1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRANH CỔ VIỆT NAM CÓ HAY KHÔNG??????????????

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi giotnuocmat_muathu, 31/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giotnuocmat_muathu

    giotnuocmat_muathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    TRANH CỔ VIỆT NAM CÓ HAY KHÔNG??????????????

    Trước khi thực dân Pháp đô hộ nước ta , tranh Việt Nam chỉ có 2 loại la tranh dan gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống ngoài ra tôi chưa từng thấy các loại tranh khác .Một lần đi viện bảo tàng Mỹ thuật tôi đã cảm thấy thắc mắc nhưng ko để ý .Nhưng 2 loại tranh tôi nêu o trên đều không mang tính cá nhân , tranh Dông hồ thi sản xuất hàng loạt , còn tranh Hàng Trống tuy là vẽ băng tay nhưng nó la tranh ảnh huởng của trung quốc vì vậy cũng không thể coi la tranh cổ VN được .Có thể do tôi chưa tìm hiểu kĩ nên nói năng có thể còn thiếu xót , hi vọng ai có bằng chứng về tranh cổ VN và nếu có thể post hộ cái ảnh lên thì tuyệt biết mấy .? cảm ơn rất nhiều

    Đi thì cứ đi thôi , đến đâu thì đến vậy..............
  2. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Bằng chứng thì có đấy. Ở trong Thái Miếu- Huế có khá nhiều các bức hình dùng để thờ 13 vua triều Nguyễn và tổ tiên của họ, trong số ấy chỉ có số ít là dạng ảnh ( Thành Thái, Duy Tân, Khải Định...) còn hầu hết là chân dung vẽ tay. Kể cả trước đó các vua chúa cũng để lại một số bức chân dung cho mục đích thờ cúng là chủ yếu, đương nhiên dung nhan có bị sửa đi do quan niệm phong kiến, nhưng cái đó thì ko thể là tác phẩm dân gian được, mà dứt khoát phải do chỉ 1 người vẽ thôi. Tuy nó chưa có tính sáng tạo theo tính chất hội hoạ nhưng đó hoàn toàn có thể coi là tranh cổ, nếu so với dòng cùng loại của nó trên thế giới.
    Bức ảnh đầu tiên trên đất ta lúc đó là Đại Việt Nam, theo tôi biết là bức chụp quan đại thần Phan Thanh Giản thời Tự Đức. Mà vua tiền nhiệm là Minh Mạng, ông ta thay quốc hiệu thành Việt Nam quãng năm 1820---->Ít ra là tranh ảnh của người Pháp phải xuất hiện sớm nhất cũng sau năm ấy. Trong khi các bức chân dung của chúa Nguyễn Phúc Lân được thực hiện trước khi Nguyễn Phúc Ánh trở thành Gia Long, nghĩa là có khái niệm về văn minh ảnh chụp của Pháp----->Có thể coi những bức chân dung đó là một dạng tranh cổ của Việt Nam.
    Nghe có ổn ko nhỉ??? Bác Chitto kiểm tra hộ em cái
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  3. giotnuocmat_muathu

    giotnuocmat_muathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    hic , dã man quá , mất công đánh 1 đoạn dài oi là dài thì bị mất.thế này nhá , nếu thật sự tranh cổ việt nam chỉ dừng lại ở nhưng bức chân dung của các vị vua chúa thì tôi cảm thấy là không ổn, rất có thể đấy chỉ là những bức tranh truyền thần , tức là o dạng khéo tay cấp cao hơn thợ vẽ tranh Hàng Trống .Khi tôi học lịch sử MT thì chỉ thấy thầy giáo nói về điêu khắc cổ thôi , hic chắc là tranh cổ VN không có thật rùi , thật là đau buồn cho mỹ thuật nước nhà
    Đi thì cứ đi thôi , đến đâu thì đến vậy..............
  4. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Việc qué gì phải đau buồn. Bọn Mỹ nó là nước (có lẽ duy nhất ) ko có Bộ văn hoá, có ai dám nói bọn nó thiếu văn hoá hay kém văn hoá hơn các nơi khác ko? Bọn Tây trong từ điển của nó ko có khái niệm "văn hiến", nhà ta có, thế nó có đau buồn ko?hehhe, ko bao giờ nên đau buồn. Vẽ đi và 1000 năm nữa con cháu chúng ta sẽ có nghệ thuật tranh cổ Việt Nam.
    Còn bây giờ thì xin đính chính, "truyền thần" là một nghệ thuật đã bị bạn hiểu sai nghĩa. Tự thân nó đã có nghĩa đen đúng là "truyền đạt cái thần" của con người, nghĩa là chỉ riêng như thế thôi đã thừa tư cách trở thành tranh, thậm chí còn cao hơn nhiều thể loại tranh. Còn về sau nó bị sản xuất hàng loạt, và nguyên liệu thường là loại bột đen dạng hạt của người Pháp đưa sang, thì nó thành hàng chợ thôi. Tuy nhiên các bức chân dung của ta cũng có phải "bị" vẽ đến mức "khéo tay" đâu, nom hay phết đấy chứ :D
    Chỉ có một chỗ tôi nhớ thiếu, Sau Minh Mạng còn có Thiệu Trị rồi mới đến Tự Đức. Có lẽ đó là khoảng năm 1840, vô cùng xin lỗi mọi người.
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  5. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Thôi ko có tranh cổ thì nuocmatmuathu post tạm tượng cổ lên cho bà con xem tạm cũng được!
    Nhân tiện, xin hỏi có ai biết lai lịch xung quanh pho tượng cổ ở chùa Dâu, đứng sát tường ở gian giữa, gần chỗ lối vào Tam Bảo Hậu, giữa dãy Bát Bộ Kim Cương và Thập Điện Đại Vương ấy. Pho tượng ấy chỉ có một pho trang phục kiểu quan võ đứng tụt vào tường, nước sơn cũ đến nỗi phần tay và mặt rạn chân chim, phần ngực nhăn lại thành nếp, đẹp ơi trời là đẹp, thế mà lùng mãi chả hiểu đó là ngài nào, niên đại bao nhiêu??? Với lại nếu cao thủ nào giải đáp được thì xin nốt cho em cái pho duy nhất ở Việt Nam tạc người phụ nữ cởi trần cũng trong chùa Dâu.
    Butsat xin đa tạ trước!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ

Chia sẻ trang này