1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh cãi bản quyền nhạc phim

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi 8663843, 27/07/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 8663843

    8663843 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Theo nội dung công văn yêu cầu trả phí của VCPMC, việc các cụm rạp sử dụng nhạc phim sẽ phải trả tiền bản quyền trên cơ sở Luật sở hữu trí tuệ (SHTT). Các trường hợp sẽ bị tính phí bao gồm các tác phẩm âm nhạc phát tại sảnh, trong thời gian chờ - thời gian nghỉ giữa hai suất chiếu hoặc giờ giải lao và nhạc sử dụng trong phim.
    Ở hai trường hợp nhạc phát tại sảnh và nhạc phát chờ chiếu phim, người ta dễ dàng hiểu và chấp nhận tính đúng đắn, phù hợp của chúng. Lâu nay, VCPMC vẫn triển khai thu phí bản quyền đối với các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, sân bay và cả trên các chuyến bay với lập luận rất rõ ràng rằng âm nhạc đã giúp tăng hiệu quả kinh doanh của các đơn vị sử dụng - thu hút khách hàng, tạo sự khác biệt trong cạnh tranh... Dù vậy, không phải đơn vị nào cũng sẵn lòng hợp tác thực hiện việc chi trả theo đúng tinh thần Luật SHTT.

    Sau những tranh cãi, trì hoãn, tránh né... của nhiều đơn vị, VCPMC đã phải tận dụng đến kênh chính quyền - nhờ cơ quan chức năng can thiệp - để thu phí và đã vấp phải không ít khó khăn khi nhiều đơn vị tiếp tục kêu than, tố cáo ngược VCPMC thu, chi chưa minh bạch.

    Trường hợp thu phí nhạc sử dụng trong phim (nhạc phim) lại là một câu chuyện khác. Khi được hỏi, nhiều người đã tỏ ra bất ngờ bởi xưa nay người ta vẫn quan niệm rằng khi nhà sản xuất bắt tay thực hiện bộ phim thì họ đã xin phép (đại đa số là đặt hàng sáng tác riêng với những điều khoản bảo mật chặt chẽ) và chi trả tiền bản quyền cho tác giả.

    Thu phí nhạc phim khi phim chiếu tại rạp phải chăng là động tác thu phí hai lần trên cùng một tác phẩm? Theo giới chủ rạp, đây là đòi hỏi hết sức phi lý. Bất chấp những phản đối, phía VCPMC vẫn khẳng định yêu cầu của mình là thỏa đáng khi cho rằng hình thức thu phí sử dụng nhạc phim đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và được sự ủng hộ của các tác giả mà VCPMC là đại diện.

    Giữa hai luồng lý lẽ chừng như đều có lý, khán giả hoang mang không biết phải đứng về bên nào trong cuộc tranh cãi rất có thể sẽ kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm nữa. VCPMC thu phí có đúng không? Các chủ rạp có thể không trả tiền không?
    Theo luật sư đại diện cho phía VCPMC, việc thu phí nhạc phim hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng của nhà sản xuất với tác giả. Có những tác phẩm phải trả phí trong khi những tác phẩm khác thì không. Với một hợp đồng mà ở đó tác giả trao toàn quyền khai thác, sử dụng cho nhà sản xuất trong mọi hoàn cảnh, mọi không gian địa lý và các chủ rạp cung cấp được hợp đồng này thì VCPMC sẽ không thu phí, còn lại sẽ phải trả tiền, ít hay nhiều căn cứ trên những điều khoản cụ thể.

    Thực tế thị trường phim ảnh trong nước có tình trạng nhà sản xuất đồng thời là nhà phát hành; phim do đơn vị này sản xuất, phát hành được ký hợp đồng phát hành với các cụm rạp khác và thỏa thuận ăn chia theo tỉ lệ dựa trên giá vé. Đặt trường hợp tác giả chỉ cho phép nhà sản xuất phát hành phim tại các cụm rạp của mình thì các cụm rạp thứ cấp sẽ phải trả phí. Trường hợp tác giả chỉ cho phép sử dụng nhạc trong phạm vi nội địa thì việc mang phim chiếu ở nước ngoài cũng sẽ phải trả phí.

    Tất nhiên, tham khảo qua các hợp đồng sáng tác nhạc phim *** (hoặc sử dụng tác phẩm âm nhạc sẵn có cho phim) thì không có nhiều hợp đồng chặt chẽ được như vậy. Hầu hết chỉ khống chế về thời gian độc quyền của nhà sản xuất và phạm vi kinh doanh mở rộng chỉ bao gồm nhạc chuông, nhạc chờ hoặc việc ca sĩ được phép sử dụng tác phẩm để phát hành album hay không... Như vậy, để thu được tiền, VCPMC sẽ phải yêu cầu các bản hợp đồng và giới chủ rạp cũng phải cung cấp các bản hợp đồng của nhà sản xuất trong cố gắng không phải trả phí.

    Theo cách tính phí hiện hành của VCPMC, phí tác quyền thu được sẽ là một khoản tiền không nhỏ. Không ngạc nhiên vì sao VCPMC quyết liệt thu tiền và giới chủ rạp cương quyết không trả.

    Một trường hợp khác tưởng cũng cần phải lưu ý vì rất có thể sẽ sớm xảy ra và sẽ lại gây tranh cãi - tác phẩm âm nhạc trong những bộ phim truyền hình - cũng sẽ phải căn cứ trên hợp đồng là phát trên kênh nào, trong thời gian bao lâu, được phát lại bao nhiêu lần... hoặc các kênh thứ cấp và những lần phát lại sẽ phải trả phí.
  2. rootit

    rootit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    cin thông báo, giá vé xem phim sắp tăng vì cái thằng MÕ nầy

Chia sẻ trang này