1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh giành Bắc cực và Nguy cơ chiến tranh thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi mig1000, 27/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Nga phản đối tăng cường hiện diện quân sự tại Bắc Cực
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 29/4 cho biết, Nga không có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực Bắc Cực hoặc triển khai các loại vũ khí trong khu vực này.

    Sau cuộc gặp cấp bộ trưởng của Hội đồng Bắc Cực tại Tromso, Na Uy, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết: ?oChúng tôi (Nga) không có kế hoạch tăng cường hiện diện quân đội của chúng tôi tại Bắc Cực hoặc triển khai lực lượng vũ trang ở đó?.
    Tháng trước, Hội đồng An ninh Nga đã đăng tải trên website của họ một tài liệu có nhan đề: Những nguyên tắc cơ bản của Chính sách Nhà nước Nga tại Bắc Cực cho tới ít nhất năm 2020.
    Tài liệu phác thảo chiến lược của Nga tại khu vực Bắc Cực, bao gồm việc triển khai lực lượng vũ trang, các đơn vị bảo vệ bờ biển và biên giới ?ođể đảm bảo an ninh quốc phòng Nga trong các điều kiện chính trị và quốc phòng khác nhau.?
    Theo tài liệu này, Nga sẽ thành lập một nhóm các lực lượng vào năm 2020 để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trị của họ tại khu vực Bắc Cực.
    Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định rằng, cuộc họp này ?" có sự tham gia của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore - không thảo luận về vấn đề cấm lực lượng vũ trang hoạt động tại Bắc Cực.
    .....
    Tại một phiên họp của Hội đồng An ninh Nga diễn ra hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định rằng khu vực thềm lục địa Nga tại Bắc Cực cần được định rõ ranh giới càng sớm càng tốt.
    Nga đã thực hiện 2 cuộc thám hiểm Bắc Cực vào năm 2005 và 2007 để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ tại khu vực này.
    Moscow cam kết sẽ đệ trình tài liệu chứng cứ lên Liên hợp quốc về đường biên giới bên ngoài của thềm lãnh thổ Nga vào năm 2010.
    Được thành lập từ năm 1996, Hội đồng Bắc Cực có sự tham gia của Đan Mạch, Phần Lan, Cộng hòa Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ với nhiệm vụ bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng Bắc Cực.
    Nguồn tin : RIA Novosti (Vịt dịch)
    Bình loạn : Anh Ngố vừa mới làm một số động tác để tăng cường sức mạnh QS ở vùng này : Hạm tàu nguyên tử phá băng, Thành lập lực lượng QĐ cho Bắc cực, về mặt ngoại giao thì cứ phản đối mạnh mẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Bắc Cực - Đúng là CT.
  2. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    Bạn nói theo cảm tính quá
    Thằng Pháp còn kêu gào đòi chia phần Bắc cực kia kìa, sao TQ lại không đòi được?
    VN cắm cờ trên đó cũng là hay rồi, sau này mà TQ và Pháp có phần thì VN cũng sẽ có phần.
  3. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Thêm một tin mới cho nóng lại một chút.
    Chiến lược tranh giành Bắc cực của các cường quốc
    Mâu thuẫn giữa sự vô hạn về nhu cầu năng lượng và sự hữu hạn của nguồn tài nguyên thế giới đang ngày càng nổi bật. Hiện nay, các cường quốc đang không ngừng để mắt tới nguồn tài nguyên vô cùng giàu có tại Bắc cực.
    Đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí chiến lược quan trọng của Bắc cực đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các cường quốc. Các nước này lần lượt tung ra các chiến lược tại Bắc cực, ôm tham vọng trở thành bá chủ tại Bắc cực.
    Trong số các cường quốc, biểu hiện của Nga là nổi bật nhất. Ngày 18/9/2008, Nga tung ra ?oNguyên tắc chính sách và quy hoạch viễn cảnh khu vực Bắc cực của Liên bang Nga trước năm 2020?, đã xác định lợi ích quốc gia, mục tiêu chính, phương hướng ưu tiên chiến lược, nhiệm vụ cơ bản và cơ chế chấp hành về chính sách Bắc cực của Liên bang Nga. Điều quan trọng đầu tiên trong đó chính là ?omở rộng khu vực Bắc cực thuộc sở hữu của Nga, coi khu vực này là cơ sở để bảo vệ nguồn tài nguyên chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia?. Ngày 13/5/2009, Nga lại đưa ra ?oChiến lược an ninh quốc gia Nga trước năm 2020?, nhấn mạnh trong tương lai chính trị quốc tế sẽ tập trung vào việc tranh giành năng lượng, Bắc cực là một khu vực tiêu điểm của cuộc tranh giành, khi tranh đoạt sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.
    Ngoài ra, trong các văn kiện mà Nga sắp tung ra như ?oChiến lược hải quân năm 2009, ?oChiến lược mở rộng giao thông trước năm 2030? và ?oKế hoạch điều tra, mở rộng thềm lục địa của Nga trước năm 2030? cũng sẽ coi trọng Bắc cực, đồng thời sẽ còn xây dựng một hạm đội Bắc cực.
    Sự tồn tại của Alaska đã quyết định tầm ảnh hưởng quan trọng của Mỹ trong các sự việc tại Bắc cực. Ngày 9/1/2009, Chính phủ Mỹ ban bố ?oChỉ thị của tổng thống về an ninh quốc gia và an ninh lãnh thổ?, thay thế cho văn kiện chính sách Bắc cực năm 1994. Văn kiện mới tuyên bố Mỹ là một ?oquốc gia tại Bắc cực?, có lợi ích quốc gia rộng lớn và quan trọng trong khu vực này, trong đó tự do đi lại trên biển được đặt ở vị trí ?oưu tiên nhất?. Mỹ kiên quyết cho rằng tuyến đường Tây Bắc và tuyến đường Đông Bắc thuộc về tuyến đường quốc tế, chỉ có tàu của Mỹ mới có quyền thông hành qua đây.
    Giá trị tài nguyên và giá trị tuyến đường giao thông to lớn mà Bắc cực đang sở hữu cũng đang thu hút Liên minh châu Âu EU và NATO. Đặc biệt là Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển ?" bốn nước trong số ?o8 nước Bắc cực? đều thuộc thành viên của EU. Trong số các nước bao quanh Bắc cực cũng có bốn nước thuộc khối NATO bao gồm Iceland, Na Uy, Mỹ và Canada. Do đó một khi Bắc cực xảy ra xung đột, bất luận là EU hay NATO sẽ đều không ?okhoanh tay đứng nhìn?.
    Ngày 20/11/2008, EU đã đưa ra văn kiện chính sách ?oEU và khu vực Bắc cực?, tuyên bố các quốc gia EU có lợi ích về ngư nghiệp, dầu khí tại khu vực Bắc cực. Mục tiêu của Bắc cực tại EU là bảo vệ và duy trì mối quan hệ hài hòa của Bắc cực với nhân loại; Thúc đẩy việc sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên; Nỗ lực nâng cao sự quản lý đa phương tại Bắc cực. Ngày 29/1/2009, lãnh đạo và các nghĩ sỹ của các nước thành viên NATO đã tề tựu tại thủ đô Reykjavik, Iceland nhất trí cho rằng, NATO có thể bị cuốn vào các cuộc tranh chấp giữa các thành viên về lợi ích Bắc cực, cần phải đóng quân tại khu vực Bắc cực để hóa giải cục diện căng thẳng. Những động thái của EU và NATO đã khiến các quốc gia Bắc Âu dùng phương thức tập thể để tham gia vào các sự việc Bắc cực.
    Nguồn : VIT dịch từ
    http://intl.ce.cn/zgysj/200907/13/t20090713_19519876.shtml
  4. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    He he he, Canada lên tiếng mạnh mẽ về quyền khai thác tài nguyên tại bắc cực.
    Canada công bố Chiến lược khai thác tài nguyên Bắc Cực
    Các Bộ trưởng Nội các Canada đã công bố một chiến lược thể hiện chủ quyền của nước này đối với vùng Cực Bắc Canada cũng như thúc đẩy việc khai thác năng lượng và khoáng sản sao cho sinh lợi ở phương Bắc xa xôi.

    Bộ trưởng Các vấn đề Anh-Điêng và Phát triển phương Bắc Chuck Strahl và Bộ trưởng Ngoại giao Lawrence Cannon Sunday của Canada đã đưa ra Chiến lược phương Bắc Canada-một văn bản và một trang mạng phác thảo công tác đang tiến hành và những kế hoach tương lại của chính phủ Canada cho phương Bắc Canada. Cùng với họ có Bộ trưởng Khoa học Gary Goodyear đảm trách việc tuyên bố chính sách.
    Ông Strahl phát biểu tại một buổi họp báo tại Gatineau, Quecbec (Canada): ?oChúng tôi thẩy rõ ràng phương Bắc là một vùng giàu có và thịnh vượng trong quốc gia Canada mạnh mẽ và có chủ quyền và chúng tôi đang hành động để đảm bảo biến vùng này thành đúng như thế?.
    Ông Cannon thì nói: ?oBên cạnh việc thúc đẩy những quan tâm về phương Bắc tại quê nhà, Chiến lược phương Bắc của chính phủ chúng tôi còn phát triển trên các mối quan hệ hợp tác quốc tế của chúng tôi. Thông qua chính sách ngoại giao về cực Bắc rất mạnh mẽ, chúng tôi đang tiến hành Chiến lược phương Bắc trên khía cạnh quốc tế, khẳng định sự lãnh đạo của chúng tôi với tư cách là một cường quốc Bắc Cực và sự quản lý và sở hữu của chúng tôi trong vùng?.
    Canada, Nga, Đan Mạch, Na Uy và Mỹ, tất cả đang cạnh tranh lấy phần dự trữ dầu, khí và khoáng sản tại Cực Bắc. Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính rằng 30% dự trữ khí đốt và 13% dự trữ dầu mỏ chưa được phát hiện của thế giới có thể tìm thấy tại một khu vực nằm ở phía bắc của Vòng cực Bắc.
    Chiến lược phương Bắc của Canada nói: ?oChính phủ Canada đã tuyên bố một dự án lập bản đồ địa chất mới rất quan trọng (Lập bản đồ Năng lượng và Khoáng sản). Dự án này sẽ kết hợp những phương pháp phân tích địa chất và công nghệ mới nhất để có hiểu biết về địa chất phương Bắc Canada. Những kết quả của công tác này sẽ nhấn vào những vùng khoáng sản và dầu mỏ tiềm năng, dẫn tới việc đầu tư vào việc thăm dò tư nhân hiệu quả hơn và tạo ra các cơ hội việc làm tại phương Bắc?.
    Vit dịch, nguồn link duới đây : http://www.mineweb.com/mineweb/view/mineweb/en/page31?oid=86781&sn=Detail
  5. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Thêm tin nữa cho tôbíc này thêm "Hâm hấp" - Nóng.
    Kinh tế thế giới mà phục hồi, Dầu tăng giá thêm chút nữa thì Bắc cực sẽ là nơi so găng mới của các cường quốc.
    Các nước cùng tranh giành Bắc cực - ?okho báu cuối cùng của địa cầu?
    Giá trị chiến lược của Bắc cực ngày càng nổi bật. Hiện tại, các nước đã vạch ra các chiến lược có liên quan để nhanh tay chiếm giữ ?okho báu cuối cùng của địa cầu?.

    Nga hoạch định cơ sở tài nguyên
    Trung tướng Shamanov của Tư lệnh Quân Chủng phòng không Không quân hôm 28/7 tuyên bố, để kỷ niệm 60 năm Quân Chủng phòng không Không quân lần đầu tiên nhảy dù xuống Bắc cực, Quân chủng phòng không không quân dự định vào tháng 4/2010 sẽ thi hành các hoạt động nhảy dù tại khu vực này.
    Để thi hành kế hoạch này Nga đã thành lập tổ công tác bao gồm các nghị sỹ của Duma quốc gia Nga và ông Artur Chilingarov nhà thám hiểm đại dương nổi tiếng thế giới. Ông Shamanov cho biết, đây là hành động vì hòa bình, để bảo vệ lợi ích quốc gia Nga tại khu vực Bắc cực. Hành động này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
    Hôm 12/7, tàu phá băng có hiệu là ?oPetersburg? của Nga đã được đưa vào sử dụng, đích thân thủ tưởng Nga Putin lên thuyền quan sát. Theo ông Peter Nicholas, Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề Nga cho biết, cùng với việc sử dụng con tàu phá băng ?oPetersburg? , con đường tranh giành Bắc cực của Nga đã có một bước tiến mới. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nga cho biết, các doanh nghiệp đóng tàu Nga đã sẵn sàng cho việc đóng thêm 3 con tàu phá băng nữa vào năm sau.
    TTg Putin là người trực tiếp hướng dẫn và xúc tiến việc Nga quay trở lại Bắc cực. Năm 2000, ông cũng là người đưa ra kiến nghị cần phải lập tức tăng cường khả năng phá băng để bảo đảm cho sự quay trở lại Bắc cực của Nga.
    Tháng 3/2009, các quan chức Nga đã công bố nguyên tắc chính sách quốc gia trong tương lai của Liên bang Nga tại khu vực Bắc cực. Nga sẽ thực thi chiến lược theo 3 giai đoạn, trước năm 2020, sẽ xây dựng Bắc cực thành cơ sở tài nguyên chủ yếu của Nga. Kênh hải vận phía Bắc của Bắc Băng Dương sẽ có vai trò chính cho việc vận chuyển năng lượng của khu vực này.
    Canada đưa ra chiến lược khai thác tài nguyên Bắc Cực
    Hôm 26/7, Chính phủ Canada đã tuyên bố văn kiện có tên là: ?oChiến lược Bắc cực của Canada: Bắc cực của Canada, di sản của Canada, tương lai của Canada? , từng bước làm sáng tỏ chính sách và biện pháp tại khu vực Bắc cực.
    Khi văn kiện này nhấn mạnh vai trò vị trí chiến lược của Bắc cực, cũng đã cảnh bảo rằng sự tranh giành quốc tế đang tồn tại xoay quanh Bắc cực sẽ gây ra các cuộc xung đột. Hiện tại, Canada, Hoa Kỳ, Nga, Đan Mạch và Na Uy đều đã đưa ra yêu cầu chủ quyền lãnh thổ dưới đáy biển Bắc cực. Theo văn kiện này, những vấn đề có liên quan sẽ được giải quyết theo yêu cầu bằng khoa học và ?oCông ước luật biển của Liên Hợp Quốc?.
    Gần đây, các quan chức trong nội các chính phủ Canada đã cho rằng, cần phải tăng cường các hành động cụ thể tích cực đối với vấn đề Bắc cực, bao gồm việc thu mua các loại tàu phá băng mới và các chiến hạm tuần tra Bắc cực.
    Văn kiện còn chỉ ra rằng, ?ođối với khu vực Bắc cực thuộc sở hữu của Canada, nguồn tài nguyên và tiềm năng khổng lồ nơi đó, chúng tôi sẽ phát huy hết vai trò lãnh đạo để quyết định sự phát triển tương lai?. Bộ trưởng nội các phụ trách các vấn đề Bắc cực của Canada cho biết: ?oTrước sự hấp dẫn, thách thức và cơ hội của Bắc cực, Canada sẽ áp dụng các hành động tích cực?.
    Canada đã tuyên bố xây dựng 6 tàu chiến để tuần tra Bắc cực và trong vài năm tới xây dựng một binh đoàn lục quân Bắc cực.
    Đan Mạch sẽ xây dựng Bộ chỉ huy Bắc Băng Dương
    Gần đây, Quốc hội Đan Mạch đã thông qua thỏa thuận bảo vệ quốc phòng từ năm 2010 ?" 2014 của Đan Mạch, quyết định tăng cường sức mạnh quân sự tại Greenland, trong đó bao gồm thành lập Bộ chỉ huy Bắc Băng Dương. Hôm 22/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga phản đối một cuộc chạy đua vũ trang dưới mọi hình thức tại Bắc Băng Dương.
    Theo ?oThời báo Berlingske? (Đan Mạch), cùng với sự biến đối khí hậu, giao thông vận tải hải vận Bắc cực sẽ trở nên thuận lợi hơn, tài nguyên Bắc cực sẽ dễ khai thác hơn, nhưng những xung đột tiềm ẩn cũng sẽ tăng theo. Ý nghĩa chiến lược của Bắc cực cũng sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, Đan Mạch cần phải tăng cường sức mạnh quân sự tại Bắc cực. Hiện tại, tại Greenland, Đan Mạch đã lập Bộ Tư lệnh Greenland.
    Mỹ quan tâm đến ?otuyến đường Tây Bắc?
    Mỹ cũng đã lập căn cứ quân sự, trạm rada tại Greenland. Tháng 1/2009, Mỹ cũng đưa ra chiến lược Bắc cực của mình, nhấn mạnh lợi ích quốc gia to lớn của Mỹ tại khu vực Bắc cực, mỗi năm sẽ đầu tư 400 triệu USD để khảo sát và khai thác khu vực này.
    Bắc cực được coi là ?okho báu cuối cùng của địa cầu?. Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo như nước, gió, rừng vô cùng phong phú và ngành ngư nghiệp giàu có, nơi đây còn có một nguồn tài nguyên khoáng sản thuộc nguyên tố hiếm và nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, khí đốt, đồng, cobalt, nickel, chì, kẽm, vàng, bạc, kim cương. Vì thế Bắc cực đã trở thành miếng mồi béo bở mà các nước đang tranh giành lẫn nhau.
    Vit dịch từ nguồn : http://intl.ce.cn/sjjj/qy/200907/30/t20090730_19662384.shtml
  6. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Bác có thể cho xem 1 số hình của các nhà khoa nghiên cứu địa chất về Vùng bắc cực . Chỗ nào có khoán sản ( từng loại luôn)
    Nhưng khi mấy anh đó mà khai thác có thể ảnh hưởng đến khí hậu thế giới ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên .Vì khai thác thì phải phá lớp băng dày ở trên mới khai đc những gì ở dưới .

    Phản đối 2 tay 2 chân.
  7. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Lâu quá quán nước chè kẹo lạc vắng khách, làm cái phủi bụi.[:P]

    Quân đội Nga sẵn sàng “chiến đấu” với Trung Quốc vì Bắc Cực





    Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky cho biết: Hải quân Nga sẽ chiến đấu với tất cả các đối thủ vì vùng biển ở Bắc Cực và Trung Quốc không phải là ngoại lệ.
    [​IMG]
    Theo lời vị Tư lệnh này, có rất nhiều nước mong muốn xâm nhập vào đây, cũng như mở rộng ảnh hưởng tại Nam Cực, mục tiêu lâu dài vẫn là bành trướng lãnh thổ, khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế.
    “Chúng tôi đã quan sát thấy sự xâm nhập của một loạt quốc gia không thuộc Hội đồng Bắc Cực, nhưng rất mãnh liệt và bằng mọi cách để đạt được quyền lợi của mình, thí dụ như Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận với Na Uy về vấn đề phát triển vùng Bắc Cực” ông Vysotsky cho hay.
    Tuy nhiên, ông Vysotsky cũng nhấn mạnh rằng, Nga sẽ không từ bỏ một tấc đất nào trong khu vực. “Ở Bắc Cực, hiện không có mối quan hệ nào được thiết lập, kể cả mối quan hệ đồng minh hay chống đối, nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề khó giải quyết nhất là những mối quan hệ với các quốc gia không thuộc Hội đồng Bắc Cực truyền thống”, Tổng tư lệnh Hải quân Nga cho biết.

    Nguồn : http://www.vietchinabusiness.vn/ind...-san-sang-chien-dau-voi-trung-quoc-vi-bac-cuc
    :-bd
  8. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Đây, chưa ăn thịt được miếng nào nó đã dọa úynh rồi đây này.

    Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky cho biết: Hải quân Nga sẽ chiến đấu với tất cả các đối thủ vì vùng biển ở Bắc Cực và Trung Quốc không phải là ngoại lệ.

    Nguồn : http://www.vietchinabusiness.vn/inde...uoc-vi-bac-cuc
    " alt="" src="http://ttvnol.com/images/smilies/41.gif" border=0>

  9. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Phủi bụi quán nước ven đường một cái!



    Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky cho biết: Hải quân Nga sẽ chiến đấu với tất cả các đối thủ vì vùng biển ở Bắc Cực và Trung Quốc không phải là ngoại lệ.

    Nguồn : http://www.vietchinabusiness.vn/inde...uoc-vi-bac-cuc
    " alt="" src="http://ttvnol.com/images/smilies/41.gif" border=0>
  10. Grasy02

    Grasy02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Em xin đào mộ cái. mới đọc bài này, đăng lên hỏi các bác xem có ý kiến ntn. Cái chủ đề này làm em đang máu me quá.
    (VnMedia) - Trong một cuộc phỏng vấn trên với đài Rossiya-24, Tướng Valery Gerasimov - Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga cho biết, kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Nga tại Bắc Cực đang là một trong những ưu tiên chính của chính quyền nước này trong năm 2015. Theo đó, Nga sẽ thành lập và triển khai các lực lượng quân đội, đặc biệt là các đơn vị phòng không và không quân ở Bắc Cực trong năm 2015.

    “Sở chỉ huy chiến lược thống nhất ở Bắc Cực hiện đang được triển khai ở Hạm đội phương Bắc của Nga, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong khu vực trước mọi hình thức xung đột vũ trang”, ông Gerasimov cho biết.

    [​IMG]

    “Chúng tôi đã biên chế một sư đoàn phòng không và chúng tôi sẽ thành lập thêm một lực lượng không quân và lục quân hỗn hợp tại đó”, ông nói. Tướng Nga còn cho biết thêm rằng, Bộ Quốc phòng Nga sẽ thành lập một trung tâm huấn luyện chuyên biệt cho binh lính thực hiện nghĩa vụ quân sự tại khu vực Bắc Cực trong năm 2015.

    Mấy năm trở lại đây, Nga đang tích cực thực hiện một số biện pháp cả về chính trị, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ lợi ích của họ tại Bắc Cực trong bối cảnh NATO cũng đã tăng cường lợi ích tại khu vực. Theo đó, Nga đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng quân sự hỗn hợp và xây dựng một mạng lưới các cơ sở quân sự tại các vùng lãnh thổ Bắc Cực của họ để đón tiếp binh lính, máy bay và tàu chiến hiện đại, một phần trong kế hoạch tăng cường bảo vệ lợi ích và đường biên giới của nước này tại khu vực.

    Trước đó, hôm 1/12, Bộ chỉ huy quân sự chiến lược mới của Nga ở Bắc Cực đã được đưa vào hoạt động trong một nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Nga trong khu vực. Theo RIA, Bộ chỉ huy này sẽ “cai quản” toàn bộ lực lượng vũ trang của Nga tại Bắc Cực nhằm tăng cường cấu trúc quân sự, điều phối hoạt động của các lực lượng vũ trang để bảo vệ quyền lợi ở những vùng cận cực thuộc chủ quyền của Nga ở khu vực đầy tiềm năng nay. Theo Bộ Quốc phòng Nga, bộ chỉ huy chiến lược này sẽ bao gồm Hạm đội phương Bắc, 2 lữ đoàn tác chiến Bắc Cực, cùng với các đơn vị không quân và phòng quân.

    Tăng cường sức mạnh không quân ở Bắc Cực

    Bên cạnh việc thiết lập một bộ chỉ huy cùng một lực lượng quân sự hỗn hợp trên, Nga còn đang tập trung vào việc xây dựng và củng cố lực lượng không quân tại Bắc Cực. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nhiệm vụ chính của Không lực Nga trong năm 2015 là tăng cường sự hiện diện tại khu vực Bắc Cực, tái huấn binh lính sử dụng các loại vũ khí hiện đại mới. Theo Bộ Quốc phòng, lực lượng lính phòng không Nga sẽ được tập huấn nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu tại khu vực có thời tiết khắc nghiệt như Bắc Cực thông qua các cuộc tập trận.

    Trước đó, hồi giữa tháng 11, Bộ quốc phòng Nga cho biết, cơ quan này sẽ thành lập đơn vị máy bay không người lái ở bán đảo Chukchi để đảm bảo an ninh và kiểm soát việc phát triển hạ tầng quân sự tại Bắc cực.

    Trước nữa, ngày 28/10, ông Mikhail Mizintsev - Giám đốc Trung tâm quản lý quốc phòng Nga cho biết, nước này sẽ xây dựng 10 trạm radar ở khắp Bắc Cực để bảo vệ an ninh quân sự tại khu vực này. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng tiết lộ, Nga sẽ phủ sóng radar ở toàn bộ Bắc Cực vào trước cuối năm nay trong khuôn khổ kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga tại khu vực.

    Ngoài ra, theo chiến lược tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch sẽ khôi phục lại các sân bay và bến cảng tại quần đảo New Siberia và bán đảo Franz Josef Land và ít nhất 7 sân bay trên phần lục địa của Vòng Bắc Cực. Trong đó, việc xây dựng sân bay Tiksi ở khu vực cực bắc của Yakutiam bên ngoài Vòng Bắc Cực cũng sẽ được hoàn thành trong năm 2015. Trong khi đó, 3 sân bay ở Alykel (thuộc vùng lãnh thổ Krasnoyarsk), ở Vorkuta (thuộc nước cộng hòa Komi), và ở Anadyr, trung tâm hành chính của Chukotka sẽ được nâng cấp và mở rộng.

    Bên cạnh đó, theo dự kiến, trong vòng 6 năm tới, Nga sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Borey, tàu ngầm dự kiến sẽ trở thành xương sống trong Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Nga hoạt động tại Bắc Cực.

    Không chỉ có vậy, vào đầu năm 2015, chính phủ Nga sẽ đệ trình một yêu cầu lên Liên Hợp Quốc về việc mở rộng đường biên giới thềm lục địa Bắc Cực của họ lên 1,2 triệu km2.

    Là một trong số ít những vùng đất “chưa có chủ” trên Trái Đất, Bắc Cực đang trở thành một điểm nóng tranh chấp mới. Hiện tại, ít nhất 5 nước gồm Nga, Na Uy, Đan Mạch, Canađa và Mỹ đều đưa ra những đòi hỏi chủ quyền đối với vùng Bắc Cực. Tất cả các nước này đều có lối ra trực tiếp với biển Bắc Băng Dương. Tuyên bố chủ quyền quốc gia của các nước này có thể dựa vào những luận chứng khác nhau và họ sẵn sàng cho cuộc đấu bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ".

    Gần đây, Bắc Cực lại càng trở thành tâm điểm của những tranh chấp giữa các quốc gia trên, đặc biệt là Nga và Canada khi mà tình trạng nóng lên của toàn cầu làm giảm băng trên biển, cho phép tiếp cận dễ dàng hơn với các mỏ dầu khí khổng lồ ở Bắc Cực.

Chia sẻ trang này