1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông Việt Nam - Giải pháp pháp lý

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi OldBuff, 01/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông Việt Nam - Giải pháp pháp lý

    Chúc mừng năm mới:

    - Hoà bình, Thịnh vượng và Phát triển cho Việt Nam
    - Hạnh phúc, Sức khoẻ và Thành công cho các bạn


    Nhân ngày đầu năm mới, tôi xin phép được mở một topic thảo luận khía cạnh pháp lý chuyên về các tranh chấp trên Biển Đông Việt Nam.

    Mục tiêu của topic này được chọn lọc nhằm vào các vấn đề cụ thể như:
    - Tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc
    - Tranh chấp chủ quyền Quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc và các bên thứ ba
    - Thêm lục địa Việt Nam
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Vote cho bạn 5 sao!
    Mời bạn phân tích trước cho mọi người biết cao kiến!
  3. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Có ngay Bác Nắng!
    Vấn đề cơ bản thứ nhất:
    Hoàng Sa và Trường Sa có được coi là các quần đảo hay không?
    Quần đảo
    Theo Công ước Luật biển năm 1982 ("UNCLOS1982"), khái niệm quần đảo (''''archipelago'''' section b, Article 46, Part IV, Law of the Sea Convention 1982) được hiểu là "một nhóm các đảo, gồm cả các cấu phần của các đảo, vùng nước liên kết và các đặc điểm tự nhiên khác gắn kết chặt chẽ tới các đảo, vùng nước và các đặc điểm tự nhiên đó tạo thành một thực thể chính trị, kinh tế và địa lý tự tại, hoặc do lịch sử cho là như thế". Như vậy, quần đảo được xác định theo hai hình thức:
    i. Địa lý tự nhiên hoặc
    ii. Kế thừa lịch sử
    Nói đơn giản, quần đảo phải có ít nhất từ hai đảo trở nên (i) gắn kết bởi yếu tố tự nhiên hoặc (ii) do kế thừa lịch sử.
    Cả hai hình thức xác định quần đảo đều gắn kết chặt chẽ với hoạt động của con người chiếm hữu nhóm đảo đó theo hướng bên trong (tự tại) và bên ngoài (lịch sử).
    Đảo
    Theo UNCLOS1982 (Article 121, Part VIII), đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên, bao quanh bởi nước và nằm trên mực nước khi triều lên.
    "Đảo" khác "đá" ở chỗ đảo có thể kéo dài việc cư trú của con người hoặc có đời sống kinh tế riêng.
    Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    Hoàng Sa có 130 điểm san hô (reef), hay còn gọi là đảo, nổi hoặc nửa nổi nửa chìm, hình thành tự nhiên.
    Trường Sa có trên 100 điểm san hô (reef), hay còn gọi là đảo, nổi hoặc nửa nổi nửa chìm, hình thành tự nhiên.
    Đặc điểm chung của các điểm san hô-đảo này là không thể kéo dài việc cư trú của con người (dân cư sở tại) và không có đời sống kinh tế riêng (dựa vào cấp phát từ đất liền).
    Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa là các quần đảo theo UNCLOS1982 bởi thoả mãn yếu tố nhóm đảo và yếu tố kế thừa lịch sử (mạnh hơn yếu tố địa kinh tế và địa chính trị). Tuy nhiên, các đảo của hai quần đảo này không hoàn toàn mang nghĩa đảo thuần lý theo UNCLOS1982, mà ở dạng trung gian giữa đảo và đá.
    Điều này dẫn đến vấn đề cơ bản thứ hai:
    Quy chế pháp lý của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo UNCLOS1982
    Được OldBuff sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 05/01/2008
  4. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    bác có các đg link dẫn tới các văn bản bác trích dẫn ở trên không ?
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hoàn toàn đồng ý với OldBuff về cách xác định "đảo" của Trường Sa theo Unclos1982.
    Thực chất, các đảo ở Trường Sa đã có người sinh sống (dù ngắn hạn) và từng bước tự đảm bảo về mặt đời sống. Việc tiếp tế cho TS là để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
    Việc xác định tính chất đảo cuả các cấu phần quần đảo Trường Sa rất quan trọng trong việc xác định chủ quyền Việt Nam, bởi chỉ có đảo mới có lãnh hải và các vùng nước chủ quyền. Điều này lý giải tại sao TQ cố tình cắm mốc trên các cụm san hô "đảo chìm" tứ phía quanh các nhóm đảo của VN trong quần đảo này.
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Ở đây có vài vấn đề phải làm rõ:
    1. Chủ quyền của các đảo (quần đảo) thuộc quốc gia nào.
    2. Chế độ pháp lý của các đảo (quần đảo) đó là gì (yếu tố địa tự nhiên, yếu tố kinh tế, xã hội).
    3. Từ chế độ pháp lý thì mới có thể phân định biển (có lãnh hải hay không, các quyền đối với vùng nước liên quan...)
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Quy chế pháp lý của các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa theo UNCLOS1982
    (có việc tôi phải out! Rất tiếc sẽ quay lại ngay!)
  8. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    mong mong đợi chờ .
  9. rongcoiMushu

    rongcoiMushu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0

    UNCLOS 1982, text full:
    http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm
    ps: Về ngoại giao thôi! Với chúng, đưa ra 10 cái UNCLOS cũng thừa
    Được rongcoiMushu sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 30/01/2008

Chia sẻ trang này