1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh khắc

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi aikihoasen, 28/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aikihoasen

    aikihoasen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tranh khắc

    Hôm nay em mới vào rum này ,em xin chào cả nhà.
    Em cũng thích vẽ lắm nhưng không có năng khiếu nên đành ngậm ngùi. May quá lại có bố vợ là hoạ sỹ nên cũng được thoả mãn phần nào ).
    Em xin post tặng và bức tranh khắc kim loại cho cả nhà cùng xem.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hôm khác em xin phép post tranh sơn dầu lên sau.
  2. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Topic tranh khắc thì bạn post tranh khắc thôi,sơn dầu post sang topic khác, xem như thế cho nó tập trung ,có gì ko phải bỏ quá cho nhé
  3. aikihoasen

    aikihoasen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Vâng cảm ơn góp ý của bác, em chỉ định đưa vài bức lên giới thiệu thôi , chứ post tất cả tranh khắc kim loại lên đây hết thì nhiều lắm. Vả lại loại này phải nhìn trực tiếp mới phê, mà được nhìn bản khắc ( chứ không phải bản in) thì cứ gọi là ngây ngất. Theo em được biết thì thể loại tranh này ở VN hiếm lắm ( kể cả ở thế giới) chỉ có 1 vài người làm thể loại này thôi ạ.
  4. ptt_studio

    ptt_studio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Bác này đang ngây ngất! Không hiếm lắm đâu bác ạh!
  5. aikihoasen

    aikihoasen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Không hề ngây ngất tí nào bác ạh. Bác đừng nhầm sang thể loại khắc nhé, mà bác nhin cái này ở đâu mà bác nói là không thiếu ( mà bác có khi cũng chưa nhìn thấy tận mắt bao giờ nên mới nói vậy)
    Bác cứ đi các phòng bán tranh xem có bao nhiêu ông hoạ sỹ làm thể loại tranh này.
  6. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Hello bạn. Tranh khắc thuộc thể loại tranh đồ hoạ. Trong trường Mỹ thuật Hà Nội có cả một khoa, hàng năm ra lò độ 4-5 người "làm thể loại này" chứ không chỉ vài người, nhé. Có thể bạn không biết vì hoạ sỹ ra trường ít có điều kiện để tiếp tục làm tranh (máy in tranh rất đắt). Vả lại thẩm mỹ của người dân nói chung cũng không thích tranh đen trắng thuần tuý => tranh đồ hoạ nói chung chưa phát triển mạnh ở thị trường tranh Việt Nam.
    Tuy nhiên ở VN loại hình này sẽ phát triển mạnh, tôi tin thế. Giống như trên thế giới, tranh khắc kẽm, khắc đồng v..v... in nhiều bản nhưng mỗi bản có giá đắt không kém gì tranh độc bản đâu. Bạn cứ search trên mạng "intaglio" hoặc là "printmaking + intaglio", sẽ ra cả đống!
    Được Meodaugau sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 29/07/2006
  7. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Mèo vừa sửa lại bài đầu tiên của bạn hoa sen, sửa một tí code ảnh thôi cho topic dễ đọc hơn.
    Sau đây bạn Mèo xin trích một đoạn trong bài luận văn của tớ, nói về tranh khắc kim loại để mọi người hiểu hơn về thể loại này nhá.
  8. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật tranh khắc kim loại.

    Tranh khắc kim loại (khắc kẽm, khắc đồng, khắc nhôm) ra đời vào thế kỷ 15, phần lớn là tranh in đen - trắng, sau này mới phát triển thành tranh in màu. Có 2 kiểu chủ yếu là khắc nóng và khắc nguội. Các quy trình kỹ thuật khác nhau trong việc chế bản và in có khả năng tạo nên những hiệu ứng bất ngờ, trở thành vẻ đẹp đặc trưng cho thể loại tranh này.
    Khắc kim loại nguội là phương pháp đơn giản nhất được những hoạ sỹ lớn như Rembrandt, Dürer.. sử dụng từ thời kỳ đầu và các thể hệ hoạ sỹ sau tìm tòi phát triển. Phương pháp này có khả năng diễn tả tình cảm trực tiếp của hoạ sỹ, thường là những nét mạch lạc, dứt khoát và có sức truyền cảm sâu lắng. Đây là một phương pháp mà người hoạ sỹ khi khắc phải có lòng kiên trì, sự hưng phấn và lòng tự tin vào bàn tay vững chắc của mình.
    Với kỹ thuật khắc nguội, hoạ sỹ gần như chỉ sử dụng một phương tiện là nét mảnh, cùng độ để thể hiện tranh. Những bức tranh khắc đồng của Rembrandt như Cậu Haaringh, Cô nàng digan Preciosa, bộ tranh minh hoạ Kinh Thánh đều cho ta thấy hoạ sỹ đã luôn nỗ lực tìm tòi những cách tổ hợp nét khác nhau, tạo ra những chất cảm và miêu tả ánh sáng, tả khối cũng như không gian.
    Đây là bức tranh Đồng tiền nộp thuế, minh hoạ cảnh đức Chúa Jesus khiển trách các tín đồ thuộc phái Pharisee đang xúi giục ông trốn không nộp thuế cho La Mã. Chúng toan tính vu cho Jesus tội phản đối chính quyền. Ở đây, ta có thể thấy sự thành công của Rembrandt trong việc chỉ sử dụng nét để miêu tả tính cánh từng nhân vật, đường nét của các khuôn mặt, thái độ của họ. Jesus đang giận giữ giơ tay phán: ?oCủa Cezar phải trả về cho Cezar!?, trong khi bọn người Pharrisee bên cạnh, kẻ thì hèn nhát tái mặt sợ hãi, kẻ thì trong lòng vẫn có những dự định xấu xa. Bóng sáng và tối trong khu đền cũng được gợi tả nổi bật bằng các nét xiên xéo kiểu mạng nhện, hoặc nét cài như mưa rơi, hoặc nét đặc tạo ra những mảng đen vẫn có đủ độ sâu. Không gian trong bức tranh được mô tả ?othật? không kém những bức tranh sơn dầu vẽ màu cùng một đề tài ấy.

    Có thể nói vào thế kỷ 17 khi tranh khắc kim loại ra đời, đây là một tìm tòi rất mởi mẻ trong việc sử dụng nét, bởi trước đó hầu như nét chỉ được dùng như phương tiện để phân chia các hình mảng và gợi tả khối. Từ đó về sau, các thế hệ hoạ sỹ liên tục nghiên cứu phát triển các loại tổ hợp nét, vận dụng nét vào nhiều cách thể hiện ý đồ nghệ thuật và làm nên một bước tiến trong kỹ thuật.
  9. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Tranh in khắc kim loại nóng cũng có chung nguyên tắc là tác động vào bề mặt miếng đồng, miếng kẽm để tạo độ lõm cho mực in bắt vào, nhưng ở đây hoạ sỹ dùng axit ăn mòn với kỹ thuật màng chắn sáp đen để tạo nét và kỹ thuật aquatint tạo mảng, dùng hạt nhựa thông rắc lên, dùng các chất liệu áp vào để tạo chất v..v.. Kỹ thuật này có khả năng thể hiện những mảng lớn nhỏ, có độ đậm nhạt diễn tả các sắc thái khác nhau. Khi thì xốp nhẹ, khi thì lỗ chỗ tự nhiên, khi thì đen đậm
    nhưng vẫn không bết tạo nên độ sâu cho tranh. Đôi khi quá trình ăn mòn của axit không theo đúng ý mình, lại gây nên những hiệu quả bất ngờ và rất thú vị. Kỹ thuật aquatint đã góp phần cực kỳ quan trọng làm cho tiếng nói của tranh khắc kim loại hết sức phong phú.
    Chúng ta cùng ngắm lại bức tranh Cô chăn ngỗng (1899) của Paula Modersohn ?" Becker, đã xuất hiện tại triển lãm của bà ở trường Đại học Mỹ Thuật Hà nội năm 2005. Tranh khắc kẽm dùng aquatint. Có thể nhận thấy bên cạnh những tổ hợp nét tạo thành mảng đậm của rặng cây, cái cột, chiếc áo v..v... trên tranh đã có những mảng tối sáng gây nên bởi axit ăn mòn, có độ biến ảo trông rất tình cảm. Tuy là in một màu đấy mà ta cảm nhận được màu trời xanh trong vắt, đám mây trắng nhẹ đằng xa và cánh đồng xanh xanh trải dài ra phía chân trời. Tranh tả người mà không có chân dung, cả hai nhân vật đều gục mặt xuống. Nhưng từ những đường nét tinh tế, những hình thể đẹp và rung, cách bố cục của nữ hoạ sỹ, chúng ta thấy một tình cảm trìu mến được truyền tải qua toàn bộ bức tranh, tình thương người lao động trước cái mệt nhọc của công việc đồng áng.
    [​IMG]
    Trích đoạn Cô chăn ngỗng - khắc aquatint của Paula Modersohn Becker (1899)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tiếng nói của đen và trắng trong tranh khắc kim loại thật hấp dẫn. Với những nỗ lực tìm tòi của các thế hệ hoạ sỹ đi trước, tranh khắc kim loại đen trắng trở thành một dòng tranh có chỗ đứng trong mỹ thuật.
    ****************
    Ngày nay, kỹ thuật khắc kim loại in màu đã có nhiều phương pháp mới, không phụ thuộc vào một công thức nào. Hoạ sỹ trẻ tha hồ tìm tòi phá cách, dùng ngón tay di màu lên những mảng trên chế bản tạo ra độ chuyển lung linh, hay là dùng những vật liệu như lá, rơm rạ, vải vóc để tạo chất khi làm màng chắn cho ăn mòn.

    Đây là bức ?oChân dung? của Joseph Vittorelli, hoạ sỹ người Ý . Các mảng màu trong tranh kẽm có lẽ được bôi tay cho loang ra và ăn xuống bề mặt bản in kẽm đã được dùng hạt nhựa thông tạo chất. Nét rất ít, các tổ hợp nét khắc nhỏ tạo thành vệt nét to thô, được điểm xuyết vào chỉ có tác dụng làm nổi bật lên cái chân dung giữa một nền chất được xử lý khéo léo. Bức tranh đã phá vỡ những chuẩn mực của in khắc kim loại, nhưng lại mang đến một vẻ đẹp hiện đại rất truyền cảm, phóng khoáng và tự nhiên.

    [​IMG]
    Chân dung ?" in kẽm màu của Joseph Vittorelli 2004​
  10. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    À, còn một vài tranh khắc kẽm của sinh viên Mỹ thuật nữa. Vẽ theo kiểu hiện đại nên cũng có khác tranh của bạn hoasen post lên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    trích
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này