1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Bác Cavalry ơi ! Tên lửa có thể bắn vào máy bay từ mọi hướng là sau này mới có Bác ạ . Loại tên lửa tầm nhiệt có thể bắn như vậy gọi là All Aspect . Nguyên tắc là thế này . Động cơ máy bay toả nhiệt nằm trong dải sóng Infra-red trong khi thân máy bay do cọ sát không khí toả nhiệt trong dải sóng Unltra Violet . Tên lửa ngày xưa chỉ có Infra-red thôi nên chỉ tail chased thôi . về sau người ta mới cho ra loại dual color nó nhắm cả Infra-red và Ultra-Violet nên có thể lao vào từ mọi hướng và chống được nhiểu do trái sáng gây ra . Tuy nhiên nhiệt thân rất thấp nên để tăng độ nhạy cảm của đầu tầm nhiệt người ta đã làm cho nó lạnh xuống để giảm nhiểu tăng tính nhạy cảm . Thông thường người ta dùng Nitrogen để làm lạnh . Cũng có loại đầu dẫn chỉ có IR nhưng làm lạnh nên rất nhạy cảm tuy không bắn được head on nhưng góc sau nhờ đó tăng rất nhiều gọi là Wide Aspect như AA-8 . AA-2 VN dùng có loại cũng được làm lạnh nên góc bắn khá rộng nhưng không có một con Atol nào là All Aspect hết Bác ạ . AIM-9L là tên lửa All Aspect đầu tiên của Mỹ ra đời năm 1976 và AA-11 Archer của Nga ra đời năm 1985( nghiên cứu từ 1973 ) mới thất sự là Dual color All Aspect . Các loại khác chỉ là IR được làm lạnh cho nhạy cảm hơn mà thôi . Vì vậy nếu cho là trong chiến tranh VN MiG-21 có thể bắn AA tầm nhiệt từ mọi hướng kể cả head on thì hihihi........Nói cho vui thôi Bác ạ .
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    về VietKedoclap.
    Đọc nhiều bài của ông này, thấy ông văng kiến thức "vong mạng". Nhưng cãi nhau thì to mồm, nên cũng ngại, kệ.
    Thân máy bay cọ sát với không khí sinh ra "Ultra-Violet" ?????? Thế này thì quá lắm, không nhịn được, các bác cho spam tí nhé.
    Ultra-Violet = nhỏ hơn tím, hay tử ngoại. Vùng bước sóng mắt cảm nhận được là từ đỏ (lớn) đến tím(nhỏ), cận vùng đó (lớn hơn đỏ và nhỏ hơn tím), là cận ngoài, là ngoài tím (nhỏ hơn tím, ngoài tím, tử ngoại), là ngoài đỏ (lớn hơn đỏ, ngoài đỏ, hồng ngoại). Ở ngoài vùng nhìn được, tức không nhìn được.
    Hồng ngoại là Infra-Red.
    Tử ngoại là Ultra-Violet.
    Hai tia là cận vùng nhìn được, một đầu này và một đầu kia.
    Khi nhiệt độ tăng, các phần tử chất rắn phát xạ. Với nhiệt độ rất lớn, các chất khí trở thành flasma, do các phân tử đập vào nhau, mất hay thêm điện tử, thành ion bay lung tung. Việc điện tử nhảy vào ra nguyên tử làm thay đổi năng lượng điện tử, làm chất flasma phát sáng.
    Khi chất rắn bị nung nóng, đến 3000 (ba ngàn độ), vẫn chưa có tử ngoại, phần lớn là ánh sáng đỏ (đèn sợi đốt vonphrram). Khí hồ quang có nhiệt độ 6000 (sáu ngàn ) độ phát xạ trắng, có chút tím. Chỉ bề mặt các sao lùn trắng (đã ngưng hoạt dộng, cô đặc) và bề mặt các sao lớn gấp hàng ngàn lần mặt trời, nhiệt độ hàng vạn độ, mới phát xạ tỷ lệ lớn tử ngoại.
    Flasma trong đèn ống, quanh thân máy bay thử nghiệm do dòng diện bắn phá phân tử. (flasma tạo ra bởi dòng điện được thử nghiệm quanh máy bay chiến đấu để giảm 15% ma sát và tàng hình), tạo ra phần lớn tử ngoại.
    Như vậy, ma sát tạo ra Tử ngoại, Ultra-Violet phải có nhiệt độ hàng vạn độ hay được sinh ra bằng điện, tức máy bay flasma tàng hình đang được thí nghiệm.
    ---------------
    Đầu dò hồng ngoại được chế tạo trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu, đầu dò gồm thấu kính và gương quay, để sử dụng cảm biến duy nhất. Giữa những năm 1950, các kỹ sư Đức cùng Mỹ hợp tác đưa ra AIM. Tên lửa được Trung Quốc thu được trong eo Đài Loan 1958 và được khối Cộng Sản dùng. Hiện nay, số lượng cảm biến lên tới 25-50 triệu, được làm mát với chu kỳ nhiều trăm lần/1 giây bằng điện (cơ chế làm lạnh tiếp giáp). Điều đó cùng với kỹ thuật sử lý lớn mạnh cho phép phân tích hồng ngoại, chứ không đuổi theo điểm nóng, đâm đầu vào mặt trời hay mồi giả. Thân máy bay có nhiệt độ thấp hơn nhiều động cơ (chứ không phải nhiệt độ cực cao), phát ra bước sóng thấp hơn. Việc phân tích điểm nóng có nhiệt độ khác nhau dựa vào tỷ lệ cường độ của các dải tần(đều trong hồng ngoại, Infra-Red), càng thấp thì càng nguội. Bước tiếp theo là nhận dạng hình học. Để làm chính xác, có kỹ thuật kết hợp radar-link-đầu dò hồng ngoại. Năng lượng phát xạ của thân khá lớn, thậm chí lớn hơn động cơ, nhưng thu bước sóng thấp khó khăn hơn. Việc tấn công mọi hướng yêu cầu đo xa, nên kỹ thuật kết hợp radar-link-đầu dò hồng ngoại hỗ trợ tốt. Nhưng yêu cầu quan trọng nhất với tấn công mọi hướng là khả năng lái của tên lửa. Tên lửa hiện đại vừa lái lực đẩy, vừa lái cánh đuôi, có cánh mũi kết hợp con quay hồi chuyển cực nhậy (cánh mũi kết hợp con quay hồi chuyển quản lý hướng tên lửa nhanh và chính xác). R-73 (Nga) là tên lửa chế tạo đã lâu, khá lạc hậu, nhưng là tên lửa tốt nhất về mặt này.
    SAM-18 vác vai (Nga), đuổi theo động cơ-không phân biệt thân và động cơ trong đầu dò, nhưng có phân biệt mồi giả và động cơ thật. Nó quá nhỏ (vác vai), không nhận dạng thân nhưng khi đến động cơ, nó vượt lên một khoảng rồi mới nổ, chùm nổ định hướng lên trước, đó là vết đạn trên một chiếc A-10.
    Hết chỗ nói, thân máy bay phát tử ngoại do ma sát với không khí, bác này hàm hồ rất nhiều, đến chỗ này thì.......có lẽ, ông tổ bác ấy ngồi trong cỗ máy hàng vạn độ này.
    LarvaNH thích bài này.
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Cũng nên đính chính lại một số thông tin trong này.
    Trong chiến tranh miền Bắc, mặc dù có sự phanr đối của chuyên gia Liên Xô, nhưng tên lửa cũng đánh SR-71, tất nhiên là chuyên gia đúng, phí dạn.
    Nhưng không có tên lửa nào bị Mỹ bắt, đó là chuyện bịa rất vô lý.
    Duy nhất một lần, tên lủa SAM-2 và Mỹ gần nhau, nhưng còn xa lắc để bắt, đó là hè thu 1972.
    1971, Lam Sơn thất bại (chỉ huy tiền tuyến bị bắt), đánh dấu lần tiến công cuối cùng cuả Miền nam. 1972, Miền Bắc tấn công, có tăng, thử nghiệm đội hình binh chủng hợp thành cấp quân đoàn, đe doạ xoá sổ chính quyền Miền Nam. Những đoàn xe lớn cần phòng không. Kết quả 1972 là tháng giêng 1973, Miền Nam phản công chiến lại được một phần Nam Quảng Trị, Bắc và Tây Quảng Trị Miền Bắc giữ cùng cảng Cửa Việt. Miền Nam phản công được là Miền Bắc hứng chịu một đợt ném bom B-52 lớn nhất từ trước đến giờ. Ở Quảng Trị, 1972, 420 ngàn tấn bom đã được Mỹ thả xuống để cứu Miền Nam(nhiều chục lần một bom nguyên tử). Phòng không chưa đủ mạnh, thiếu hậu cần làm tăng miền Bắc thiệt hại và lui. Đây là đợt để tên lửa thử nghiệm chống B-52, một vài tên lửa được kéo và gần chiến tuyến, nhưng lúc này, trên chiến tuyến không còn Mỹ tham chiến trên bộ và tên lửa cũng ở cách xa địch hàng trăm km. Không thể có quả đạn nào bị bắt trong tình huống này. Còn suốt chiến tranh, tên lửa SAM-2 xa Mỹ lắc lơ, cõ lẽ, CIA bí mật ăn trộm được đạn ở Thanh Hoá, Hải Phòng???? rồi chở về Mỹ??????
    "Nguồn Quân Đội Mỹ", ảnh chụp tên lửa SAM-2 bắt được ở Việt Nam, là láo.
    Những ngày đầu chiến tranh trên bầu trời miền Bắc có tên lửa, có một trận đánh thú vị ở vùng Sơn Tây. Ngày hôm trước, tên lửa phóng lên từ đây đã diệt máy bay trên đường đến mục tiêu. Tên lửa sau đó được rút ra và thay thế bằng pháo phòng không. Nhưng trong không ảnh, có rất nhiều racót-người ta gọi những tên lửa giả làm bằng cót như vậy, chúng còn cháy khói mầu như nhiên liệu thật, bằng bột màu. Kết quả là pháo phòng không tiếp tục bắn hạ máy bay chiến thuật bổ nhào vào trận địa tên lửa giả.
    Ngay từ đầu thời đại các tên lửa đất đối không, biệc bắn chặn, bắn mọi hướng đã được thực hiện, DELTA(Mỹ), SAM-1 (Nga) là phát triển tiếp theo tên lửa SAM Đức phát xít và SAM 3 được thiết kế để đánh chặn. Ngày dó, khả năng chính xác của hệ điều khiển tồi, được thay bằng đầu đạn lớn, thậm chí đầu đạn hạt nhân trong hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Nga. SAM-2 có đầu đạn 295kg, nhưng là tên lửa bắn đuổi, chỉ hệ thống chống tên lửa đạn đạo SAM-2 mang đầu đạn hạt nhân mới dùng đánh chặn. SAM-3 đánh chặn tốt hơn. SAM-1 cũng đánh chặn nhưng hiệu quả thấp và số lượng ít, chỉ được sử dụng bảo vệ Moscow. Nói chung, khả năng đánh mọi hướng cần yêu cầu radar-link để tăng khả năng đo đạc mục tiêu. Khả năng đánh hướng góc lớn có từ thời đầu của tên lửa, không liên quan gì đến khả năng phân tích bước sóng hồng ngoại để nhận dạng thân, mồi giả, động cơ của đầu dò hồng ngoại. Đó là khả năng phân tích-nhận dạng mục tiêu của đầu dò hồng ngoại.
    Các tên lửa không đối không hay đất đối không nhỏ dùng hồng ngoại có khả năng đánh hướng góc lớn kém do khó đo xa và tốc độ mục tiêu. Khi radar-link phát triển, tên lửa mang đầu dò hồng ngoại kết hợp định vị mục tiêu bằng radar-link thì khả năng đánh góc tới lớn tăng vọt. Tên lửa thuần hồng ngoại là định hướng, một số tên lửa điều khiển radio cũng là định hướng radio. Để đánh chặn, cần định vị (định hướng cộng thêm đo xa, đo tốc độ).
    Bước tiếp theo, khả năng lái và ổn định động lực của tên lửa nhỏ phát triển. Điều này đạt được do các CPU toán học lớn giải quyết cực nhanh các bài toán lọc nhiễu tạo ra các senor cực nhậy trên đầu đạn, cụ thể là con quay hồi chuyển và tích phân quán tính cùng với đầu dò. Điều này, tạo ra khả năng lái cánh trước, các máy bay và tên lửa mang được cánh phía mũi, sự bất ổn do cánh trước gây ra được máy tính bù vào, lợi của cánh trước là lái nhậy. Một ứng dụng nữa là lái lực đẩy bằng dòng khí phụt ra từ động cơ, lái được trong tốc độ thấp và lực lái mạnh. Điều này tăng khả năng cơ động của tên lửa định hướng, làm khả tăng tấn công góc tới lớn của tên lửa thuần định hướng tăng lên. Nhưng cho đến nay, tên lửa thuần định hướng chưa có khả năng tấn công góc 180 độ. R-73 là tên lửa kết hợp radar-link-đầu dò hồng ngoại, điều này làm cho nó tấn công và xuất phát mọi góc, là tên lửa hồng ngoại tốt nhất về góc độ này.
    LarvaNH thích bài này.
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bác than_dau_tuat không nên lăng mạ người khác như thế. Đầu dò của SA-16 cũng là loại 2 colour UV và IR rồi. Bác check lại đi rồi hẵng văng lung tung.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 05/09/2005
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    @ Than_dau_tuat
    "Giữa những năm 1950, các kỹ sư Đức cùng Mỹ hợp tác đưa ra AIM. Tên lửa được Trung Quốc thu được trong eo Đài Loan 1958 và được khối Cộng Sản dùng".
    Cậu cho nguồn đọc thêm được không?
  6. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Thưa Ngài Thân-Dậu-Tuất em không muốn to mồm cũng không được rồi . Sóng UV có bước sóng dài 10-400 nanometer Bác ạ ( trong dải sóng ánh sáng , Electromagnetic Spectrum ) hihihi...thế còn có bao nhiêu nguyên nhân làm phát sinh sóng UV ? hhihihi....Tại sao kính săn tầu ngầm lại dùng thiết bị săn tìm ánh sáng trong dải sóng 4 - 400 nanometers nhỉ ? Bác không biết vì sao UV giúp seeker tránh bị nhiểu vì sao nó giúp seeker NHÌN thấy thân máy bay . người ta làm lạnh seeker bằng điện à ? tôi giật mình đấy hihihi....rồi còn vụ Radar-IR nữa nó là gì ? Rồi phân tích hình chứ không tầm nhiệt . đấy là Radar IR image đấy . Dual color seeker chắc cũng không biết . Trước khi Bác bác bỏ bài của tôi cũng nên chiụ khó săn tài liệu vài ngày cho thoả đáng bác ơi có vậy mới tốt chứ . Đọc vọt vẹt rồi vội phán thì hihihi....
    Kiến thức sơ đẳng quá cũng không biết vậy thì đọc cái tự điển bách khoa hy vọng dễ hiểu hơn Bác ạ . Ra gió nhớ mặc áo ấm nhé hihihihi....
    link về dual color seeker và all aspect missile ( có thể dùng google search cả vạn nếu chiụ khó chút thời gian )
    http://en.wikipedia.org/wiki/Infrared_homing
    Cám ơn Bác MiG rất nhiều . Bác nói rất đúng chính vì SA-16 mang đầu dò 2 màu nên người ta đánh giá nó rất cao ạ .
    Được vietkedoclap sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 05/09/2005
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    VietkeDoclap,
    Để ý làm gì, lại giọng văn của một Huyphuc81_nb đấy mà.
    Theo tôi cứ đưa nguồn của thông tin, chứ cãi nhau đi cãi nhau lại vô ích thôi. So many men so many mind.
  8. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi Bác KQNDVN vì tôi kéo cuộc chiến tranh UV vào đây . Tuy nhiên xin phép Bác một ít không gian nhé ? dù sao cũng là liên quan đến seeker của tên lửa và nhằm xác nhận việc chiến thuật bắn tên lửa vào thân máy bay trong chiến tranh VN có thật không , nó liên quan đến All Aspect missile , Cám ơn Bác nhiều .
    .................................................................
    Thưa Giáo Sư Thân-Dậu-Tuất :
    " bề mặt các sao lớn gấp hàng ngàn lần mặt trời, nhiệt độ hàng vạn độ, mới phát xạ tỷ lệ lớn tử ngoại. "
    Trên đây Em copy lại y nguyên nguyên văn của Bác ạ .
    dưới đây em copy lại nguyên văn của tiến sĩ vật lý Anton Skorucak, M.S. Physics : " The Sun is a strong UV emitter but only near UV reaches the surface of the Earth because the ozone in the atmosphere absorbs all wavelengths below 290 nm. "
    http://www.physlink.com/Education/AskExperts/ae225.cfm
    ........................................................................................
    Sự khác biệt giữa các nhóm sóng Electromagnetic ở chổ nào nhỉ ? Tại sao người ta gọi UV là ánh sáng đen , là ánh sáng lạnh nhỉ ? xin Giáo Sư T-D-T giúp em với .
    ...................................................................................................
    xin Giáo Sư giúp em giải thích hai hiện tượng trái ngược nhau trên tấm hình này . Sau đó thì sẽ lòi ra tại sao người ta phải dùng seeker với UV và IR cho All Aspect missile thôi mà .
    [​IMG]
    Được VietKeDocLap sửa chữa / chuyển vào 00:24 ngày 06/09/2005
  9. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Xịt Nai tham gia tí hen .
    Theo chủ quan tui thì hình như ku em @VietKedoclapcho rằng tên lửa tầm nhiệt loại All Aspect là do nó có thêm chức năng dò tia UV hen
    Còn theo tui được biết thì khả năng nhắm bắn all-aspect của tên lửa không đối không tầm nhiệt đầu tiên là ku AIM-9L không phải là do IR/UV mà vẫn cơ bản là IR với thay đổi về hóa chất dùng cho đầu dò. Cụ thể là Lead Sulfide (PbS) được thay bằng Indium Antimonide (InSb) giúp cho đầu dò của AIM-9L phát hiện ra được mục tiêu ở bước sóng dài hơn (không phải là ở bước sóng ngắn hơn như do khả năng phát hiện qua UV mang lại). Một yếu tố bổ sung cho tính nhạy cảm của đầu dò một lần nữa là việc làm nguội đầu dò bằng nitrogen lỏng hay một loại khí nén nào đó. Link nè :
    http://www.phoenixosfs.org/mambo/index.php?option=content&task=view&id=80&Itemid=51
    Về cơ bản thì máy bay mục tiêu thải nhiệt qua động cơ máy bay. Động cơ máy bay khi hoạt động đốt nóng phần kim loại của và quanh động cơ (hot metal of jet tailpipe). Thường kim loại đốt nóng này thể hiện mục tiêu nhiệt ổn định hơn nhiều so với cái mà người ta thường hay nhắc đến về mục tiêu nhiệt là khí xả của động cơ máy bay mục tiêu (jet exhaust). Khí xả động cơ máy bay mục tiêu mau nguội đi vì nó sẽ nhanh chóng trộn lẫn với không khí bên ngoài. Vấn đề với khí xả động cơ là không có cách nào che được nó, và thường có thể tìm ra được hướng bay của mục tiêu qua luồng khí xả.
    Những kỹ thuật nhắm bắn all-aspect ban đầu và còn dùng đến tận ngày nay của tên lửa tầm nhiệt là dựa trên phát hiện cái đuôi máy bay mục tiêu vốn có nhiệt độ cao, sau đó dựa theo aspect mà tên lửa đang nhắm đến mục tiêu mà đo lên hoặc đo xuống để tên lửa nhắm vào hướng thân máy bay mục tiêu mà lao vào. Những tính toán này dựa phần nhiều vào các thông số thu được bởi FOV (Field Of View) của tên lửa, vốn được nới rộng ra rất nhiều về sau này.
    Trích: Shaw, Bob. Fighter Combat: Tactics & Maneuvering. Naval Institute Press, Annapolis: 1985.
    Về sau này khả năng bắt mục tiêu nhiệt từ mọi góc độ còn cho phép phát hiện được những tín hiệu nhiệt khá nhỏ do ma sát của máy bay mục tiêu với không khí tạo ra (air friction) ở những bước sóng dài hơn, tần số thấp hơn. Tên lửa tầm nhiệt không đối không, hoạt động ở hai băng cơ bản có bước sóng là 3-5 microns và 8-13 microns (1 micron = 1,000 nanometers), về sau này dùng thẳng luôn IIR (Imaging Infra-Red), có lẽ hai màu IR/UV không cần thiết lắm cho tên lửa không đối không tầm nhiệt ( Cái này là chủ quan của Xịt Nai à nghe, hihi)
    Trích: Spick, Mike. Modern Fighters. Brassey''s, Washington D.C.: 2001.
    Vậy thì khả năng phát hiện UV của đầu dò có ý nghĩa gì, người ta phát triển thêm chuyện này để mần chi hen, hi hi
    UV được định trong khoản từ 4-400nm nghĩa là có bước sóng từ dưới 0.1 micron cho đến 0.4 micron. (http://en.wikipedia.org/wiki/Ultra-violet)
    Trong khoản này nghĩa là UV có cường độ (intensity) và tần số (frequency) cực lớn, nhưng bước sóng ngắn. Đầu dò IR/UV hay đầu dò hai màu được dùng nhiều ở các tên lửa đất đối không vác vai vì điểm yếu của tên lửa vác vai là ku em này dễ bị đánh lừa bởi mồi nhiệt ( flare) cháy ở nhiệt độ cực kỳ cao (high intensity) và tần số lớn nhằm đánh lừa đầu dò tên lửa. Toàn bộ hệ điều khiển của tên lửa vác vai phụ thuộc vào đầu dò, không được hỗ trợ thông tin ban đầu từ các nguồn khác chẳng hạn như radar, nên dễ thấy Stinger, SA-16 hay SA-18 đều dùng đầu dò hai màu. SA-7 trước đây chỉ có một băng với bước sóng 3-5 microns nên dễ dàng bị mồi nhiệt đánh lừa. Khả năng phát hiện UV giúp thêm vào tính hiệu quả của khả năng nhắm bắn all-aspect nhưng nó không phải là cái tạo ra khả năng nhắm bắn all-aspect về cơ bản.
    http://www.aviationnow.com/media/pdf/spec_04_missiles.pdf
    Ngoài ra Xịt Nai cũng thắc mắc là Delta của Mỹ đâu phải là tên lửa đất đối không mà có huynh đệ nào đem ra mà so sánh với SA-1 nhỉ, tui nhớ Delta là của hệ thống tên lửa hạt nhân chiến lược liên lục địa. Tên lửa đất đối không xa xưa của Mỹ là HAWK. Tên lửa đất đối không có đầu đạn hạt nhân để bắn chụp theo tọa độ, tầng cao mà vẫn trúng là một phần, một phần khác quan trọng hơn đến bây giờ là để phá vỡ hết các sóng radio trong một khoảng thời gian làm cho hệ thống điện tử của đối phương và cả của mình vô hiệu, radar của mình hay của địch xịn đến đâu cũng bỏ, ngồi xem transistors cháy có lẽ vui hơn .
    Các tên lửa tầm ngắn không đối không như R-73, AIM-9 sau này, Python, ASRAAM đều kết hợp cả radar với đầu dò hồng ngoại trong fire-control radar. Nghĩa là trước khi rời khỏi bệ phóng các tên lửa này được truyền thông tin mà radar máy bay tấn công thu được ngay trước đó nếu có, thường thì chẳng ai bật radar khi không chiến tầm ngắn, chỉ dùng IRST với laser ranger mà thôi. Sau đó thì tên lửa không có cập nhật qua datalink, tất cả sau đó phụ thuộc vào đầu dò hồng ngoại. Thành ra chẳng có gì để gọi là R-73 hơn tên lửa tầm nhiệt phương Tây cùng giai đoạn trước đây vì kết hợp đó. Cái hơn là do cái HMS, cái FOV và cái gimbal limit đáng nể của R-73. Đến bây giờ thì R-73, có là R-73M mà vẫn là tốt nhất thì ... cần xem lại . Đem đồ Mỹ hay phương Tây ra mà nói thì tui nhớ trong box này không mấy người quan tâm lắm.
    We kill people so that others can live!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 06/09/2005
  10. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Điểm mạnh của Passive Radar hình như trước đây ku VietKeDocLap có nói sơ qua trong Power Management.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/526305/trang-50.ttvn
    Đó là nguyên tắc cơ bản, còn cụ thể phải tùy tình huống chiến thuật. Đọc cái chuyện interception của máy bay ném bom Mỹ bay gần lãnh thổ Nga đều cho thấy Nga quan sát rất rõ lộ trình, hướng bay của máy bay Mỹ để lên intercept rất kịp lúc.
    Còn passive radar cho RWR thì F-4 và A-6 đều có, nhưng chỉ để chống SAM, không phải AA.
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 09/09/2005

Chia sẻ trang này