1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh giành Bắc cực và Nguy cơ chiến tranh thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi mig1000, 27/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Tranh giành Bắc cực và Nguy cơ chiến tranh thế giới

    Mới đọc trên VOVNEWS thấy thông tin về tình hình bắc cực đang nóng lên.
    Mình mở Topic này để anh em cùng vào đây ủng hộ và chiến đấu.
    Các bác chiến đấu ác liệt thì em ủng hộ, đừng chửi nhau là được.
    Thân mến!
  2. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Năm 2008, lần đầu tiên trong 30 năm qua, Canada đã phái các tàu chiến tới Bắc Cực. Mỹ cũng đã thực hiện hoạt động tương tự. Mới đây, đại diện cấp cao các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng tỏ ý muốn mở rộng hoạt động ở Bắc Cực.
    Sự chú ý đến khu vực này tăng lên đột ngột kể từ năm 2007, khi Nga thực hiện thám hiểm Bắc Cực và thu thập được chứng cứ địa chất bổ sung cho thấy biên giới trên thềm lục địa Bắc Cực của nước này có thể được mở rộng thêm. Sau đó, Mỹ, Anh, Đan Mạch, Canada và một số quốc gia khác cũng đã đưa ra những đòi hỏi chủ quyền tương tự.
    Do khí hậu Trái Đất nóng lên, tốc độ tan băng ở Bắc Băng Dương tăng nhanh, nhờ đó mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên ở vùng Bắc Cực, cũng như rút ngắn hành trình qua Bắc Băng Dương. Một số nước trong khu vực này đã tỏ tham vọng đối với thềm lục địa Bắc Cực.
  3. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Cuộc chiến ở Bắc Cực lại "nóng" lên

    Nga có ý định thành lập một nhóm lực lượng riêng tại Bắc Cực nhằm đảm bảo an ninh cho phần lãnh thổ của Nga thuộc Bắc Băng Dương ?otrong những điều kiện tình hình chính trị - quân sự khác nhau?.

    Ngoài ra, căn cứ theo chiến lược Bắc Cực do Ủy ban An ninh Nga soạn thảo, khu vực này sẽ thuộc quyền quản lý của Cơ quan an ninh Liên bang Nga và trước năm 2016 nó sẽ trở thành ?ocăn cứ dự trữ tài nguyên chiến lược hàng đầu? của Nga.
    Việc soạn thảo Chiến lược Bắc Cực của Nga (tên đầy đủ ?oNhững nguyên lý của chính sách nhà nước Liên bang Nga tại Bắc Cực giai đoạn trước năm 2020 và giai đoạn tiếp theo) đã được tuyên bố trong năm ngoái. Vào đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ công bố chiến lược này trước cuối tháng 1, tuy nhiên sau đó việc công bố tài liệu không diễn ra. Nó chỉ mới xuất hiện trên website của Ủy ban An ninh Nga vào tuần này.
    Phần được quan tâm nhất trong chiến lược này là ?onhững nhiệm vụ và biện pháp chính để thực hiện chính sách quốc gia Liên bang Nga tại Bắc Cực, trong đó có nói đến tính cần thiết ?othành lập một nhóm lực lượng có khả năng đảm bảo an ninh quân sự trong những điều kiện chính trị- quân sự khác nhau?.
    Lực lượng đồn trú tại Bắc Cực sẽ ?okiểm soát toàn diện tình hình tại khu vực này bao gồm việc kiểm soát ranh giới tại những trạm lưu thông qua biên giới quốc gia của Liên bang Nga?.
    Tài liệu còn chỉ rõ rằng, trong khuôn khổ chinh phục Bắc Cực, một hệ thống bảo vệ bờ biển của Cơ quan An ninh Liên bang sẽ được thành lập. Trong số những nhiệm vụ chính, tài liệu có chỉ ra những nhiệm vụ như ?ophối hợp hành động với những bộ phận giáp biên về những vấn đề chống khủng bố trên biển, chấm dứt hoạt động buôn lậu, di cư bất hợp pháp, bảo vệ nguồn dự trữ sinh thái nước?.
    Việc thực hiện dự án này chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ kéo dài đến trước năm 2010, giai đoạn 2 từ 2011-2015, giai đoạn 3 ?" 2016-2020. Trong thời gian đó, Nga sẽ ?ogiữ vững vai trò của một cường quốc trên Bắc Cực? và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hoạch định đường biên giới của Nga ở thềm lục địa vùng Bắc Cực.
    Có thể nói, cuộc chiến ở Bắc Cực lại "nóng" lên khi mới đây xuất hiện thông tin Lực lượng vũ trang Canada đã bắt đầu thành lập một đơn vị gồm 4 nhóm quân dự bị có quân số 480 người với mục đích tiến hành những chiến dịch ở Bắc Cực.
    Mỗi năm, đơn vị trên sẽ tổ chức 4 cuộc diễn tập ở Bắc Cực để ứng phó với từng tình huống khẩn cấp ở khu vực này. Cuộc diễn tập đầu tiên có thể được tổ chức ngay vào mùa Thu năm nay.
    Nguồn : TTXVN, http://www.kommersant.ru/doc.aspx?DocsID=1144847
  4. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ bác 1 tí :
    NGA SẼ THIẾT LẬP QUÂN ĐỘI Ở BẮC CỰC
    Nga vừa thông báo kế hoạch thiết lập một lực lượng quân đội để bảo vệ các quyền lợi kinh tế và chính trị của nước này ở khu vực Bắc Cực nhưng nhấn mạnh Moscow sẽ không quân sự hóa khu vực này. Động thái mới này của Moscow chắc chắn sẽ gây lo ngại cho những nước cũng đang đòi chủ quyền với khu vực Bắc Cực.
    Trong một tài liệu được công bố trên website của Hội đồng an ninh quốc gia Nga, Moscow đã nói rằng Bắc Cực sẽ trở thành cơ sở cung cấp nguồn dầu mỏ và khí đốt chính cho Nga vào năm 2020. Để bảo vệ tài sản của mình, Moscow cho rằng một trong những mục tiêu chính của nước này là thiết lập một lực lượng quân đội ?ocó khả năng bảo đảm an ninh quân sự? cho khu vực Bắc Cực.
    Theo một số nguồn tin, đội quân mà Nga sẽ thiết lập để bảo vệ khu vực Bắc Cực sẽ là một phần của Cơ quan an ninh Liên bang Nga.
    dù chiến lược trên của Nga đã được thông qua từ tháng 9 năm ngoái nhưng bây giờ nó mới được công bố rộng rãi ra bên ngoài.
    Khu vực Bắc Cực giàu tài nguyên chưa được khai thác đã trở thành trung tâm của những cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Mỹ, Nga, Canada, Na-uy và Đan Mạch trong những năm gần đây khi việc thời tiết ấm dần lên đã mở ra cơ hội cho việc khai thác tài nguyên ở đây. Năm 2007, một đoàn thám hiểm của Nga đã cắm cờ tại Bắc Cực nhằm khẳng định chủ quyền của Nga ở khu vực.
  5. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587

    Theo Công ước về luật biển 1982 :
    Bất kỳ quốc gia nào chứng minh được rằng vùng biển thuộc Bắc Cực là một phần thềm lục địa của họ đều có quyền đối với nguồn khoáng sản ở đó.
    Mỗi quốc gia tiếp giáp với Bắc Cực được nắm giữ chủ quyền mở rộng ra 200 hải lý (370 km).
    Tuy nhiên cũng còn một vài rắc rối: Tất cả các quốc gia tuyên bố chủ quyền Bắc Cực đều đã phê chuẩn Công ước của LHQ, ngoại trừ Mỹ - điều này cũng có nghĩa là Mỹ đứng ngoài pháp luật quốc tế và không phải chịu bất cứ ràng buộc nào bởi công ước cũng như thời hạn chót 2009. Các nước đang thúc ép LHQ đưa ra quyết định về quyền kiểm soát Bắc Cực trước năm 2020.
    Vậy tại sao Bắc cực - lạnh lẽo toàn băng và tuyết, vốn trước đây không quốc gia nào ngó ngàng tới, nay lại có nguy cơ trở thành nguyên nhân để các ông lớn cắn xé lẫn nhau để giành phần hơn?
    Các nhà nghiên cứu đã đưa ra con số: Bắc cực đang chứa tới 25% trữ lượng dầu khí của toàn thế giới cùng nhiều tài nguyên,khoáng sản quý hiếm khác.
    Theo một nguồn tin khác, thí dụ như dự đoán của Công ty Wood Mackezie, tại Bắc Cực có thể có tới 166 tỉ thùng dầu mỏ (tổng trữ lượng dầu mỏ của Mỹ không vượt quá 15 tỉ thùng). Các nhà khoa học ở Trung tâm Dầu mỏ Pháp còn đưa ra con số lớn hơn: khoảng 200 tỉ thùng!... Chỉ riêng mỏ khí đốt đã được thăm dò Shtokmanov ở biển Baransevo nếu được khai thác sẽ đủ cho cả thế giới trong một năm. Tại đây cũng có những trữ lượng đáng kể về thủy sản, lâm sản, than, nikel, kẽm, đồng, platin, kim cương và nguồn dự trữ nước ngọt?
    Theo những số liệu khác nữa của các nhà địa chất, trữ lượng gas ở khu vực Bắc Cực có thể chiếm tới 80% toàn bộ trữ lượng trên trái đất, còn trữ lượng dầu mỏ ở đó khoảng 500 tỉ thùng. Ngoài ra, ở Bắc Cực có thể có cả những mỏ với trữ lượng lớn kim cương, bạch kim (platin), niken, thiếc và vàng. Các số liệu đưa ra có khác nhau nhưng những con số thì... càng về sau lại càng to thêm đáng kể!!!
    Vậy tại sao tới giờ các nước mới tranh chấp về Bắc cực? câu trả lời nằm ở...sự nóng lên của trái đất! băng tan ra đã làm việc khai thác tài nguyên trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần. Những năm trước đây việc khai thác dầu khí ở Bắc cực được coi là không tưởng bởi những lớp băng dày cản trở làm cho chi phí trở nên quá tốn kém, khoa học kỹ thuật cũng không đủ khả năng để thực hiện.Ngoài ra, băng tan nhanh sẽ tạo thông thoáng cho hành lang Tây Bắc ngay trong mùa đông mở ra triển vọng lớn cho ngành hàng hải rút ngắn con đường từ châu Âu đi châu Á đến 3.700 km.
    Bắc Cực còn trở nên ngày một quan trọng hơn về cả mặt quân sự, bắt đầu từ Chiến tranh thế giới thứ hai và nhất là từ "chiến tranh lạnh". Lý do rất đơn giản: Vùng đất này là con đường ngắn nhất đối với các tên lửa đạn đạo và những máy bay ném bom chiến lược nhằm vào Liên Xô trước đây và nhằm vào Mỹ.
    Trong lòng Bắc Băng Dương là nơi hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô và Mỹ mà đối thủ tiềm tàng rất không dễ phát hiện ra được. Hệ lụy gián tiếp của sự đối đầu này là những trình diễn thỉnh thoảng lại được tổ chức trên mặt Bắc Băng Dương mỗi khi tình hình chính trị quốc tế trở nên căng thẳng, thí dụ như sự nổi lên của tàu ngầm hạt nhân Mỹ "Skate" năm 1959 hay của tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô "Leninsky Komsomolets" năm 1962?
  6. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Những Quốc gia nào tham gia giành giật "Miếng bánh Bắc cực"?
    Các nước nằm trực tiếp hoặc tiếp giáp với Bắc cực, có quyền lợi gắn chặt với khu vực này bao gồm: Nga, Mỹ, Đan Mạch, Canada, Na Uy, Ai Xơ Len, Thuỵ Điển và Phần Lan. Tuy nhiên 3 nước Ai Xơ Len, Thuỵ Điển và Phần Lan do không có bờ biển nằm sát đại dương nên bị gạt ra dìa 1 cách phũ phàng mà không biết kêu ai. Thỉnh thoảng những nước này có đưa ra một số đòi hỏi về phần "bánh Bắc Cực" thí dụ như Iceland (với lý do là mỏm phía Bắc của nước này tiếp giáp với Bắc Cực), Thụy Điển (với lý do mang tính lịch sử là nhiều phát kiến địa lý ở Bắc Cực có được nhờ công sức của những người Viking) thế nhưng đều bị các ông lớn "lờ đi" hoặc "vùi dập" không thương tiếc!
    Mỹ:
    Trường hợp chủ quyền của Mỹ đối với Bắc cực là kỳ lạ và khôi hài hơn cả. Năm 1876, Mỹ và Nga đã ký hiệp ước bán cho Mỹ vùng đất Alaska của Nga nằm trên lục địa Bắc Mỹ. Nước Nga Sa hoàng đã bắt đầu thương thảo về vụ mua bán này từ năm 1866 nhưng Chính phủ Mỹ trong suốt một thời gian dài cứ phân vân về ý nghĩa của việc làm này.
    Washington thoạt đầu đã không hiểu rõ ý nghĩa của Alaska nên tại Mỹ đã từng có giai thoại nói rằng, sở dĩ mà Mỹ trở thành một siêu cường cả ở khu vực Bắc Cực là nhờ "sự ngu ngốc của ông Seward" (ông này vốn là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời vị Tổng thống thứ 17 Andrew Johnson).
    Đại đa số dân Mỹ khi đó không hiểu được, liệu họ có lợi gì khi mua về vùng đất mà do thời tiết băng giá quá đáng nên cực kỳ khó ở? Chỉ có Tổng thống Andrew Johnson và Ngoại trưởng William Seward là cực kỳ nhiệt tình với ý tưởng mua lại Alaska. Tuy nhiên, lý lẽ của họ trong nhiều năm liền đã không thuyết phục được Quốc hội Mỹ. Ngay cả sau khi đã mua được Alaska với giá 7,2 triệu USD rồi thì trong dư luận Mỹ, không ít người vẫn cho rằng đó là "sự ngu ngốc" của ông Ngoại trưởng Seward.
    Trong nhiều năm liền, Washington đã gần như không để ý tới vùng lãnh thổ mới này mà phó mặc cho giới quân sự làm chủ ở đây. Mãi tới năm 1884, tại đây mới có chính quyền dân sự nhưng ảnh hưởng của nó cũng chỉ ở mức thấp nhất. Tình hình chỉ bắt đầu thay đổi vào năm 1896, khi những mỏ vàng đầu tiên được tìm thấy ở đây. Giá trị chiến lược của Alaska được hiểu ra vào những năm Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1959, Alaska trở thành một bang của Mỹ. Năm 1961, những mỏ dầu đầu tiên được phát hiện tại Alaska và hiện nay bang này cung cấp tới 20% lượng dầu mỏ khai thác của Mỹ. Các cư dân ở bang này cũng được nhận tiền trợ cấp thêm mỗi năm khoảng 1,5 nghìn USD trích từ thu nhập nhờ dầu mỏ khai thác ở đây?Và giờ đây cả nước Mỹ có lẽ phải cám ơn "sự ngu ngốc của Seward", người đã đưa họ tiếp cận với nguồn tài nguyên khổng lồ mà lẽ ra họ chẳng bao giờ với tới được.
    Nga:
    Phần lớn những điểm đông dân cư ở Bắc Cực thuộc về nước Nga. Tại Bắc Cực có gần 30 thành phố của Nga với số dân từ 10 nghìn người trở lên (trong đó đông dân nhất là TP Murmansk với dân số khoảng 500 nghìn người - Tại đây có căn cứ hải quân hơi bị lớn).Nước Nga có thể bổ sung thêm tới 10 tỷ tấn dầu và khí đốt ở Bắc Băng Dương vào nguồn dự trữ của mình.Tham vọng của Nga trong việc sử dụng nguồn năng lượng này được xem như một đòn bẩy chính trị chống phương Tây. Tham vọng của Nga thì to đến mức khỏi cần nói. Ngày 15-4-1926, Liên Xô tuyên bố vùng lãnh thổ nằm giữa 35 độ kinh Đông và 170 độ kinh Tây, từ Murmansk đến Bắc cực và bán đảo Chuchotka đến Bắc cực là của Liên Xô...! Có điều không nước nào công nhận điều này, các uỷ ban quốc tế cũng từ chối thẳng thừng!!! Việc Nga cắm cở dưới đáy biển Bắc cực là nguyên nhân gây ra tình trạng "nóng" lên của Bắc cực hiện nay.
    Na Uy:
    Hammerfest , thành phố gần cực bắc và là một trong 12 khu định cư ở Bắc cực ?" là thành phố của Na Uy, đang trở nên đông đúc khi nhiều thanh niên đến từ Na Uy, Phần Lan, Nga và châu Á, cùng với công nhân kỹ thuật đến từ châu Âu và Bắc Mỹ. Họ bị hấp dẫn bởi Snohvit (tiếng Na Uy có nghĩa là ?oBạch tuyết?), một nhà máy liên hợp lớn do công ty năng lượng Statoil xây dựng để thu nhận khí gas thiên nhiên được dẫn về từ biển Barents và hoá lỏng gas để xuất khẩu. Là nhà máy khí hoá lỏng đầu tiên ở Bắc cực, Snohvit gặp nhiều khó khăn để xử lý vấn đề môi trường. Chi phí cho Snohvit đã tăng lên 8,8 tỉ USD, tăng gần 50% so với dự kiến ban đầu. Chính phủ Na Uy muốn trở thành nước đi đầu về khai thác năng lượng ở vùng cực bắc này.Đó là khí, nhưng dầu mới là mối quan tâm lớn nhất thu hút mọi người đổ xô đến Bắc cực. Các công ty năng lượng quốc tế lớn đang tìm cách giành giấy phép khai thác từ Na Uy và Nga để khai thác ở Barents, và Viện Bắc cực Na Uy liên tục được các công ty dầu tới liên hệ để được khoan trên những vùng hải phận đóng băng ở phía bắc Spitsbergen. Quyền lợi của Na Uy ở Bắc cực là rất rõ ràng.
    Đan Mạch:
    Tuyên bố chủ quyền của Đan Mạch trên toàn bộ đảo Greenland được Mỹ và một tòa án quốc tế công nhận vào năm 1916. Do vậy Đan Mạch có cơ sở chính đáng để khẳng định chủ quyền của họ ở Bắc cực. Thậm chí Chính phủ Đan Mạch còn "tham" tới mức đòi nuốt trọn một mình Bắc cực khi đưa ra tuyên bố "về mặt khoa học sườn núi Lomonosov thuộc về Greenland" - điều này có nghĩa Bắc cực thuộc về Đan Mạch. Thorkild Meedom thuộc Bộ Nghiên cứu của Đan mạch nói với báo The Scotsman hiện nay các nhà khoa học làm việc trên hai tầu phá băng đang vẽ bản đồ vùng biển Bắc cực.
    Canada
    Nước này có diện tích tiếp xúc với Bắc cực khá lớn và ngay từ năm 1925 đã là nước đầu tiên tuyên bố mở rộng biên cương về phía Bắc cực, ít nhất trên giấy tờ, giữa 60 độ và 141 độ kinh Tây. Tuy nhiên, tuyên bố này không được công nhận.Ngoài ra, Canada còn tuyên bố các vùng biển nằm giữa các đảo Bắc cực thuộc lãnh hải của họ. Mỹ là một trong các nước không công nhận tuyên bố của Canada và thường xuyên cho tàu ngầm băng ngang dưới các tảng băng gần các đảo của Canada mà không thèm thông báo cho Canada biết. Canada là nước duy nhất có gan "kình" Nga ra mặt ở lĩnh vực quân sự mà chẳng thèm nể nang ông lớn này chút nào!
  7. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Công ước UNCLOS đã được Chính phủ Na Uy phê chuẩn vào năm 1996, kế đó là Nga (1997), Canada (2003) và Đan Mạch (2004). Riêng Mỹ không chịu phê chuẩn cho nên về lý thuyết chịu thiệt thòi nhất nhưng trên thực tế có những tham vọng không thua kém ai.
    Tuy phê chuẩn Công ước UNCLOS chậm hơn Na Uy và Nga nhưng Canada, ngay từ năm 1925, là nước đầu tiên tuyên bố mở rộng biên cương về phía Bắc cực, ít nhất trên giấy tờ, giữa 60 độ và 141 độ kinh Tây. Tuy nhiên, tuyên bố này không được công nhận. Ngoài ra, Canada còn tuyên bố các vùng biển nằm giữa các đảo Bắc cực thuộc lãnh hải của họ.
    Liên Xô là nước thứ nhì cũng mau chóng tuyên bố chủ quyền của mình. Ngày 15-4-1926, Liên Xô tuyên bố vùng lãnh thổ nằm giữa 35 độ kinh Đông và 170 độ kinh Tây, từ Murmansk đến Bắc cực và bán đảo Chuchotka đến Bắc cực là của Liên Xô.
    Na Uy và Mỹ cũng tuyên bố chủ quyền của mình trên một số vùng Bắc cực.
    Riêng tuyên bố chủ quyền của Đan Mạch trên toàn bộ đảo Greenland được Mỹ và một tòa án quốc tế công nhận vào năm 1916. Ngoài ra, Đan Mạch cũng muốn tuyên bố chủ quyền trên vùng từ 60 độ và 10 độ kinh Tây.
    Nói chung tính đến năm 1999, những lời tuyên bố nói trên của các nước đều không được ai công nhận. Bắc cực và phần lớn biển Bắc cực được coi là lãnh hải quốc tế.
    Tháng 8/2007, Các nhà thám hiểm Nga đã cắm quốc kỳ dưới đáy biển Bắc Cực, ở độ sâu 4.200m, để khẳng định chủ quyền của Nga đối với vùng biển này. Hai tàu ngầm mini đã mang các nhà thám hiểm cùng lá cờ bằng titanium chống gỉ xuống đáy biển trong chuyến thám hiểm đầu tiên thuộc loại này.
    Ngay sau sự kiện Nga cắm quốc kỳ dưới Bắc Cực, Mỹ đã cử 1 tàu phá băng tới đây và Quốc hội Mỹ thậm chí đã phê chuẩn khoản ngân sách trị giá 8 tỷ USD nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thám hiểm Bắc Cực.
    Canada, quốc gia cũng khẳng định chủ quyền ở Bắc Cực, đã chỉ trích hành động trên. ?T?TĐây không phải là thế kỷ thứ 15. Mọi người không thể đi vòng quanh thế giới, cắm những lá cờ và nói rằng chúng tôi khẳng định chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này?T?T, Ngoại trưởng Canada, Peter MacKay nói.
    Thủ tướng Canada Stephen Harper ngay lập tức có chuyến công du 3 ngày ở Bắc Cực để xúc tiến kế hoạch xây dựng 2 căn cứ quân sự mới ở đây. Chuyến thăm của ông Harper diễn ra cùng lúc với các cuộc tập trận qui mô NANOOK - 07 của quân đội Canada, với sự tham gia của 600 binh sĩ các binh chủng; được bản tin canada.com gọi là ?omàn trình diễn 3 triệu USD?. Cách đó không lâu, khi thông báo mua 8 tàu tuần tiễu trên biển với giá 5 triệu Euro, Thủ tướng Canada Stiveen Harper tuyên bố: ?oCanada sẽ không có sự lựa chọn nào khác là bảo vệ chủ quyền của mình ở Bắc Cực. Hoặc là chúng ta sử dụng Bắc Cực, hoặc là chúng ta để mất nó!?.
    Ngày 12/8/2008, Đan Mạch cử một tàu thám hiểm chở 40 nhà khoa học thực hiện chuyến hành trình tới Bắc Cực để thu thập bằng chứng chứng tỏ rằng khu vực này là phần mở rộng của đảo Greenland thuộc Đan Mạch, quốc gia có gần 6 triệu dân.
    Tháng 9/2007, Bộ Tài nguyên thiên nhiên Nga tuyên bố, trong cuộc thám hiểm vào tháng 5 - 6, các tàu nghiên cứu của nước này đã thu thập được nhiều cứ liệu khoa học cho thấy: một khu vực dài 2000 km là phần mở rộng của dãy núi Lomonosov, thuộc chủ quyền của Nga.
    Ngày 28/5/2008, Đại diện của 5 quốc gia tiếp giáp với Bắc Cực có cuộc gặp quan trọng tại Ilulissat, Greenland, Đan Mạch ngày 28/5 để bàn về tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng băng giá này và tìm phương cách chia sẻ nguồn tài nguyên khổng lồ. Đây cuộc gặp lần đầu tiên ở cấp bộ trưởng giữa 5 quốc gia lớn tiếng nhất trong cuộc chạy đua tranh giành chủ quyền Bắc Cực là Nga, Mỹ, Canada, Na Uy và Đan Mạch nhằm làm dịu bớt những căng thẳng kéo dài suốt gần một qua.
  8. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587

    Quân đội Nga tại Bắc Cực không gây quan ngại cho Nauy
    Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Nauy Espen Barth Eide hôm 6/4 cho biết, kế hoạch thành lập lực lượng quân đội Nga tại Bắc Cực không tiềm ẩn nguy cơ gây gia tăng căng thẳng các quốc gia Bắc Âu, tuần báo quốc phòng Jane đưa tin.

    Trong bài phỏng vấn với một cơ quan phân tích quân sự, ông Espen Barth Eide cho biết, Nauy không hề ?oquan ngại? với kế hoạch này của Nga. Ông cho hay, các quốc gia Bắc Cực trong đó có Nauy đã tăng cường quân đội tới khu vực này và việc Nga triển khai quân tới khu vực giàu tài nguyên này cũng là hoàn toàn dễ hiểu.
    Ông nói: ?oTôi không cho rằng tăng cường hiện diện quân sự tại đây khiến căng thẳng gia tăng nếu quyền lợi của các bên liên quan bị ảnh hưởng. Thậm chí, nó còn có tác dụng ngược lại. Ví dụ như, trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, lực lượng tình báo tốt rất quan trọng trong nỗ lực tăng cường tiến trình hòa bình. Bởi lẽ họ cho chúng ta biết nước bạn đang làm gì và đang không làm gì.?
    Tháng 3/2009, Hội đồng an ninh Nga tuyên bố kế hoạch triển khai một nhóm lực lượng riêng tại Bắc Cực nhằm đảm bảo an ninh cho phần lãnh thổ của Nga thuộc Bắc Băng Dương ?otrong những điều kiện tình hình chính trị - quân sự khác nhau?.
    Ngoài ra, căn cứ theo chiến lược Bắc Cực do Ủy ban An ninh Nga soạn thảo, khu vực này sẽ thuộc quyền quản lý của Cơ quan an ninh Liên bang Nga và trước năm 2016 nó sẽ trở thành ?ocăn cứ dự trữ tài nguyên chiến lược hàng đầu? của Nga. Nga hy vọng biến Bắc Cực thành vùng đất ?ohòa bình và hợp tác?.
    Nguồn : Russia Today - Vịt dịch.

    P/S : Lâu lâu hâm hấp nóng lại để các bác nào có thời gian vào đây chiến tiếp. Bây giờ các chú đang chống khủng hoảng nên tạm thời để sang bên thôi, mai mốt kinh tế khỏe mạnh lại thì đây sẽ là điểm nóng bỏng tranh giành ảnh hưởng và tài nguyên. Ngố lợi dụng lúc này để dành phần hơn đây.

  9. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Chưa thấy CHND Trung Hoa chính thức đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với Bắc Cực nhỉ ? Cũng như là đưa ra một số chứng tích văn hóa lịch sử như Hán Vũ đế đã vi hành lên Bắc Cực hay là Minh Thành Tổ đã có hạm tàu đi lên Bắc Cực từ hàng trăm năm trước ....
    Lúc đó mới vui
  10. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    Với cái thói ăn tục nói phét của bọn nó thì đấy có khi chẳng phải là chuyện viển vông
    Biết đâu một ngày đẹp chời nào đó CCTV chiếu hình khai quật được bản đồ Bắc Cực từ thời vua ABC, kèm theo bản vẽ con tàu XYZ to bằng mấy con tàu của Ma gien lăng

Chia sẻ trang này