1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh chấp bãi cạn Scarborough và kế hoạch Philippines ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn Lãnh hải của Ph

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 26/06/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. canhsatbienvietnam

    canhsatbienvietnam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    1.971
    Đã được thích:
    4.710
    Mình mạn phép cả nhà mở nội dung này vì đang có những diến biến mới trong tranh chấp trên biển Đông
  2. canhsatbienvietnam

    canhsatbienvietnam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    1.971
    Đã được thích:
    4.710
    Viên tướng La viện Trung Quốc này đe dọa, chỉ cần Philippines "khiêu khích" 1 lần, Trung Quốc sẽ đánh chiếm 1 đảo, bãi đá hoặc rặng san hô và cứ như vậy, Bắc Kinh sẽ đánh chiếm 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô mà Philippines đồn trú (trái phép) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bãi Scarborough được người Philippines gọi là bãi cạn Panatag còn Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham. Trong khi chỉ cách tỉnh Zambales của Philippines 124 hải lý, thì Scarborough cách đảo Hải Nam (điểm đất liền gần bãi cạn nhất của Trung Quốc) tới 550 hải lý.
    Tranh chấp về Scarborough phát sinh từ những xung đột tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines trên cơ sở phát hiện cũng như chiếm giữ. Bắc Kinh giờ đây lập luận rằng, họ phát hiện ra đầu tiên và hoạch định bản đồ toàn bộ Biển Đông từ thời nhà Nguyên (1271-1368 SCN), và bản đồ được vẽ lại vào năm 1279 SCN bởi nhà thiên văn học Trung Quốc Guo Shoujing trong chuyến khảo sát các đảo xung quanh Trung Quốc.

    Tương tự như vậy, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền với bãi cạn với các dẫn chứng quan hệ lịch sử cho vùng lãnh thổ này, sớm nhất là Carta Hydrographical y Chorographics De Las Yslas Filipinas (hay “Bản đồ Thủy văn và Địa chí Quần đảo Philippines”). Xuất bản năm 1734, bản đồ của Velarde xác định bãi cạn là một phần của Zambales. Những cuộc thám hiểm sau này như cuộc khảo sát 1808 của Alejandro Malaspina cũng xác định tương tự đây là vùng lãnh thổ của Philippines.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bãi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo; Trung văn giản thể: 黄岩岛; bính âm: Huángyán dǎo, Hán-Việt: Hoàng Nham đảo) thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở biển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây.
    Bãi Scarborough mang tên một thương thuyền buôn trà bị đắm ở bãi đá này vào ngày 12 tháng 9 năm 1784. Mọi người trên tàu đều thiệt mạng.[1].
    Hiện nay, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough; Đài Loan và Trung Quốc xem bãi cạn này là một phần của quần đảo Trung Sa. Philippines thì cho rằng họ đã thực thi chủ quyền của mình với bãi cạn này từ năm 1965 bằng cách xây một ngọn hải đăng bằng sắt tại đây.[2] Philippines cũng cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển công nhận. Kể từ năm 1997, Philippines đòi chủ quyền đối với bãi cạn.[3]
  3. canhsatbienvietnam

    canhsatbienvietnam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    1.971
    Đã được thích:
    4.710
    Không ngại đưa quân tới bãi cạn Scarborough

    Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 21 tháng 6 có bài viết cho biết, từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7, Mỹ và Philippines tiếp tục tiến hành một cuộc diễn tập trên biển Đông.

    Báo này dẫn nguồn từ tờ “Thương báo Philippines” ngày 19 cho biết, cuộc diễn tập liên hợp “Huấn luyện hợp tác sẵn sàng chiến đấu trên biển” Mỹ-Philippines tổ chức tại vùng biển tỉnh Zambales của Philippines, cách khá gần bãi cạn Scarborough.
    Khi trả lời phỏng vấn chương trình “Tiêu điểm ngày nay” của đài truyền hình CCTV Trung Quốc, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Philippines lần này có hai điểm ngầm cho biết, trước hết là Philippines dám điều lực lượng quân sự hướng tới bãi cạn Scarborough, thứ hai Mỹ cũng có thể cùng Philippines tiến vào vùng biển xung quanh, đây là một mối đe dọa đối với Trung Quốc.

    Được biết, Hải quân Mỹ-Philippines sẽ tổ chức diễn tập đổ bộ liên hợp, Hải quân Philippines sẽ cử tàu hộ vệ Gregorio del Pilar và các tàu chiến cỡ khá nhỏ khác tham gia diễn tập, đồng thời Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cũng sẽ tham gia cuộc diễn tập lần này.

    Có nhà phân tích cho rằng, Philippines lôi kéo quân Mỹ diễn tập quân sự ở khu vực lân cận vùng biển “đường lưỡi bò” (theo chủ trương bất hợp pháp của Trung Quốc) là có ý đồ “khiêu khích” Trung Quốc rõ rệt.

    Đối với vấn đề này, chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Philippines lần này ám chỉ hai điểm: Một là, Philippines dám áp sát khu vực bãi cạn Scarborough, dám điều lực lượng quân sự tới hướng này, tiến hành tác chiến. Hai là, Mỹ có thể cùng với Philippines xâm nhập vị trí tương đối gần bãi cạn Scarborough, hành động liên hợp này là một mối đe dọa của Trung Quốc.

    Gần đây, truyền thông Philippines cũng chỉ ra, đồng minh quân sự hai nước Mỹ-Philippines có tầm quan trọng chưa từng có. Vương Hiểu Bằng, nhà nghiên cứu vấn đề biên giới biển, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Philippines đưa ra quan điểm nêu trên phần nhiều là “hô ứng” với Mỹ. Trong khi đó, đối với vấn đề này, Mỹ tương đối thận trọng.
    Vương Hiểu Bằng đưa ra phân tích trên hai phương diện: so sánh theo chiều dọc, về lịch sử, Philippines từng là thuộc địa của Mỹ. Sau khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, để đối phó với Liên Xô, Mỹ đã xây dựng Philippines thành “tàu sân bay không chìm”, đã xây dựng rất nhiều căn cứ ở Philippines, như căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân vịnh Subic, dựa vào các căn cứ để tạo ra “vũ khí sắc bén” cho cuộc Chiến tranh Lạnh.

    Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tầm quan trọng của Philippines giảm rõ rệt. Sau năm 2012, tranh chấp trên biển Đông nóng lên, Philippines cảm thấy bị Trung Quốc đe doạ nên muốn đẩy đồng minh quân sự Mỹ-Philippines trở nên chặt chẽ hơn, trong khi đó Mỹ cũng không phải không có nhu cầu lợi ích như vậy.

    So sánh theo chiều ngang, trong thời gian trước, Philippines cho rằng họ “chịu mọi áp bức và lăng nhục”, không chỉ đến từ đối thủ chiến lược trên biển là Trung Quốc, mà còn đến từ Mỹ và Nhật Bản. Mỹ đưa ra chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, biểu hiện nổi bật là “tây mềm, đông rắn” - ở phía đông lấy đồng minh Mỹ-Nhật làm hạt nhân vững chắc, còn ở phía tây Mỹ chỉ đứng ngoài hỗ trợ Philippines.

    Vì vậy, Philippines luôn cho rằng họ bị đối xử lạnh nhạt, hy vọng Mỹ thông qua thái độ tương tự chứng minh, ít nhất ở khu vực biển Đông, Philippines chính là đồng minh vững chắc nhất của Mỹ, cũng mong muốn Mỹ có thể giúp đỡ trong những thời điểm then chốt.


    Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tự do ra vào biển Đông, tàu chiến Mỹ tích cực đến thăm Philippines
    “Đập tan sự phong tỏa của Trung Quốc”

    Đài truyền hình Thâm Quyến, Trung Quốc ngày 23 tháng 6 tổ chức chương trình bình luận có sự tham gia của Trương Minh Lượng, phó giáo sư Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Ký Nam. Nội dung chương trình được đăng tải trên báo mạng Trung Quốc, nội dung chính như sau:

    Theo bài báo, sau khi kết thúc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan vào tháng 4 năm 2013, trong vài ngày tới, Hải quân Philippines và Mỹ lại tiếp tục tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở vùng biển lân cận bãi cạn Scarborough.

    Trước đây, Philippines đã thông qua nhiều diễn đàn đa phương quốc tế và phương pháp pháp lý, tiến hành gây sức ép với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Có phân tích cho rằng, Philippines thông qua cuộc diễn tập quân sự lần này tiếp tục “thăm dò giới hạn” của Trung Quốc.

    Về cuộc diễn tập của Hải quân Mỹ-Philippines ở vùng biển giữa bãi cạn Scarborough và đảo Luzon từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7, phó giáo sư Trương Minh Lượng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Ký Nam cho rằng, trong bối cảnh quân Mỹ tiến hành chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, Philippines không e ngại tiến hành các hành động thực chất đối với bãi Cỏ Mây, đồng thời kêu gọi đập tan sự phong tỏa của Trung Quốc đối với vùng biển bãi Cỏ Mây, họ có ý đồ đi theo Mỹ, Nhật, thăm dò giới hạn của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển. Hành động này tạo hiệu ứng “làm mẫu” cho các nước có tranh chấp quyền về biển với Trung Quốc.

    Trương Minh Lượng cho rằng, cách làm này cuối cùng tạo ra hiệu quả như thế nào, sẽ trả giá như thế nào, “các nước khác sẽ thu được một thứ mang tính quy luật hay một bài học”.


    Quân đội Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập đổ bộ liên hợp (ảnh tư liệu)
    Theo bài báo, gần đây Philippines còn mua sắm tàu chiến nghỉ hưu thứ hai của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, đó là tàu tuần tra Ramon Alcaraz lớp Hamilton. Tàu này được chế tạo vào thập niên 1960, đã hoạt động 40 năm, nhưng sau khi tân trang, trở thành tàu chiến tiên tiến nhất của Philippines, dự kiến sẽ đến Philippines trong thời gian tới.

    Theo tiết lộ của nguồn tin từ Quân đội Philippines, tàu này trang bị tên lửa chống hạm Harpoon, là tàu chiến đầu tiên có khả năng phóng tên lửa của Hải quân Philippines. Tuy nhiên, tình hình này cũng không làm thay đổi hiện trạng yếu ớt của Hải quân Philippines.

    Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Lượng, động thái này rõ ràng cho thấy tính phức tạp của vấn đề biển Đông. Các nước xung quanh biển Đông đều đang làm như vậy, nhưng thông qua các biện pháp vũ lực không thể giải quyết triệt để vấn đề. Song, các bên đều muốn tìm cách tăng cường quân bị, mua sắm vũ khí.

    Ngày 21 tháng 6, tờ “Daily Inquirer” Philippines cho biết, cùng ngày, tại vùng biển tỉnh Cebu miền trung Philippines, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã chặn một tàu chở hàng của Trung Quốc mang tên “MV Ming Yuan”. Đây là một chiếc tàu chở hàng rời đăng ký tại Hồng Kông. Người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, thuyền trưởng con tàu cho biết, do động cơ xảy ra sự cố, buộc phải thả neo.

    Được biết, con tàu này đã vi phạm lỗi không thông báo cho các cơ quan chấp pháp Philippines khi tiến vào khu vực đảo Malapascua, đồng thời còn đang xem xét có hành vi vi phạm khác hay không. Con tàu đã bị áp tải về cầu cảng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tại cảng Hagnaya, tỉnh Cebu để điều tra làm rõ. Người phát ngôn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, trung tá Armand Balilo cho biết, họ sẽ điều tra lí do tại sao con tàu này lại “xâm nhập bất hợp pháp” vào lãnh hải Philippines.
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    đọc cái tựa là chán rồi bác, nếu bàn phi vs china thì để ở đây đc rồi, còn bảo vệ tổ quốc thì cho sang gdqp, mà Phi nó không tốt tới mức bảo vệ trường sa của việt nam đâu, bác sửa tựa cho đỡ hiểu nhầm ^_^,
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Trước tiên, bác cho xin 500đ hình ảnh để anh em biết cái bãi cạn nó nằm ở đâu đã[:D]
  6. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Topic không có hướng phát triển
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này