1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận - Sự VẼ - nhìn từ phiá người xem

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi phamdamca, 15/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thansammic21

    thansammic21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    1
    sau đây là một số bài viết về cái sự XEM TRANH của một số bạn không-phải-là-hoạ sĩ
    Tản mạn về cảm nhận hội họa
    Tôi không có chuyên môn về các lĩnh vực của mỹ thuật và hội họa. Tôi viết bài này bởi vì tôi đã từng xem những bức tranh mà tôi thấy người này chê xấu, người kia chê đẹp, còn tôi thì đứng giữa nga ba đường phân vân, chỉ còn biết trông cậy vào bản năng cảm thụ và phụ thuộc vào nhận thức của bản thân.
    Dù sao tôi cũng tự nhận mình là to gan hoặc điếc không sợ súng khi dám viết ra cái cụm từ ?ohọc cách thưởng thức hội họa? mà ngay cả người trong chuyên môn cũng còn phải thận trọng. Nhưng thiết nghĩ ở địa vị như tôi thì dễ nói hơn, bởi vì tôi trông cậy vào sự lượng thứ đối với người "không biết mà vẫn không dựa cột mà nghe", vì không thấy ai nói cho mình nghe, nếu như mình cứ dựa cột để chờ.
    (Bài viết này tôi đã đăng ở một diễn đàn khác, copy về đây để mọi người "thư giãn".)
    ------------------------------------------------ o O o -------------------------------------------------------
    Hồi tôi còn bé, bố tôi kể một câu chuyện về SỰ BÌNH YÊN như thế này:
    Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
    Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
    Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
    Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.
    "Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".
    Sau câu chuyện này, ở góc độ học xem tranh, tôi rút ra bài học đầu tiên gồm ba ý, đó là:
    - Phải khám phá ý nghĩa của bức tranh mà tác giả muốn truyền tải đến cho người xem.
    - Sự khám phá dựa vào suy diễn về mối quan hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong bức tranh.
    - Chất liệu tạo ra bức tranh không quan trọng, nó có thể vẽ trên giấy hoặc trên vải, nó có thể vẽ bằng bất cứ bút vẽ nào và nguyên liệu vẽ nào, miễn sao mầu sắc và cảnh vật là tả thực!!!

    Sau này, tôi thấy đó chỉ là những nhận thức sơ đẳng ban đầu của tôi, đặc biệt ý thứ ba là sai trầm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp câu chuyện trên, nhận thức về ?oSự bình yên? đó là tất cả sự cảm thụ cần thiết nhất của người biết xem tranh. Với thể loại TRANH TẢ THỰC, đó cũng là một cách xem tranh. Nếu như chỉ có bức tranh thứ hai được đưa ra và không một ai nói cho ta biết chủ đề của nó là diễn tả ?ocái thần? của ?osự bình yên?, vậy thử hỏi, ta sẽ nghĩ rằng bức tranh đó nói lên điều gì? Hoặc có thể ta lạc vào việc đánh giá nó về chất liệu vẽ và kỹ thuật vẽ?, nếu thế, nghĩa là ta không nghĩ đúng dụng ý chính của tác giả của bức tranh đó.
    Thế giới của hội họa quả thực rất phức tạp đối với tôi vì nó liên quan đến nhiều thuật ngữ và kiến thức chuyên môn [1]. Chẳng hạn, tôi vẫn mù mờ về những bức tranh theo các trường phái mà ban đầu tôi vội định nghĩa là ?otrường phái khó hiểu và ích kỷ? ví dụ như trường phái trừu tượng, trường phái lập thể,... Khó hiểu thì khỏi cần phải giải thích, còn ích kỷ đó là vì chỉ có những người trong chuyên môn mới hiểu được nó và họ không hề chú giải cho người ngoại đạo biết ít nhất là một khuynh hướng để tưởng tượng theo một cách nào đó. Nói đến đây tôi lại liên tưởng tới những lần đầu đi xem phim chiếu cho khán giả không phải là người Việt, đến một đoạn khôi hài tôi thấy khá cuốn hút (về ngữ điệu và tình huống), nhưng không thể nhếch mép lên được, trong khi cả rạp cười vang lên đầy phấn khích. Như vậy, cảm thụ nghệ thuật luôn có giới hạn nhất định, cho dù đó là nghệ thuật gì (mỹ thuật, hội họa, âm nhạc hay phim ảnh,...). Tất nhiên cái giới hạn đó căn bản là do thiếu kiến thức, thứ nhì là năng khiếu. Nhưng triết lý của tôi là những người Đã biết cảm thụ, trước kia họ cũng Chưa biết cảm thụ.
    Hiện nay, nhiều gia đình thích treo tranh chữ. Tôi đâm ra tò mò. Vậy là phải tìm hiểu về thư pháp. Tôi tình cờ đọc được một cuộc thảo luận thú vị trên diễn đàn (www.namdinhonline.net) của hai thành viên tranh luận về THƯ PHÁP (trong ngoặc đơn hoặc nháy kép là do tôi tự thêm vào hoặc biểu thị đoạn cắt bỏ):
    - Chaicangmu hỏi: Bây giờ em hỏi các bác cho đây (ý nói về thư pháp) là một bộ môn nghệ thuật, nếu đúng là như vậy thì bộ môn nghệ thuật này có những tiêu chí sau không?
    + Nguyên tắc xây dựng và hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật (thư pháp). Nó được thực hiện như thế nào, viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới hay thế nào? Nét đậm nét nhạt, nét thảo, nét chân phương được phối hợp như thế nào? Độ xa, độ gần, độ cứng, độ mềm các nét được quy định ra sao?...
    + Những tiêu chí nào được dùng để đánh giá mức độ nghệ thuật của nó?
    + Tính triết lý, nhân văn, thẩm mỹ nào được hướng tới?
    + Liệu những quy tắc đang áp dụng có thuần Việt hay là lắp ghép từ thư pháp Tầu sang?
    - Tuan_Ngoc_74 trả lời: (...) Anh thử trả lời chú các câu hỏi trên xem có đúng không nhé:
    + Các quy tắc thi pháp của Trung Quốc hầu hết áp dụng sang thi pháp Việt Nam, có biến đổi đi một chút cho phù hợp với chữ Việt. Nhìn hướng đi và độ ấn của cọ khi viết có thể biết được điều đó. Hơn nữa, một bản thi pháp Việt Nam hình như sử dụng nhiều loại cọ hơn, có thể viết chữ to chữ nhỏ. Như vậy chịu ảnh hưởng của cả tranh thủy mặc nữa. Thư pháp Trung Quốc hay viết cùng một khổ chữ, trừ Thảo Thư và Liên Bút Hoa ra, họ hay đặt khung ô vuông để viết chữ cho đều và đẹp, và vì vậy thường chỉ dùng một loại cọ. Thảo Thư và Liên Bút Hoa họ phóng bút viết liền một mạch, tuy chữ to chữ nhỏ khác nhau nhưng cũng chỉ là một cây cọ.
    + Cái chuyện nét viết trái qua phải, trên xuống dưới, ngoài vào trong là quy tắc viết thư pháp chứ không phải tiêu chí. Không thể áp dụng hết vào chữ Việt vì chữ Hán tượng hình, chữ Việt là chữ La Tinh.
    + Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá một bức tranh thư pháp rất nhiều, nếu không chuyên sâu thì không thể biết hết được. Trên các tiêu chí ấy người ta chia thành các dòng thư pháp khác nhau. Có lẽ người Trung Quốc chưa hề biết có một dòng thư pháp Việt Nam.
    + Triết lý, nhân văn, thẩm mỹ gì gì đó là do cảm nhận của người xem tranh đối với một bức tranh. Nhiều lúc thư pháp gia muốn truyền tải một điều gì đó mà người xem tranh không hiểu thì cũng ?ohuề tiền?. Hoặc giả trình độ người xem tranh chưa tới nơi, hoặc giả phương cách truyền thụ của người vẽ và phương cách cảm nhận của người xem khác nhau. Thực sự rất khó nói. Có lần xem thư pháp của một ông từ Trung Quốc tới triển lãm tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên trong HCM, coi ông ấy trực tiếp viết một chữ LAI to tướng. Mấy nét đầu anh thấy tầm thường lắm, cảm giác ai cũng viết được. Nhưng nét mác cuối cùng ổng nhập thần tới mức anh nhìn cảm giác nét chữ như một con dao đâm vào tim. Sắc tới rùng mình. Nhưng cảm giác thế thôi, chứ ông ấy muốn nói gì qua bức tranh thì ?ocóc hiểu?. Vì không hiểu nên không phát biểu, nhưng nếu người xem và người vẽ hiểu nhau, có lẽ rung cảm sẽ rất mãnh liệt. Anh hiểu vì sao nhiều người nghiền thư pháp tới thế. Họ làm những việc ?orỗi hơi như chú nói?, có thể họ đang chờ một ... tri âm chăng? Chịu !!!!

    (Còn nữa)
    ------------------------------------------------ o O o -------------------------------------------------------
    [1] Về các khái niệm và thuật ngữ cơ bản liên quan đến hội họa
    - Hội họa theo quốc gia: như hội họa Ý, Pháp, ...
    Hội họa Việt Nam phải kể đến các dòng tranh dân tộc, ví dụ như: tranh Dân gian Việt Nam, tranh Mỹ thuật dân gian Việt Nam, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh Tố Nữ, tranh Làng Sình, tranh Đông Hồ. Và, cũng phải kể đến cả tranh Thư pháp Việt Nam.
    - Hội theo thể loại, ví dụ như thể loại hội họa phục hưng (điển hình là bức tranh Mona Lisa);
    - Hội họa theo trường phái: ví dụ như các trường phái hiện đại, các trường phái hiện thực, trường phái thị giác, trường phái trừu tượng, trường phái siêu thực, trường phái lập thể, trường phái ấn tượng, ...
    - Mầu sắc thể hiện: ví dụ như mực, mầu nước, sơn dầu, mầu bột, mầu sáp, mầu phun, ...
    - Kỹ thuật thể hiện: ví dụ như sơn dầu, mầu nước, lụa, sơn mài, men, mực nước (thủy mặc), ...
    - Vật liệu thể hiện: ví dụ như giấy, vải, gỗ, tường, thạch cao, đá quý...
    Còn một số thuật ngữ và khái niệm khác như:
    - Phong cách hội họa: chỉ các yếu tố kỹ thuật và phương pháp để phân biệt họa sỹ này với họa sỹ khác; còn để chỉ một trường phái hội họa của một nhóm họa sỹ có chung một phương pháp và kỹ thuật thể hiện.
    - Loại hình hội họa, ví dụ như tranh sơn dầu, tranh sơn lụa, tranh độc bản.
    - Các thuật ngữ thường dùng để phân biệt các loại tranh: tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh trừu tượng.
    Các loại tranh trên có thể có tên gọi chi tiết hơn nữa khi muốn nhấn mạnh về kỹ thuật thể hiện, về vật liệu thể hiện, về trường phái thể hiện,... Ví dụ tranh phong cảnh bằng sơn dầu vẽ trên vải, hoặc tranh sơn dầu vẽ trên vải về phong cảnh.
    ( Look : thanhnienxame)
  2. thansammic21

    thansammic21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    1
    Bác Look em thật là nhiều thành ý, em quý! Em cũng xin tản mạn vài dòng với bác!
    Theo em, cảm nhận hội họa cũng tương tự như cảm nhận các nghệ thuật khác. Muốn đạt được khả năng cảm nhận ở mức độ khá thì người ta cần có một hiểu biết căn bản và tương đối hệ thống về nó (lịch sử, trường phái, trào lưu, phong cách...etc). Để có được cái này em nghĩ chỉ mất một buổi gúc. Rồi từ đó tùy từng bề dày trải nghiệm, độ nhạy bén của trực giác, khả năng phân tích... mỗi người sẽ đạt đến một trình độ nhất định về cảm nhận hội họa.
    Thật ra thì cảm nhận hội họa (cũng như những nghệ thuật khác) là tốt nhưng em không nghĩ đó là một sự bắt buộc hay phải cố gắng. Em theo quan điểm rằng hội họa cũng như nghệ thuật nói chung cần có một sự "thúc đẩy tự thân". Dĩ nhiên là cần xây dựng những hiểu biết hệ thống trước khi nhận ra sự "thúc đẩy" này. Còn không có thì chả nên cố làm gì... Em biết một số người có hiểu biết và khả năng đánh giá hội họa rất cao nhưng không hề đạt được rung cảm khi ngắm tranh (do họ thừa nhận). Ngược lại, đôi khi những người không hề có hiểu biết gì về hội họa lại có rung động rất mạnh mẽ khi ngắm nhìn những bức tranh đó. Cái này thật ra cũng rất logic...
    Hội họa là nghệ thuật thông qua thị giác để khơi dậy những xúc cảm. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ có độ rung cảm manh mẽ, trải nghiệm sống, tư tưởng... và dĩ nhiên là cả kỹ thuật ở mức độ cao để sáng tạo nên những tác phẩm có sức truyền cảm mạnh. Khi đó nó cũng đòi hỏi người cảm thụ phải có một "sức cảm nhận" tốt hay độ rung cảm, trải nghiệm sống, tư tưởng? để cảm nhận được tác phẩm đó. Người nghệ sĩ không ai đi thuyết minh một bức tranh hay dài dòng trình bày rằng tôi sáng tác bức tranh này thế nào, với tư tưởng ra sao, kỹ thuật gì... etc. Bởi vì nếu mà như thế thì nó không còn là nghệ thuật nữa. Nghệ thuật là tự thân bức tranh sẽ nói lên tất cả, nếu phải giải thích thì tôi dùng văn học cho xong, vẽ để làm gì. Sức mạnh của nghệ thuật là "sức lay động", nếu một tác phẩm mà người ta phải cố sức để hiểu hoặc quá dễ dàng để hiểu thì theo em đều không phải là tác phẩm tốt.
    Bản thân từ nghệ thuật đã có nghĩa là không dành cho số đông, sáng tác nghệ thuật là sự khát khao bày tỏ chứ không nhất thiết là để người khác ngắm. Cảm nhận nó cũng không nhất thiết phải có nếu như người cảm nhận không cùng một trình nhận thức, cùng một trải nghiệm, cùng một phông văn hóa? Tìm sự rung cảm trong cảm nhận hội họa là sự bắt nhịp trong trải nghiệp, tư tưởng, kỹ thuật? của người sáng tác và người cảm nhận. Một tác phẩm càng ở sâu sắc, càng trình bày những tư tưởng, những xung đột nội tâm phức tạp của tác giả cộng với những thủ pháp sáng tạo trừu tượng ở mức độ cao thì thường khó hiểu, khó cảm nhận và thường là hay.
    (nhaphat :thanhnienxame)
  3. thansammic21

    thansammic21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    1
    tiếp của Look
    (Tiếp theo...)
    Trong đối thoại trên, tôi thích nhất đoạn cuối cùng. Từ đây, tôi phát hiện ra, để học cách thưởng thức hội họa nếu chưa có người khác giúp mình thì trước hết tự mình để ý những câu chuyện, những bức tranh, những con người mà mình nghe được, đọc được, xem được, và sau đó tự rút ra cho mình những kết luận nho nhỏ. Để làm được như thế, có lẽ cũng nên bắt trước cách nghĩ, cách nhận xét của người đã biết cảm thụ và nói ra điều ấy thành lời cho ta biết, rồi dần dần tự bản thân mình cảm thụ theo cách riêng của mình. Những điều rút ra đó, ngay lập tức có nhiều chỗ không đúng, nhưng về sau sẽ được hoàn thiện hơn. Không cần ngay lập tức mà chỉ cần có ý thức lưu tâm cho chính mình cái gì mà mình sẽ để ý từ nay về sau, nếu có dịp gặp được ?onó?.
    Ngày bé, tôi hay đứng tẩn ngẩn tần ngần xem TRANH TĨNH VẬT. Bởi lẽ tranh tĩnh vật hầu hết là vẽ những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Quen thuộc rồi vậy mà vẫn thích đứng xem. Vậy cái gì là sự cuốn hút của nó? Tôi hỏi được mà không trả lời được! Nhưng như thế thành ra lại để ý. Lần đầu tiên tôi có dịp giải đáp phần nào câu hỏi đó khi đọc được một bài phỏng vấn họa sỹ Nguyễn Trọng Khôi [2], [3], [4] trong một cuộc triển lãm phòng tranh Nguyễn Trọng Khôi được tổ chức tại thành phố Newton, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ từ 2 đến 29/7/2004.
    Nếu xem TRANH TRỪU TƯỢNG cho ta cái cảm giác phiêu lưu vào một vùng đất vô định, đầy bí hiểm, trắc trở (và lắm khi vô niệm) thì xem TRANH TĨNH VẬT cho ta cái cảm giác đơn giản, đạm bạc y như được trở về lại một góc nhà thời thơ ấu, tìm thấy lại những vật quá đỗi thân tình, quá đỗi kỷ niệm: cái chổi, chai rượu, bình hoa, trái cây, cuốn sách, rồi nào là những chai, lọ, đá sỏi, hoa trái. Đó là những thứ đắc dụng trong đời sống nhưng chúng bình thường quá, thân quen quá đến nỗi hầu như bị bỏ quên, nhất là khi đời sống càng ngày càng bị vây bủa bởi những tiến bộ kỹ thuật. Quanh ta, chúng luôn luôn có đó, lặng lẽ, an phận, tưởng như đời đời vẫn thế. Lúc cần, ta dùng chúng. Dùng xong, quên. Chúng ta nâng niu cái computer, nâng niu cái truyền hình chẳng hạn, nhưng mấy ai nâng niu cái lọ, cái chai hay trái táo, trái chuối. Ta ngắm hoàng hôn, ngắm trăng lên, nhìn trời mây, xem truyền hình, đọc sách? mấy ai đi ngắm nghía những ống điếu, cái tách, lọ hoa, cái khạp cũ hay những viên sỏi nằm lăn lóc một góc phòng.
    Trong văn chương, thế giới đồ vật thường là thế giới bị bỏ quên. Người ta chăm chút diễn tả những trạng thái tâm lý này nọ, chăm chút tả cảnh, tả người. Mấy ai chăm chút tả trái cam, bình hoa, nói gì đến tả mấy cái lọ, khúc củi khô hay vài viên sỏi. Bản thân chúng có vẻ như không có mấy văn chương, nên khó lòng gợi trí tò mò của người đọc. May là có hội họa. Và may là có tranh tĩnh vật. Tranh tĩnh vật là những bức tranh vẽ những vật bất động gồm những vật dụng trong đời sống gia đình hàng ngày với một sự sắp xếp cân đối về màu sắc, ánh sáng và bố cục. Tuy là bất động nhưng chúng nhắc nhở chúng ta về sự chóng qua, về tính cách phù du của đời sống.

    Hầu như họa sĩ nào, không ít thì nhiều, đều có vẽ tranh tĩnh vật. Paul Cézanne, một danh họa Pháp chẳng hạn, là người nổi tiếng nhất trong các tranh tĩnh vật. ?oCézanne đã tạo nên một sinh vật từ một tách trà, hay nói đúng hơn trong một tách trà, ông thực hiện sự tồn tại của một điều gì sống động. Ông đã nâng cao tranh tĩnh vật đến chỗ tĩnh vật không còn phải là cái gì bất động nữa. Ông vẽ chúng như vẽ con người bởi vì ông được trời ban cho cái khả năng nhận biết được đời sống bên trong của mọi vật.? Đó là nhận định của họa sĩ Nga Wassily Kandinsky (1866-1944) về tranh tĩnh vật Cézanne.
    Tùy theo trường phái, mỗi họa sĩ có một cách vẽ tranh tĩnh vật khác nhau. Tháng 11 năm 2001, Viện bảo tàng nghệ thuật Boston (Museum of Fine Arts) đã tổ chức một đợt triển lãm toàn tranh tĩnh vật gọi là ?oImpressionist Still Life? với 92 bức gồm tranh của nhiều họa sĩ nổi tiếng của hội họa thế giới, từ Manet, Gauguin, Monet đến van Gogh, Cézanne, Degas, Renoir, Courbet, vân vân. Các tác phẩm trưng bày được mượn từ các bộ sưu tập cá nhân cũng như công cộng vòng quanh thế giới, cho thấy một sự phát triển và chuyển biến của tranh tĩnh vật từ chủ nghĩa hiện thực của Courbet đến những tác phẩm sau cùng của Cézanne vốn báo trước cho KHUYNH HƯỚNG LẬP THỂ sau này của Braque và Picasso.
    Tôi thấy thích một số đoạn phỏng vấn dưới đây:
    Trần Doãn Nho hỏi: Khác với người, các đồ vật thì tự nó không có tâm hồn, không có những biểu cảm tâm lý. Và khác với phong cảnh, chúng chỉ là những vật đơn giản, không nhiều chi tiết. Vậy xúc động đến từ đâu?
    Nguyễn Trọng Khôi: Tâm hồn của vật thể được nhìn thấy qua sự rung động của con người. Tâm hồn của sự vật đôi khi còn gắn liền với lịch sử, văn hóa của con người và tích lũy những tinh hoa của con người. Nhờ con người mà vật thể có tâm hồn. Nói chung, con người đã ban cho vật thể một tâm hồn. Còn xúc động thì đến từ sự nhìn nhận cái đẹp. Không nhận ra được vẻ đẹp của sự vật sẽ không thấy xúc động. Khi sự vật được đem vào tác phẩm, tự nó đã có đời sống và tự nó chi phối những người chấp nhận nó.
    Mọi sự vật được trình bày trên tác phẩm đều bắt nguồn từ rung động. Thêm một thí dụ hết sức dung dị: khi tôi vẽ những viên đá cuội, trước hết chỉ có tôi thấy những yếu tố nào gợi cho tôi những cảm xúc. Khi tác phẩm hoàn thành, người xem được truyền những cái đẹp mà trước đó không bao giờ nghĩ tới, hay lúc xem tranh bỗng nhiên bắt gặp một đồng cảm, cơn xúc động được nhân lên.

    Tranh tĩnh vật thường được vẽ mô phỏng từ vật có thật, từ những vật dụng mà ai cũng có thể đôi ba lần bắt gặp. Nhưng ta thấy hình như chúng nói gì đó rất nhiều. Đó là do cảm xúc truyền đi từ những tiêu điểm mà họa sĩ đặc tả trên tác phẩm. Những nhận thức vô hình đã gây hiệu quả đến người thưởng lãm. Vì vậy phần chúng ta có thể nhìn thấy như trái cam, viên đá cuội... nó vẫn là những sự vật sờ mó được. Phần kia là phần chính của hội họa. HỘI HỌA LÀ TRỪU TƯỢNG? tôi không muốn chắc chắn điều này lắm. Nhưng khi Trần Doãn Nho hỏi về điều này, Nguyễn trọng Khôi đã khẳng định ?oTinh thần của hội họa là trừu tượng còn dùng hội họa để vẽ những gì lại là điều khác.?
    Để hiểu nhiều hơn một bức tranh, thì cũng nên hiểu thêm về những tiêu điểm mà họa sĩ đặc tả trên tác phẩm. Tiêu điểm ấy là những chỗ cần chú tâm để vẽ hay những hướng chính yếu của sự vật mà họa sĩ tìm thấy trên vật mẫu hay trên phong cảnh. Một tác phẩm không chỉ quan trọng có ánh sáng mà thôi. Tác phẩm hội họa được thành hình ít nhất với ba yếu tố: ánh sáng, màu sắc và bố cục. Trong tranh tĩnh vật, ánh sáng đóng một vai trò chính yếu. Nó cho sự vật cung cách tồn tại. Nó quét lên chúng dấu ấn thời gian. Nó chiếu rọi xuống những ngóc ngách ẩn dấu của sự vật.
    Trần Doãn Nho hỏi: Một số tranh tĩnh vật của anh vẽ những đồ vật (có vẻ) như bị bỏ quên. Điều đó có ý nghĩa gì?
    Nguyễn Trọng Khôi : Những vật như bị bỏ quên. Cụm từ này tự nó đã gây nên xúc động. Những đồ vật tôi vẽ là những vật đã từng có thời gian, nghĩa là nó cũng đã có những số phận khác nhau. Có những đồ vật có số phận như con người theo thời gian rồi tan loãng vào hư vô. Có ngậm ngùi trong quá trình tồn tại. Có hư hao trong cuộc sống nổi trôi. Tôi tìm thấy những nét đẹp trong sự trui rèn của cuộc đời. Một viên đá cuội đứng giữa khoảng không mênh mông như một bi kịch tráng lệ. Tôi yêu cuộc sống đã đi qua. Cuộc sống đi qua là một kỷ niệm không tìm lại được. Trong lòng chúng ta thường dấy lên xót xa về những mất mát. Tuy nhiên bản chất phiền muộn đó bỗng nhiên trở thành những nỗi nhớ êm đềm, theo ngày tháng, chúng được gạn lọc biến dần thành cái đẹp nằm trong tiềm thức. Hãy để một vật mẫu lên bàn. Ngắm nó với cái nhìn thân thiện. Đừng dùng cây cọ của Cézanne, của Paul Gaugin, của Van Gogh hay của Picasso. Hãy dùng chính cây cọ của anh để vẽ vật mẫu bằng tất cả đam mê, thích thú. Như thế anh đã thổi vào vật mẫu một sự sống rồi.

    (Còn nữa)
    ------------------------------------------------ o O o -------------------------------------------------------
    (Các tranh minh họa từ trong phòng tranh của Nguyễn Trọng Khôi)
    Về họa sỹ Nguyễn Trọng Khôi:
    [2] Cảm hứng nghệ thuật chỉ đến khi bạn bắt tay vào việc
    http://www2.thanhnien.com.vn/News/P....aspx?ID=167259
    [3] Trần Nghi Hoàng , ?oBÍ ẨN của SỰ SỐNG và HƠI THỞ THƠ trong tranh NGUYỄN TRỌNG KHÔI?.
    http://www.thotanhinhthuc.org/old/T...gTranhNTK.ph p
    [4] Tranh Nguyễn Trọng Khôi
    http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu...oi/TranhNTK.htm
    http://khoiart.com/
  4. thansammic21

    thansammic21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    1
    tiếp theo)
    Tôi thấy tất cả những gì mà tôi nhận thức được cứ như luôn phải xuất phát từ đầu! Đúng là càng để ý thì càng cảm thấy mình chưa biết gì. Thế mới thêm thấm rằng: Con người luôn trăn trở để khám phá thế giới mặc dù kiến thức của nhân loại đã là một biển trời!
    Lúc này tôi bắt đầu để ý nhiều đến các họa sỹ nổi tiếng và các trường phái tranh. Và tôi bị dính vào cái tội là tác giả nào tôi cũng thích, mỗi người có những cái hấp dẫn rất riêng. Nói ra mạnh mồm như thế nhưng nếu ai truy hỏi tôi về một họa sỹ nào đó thì chẳng mấy chốc tôi sẽ đứng ở vị trí chân tường. Có lẽ, một lúc nào đó, tôi hy vọng sẽ chọn ra được một số họa sỹ hâm mộ cho riêng mình.
    Ở trong nước, có nhiều họa sỹ nổi tiếng như bộ tứ ?oPhái-Sáng-Liên-Nghiêm? (Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tu Nghiêm) và các họa sỹ tên tuổi khác như: Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tường Lan, Lê Phố, Mai Trung Thu, Lê Thị Lưu, Tạ Tý, ...
    Tôi không thể không yêu quý họa sỹ của ?oHà Nội Phố? - BXP (Bùi Xuân Phái). Có một thời gian tôi đã đam mê xem mãi tranh của ông được đăng trong trang web riêng viết về ông cùng một số họa sỹ khác [5].
    Khi được đọc về họa sỹ BXP, tôi mới vỡ lẽ cái triết lý của tôi trước đây không hoàn toàn đúng nữa và tôi vỡ lẽ ra được nhiều điều. Trong đó có một triết lý đối với riêng tôi là một bài học mà tôi đã mắc phải: KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG XEM TRANH BẰNG SỰ SUY DIỄN (thậm chí cũng không nên SUY LUẬN VÔ CẢM).
    Tôi xin được lược trích từ trang web này một số đoạn trích mà người kể là họa sỹ Bùi Thanh Phương, đã mang lại cho tôi nhiều suy nghĩ.
    ?o...
    Có câu chuyện do người bạn của BXP kể về bức tranh ô quan trưởng, được coi là một trong những tranh đẹp nhất của BXP, bị một vị (...) nhận xét trước khi khai mặc triển lãm: "Hừm, thế này mà là tranh à ?! - chắp tay sau lưng, vị (...) này đứng lâu trước bức tranh, ngắm nghía - Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam đang tiến lên chủ nghĩa xã hội hay là một thành phố chết? Các đồng chí nhìn xem: phố Hà Nội không người, chỉ có nắng chang chang với hoa phượng rụng đầy như máu, có một chiếc xích-lô thì người đạp xích-lô cũng đi đâu mất... Giá mà xa xa, ở hậu cảnh có lấy vài cái cần trục chứng tỏ chúng ta đang xây dựng thì còn tha thứ được, đàng này... !" Bức tranh đó, ngay lập tức bị loại khỏi cuộc triển lãm.
    (...)
    Lời người dẫn chuyện: Nghe được câu chuyện, tôi thầm nghĩ, cũng may là lúc đó không có mặt tác giả ở đó, nếu không chắc ông sẽ phải trả lời người đạp xích lô đi đâu? Và không biết người họa sĩ sẽ phải trả lời ra sao? Nếu hỏi bạn: người đạp xích lô bỏ xe đấy, rồi anh ta đi đâu? Bạn sẽ trả lời ra sao? (...). BXP cũng không thích lối vẽ ẩn dụ hay nhồi nhét ý tưởng vào tranh, ông cho rằng tranh không nên làm thay chức năng của văn chương. Một bức tranh chuyển tải ý tưởng dễ làm cho nó trở nên nặng nề, căng thẳng và tệ hại hơn, nó dễ bị rơi vào "cải lương" và tầm thường. Hiểu được tinh thần của BXP, tôi cũng mong bạn đừng xem tranh của ông như cách xem (...) ở một thời đã xa, người ta đã từng xem tranh bằng sự suy diễn.?

    Càng về sau, tôi càng đồng cảm được (theo nghĩa thừa nhận) với tâm hồn của người họa sỹ khi vẽ tranh. Cũng giống như trong một bài thơ, chúng ta không thấy những hiện hữu bình thường ngoài đời, nhưng mà thơ lại là người, lại là cuộc đời. Người họa sỹ có lẽ cũng vậy, họ vẽ tranh bằng tình cảm và tâm hồn của họ. Cho nên bức tranh vẽ cảnh thật mà lại không phải cảnh thật, ấy vậy mà khi nhìn vào tự dưng thấy rung động, cho dù ta không biết đặt cho sự rung động ấy một cái tên rõ ràng. Tôi nhớ mãi một đoạn người dẫn chuyện hỏi BXP về những góc phố lúp xúp mà ông rất thích vẽ ở hai khía cạnh: trong tranh và ngoài đời (hay cuộc đời ông):
    Cũng đã có khi, người ta hỏi BXP: ông thường thích vẽ những góc phố cổ lúp xúp, lô nhô ấy, vậy ông có thích sống và ở trong những ngôi nhà ấy không? BXP đã trả lời là KHÔNG, ông yêu thích và vẽ nó bởi nó rất hội họa .Cũng như, nếu vẽ một con thuyền trên sông các họa sĩ sẽ chọn vẽ con thuyền đơn sơ chứ không vẽ chiếc tầu thuỷ hiện đại, và chiếc bàn là dùng than đã đi vào các tác phẩm hội họa chứ không phải chiếc bàn là dùng điện.
    Khi một cô gái rơi vào tình yêu, cô ấy có thể viết vào nhật ký hay tâm sự với bạn bè: "Anh ấy có cặp mắt đẹp nhất thế giới " điều đó chẳng có gì sai, nhưng nếu ông bác sĩ muốn bác bỏ ý kiến ấy mà vạch mắt anh ta ra để chứng minh, thì cũng đúng, mắt anh ta có vấn đề gì mà đáng quan tâm? Cuộc sống trở nên đẹp có lẽ được người ta nhìn nó bằng "giấc mơ đời hư ảo", tương tự, với hội họa, cả người xem lẫn người vẽ chỉ nên nhìn và vẽ bằng con mắt của trái tim.
    Giờ đây ,nhìn ngắm tranh phố cổ của BXP, người xem nhận thấy họa sĩ như đã gửi gắm những kỉ niệm, hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ trong tranh Phố Phái, như một dự báo tất yếu về sự đổi thay và biến mất của những khu phố cổ Hà Nội.
    ...
    Lúc này phải nói rằng ?othưởng thức cái đẹp? ở đây được đề cập ở một góc độ rất tinh tế, chứ không phải chỉ ra thành quy tắc cứng nhắc và luôn luôn hạn chế trên một trường phái tranh, trên một phương pháp và kỹ thuật thể hiện nào đó, thậm chí dựa trên cả tâm hồn và nhân cách của người họa sỹ.
    Khi xưa, BXP cũng thường xuyên bàn luận về cái đẹp, và các ông cũng đã không biết mệt mỏi để tranh cãi về tiêu chuẩn của cái đẹp. Và BXP phái đã nói: ?oTrong hội họa, nhiều khi: ĐẸP MÀ KHÔNG ĐẸP, KHÔNG ĐẸP MÀ LẠI ĐẸP. Tranh luận về cái đẹp cũng giống như tranh luận về mầu sắc, nghĩa là sẽ chẳng bao giờ tìm được tiếng nói chung. Một cô gái, hay một bức tranh, mà ta cho là đẹp, người khác cũng có thể thấy là đẹp, nhưng cũng có thể thấy là xấu. Nó tùy ở những quy ước, những định kiến có sẵn về cái đẹp, mà mỗi người chúng ta đã hấp thụ được từ môi trường văn hóa, giáo dục mà ta có . Tuy nhiên, cái đẹp không có quy ước chung. Và đó cũng là may mắn cho thế giới này, nếu không chắc hẳn trong nghệ thuật sẽ chẳng còn điều gì là bí mật nữa, cái đẹp sẽ hết còn là muôn hình muôn vẻ , con người cũng sẽ hết còn có thể mơ tưởng đến một ?ocái đẹp?, hay ?ongười đẹp? lý tưởng nào nữa, tất cả đều đã được an bài, đều đồng điệu, hay đơn điệu cả rồi, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ chắc cũng chẳng còn gì để miêu tả, tán tụng.?
    ...?
    Trên đây mới chỉ nói qua về Bùi Xuân Phái, chứ nếu như tiếp tục tìm hiểu về cuộc đời của ông, các tác phẩm của ông, rồi cuộc đời và tác phẩm của một vài họa sỹ nổi tiếng khác, chúng ta sẽ thấy họ có những hoàn cảnh đặc biệt hoặc họ có một nhân cách và một tâm hồn đáng kính ở trong chính sự bình dị của họ. Sự sáng tác và cảm thụ của họ vượt quá xa tầm của chúng ta. Và có thể nói nhiều lời hơn như thế để ca ngợi họ một cách trung thực. Nhưng cũng từ đó mới thấy rằng những hiểu biết và trình độ cảm thụ hội họa của mình mới chỉ dừng lại ở mức độ gọi là ?ogiác ngộ ban đầu?.
    (Còn nữa)
    ------------------------------------------------ o O o -------------------------------------------------------
    [5] Trang web của 31cuadong:
    Về Bùi Xuân Phái
    http://www.buixuanphai.com/
  5. thansammic21

    thansammic21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    1
    (Tiếp theo)
    Một đề tài mà các họa sỹ cũng hay chú ý đó là vẽ chân dung. Khi vẽ chân dung cũng có thể theo nhiều trường phái khác nhau và đa số các họa sỹ thường chọn chân dung thiếu nữ để vẽ, bởi lẽ họ chọn vẻ đẹp tự nhiên của con người làm niềm cảm hứng. Vẫn trong mạch viết về các họa sỹ trong nước, tôi xin được trình bầy vài cảm nhận một số bức tranh chân dung mà tôi thích. Đó là những bức tranh dễ cảm nhận vẻ đẹp của nó vì nó không thuộc trường phái trừu tượng hay lập thể.
    Bức tranh đầu tiên này có thể nói rằng không phải là tranh thiếu nữ mà là tranh một bé gái. Đây là một bức tranh tôi rất thích ngắm nhìn, bởi lẽ cô bé này dễ thương quá! Cô bé có mái tóc mềm và dầy, được chải gọn gàng. Vầng trán rộng, lông mày đậm, mắt mở rộng và nhìn thẳng chăm chú, sống mũi thẳng, miệng chúm chím, đôi má bầu bầu, cái cằm tròn trịa. Các chi tiết như lông mày, sống mũi, đôi môi, đôi má đều được được vẽ rất đầy đặn. Dáng ngồi nghiêm túc cùng với nét mặt mà đặc biệt đôi mắt và đôi môi đã được họa sỹ đặc tả một vẻ dịu dàng và thanh khiết. Cô bé ngồi ngay ngắn trên ghế, đôi bàn tay thon mềm và hai bàn tay đan khẽ vào nhau, đặt nghiêm túc nhưng lại rất thoải mái ở phía trước. Chỉ có một cảm nhận ập đến đối với người xem tranh, đó là cảm giác như đang được chiêm ngưỡng một cô bé rất xinh xắn, thật sự ngoan ngoãn và vô cùng dễ thương. Không thể nghĩ rằng đây là một bức tranh vẽ theo trí nhớ mà nó như một bức ảnh chân dung, một bức chân dung vẽ truyền thần và mọi đường nét đều mềm mại, cân đối và đầy đặn.
    Họa sỹ Bùi Thanh Phương vẽ nhiều tranh thiếu nữ. Tôi thích bức tranh trên đây. Tranh thiếu nữ của Bùi Thanh Phương mang dáng dấp thiếu nữ châu Á, nhưng tôi trộm nghĩ, chúng không có nhiều dáng dấp của thiếu nữ trong nước. Riêng bức tranh này thì giống với thiếu nữ Việt Nam nhất. Nhìn thiếu nữ này ta thấy có dáng dấp của một học sinh trung học phổ thông. Cũng giống như bức tranh trên, các chi tiết được thể hiện rất mềm mại, cân đối và đầy đặn. Tuy nhiên, khác với bức tranh bé gái ở trên, bức tranh thiếu nữ này không đặc tả sự nghiêm túc, ngoan ngoãn đến mức dễ thương và ngây thơ của bé gái mà đặc tả sự duyên dáng và yểu điệu của một thiếu nữ. Họa sỹ không vẽ trực diện mà vẽ nghiêng người để thấy được dáng người thanh tú của thiếu nữ. Các chi tiết chính được vẽ nhẹ bằng các đường liền nét gợi lên cảm giác mềm mại. Một lý do để vẽ nghiêng nữa, đó là khuôn mặt hơi quay lại phía người xem chính diện, do đó đặc tả được vẻ đẹp tuyệt với của đôi mắt, đôi môi và sống mũi. Có thể nói rằng, trong bức tranh này, đôi mắt và đôi môi là truyền cảm nhất. Các chi tiết như mái tóc tết thành dải thả xuống dưới, bờ vai mềm, đôi bàn tay thon thả ôm cặp sách được họa sỹ đặc tả nét duyên dáng, dịu dàng của thiếu nữ.
    Trong các bức tranh thiếu nữ của họa sỹ Mai Thanh Châu, tôi thấy thích nhất bức dưới đây, nó có phong cách và kỹ thuật thể hiện giống bức tranh thiếu nữ nổi tiếng của họa sỹ Tô Ngọc Vân.
    Hai bức tranh này đều đặc tả vẻ duyên dáng, yểu điệu của thiếu nữ bằng các đường nét cách điệu. Sự cách điệu thể hiện chủ yếu ở khuôn mặt nhìn xuống trong dáng ngồi hơi nghiêng cùng với cách chọn vị trí cho hai cách tay, với cách mà họa sỹ đặt và thể hiện về đôi bàn tay mềm mại. Chính các chi tiết ấy đã thể hiện sự quyến rũ của các thiếu nữ. Bức tranh của họa sỹ Mai Thanh Châu ít tả thực hơn so với bức tranh của họa sỹ Tô Ngọc Vân. Cụ thể là trong bức tranh bên phải, các đường nét được vẽ phác nhiều hơn, mang nhiều nét mảnh hơn, cách điệu nhiều hơn. Riêng tôi thấy, thiếu nữ ở bức tranh bên phải lại quyến rũ nhiều hơn. Cả hai gương mặt, dáng người và ngực đều được đặc tả rất nổi bật. Mắt được vẽ bởi hàng mi dài và đậm diễn tả dáng nhìn xuống hết sức e lệ. Thiếu nữ bên trái có vẻ như là mắt một mí và khoảng cách giữa mi mắt và lông mày hơi xa nhau và hơi quầng lên (cao lên) một tý xíu cùng với đôi má ứng hồng, đôi môi đỏ thắm gợn lên một chút suy tư của người con gái đang lớn. Thiếu nữ bên phải thì có mắt và lông mày cân đối. Họa sỹ Mai Thanh Châu đã thành công trong việc thể hiện đôi mắt của thiếu nữ chỉ bằng một nét đậm ấn nhẹ nhưng rất mềm và đều. Cả hai khuôn mặt đều thanh tú, cả hai dáng người đều mềm mại thướt tha. Hai bức tranh quả thật là đẹp.
    Đối với họa sỹ Dương Bích Liên, về tranh thiếu nữ, tôi thích nhất là hai bức dưới đây, các bạn xem tranh hãy tự cảm nhận và thử cho lời bình nhé. Mỗi người có một cách nhìn ... nhiều người hợp lại không biết giao nhau có nhiều không nhỉ:
    (Còn nữa)
  6. thansammic21

    thansammic21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    1
    Em không rành về hội họa, chỉ gần đầy tập tành chụp ảnh nên có đôi chút cảm nhận về nghệ thuật nhiếp ảnh, bộ môn nghệ thuật khá gần với hội họa. Sẵn thấy chủ đề thấy mình biết chút đỉnh, nên góp lời với mọi người cho vui.
    Theo em, nhiếp ảnh, hội họa và các môn nghệ thuật khác có chung với nhau 3 tầng cấu trúc mà em gọi tạm là: nghệ thuật, ngôn ngữ, và thông tin.
    Nghệ thuật là tầng vật chất nhằm thu hút sự chú ý của con người. Bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào thì đều phải đạt được yêu cầu tối thiểu: thu hút được sự chú ý của con người. Con người cảm nhận thế giới bằng 5 cách: nhìn, nếm, ngửi, sờ, và nghe. Tầng nghệ thuật cũng phát triển dựa trên các cảm nhận này. Nghệ thuật thu hút cái nhìn sử dụng màu sắc, ánh sáng, đường nét, hình dáng, ... Nghệ thuật thu hút vị giác sử dụng vị mặn, ngọt, chua cay, ... Nghệ thuật thu hút thính giác sử dụng âm thanh trầm, bổng, nhỏ, to, ... Một đồ vật, sự kiện, động tác, ... mang tính nghệ thuật đầu tiên phải gây ấn tượng với người mà nó tương tác thông quá các yếu tố như trên. Một bức tranh chỉ là một miếng vải đầy vết sơn, nhưng sẽ có người gọi nó là một tác phẩm nghệ thuật nếu những vết sơn đó làm kích thích được, thỏa mãn được thị giác của người đó. Một con dao thái rau vẫn là một con dao thái rau, nhưng nếu đường nét, hình dáng, hoa văn của nó thu hút, kích thích, và gây ấn tượng được thì nó sẽ trở thành 1 tác phẩm nghệ thuật.
    Ngôn ngữ là cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật để chuyển tải thông tin mà người tạo ra tác phẩm nghệ thuật muốn truyền đạt. Ngôn ngữ nào cũng gồm 2 yếu tố cơ bản: từ vựng và ngữ pháp. Từ vựng ở đây là các yếu tố nghệ thuật đã nêu, ngữ pháp là cách thức sử dụng chúng. Tầm mức của một nghệ thuật gia phụ thuộc vào mức độ điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật VÀ kiến thức, tầm nhìn, triết lý sống của bản thân người đó. Hầu như ai cũng có thể nói được, nhưng nói đúng, hay, và nhiều ý nghĩa thì lại là chuyện khác. Ngữ pháp về màu sắc trong hội họa cũng sẽ tuân theo quy tắc nóng, lạnh, tương phản, bổ trợ, ... Ngữ pháp về bố cục trong hội họa cũng sẽ tuân thủ các nguyên tắc 1/3, xa gần, rõ mờ, ...
    Vì có ngôn ngữ, nên một tác phẩm nghệ thuật có thể xem như một tuyên ngôn, một bài thơ, một câu chuyện, ... Người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật càng am tường về ngôn ngữ của một nghệ thuật sẽ càng nắm bắt được những gì mà người làm ra tác phẩm đó muốn truyền đạt. Ví dụ như:
    Thoạt nhìn, đây chỉ là một bức ảnh bình chụp trên một lề đường có một ông già, một người đàn bà và một đứa con nít. Nhưng nếu nhìn kỹ, bức ảnh có thể đang kể cả một câu chuyện. Ông già bên lề đường với 1 gương mặt không đọng nét khổ cực, dường như chấp nhận được cuộc sống của mình. Cách cánh tay trái đặt và dáng ngồi càng thể hiện điều đó. Nếu cũng ông già đó mà lưng khòm xuống, tay ôm mặt, chân co lên thì bức ảnh có lẽ kể nhiều về 1 bi kịch hơn. Màu đỏ của chiếc quần mà ông già mặc cùng với màu vàng trên chiếc áo của người đàn bà một mặt tạo ra một chút không khí cho bức ảnh, mặt khác cũng kể cho người xem về một văn hóa y phục của người bản xứ từ kiểu áo quần cho đến màu sắc. Có thể câu chuyện sẽ còn dài hơn nữa, nếu em hiểu hơn về ngôn ngữ nhiếp ảnh: tại sao ông già lại ngồi bên phải, ánh nhìn của đứa bé thể hiện điều gì, bức vách ngăn giữa 2 bên phải chăng muốn kể về 2 mảnh đời khác nhau, ....
    Một tác phẩm hội họa có lẽ cũng truyền đạt tương tự như vậy. Tại sao tác giả dùng nét cong chứ không phải nét thẳng, tại sao vẽ nhỏ chứ không phải vẽ to, tại sao dùng màu đậm chứ không phải nhạt, tại sao đôi mắt lại để bên phải trong khi miệng lại nằm ở chân ...? Và chắc sẽ có những tác phẩm đơn giản như truyện Nguyễn Nhật Anh, và sẽ có cái phức tạp như triết của Hêghen .
    Có lẽ tác phẩm nghệ thuật diễn đạt bằng ngôn ngữ của nó, nên dù muốn hay không, bất cứ ai muốn hiểu được, cảm nhận được tốt về một nghệ thuật từ hội họa đến ẩm thực vẫn phải học và thử nghiệm trên ngôn ngữ đó.
    Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn chỉ là một phương tiện truyền tải thông tin, mà thông tin thì không đòi hỏi đến luật lệ như ngôn ngữ. Theo em, bất cứ luật lệ, mà ở trên là ngữ pháp, đều chỉ là các chuẩn mực, quy tắc để mọi người tuân theo để hiểu nhau, hoặc tiếp thu bước đầu. Thậm chí có thể nói, ngữ pháp được rút ra từ ngôn ngữ, chứ không phải ngôn ngữ tuân theo ngữ pháp. Điều này tạo ra sự khác biệt cho hội họa so với văn học viết chẳng hạn. Văn học viết truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ gần với mọi người nhất, thứ ngôn ngữ dùng để giao tiếp. Nhưng hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, ... sử dụng những ngôn ngữ xa vời hơn, nhưng giàu thông tin hơn. Một tác phẩm viết muốn truyền đạt về sự bình yên có khi cần cả một tác phẩm dài về chiến tranh, nhưng với bức họa về cơn bão làm nền, tổ chim làm đối tượng chính, hội họa làm được việc đó trong một diện tích nhỏ hơn nhiều. Và cũng vì vậy, hội họa và các môn nghệ thuật liên quan truyền đạt một thứ thông tin "mờ" hơn, thứ thông tin sẽ được phản ánh không chỉ thông qua kiến thức, mà cả lăng kính của kinh nghiệm sống ở mỗi người. Điều này làm cho mỗi người có thể cảm nhận một tác phẩm nghệ thuật một cách khác nhau.
    (traveller :thanhnienxame)
  7. thansammic21

    thansammic21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên họ là những người không phải nghệ sĩ nên có chỗ hơi ngô ... nhưng mình rất thích một số ý kiến trong đống hổ lốn trên ... Ai chịu khó đọc cho xin tí kiến ... ( tác giả tự cắt 2000 từ ) .
    Đoạn này là của thansammic21 !
  8. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Lời qua tiếng lại mới thích, quen ngôn ngữ chợ búa rồi, thể loại kinh viện, híc, ngất!
    Ko biết bao giờ mới có hứng ngồi đọc!
  9. nhietmacsinh83

    nhietmacsinh83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Ngốc thế ?
    Cái này người ta tích từ bao nhiêu ngày trước, từ nhiều nguồn, nhiều người, cứ nhớ chỗ này đã, chừng nào có hứng thì tha 1 ít vào não, ổn chửa ?
    Ủng hộ tinh than samic21
  10. blackmen06

    blackmen06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    hehhehe,cac bac tranh luan hoanh trang qua.em thap co be hong chi biet theo doi,nhuc het ca mat.

Chia sẻ trang này