến 40m, nặng từ 40 đến 45 tấn và được làm bằng đồng hoặc đá hoa cương - hai loại vật liệu phù hợp nhất với điều kiện khí hậu và thời tiết ở độ cao 297m.
    Tượng Thánh Gióng sẽ như thế nào?
    Ngày 7-5-2003, UBND TP Hà Nội đã tổ chức chuyến đi thực tế tại đỉnh Đá Chồng cho hơn 30 nhà kiến trúc, điêu khắc và sử học nhằm lấy cảm hứng sáng tác. Nhìn chung, ý kiến của các chuyên gia thống nhất ở một số điểm: ngựa Thánh Gióng cưỡi không nên tạo hình theo khuôn mẫu ngựa thực mà cần được thể hiện cách điệu, gương mặt của Ngài cũng cần được thể hiện cách điệu sao cho khác với người trần. Tuy nhiên, trang phục của Thánh Gióng cũng như hướng ngựa bay là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất.
    Truyền thuyết dân gian tại vùng đền Sóc nói rằng khi dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng đã cởi áo bào khoác vào gốc cây trầm hương tại đền Thượng, sau đó lên đỉnh Đá Chồng trút bỏ áo giáp trước khi bay về trời. Vì vậy theo ông Nguyễn Đỗ Bảo - Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Hà Nội, có thể khắc họa Thánh Gióng dưới hình thức cởi trần đóng khố, đầu đội mũ lông chim... là trang phục phổ biến trong thời đại Đông Sơn (ngoài ra, có thể đặt trên ngực Thánh Gióng một tấm giáp hộ tâm). Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lâm lại cho rằng nên tạo hình Thánh Gióng với bộ quần áo vải, là hình tượng phù hợp với những người anh hùng dân tộc trong lịch sử.
    Ông Lâm còn cho biết thêm: theo truyền thuyết dân gian, Thánh Gióng từ đỉnh Đá Chồng đã quay về bay một vòng chung quanh làng Phù Đổng để nhìn lại mẹ và nơi chôn nhau cắt rốn một lần cuối trước khi hóa thành cơn lốc lao thẳng lên bầu trời. Vì vậy, nên để ngựa Gióng quay đầu theo hướng chính Nam là vị trí của làng Phù Đổng, Gia Lâm hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đỗ Bảo việc chọn lựa hướng cho tượng là điều cần nghiên cứu kỹ. Bởi lẽ bên cạnh yếu tố hài hòa với ánh sáng trên đỉnh Đá Chồng, tượng Thánh Gióng còn cần bảo đảm đáp ứng được các yếu tố thẩm mỹ trước nhiều góc nhìn khác nhau của du khách.
    Được biết, việc dựng tượng Thánh Gióng là một điểm quan trọng trong dự án Xây dựng khu vui chơi cuối tuần Sóc Sơn rộng 174ha đang được UBND TP Hà Nội đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ. Dựng tượng tôn vinh một huyền thoại của dân tộc là điều cần làm. Tuy nhiên, đặt một bức tượng với quy mô lớn vào giữa khu di tích lịch sử là công việc đòi hỏi sự thận trọng và tính toán kỹ lưỡng để hài hòa với cảnh quan chung.
    (theo báo Nhân Dân )

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  8. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Quan Vận Trong Khoa Phong Thủy
    Hai mươi năm trước, Maya Ying Lin, cô sinh viên Khoa Kiến Trúc trường Yale đã thiết kế đố án xây dựng Vietnam Veterans Memorial trên công viên The National Mall tại Trung tâm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Hai bức tường Hỏa hành chữ V giao nhau tạo thành hai mũi nhọn đâm thẳng vào cây bút chì Washington Monument và Lincoln Memorial. Các mũi nhọn nhắm vào các biểu tượng, cho dù vô tình, mà lại không có biện pháp chế hóa, thì lâu ngày chắc chắn sẽ bị hung hiểm. Ngày 11 tháng 9 năm 2001, Pentagon, biểu tượng Sức Mạnh Quân Sự; World Trade, biểu tượng Kinh tế Tài Chánh đã bị xâm phạm. Một góc Pentagon và hai ngôi nhà chọc trời của thành phố NewYork đã bị sụp đổ. May mà Maya Ying Lin không cố ý nhắm đúng vào Đại Mạch của Thủ Đô nước Mỹ là nơi tụ hội của hai giòng Potomac và Anacostia. Nếu như Đại Mạch mà bị xung phạm thì hung họa chắc sẽ phải nhiều hơn.
    Hơn hai năm trước, bài " Bush và Gore ai sẽ thắng ai ?" có luận Tuổi Mậu Tí của Gore khả năng thống lảnh được quần hùng, nếu như đối thủ không là tuổi Bính Tuất. Gore đã hơn một lần mất cơ hội lên ngôi vì gặp phải Clinton Bính Tuất. Bush tuổi cũng Bính Tuất thì rõ ràng Gore tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa! Con đường duy nhất Gore có thể thắng được Bush Bính Tuất là phải tìm cho được Tuổi Dậu đứng phó. Chỉ có tuổi Dậu mới có thể làm khó dễ được Bush Bính Tuất. Gore không may gặp người tuổi Ngọ đứng Phó liên danh. Tí Ngọ tương xung, Gore tự hại mình, để thua đau sát nút. Bush Bính Tuất vận số đương Vượng, có thể tung hoành, kỳ vọng thừa thắng thống lãnh thêm nhiệm kỳ 2, nếu như không gặp phải tuổi Dậu đối đầu làm khó dễ. Bin Laden sinh ngày 30 tháng 7 năm 1957, tuổi Đinh Dậu. Bush Bính Tuất ngay năm đầu của nhiệm kỳ Tổng Thống đã gặp ngay Đinh Dậu Bin Laden. Bush long đong, tóc trắng bạc đầu và chắc phải chịu long đong hơn nữa nếu như tương lai lại còn phải đối đầu với các tuổi Dậu khác.
    Hai mũi nhọn hình chữ V của Vietnam Veterans Memorial tấn kích vào biểu tượng của nước Mỹ và thực tế thì không chỉ Pentagon và World Trade bị xung phạm mà còn kéo theo hàng ngàn người chết không toàn thây. Bush Bính Tuất gặp Đinh Dậu Bin Laden đối đầu thì không những một mình Bush long đong, mà hàng triệu gia đình phải chịu khó khăn vì mất công ăn việc làm. Nhiều Công Ty sập tiệm phá sản. Toàn khắp 50 tiểu bang nuớc Mỹ, thợ thuyền thất nghiệp tràn lan. Nhiều người cho tại vận số của thiên cơ, nhưng dưới tầm nhìn của Khoa Phong Thủy, công ăn việc làm hay là đường Quan vận thì lại còn tùy thuộc vào địa lý trú xứ của mỗi người. Thiên Thời thì khó mà thay đổi. Địa lý trú xứ thì lại có thể cải tạo, đổi thay. Thiên Thời và Địa Lợi mà yếu tố Thiên Thời đã mất, thì yếu tố Địa lợi sẽ trở nên trọng yếu để quyết định được mất, thành bại.
    Dịch số dạy: Nội Quan Ngoại Quỉ, thì ngoài nhà là Quỉ, trong nhà mới là Quan. Lại còn Vượng mới thành Quan, chứ hưu tù thì Quan cũng thành Quỉ.
    Ngũ hành phối với Lục Thân thì: Sinh ra ta là Phụ Mẫu. Khắc lại ta lại chính là Quỉ và Quan.
    Địa Lý trú xứ thì dạy: Hợp là Cửa, xung là Lộ, cho dù trong quẻ có hay không .
    Từ đó, khoa Phong Thủy có thể toán biết Quan vận cuả mỗi nhà. Biết được hướng của cửa nhà, thì có thể định được hướng của Quan. Nhớ rõ lại là vượng mới thành Quan chứ hưu tù thì Quan cũng thành Quỉ.
    1: Các nhà có cửa hướng chính Đông:
    Hướng Đông, Chấn Cung Dương Mộc.
    Ngũ hành: âm Kim Khắc chế Dương Mộc, thì trong nhà Phương Đoài chính Tây Aâm Kim, nhất định phải là Cung Quan. Sao Phá Quân hành Kim đang cư tại chốn này. Vận 7 Hạ Nguyên thì Cữu Tử đang tại Đoài cung và Ngũ Hoàng thì đang trấn tại Phương Đông của Cửa .
    Cửu Tử đến chính Tây thì chỉ làm cho mấy Bà đôi co, sinh chuyện, chứ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến đường Quan vận. Công ăn việc làm mà bị khó khăn thì xem chừng tại Ngũ Hoàng đang cư tại cung của Cửa nhà, mà gia chủ thì lại nhằm đúng vào các tuổi sau đây:
    Nam: Nhâm Tuất, Tân Mùi, Canh Thìn, Kỷ Sửu, Mậu Tuất, Đinh Mùi, Bính Thìn. Nữ: Mậu Thìn, Đinh Sửu, Bính Tuất, Aát Mùi, Giáp Thìn, Quý Sửu.
    Các tuổi này mà nhà ở cửa hướng Đông, thì cách hay nhất là phải mau đổi nhà khác, hoặc sửa chuyển lại hướng cửa nhà may ra đời mới khá hơn được.
    2: Các nhà có cửa hướng Đông Nam.
    Hướng Đông Nam, Tốn cung Âm Mộc.
    Ngũ hành Dương Kim khắc chế Âm Mộc, thì trong nhà Phương Càn, Tây Bắc Dương Kim, nhất định phải là Cung Quan. Sao Lộc Tồn hành Thổ đang cư tại chốn này và cũng lại là chốn cư của Bát Bạch Vận 7 Hạ Nguyên.
    Bát Bạch đương Vận đến đâu thì thường cho Lộc, cho Tài đến đó. Vậy thì, Gia chủ nào mất việc làm , bị chủ cho về vườn thì đừng có vội cho là tại Phong Thủy Địa Lý.
    Trừ trường hợp Phòng ngũ tại Tây Bắc của căn nhà mà giường ngủ lại quay về hướng chính Đông. Biết Tây Bắc kỵ chính Đông thì chịu khó xoay lại cái hướng giường. Để lâu ngày, không những việc làm bị mất mà xem chừng tình cảm rồi cũng sẽ mất theo !
    3: Các nhà có cửa hướng chính Nam
    Hướng Nam, Ly cung Âm Hỏa.
    Ngũ hành Dương Thủy khắc chế Âm Hỏa, thì trong nhà Phương Khảm, Chính Bắc nhất định phải là cung Quan. Sao Vũ Khúc hành Kim đang cư tại chốn này thì Phước Đức trong nhà đầy tràn. Như vậy, công ăn việc làm có bị trắc trở thì cũng khoan vội đổ là tại Địa lý của căn nhà. Mặc dù Vận 7 Hạ nguyên Tam Bích đang lân la chốn này. Tam Bích đến cung Khảm chỉ người trong nhà có di chuyển xa, chứ không làm cho người trong nhà khó khăn về công ăn việc làm.
    Trừ một trường hợp: Gia chủ đang đặt để hồ cá cảnh, hòn non bộ, tranh Thủy Pháp.....ngay tại phương chính Bắc của căn nhà, thì xem chừng vừa bị mất việc làm mà sức khỏe cũng khó mà giữ tốt được.
    4: Các nhà có cửa hướng Tây nam.
    Hướng Tây Nam, Khôn cung Âm Thổ.
    Ngũ hành Dương Mộc khắc chế Âm Thổ, thì trong nhà Phương Chấn, chính Đông Dương Mộc nhất định phải là cung Quan. Sao Phá Quân hành Kim cùng với Tứ Lục Vận 7 đồng cư tại chốn này. Sao Phá Quân, du niên Tuyệt Mạng, lại thêm Tứ Lục đồng cư mà thân mạng vẫn còn, chỉ bị khó khăn về công ăn việc làm thì kể cũng còn may. Thôi thì chịu khó chuyển hết những Hồ Cá, Tranh Thủy Pháp nhắm hướng chính Đông của căn nhà mà đặt để. Phá Quân hành Kim gặp Thủy thì Kim sẽ tham sinh Thủy. Phá Quân mà hết hung tàn vì bị sinh xuất, mất lực thì công ăn việc làm sẽ thấy dễ chịu ngay. Nhớ qua năm 2004, Vận 8 Hạ Nguyên, Ngũ Hòang sẽ đến ngụ tại cung này, thì cung này càng phải cần thêm nhiều Thủy. Là vì, đặt Thủy sai chổ thì chổ đương Vượng cũng thành Suy ! . Biết đặt Thủy đúng chỗ thì chỗ đương Suy cũng thành Vượng.
    5: Các nhà có cửa hướng chính Tây.
    Hướng chính Tây, Đoài cung Âm Kim.
    Ngũ hành Hỏa khắc Kim, thì trong nhà Phương Ly chính Nam nhất định phải là cung Quan. Sao Liêm Trinh hành Hỏa, du niên Ngũ Quỉ đang tại cung này. Cung này lại cũng là chốn tọa vị của Nhị Hắc Vận 7 Hạ Nguyên. Cho nên cung này rất cần Thủy Pháp nhằm để khắc chế Hỏa hành Liêm Trinh. Gia chủ nào công ăn ,việc làm gặp khó khăn thì trong nhà có bao nhiêu Thủy hảy dồn hết vào cung này. Nhị Hắc mà đến cung Ly thì xem chừng trong nhà lại thêm có người bị bệnh cao huyết áp.
    6: Các nhà có cửa hướng Tây Bắc.
    Hướng Tây Bắc, Càn cung Dương Kim.
    Ngũ hành Hỏa khắc Kim, thì trong nhà Phương Ly chính Nam nhất định phải là cung Quan. Sao Phá Quân hành Kim, du niên Tuyệt Mạng đang tại cung này. Thông thường Kim gặp Kim, Ngũ hành Tương ngộ, là giàu sang phú quí. Lại thêm Vận 7 Hạ Nguyên thì Bát Bạch đương vận đang lân la trước cửa nhà. Cho dù gặp phải Nhị Hắc tại phương Nam cũng chỉ làm cho người nhà bệnh hoạn, chứ không thể làm cho công ăn việc làm khó khăn được. Ngoại trừ các tuổi: Ất Sửu, Giáp Tuất, Quý Mùi, Nhâm Thìn, Tân Sửu, Canh Tuất, Kỷ Mùi. Các tuổi này ở trong những căn nhà có cửa hướng Tây Bắc mà chỉ bị khó khăn về công ăn việc làm thì coi như còn quá may mắn. Cách hay nhất là sửa đổi ngay hướng cửa, hoặc mau mau dọn sang nhà khác. Vị nào gặp phải mà mãi cho đến bây giờ cuộc đời vẫn thông dong là tại chưa ở quá 4 năm. Vị nào Đức dày như núi thì cũng khó mà ở qua được năm thứ 9.
    7: Các nhà có cửa hướng chính Bắc:
    Hướng chính Bắc Khảm cung, hành Thủy.
    Ngũ hành Thổ khắc Thủy. Thổ chính tại Trung cung của ngôi nhà. Trung cung ngôi nhà chỉ Tốt nếu như cửa chính Môn. Nghĩa là tâm cửa trước phải đồng tâm với mặt tiền của căn nhà thì cung Quan Lộc đương Vận, mới luôn được Tốt. Nếu từ tâm căn nhà nhìn về phía trước, cửa ở hai bên dù phải hay trái gọi là cửa Thiên môn thì cung Quan Lộc đều phải chịu xấu. Cửa bên trái thì sao Liêm Trinh tọa vị, du niên Ngũ Quỉ. Cửa bên phải thì sao Văn Khúc, du niên Lục Sát. Hai phương Đông Bắc, Cấn cung Dương Thổ và Tây Nam Khôn Cung Âm Thổ là hai cung Quan Lộc phụ, không đúng nghề. Như vậy, nhà nào có cửa chính Môn mà công ăn việc làm gia chủ gặp khó khăn thì đùng vội cho là tại nhà tại cửa. Ngược lại nhà nào cửa hướng chính Bắc Thiên Môn gặp Vận 7 Hạ Nguyên thì công ăn việc làm mà bị trắc trở là lẽ đương nhiên.
    8: Các nhà có cửa hướng Đông Bắc:
    Hướng Đông Bắc Cấn cung, Dương Thổ.
    Ngũ hành Âm Mộc khắc Dương Thổ, thì trong nhà phương Tốn Đông Nam , Aâm Mộc nhất định phải là cung Quan. Cho dù Sao Phá Quân, du niên Tuyệt Mạng đang lân la chốn này, cũng lại là nơi Nhất Bạch Vận 7 Hạ Nguyên tọa vị. Nhất Bạch đến Cấn cho tài cho lợi, thuận lợi cho việc dựng cơ, dựng nghiệp. Vậy, nhà nào bị khó khăn về công ăn việc làm thì cũng đừng vội cho là tại nhà tại cửa. Ngoại trừ trường hợp, gia chủ đặt làm cảnh một cái hồ cá, hay hòn non bộ ngay bên trong nhà cạnh cửa ra vào. Cửa đương Vượng mà gặp Thủy thì cửa Vượng cũng thành suy mà gia chủ chỉ mất việc, bị cho về vườn , thân mạng vẫn còn thì kể cũng còn may.
    Khi đã rõ biết cung Quan Lộc trong nhà, gia chủ cần phải làm sạch sẽ, vệ sinh cho khu vực khang trang, đẹp mắt. Vị nào đã chu đáo rồi mà công ăn việc làm vẫn còn trắc trở khó khăn thì chắc hẳn cung Quan Lộc đang bị những Mũi Nhọn hỏa hành của những căn nhà kề cận tấn kích . Những tấn kích này y như hai mũi nhọn của Vietnam Veterans Memorial chĩa thẳng vào cây bút chì Washington Monument và Lincohn Memorial lâu ngày mà vẫn không được chế hóa.
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  9. ivan_toi

    ivan_toi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn Minh lê trước vì không hiểu ý của bạn khi post bài trên thế nào nhưng tôi thấy rằng đây là một bài hoàn toàn vô ích.
    Nói về hình tượng các con vật trong tiềm thức dân gian, kiến trúc cổ truyền, thì trước tiên phải mô tả được con vật này là như thế nào chứ ? chẳng lẽ nói : "Con rồng " thì ai mà chả nói được, chỉ có điều là con vật này, theo tôi được biết, được nghe qua thì không phải là con rồng nào cũng giống con rồng nào cả, rồng thời Đinh Tiền Lê thời Lý thời Trần thời Lê trung hưng thời Hậu Lê, thời Nguyễn ... khác nhau rất nhiều. Như rồng thời Lý thì thế nào , con rồng đến thời Trần đã biến đổi ra sao, rồng tiền Lê lại khác ... đến rồng Nguyễn đã có bao nhiêu thay đổi từ hình thái mây cuốn, vây , móng, râu, sừng , ...cái chuyện con rồng chân sấu sừng hươu, vẩy tê, râu trê, đuôi cá... và vì sao lại thế đâu có đơn giản . Đó là riêng hình tượng "rồng", chứ các hình tượng khác thì còn có những khác biệt trong thể hiện cũng như quan niệm rất nhiều lần...Vậy thì liệt kê ra bao nhiêu là biến đổi, cũng chỉ để nói lên một điều, con rồng,rùa, hạc...- qua mỗi thời đại lại mang trên mình những dấu vết mà mỗi dấu vết đó lại là phản ánh của nhân sinh quan đương thời của người nghệ nhân, nói rộng ra chính là của xã hội thời đó. Nếu nói hời hợt về hình tượng tâm thức Việt như bài trên, cá nhân tôi thấy chỉ là những suy diễn phiến diện chủ quan của tác giả, không mang tính khoa học, cũng như là tính thông tin; vì thế không thể cho ta một hiểu biết cơ sở cũng như từ đó rất có thể sẽ xảy ra sai lạc vì quá đơn giản trong cách hiểu về vấn đề này.
    No things to eat !
  10. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này