1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Có cái công thức ở chỗ này.
    http://www.rp-photonics.com/encyclopedia_k.html#k_kerr_lens
    Túm lại là tớ chẳng biết gì về cái này đâu. Nhưng tìm trong cái link này cũng có nhiều thứ về laser. Nó còn nói cái quái gì về light filaments nữa, càng xem càng thấy khó hiểu.
    Airborne laser của Mẽo cũng dựa trên cái tính self-focusing.
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em cũng đồng ý với vụ này. Em hỏi mấy câu nhé:
    1. Mấy cái mắt thần trong ổ CD có phải dùng công nghệ Laser không. Cái này thì đều thấy tài liệu kỹ thuật công nhận mà phải ko ạ.
    2. Nếu câu 1 đúng thì nó có tính tự hội tụ không và ta có thể hội tụ hay phân kỳ nó hay không. Câu này thì ta thể tiến hành bằng thực nghiệm vào bất kỳ thời điểm nào nếu cần, ổ CD chết nhà em có mấy cái đấy.
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Chú Hoàng đang nói về góc tán xạ của chùm sáng. Mà tán xạ quang thì theo tớ nói, va vào hạt bụi rồi toé loe.
    Photon giảm năng lượng thì đổi màu. Nghĩa là tán xạ thì đang từ màu đỏ chuyển thành hồng ngoại! Hay!
    Photoelectron??? Tôi chưa qua cấp 3, không biết định nghĩa này!
    e+ là phản hạt của e-, roai (right)? Tạo phản hạt dễ nhỉ!!!
    Photon giảm năng lượng như quả bóng, bật vài lần rồi im, hay là như thế nào???
    Có lẽ tôi bị nhồi sọ sai về khái niệm lượng tử. Cố học thêm vậy!!!
    Steppy thân mến.
    Ion Cr 3+ nằm trong rubi? vậy cục rubi có điện thế dương mặc định (vì Al2O3 là trung tính, đúng ko nhỉ???)
    Bạn không tách được nguyên tử ra khỏi phân tử, ion: Đúng. Nhưng cái chính, phân tử là vật mang, Nguyên tử là vật phát xạ. thế theo bạn, phân tử phát xạ vì sao????
    Tôi dùng Nguyên tử phát xạ laser, vì thế tôi không phản đối bạn dùng chữ nguyên tử, nhưng Ion thì... (vì ion SO4- chẳng hạn, nhiều nguyên tử quá). Phân tử thì như tôi đã giải thích.
    Bạn thân mến, về quan niệm hơi hiện đại, vật chất và năng lượng là 1. Vật chất là năng lượng, và năng lượng là vật chất. Hơn nữa không tồn tại khái niệm hạt năng lượng, mà chỉ có khái niệm hạt mang năng lượng.
    Câu hỏi của bạn về mật độ laser nếu hai gương phản xạ tòan phần rất thú vị. Quả thực bài tóan này, cũng như bài tóan cường độ dòng điện trong chất siêu dẫn, tôi không hiểu được (công thức) nên rất khó có thể diễn nôm được. Một cách mơ hồ, tản mát công suất do tán xạ (theo nghĩa đập vào hạt tạp chất trong môi trường, không phải photon đụng vào e) sẽ làm máy phát nóng lên, song không nổ. Đến mức độ bão hòa (cân bằng động) trạng thái trong ống, các photon đạt ngưỡng mà không sinh ra nữa (giống như máy phát điện-từ, đến độ bão hòa, không chuyển tải được năng lượng cơ -> điện nữa, song không nhất thiết là phải cháy máy, đấy là tôi diễn nôm theo cách tôi hiểu). Năng lượng được tiếp thu chỉ để bù năng lượng tiêu tán. Nó sẽ không nổ.
    Mật độ chùm tia, đo bằng đơn vị công/đơn vị diện tích (jun/mm2 chẳng hạn). Không phải là đơn vị đo độ trưng, độ chói dùng lux hay quang thông dùng lumen.
    Nhà văn VietKedoclap, ngài bắt đúng gáy. Đúng là tia laser (theo cách hiểu thông thường, mà tôi hay hiểu là chùm tia) đúng là có thể hội tụ, phân kỳ đúng luật. Tôi sai trong cái dòng vàng vàng ngài chỉ ra. Song ngài lại sai khi nói đến góc tán xạ của nó. Sai thuật ngữ!!!! (tôi đã phân tích)
    Cái bim ếch pan đơ của ngài, là quy luật của quang hình. Với bất kỳ chùm sáng nào, nó cũng như vậy. song các ngài chưa ai trả lời tôi câu: vì sao thay vì thấu kính hội tụ hay phân kỳ đơn, người ta lại phải dùng cả cụm thấu kính!!!
    Thôi, tôi công nhận là tia la de có thể phân kỳ (không hiểu là mình bảo nó không phân kỳ hồi nào nữa, già thật rồi ) song có nhà văn nào chỉ ra một bức xạ có tính chất tương tự không??? Nếu không thì cái chuyện ĐẶC TÍNH (TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT) CỦA LA DE LÀ TỰ HỘI TỤ là đúng, hay sai???
    Xin lỗi, spam thêm
    Kiên ơi, anh về 2 hôm. Mai chú ra Hoa Quả Sơn 123 Ng.Khuyến nhé, anh xem cái mặt! PM cho chú số ĐT rồi! Rượu Bắc Hà về đây uống chuối lắm, fải lên Bắc Hà uống mới hay
    Được chienv sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 19/09/2005
    Lại sửa, để xin lỗi cả nhà và cụ Anh Tanh, cùng các hậu duệ. Câu 1 của Chiến trong bài này là sai. Quả thực compton effect làm giảm năng lượng, tăng bước sóng.
    Rất cảm ơn UAZ đã "gây sự" để tôi có thêm được 1 kiến thức.
    Tuy nhiên, xin bảo lưu tất cả các câu sau!!!
    Được chienv sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 20/09/2005
    Sửa tiếp, vì đã hiểu photoelectron là cái gì. Một lần nữa xin lỗi và rút câu thứ 3 từ trên xuống!!!
    Tất cả những câu còn lại thì chưa rút vội
    Được chienv sửa chữa / chuyển vào 00:20 ngày 20/09/2005
  4. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái vụ dùng thấy kính là dành cho chùm công suất "nhỏ" thôi mà bác. Chùm công suất lơn như tdt đã nói, thì ko dùng thấu kình nữa. Nguyên lý của nó cũng đổi một chút là chùm sáng ko bật qua bật lại trong máy để tích tụ năng lượng như ở chùm công suất nhỏ, mà một lần phát là phát luôn: các photon chạy qua cái chất khí/rắn .... một lần thôi là phải tích đủ năng lượng rồi và phóng ra khỏi máy phát luôn. Sau đó thì máy phát phải nạp năng lượng lại cho cái khối khí/rắn nói trên ("Treo" electron lên :D) - do năng lượng nạp phải thật lớn cho nên nó tốn thời gian dẫn đến chuyện chùm công suất lơn ko thể phát liên tục mà phát từng "cục" :D. Hơn nữa máy phát phải to đùng cho nên đặt ở mặt đất dễ hơn nhiều so vói trên máy bay.
    To bác ChienV: expander phải dùng hai kính trở lên thì theo tôi hiểu rất dễ giải thích: chùm song song biến thành chùm song song lớn hơn thì làm sao dùng 1 kính được hả bác?
    Còn sở dĩ mọi người tranh cãi cái expander với bác vì ở bài tít xa kia bác nói là tia laser thì ko "expand" được cho nên muốn tạo chùm to thì chỉ có cách dùng nhiều "tia" thôi. Theo tôi có lẽ bác hiểu khái niệm "tia" ở đây như là tia sáng, nhưng mà khái nhiệm "tia sáng" thì cũng tuơng tự khái niệm "điểm", làm sao có thật trong thực tế hả bac ChienV? Còn trong thực tế khi nói "tia" laser thì thực chất là nói đến một chùm hẹp laser mà thôi phải ko?
    THeo tôi thì mấu chốt là ở chỗ nếu expand tia laser ra thì mật độ sáng trên diện tích tiếp xúc của chùm tia với múc tiêu sẽ giảm đi, và như thế để chùm tia vẫn đủ mạnh để tiêu diệt mục tiêu thì công suất của chùm tia vẫn phải khá lớn. Vả lại nếu đã thế thì sao ko chế tạo cái ống phát laser to đùng luôn đi có phải hơn ko :D - khỏi dùng thấu kính cho mệt. Hay là có khó khăn gì khi chế tạo ống phóng laser to nhỉ? Mong các bác chỉ giáo.
  5. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhận thấy Các Bác băn khoăn về beam laser siêu năng lượng làm sao kính quang chiu nổi là rất hay . Tôi tìm mải và thấy họ bảo laser đạt đến công xuất 1 petawatts thì làm hỏng kính quang . ( 1 petawatts = 10 mũ 15 watts ) và sau đây là giải pháp cho petawatts laser : ( các bác search petawatts laser thì sẽ ra rất nhiều bài về đề tài này ạ .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được VietKeDocLap sửa chữa / chuyển vào 07:25 ngày 20/09/2005
  6. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    [​IMG]
    hình 1
    Được rồi, bác chấp nhận từ Phân tử. Hình 1 này trích từ quyển bác khoa toàn thư Liên-xô. Những chỗ tớ đánh dấu là giải thích về mức năng lượng của PHÂN TỬ. Cái này là người ta giải thích dựa trên mức năng lượng của phân tử khí. Tớ đưa thêm vì Cr sẽ nhắc ở bên dưới đây ở dạng ION.
    [​IMG]
    hình 2
    [​IMG]
    hình 3
    Hình thứ 2 này nói về vật liệu kích hoạt laser, luôn nhắc đến một lọat các ION khác nhau, tớ có đánh dấu. Và Hình 3 người ta giải thích hiện tượng bằng các mức chênh năng lượng E2, E1 của ION Cr3+ trong laser Hồng ngọc. Tớ chỉ đánh dấu chứ không dịch. Bác có thể nhìn thấy rõ ký hiệu ION. Theo bác thì trong Rubin Crom chỉ tồn tại ở dạng nguyên tử độc lập Cr chứ không phải là Cr3+??
    [​IMG]
    hình 4
    Còn bây giờ tớ muốn hỏi bác thêm một chút về tính tự hội tụ của laser. Tớ dịch toàn bộ phần post trong hình 4, chỗ nào khaí niệm chuyên môn chưa chuẩn thì bác đính chính dùm nhé. Những phần đánh dấu đỏ trong nguyên bản là những chỗ quan trọng. Phần dịch có đánh dấu vàng.
    Само"окfси?овка све,а,
    Tính tự hội tụ của ánh sáng = Само"окfси?овка све,а = light self-focusing, là hiện tượng tập trung trường sóng ánh sáng trong môi trường phi tuyến (нелинейной с?еде), tức là môi trường mà chỉ số khúc xạ (показа,елO п?еломления) của nó phụ thuộc vào cường độ của trường ánh sáng. Chỉ số khúc xạ (n) của môi trường có thể tăng cùng với sự gia tăng (độ tăng) của trường ánh sáng do sự thay đổi phi tuyến của sự phân cực (cực hóa) vật chất bởi hiệu ứng cao tần Kerr, hiện tượng điện giảo, sự nung nóng ?. v.v.v. Kết quả của nó là trong môi trường xảy ra sự chệch hướng tia sáng về phía có cường độ trường lớn hơn (khúc xạ phi tuyến). Nếu sự khúc xạ phi tuyến đàn áp được độ phân tán của nhiễu xạ ( để làm được cái này công suất của dòng ánh sáng cần phải vượt qua một giá trị nhất định), thì trong môi trường xuất hiện những ?ođiểm hội tụ- focal point = "окалOн<е ,о?ки ?. Cùng với sự gia tăng của công suất, số lượng điểm hội tụ (tiêu điểm) tăng lên và chúng tiến vào môi trường tuyến tính. Trong trường hợp các xung ánh sáng, các điểm hội tụ chuyển động với các vận tốc gần bằng ánh sáng.
    Cường độ (độ tập trung) trường khi hiện tượng tự hội tụ xảy ra mạnh hơn nhiều so với khi hiện tượng hội tụ bằng thấu kính. Hiện tượng tự hội tụ có thể dẫn đến sự đánh thủng điện, có thể tạo ra quá trình tán xạ ánh sáng cưỡng bức và các quá trình phi tuyến khác.
    Trong một số điều kiện nhất định, số điểm hội tụ có thể rất lớn, đến mức mà ánh sáng sẽ lan truyền trong ống truyền song ánh sáng dao động cách điện (ос?илли?fZ?ем диэлек,?и?еском волноводе - све,оводе). Ôngs này được tạo thành bởi chính chùm tia sáng trong môi trường tuyến tính. Chùm có mặt cắt đặc biệt, mang theo một công suất tới hạn, sẽ luôn luôn giữ mặt cắt không đổi. Chính nhờ những cái ống truyền ánh sáng này mà năng lượng ánh sáng có thể chuyền đi xa được.
    Trong môi trường động ( trong các các dòng chất lỏng và gas đối lưu) hoặc khi quét chùm tia sẽ xuất hiện hiện tượng lệch góc của nó với hướng ban đầu. Góc lệch sẽ phụ thuộc vào công suất chùm tia và vận tốc chuyển động ngang của môi trường.
    Trong môi trường, mà chỉ số khúc xạ của nó giảm đi khi cường độ (trường) tăng, sẽ xảy ra hiện tượng ngược lại ?" đó là sự tán tiêu hay là làm mất tiêu điểm (де"окfси?овка = defocus = debunching ?? ) của chùm tia sáng- có thể gọi là sự phát tán phi tuyến của chùm tia. Phổ biết hơn cả là sự tán tiêu nhiệt (,епловая де"окfси?овка) dựa trên sự giảm chỉ số khúc xạ do sự nở của vật chất khi nung nóng nó lên bằng ánh sáng. TỰ HỘI TỤ và TÁN TIÊU (tôi tạm dịch thế đã) được quan sát và phát hiện trong các thực nghiệm với tia laser khi chạy qua môi trường gas và hơi ngưng tụ ( trong số đó có cả môi trường không khí và plasma.)
    ----------------------------------------------------------------------------------------------
    Tôi muốn qua đoạn dịch trên đây nhờ bác Chiến giải thích dùm là tính tự hội tụ là đặc tính đặc biệt, chỉ có bức xạ laser mới có, hay là một bức xạ ánh sáng bất kỳ nào với công suất thích hợp cũng có đặc tính tự hội tụ này nếu có môi trường phi tuyến thích hợp???. Theo như trong này thì môi trường môi trường phi tuyến, hay không phải là phi tuyến (tạm thế đã, khái niệm cụ thể sẽ tìm hiểu sau) đóng Vai Trò Quyết Định trong việc một nguồn sáng tự hội tụ hay phát tán đi. Như vậy laser có thể bị mất tính tự hội tụ (Само"окfси?овка) mà có tính tán tiêu (де"окfси?овка = defocus = debunching ?? ) trong môi trường không phải là phi tuyến. Lúc này nó sẽ không còn la laser nữa. Và bất cứ nguồn sáng, hay sóng ánh sáng nào đề có thể có tính tự hội tụ trong môi trường thích hợp. Nhờ bác chỉ bảo dùm.
    Cám ơn bác trước nhé.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 20/09/2005
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Refresh!!!!
    Tại sao chũng ta lại dừng lại ở đây nhỉ.
    Tuất tôi tóm tắt lại nội dung nhé.
    Ban đầu, có ý kiến làm nổi lên một phong trào tranh cãi ghê gớm. Ý kiến đó là:
    Thân máy bay phát tia cực tím do cọ sát với không khí. Đầu dò hai mầu dùng hai mâùg là hồng ngoại và cự tím truy tìm máy bay.
    Phản bác ý đó là:
    Thân máy bay phát hồng ngoại nhiệt độ khoảng 100 đô, đuôi máy bay phát hồng ngoại khoảng 600 độ, mồi giả chống tên lủa phát hồng ngoại và cực tím. Nếu chỗ nào có nhiệt độ cao và cực tím thì đó là mồi giả cần tránh xa.
    Một phe đưa ra: nhứng năm 1960 tên lửa tầm nhiệt không đối không đã tấn công mọi hướng.
    Phản bác: Hiện chỉ có R-73 là tấn công mọi hướng và không thể đơn thuần chỉ dùng tầm nhiệt.
    Việc tranh cãi lôi vào một số thứ, nổi nhất là laser.
    Tóm tắt lại, có hai phe, một phe coi laser công suất như đèn pin, còn một thì khác công suất là công suất.
    Phe công suất đưa ra:
    Chùm laser truyền trong môi trường không chân không tự hội tụ (Hiệu ứng lỗ khoá), tự song song và tự dồn thành công suất cao.
    Chỉ có thể chặn chùm công suất trong thí nghiệm với những cái dùng một vài lần rồi bỏ và hết sức cồng kềnh, không thể mang trên vũ khí được. Còn chùm công suất để làm súng thật sự có buồng khuyết đại công suất (là môi trường mà các điện tử bị treo lên) làm bằng khí, không đi qua chất rắn mới dùng được nhiều lần.
    Lasêr công suất được chùm công suất nhỏ gây ra và phát theo nhịp xung rất ngắn.
    Năm 2008, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay mang đại bác laser chống tên lửa mới thật sự cất cánh thử nghiệm.
    Phe đèn pin đưa ra:
    Sử dụng thấu kính (hay gương) để hiệu chỉnh công suất, chứng minh hùng hồn mằng mắt đầu CD, thậm chí đầu CD chết.
    Hiện có một thiết bị khá nhỏ gọn hình như được sử dụng để bảo vệ vùng xanh, có thể bắn hạ máy bay. (nhưng chưa nói rõ tên thiết bị đó là gì, hãng nào sản xuất, cụ thể hơn là Hollywood hay Iraq.

    Về tranh luận sâu hơn, có những ý kiến khủng khiếp:
    Photon va vào e và lệch di, thay đổi năng lượng.
    Giải thích.
    Đây là lý thuyết hoá già. Trước đây, quan sát ánh sáng đến từ các ngôi sao ở xa, người ta thấy các vạch quang phổ lui lại phía đỏ (hay là giảm tần số, hay là tăng bước sóng, hay là giảm năng lượng), càng ở gần thì càng ít giảm năng lượng, với ánh sáng đến từ các ngôi sao ở xa, vạch quang phổ càng lùi nhiều, hay mỗi photon càng ít năng lượng. Để giải thích điều này, vì điều đó, có thuyết hoá già: trong đó photon (hạt ánh sáng) bị già di do nhiều nguyên nhân. Hay là, sau khi đi qua quãng đường nhiều trăm hay nhiều nghìn hay nhiều tỷ năm ánh sáng, hạt ánh sáng bị "mòn" năng lượng của nó đi. Rõ ràng, một phe trong này mang tính suy diễn, là đệ tử chân truyền của những nhà vật lý hoá già. Thuyết hoá già còn nhiều trong sách vở và internet, search cái ra một đống.. Nhưng những người đọc nó chưa đọc đến trang sau.
    Thuyết hoá già dược xây dựng công phu, bằng rất nhiều công thức phức tạp, và bị một công thức hết sức đơn giản loại bỏ, những trang sử về thuyết hoá già được các nhà văn, nhà "link", nhà cãi cọ đưa ra như là dẫn chứng thuyết trình đầy đủ, chỉ thiếu có câu: đây là một trang sử sai lầm của vật lý.
    Công thức đơn giản loại bỏ thuyết hoá già, phản dối hàng đống công thức chứng minh photon bị "mòn", là gì??? Là công thức mô tả hiệu ứng Doppler. Nó thế này: Hai vật thu phát chuyển động ra xa nhau với vận tốc Vxn. tốc độ truyền sóng là Vts, tần số sóng ban đầu là Fbđ (tần số sống khi hai vật thu phát đứng yên). Như vậy, mỗi bước sóng khi hai vật thu phát chuyển dộng ra xa nhau dài ra Vxn / (Fbđ). Bước sóng mới là (Vts / Fbđ)+(Vxn / (Fbđ)). bước sóng này lớn hơn bước sóng ban đầu một chút ( bước sóng ban đầu là Vts / Fbđ). Hay là, nếu vật thu phát đang dịch chuyển ra xa nhau thì tần số giảm, càng xa nhau càng nhanh thì tần số càng giảm nhiều. Chúng ta đang ở vũ trụ giãn nở, vậy càng xa nhau thì tốc độ xa nhau càng lớn, photon truyền đến ta càng bị giảm nhiều năng lượng.
    Một công thức đơn giản nhưng có lý đó đã đánh đổ học thuyết suy diễn "photon mòn". Học thuyết sinh ra do người ta tìn tưởng vào "điều photon mòn" và tìm cách chứng minh nó. Kết quả đạt được khi người ta tìm được mớ công thức rối hơn khả năng hiểu được của óc người ta, hay chính người ta không hiểu được mớ công thức do họ nghĩ ra, và điều đó được coi là đúng. Học thuyết "photon mòn" vẫn được trích dẫn trong các biện luận hùng hồn chỉ thiếu câu "tắc tử" ở trang tiếp theo.
    Laser công suất lớn hoạt động bền bỉ (để có thể làm đại bác) ngày nay thế nào. Nó gồm một ống rất dài, chất khí chuyển động dọc theo ống đó. Trước khi vào ống, chất khí đã được tiêm (hoạt động treo điện tử lên mức cao chuẩn bị phát laser). Sau khi ra khỏi ống, chất khí phi thẳng ra môi trường qua miệng ống. Tia kích thích là một chùnm lasêr công suất nhỏ hơn chiếu từ đáy ống. Chùm này đi dọc theo ống, hạ các điện tử đang bị treo cao xuống, lôi theo các photon và trở thành chùm đạn đi thằng đến mục tiêu. Do giá thành của việc "nguyên liệu" bị phun bỏ vào môi trường, nên người ta tìm cách chặn nó bằng thấu kính hay gương. CŨng có một ứng dụng thực tế: thiết bị thu sét (sau đó gương bị sét đánh tan), nhưng hầu hết các gương chỉ dùng một hay vài lần, chỉ trong thí nghiệm. Các hệ thống này vẫn rất đắt, nhưng chỉ có chúng mới bắn hạ tên lửa đạn đạo. Chùm tia của chúng không gặp sai số chế tạo nên rất song song, xung rất ngắn, mật động công suất rất cao, truyền đi xa.
    Một phương án nữa để bắn hạ thiết bị bay, nhưng chỉ được trong không khí. Đó là, sử dụng máy phát với mật độ công suất nhỏ. Máy phát laser khí này khá bình thường: hai gương lõm chiếu vào nhau, giữa là chất khí đã bị tiêm liên tục, một trong hai gương chỉ phản xạ một phần. Một phần phản xạ trở lại đó đi qua chất khí đã bị tiêm và tiếp tục lôi theo các photon. Phần thoát ra ngoài gương phản xạ một phần khi đi trong không khí sẽ tự hội tụ (hiệu ứng này không sảy ra trong chân không), do đó có khả năng phá mạnh, mà không làm chảy gương. Máy phát này không phải vất gương và khí "nguyên liệu" đi, nên hoạt động lâu dài rẻ tiền. NHưng khoảng cách để hội tụ thì dài. Tia hội tụ kiểu này lại không truyền đi xa trong môi trường loãng được, và các sai số của gương không tạo ra chùm hội tụ về hướng làm chùm này không truyền đi xa trong chân không. Thế nên, sử dụng nó vẫn là mơ ước, được Hollywood đăng trong TTVNOL, dùng trong năm 2100, bảo vệ vùng xanh khỏi tên lửa siêu thanh do phiến quân Iraq chế tạo bằng phân đạm hoá học (à quên, bằng nước sông, kỹ thuật du nhập của Trung Quốc năm 2099). Do căn bệnh thiếu "tắc tử"-"mòn photon", nên có một số học giả quên yếu tố hội tụ bằng không khí, đã sử dụng súng này bắn tên lửa đạn đạo trong chân không.
    Tóm lại, đối với một số người: máy bay phát tia cực tím là tiên đề.
    Chúng ta lại hâm nóng lại nào.
    LarvaNH thích bài này.
  8. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa chuyên gia chuyên đặt điều sàm sở . Cậu lấy đâu ra cái để cho rằng có người đã đưa ra lý thuyết non già gì đấy ở đây hả ? cậu mà không copy ra được Chị đây vã cho toác cả mồm ra đấy .
    Chuyện tôi sai ở UV Tôi đã nói rồi khỏi cần cậu lo . Chuyện tại sao Bác ChienV bỏ cuộc không tranh nữa tại sao không đi lo hỏi Bác Chiến trước rồi hãy vào đây . Cậu đừng lôi Bác Chiến vào làm hư danh Bác ấy theo cậu .
    Muốn học thêm vụ photon va chạm electron Bác Hoàng đưa ra trước đây à Chị cho cái keyword mà search nè " Compton Scattering " hay " compton effect " đừng ra đây mà sủa lên như thế . Tặng thêm cho vài tấm hình về sắc thuốc nè :
    [​IMG]
    [​IMG]

    Được VietKeDocLap sửa chữa / chuyển vào 06:41 ngày 15/10/2005
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Đánh võ mồm nữa à ? Ừ thì cũng tốt, phải sặc mùi thuốc súng thế này thì mới là box QS được chứ .
    Nhắc nhở Thandautuat cái, cố làm sao viết đơn giản, dễ hiểu và chính xác thuật ngữ 1 chút được không ? Đọc bài của bác mà cứ như là "sét đánh bên tai" ấy.
    Chết thật, lâu nay cứ tưởng em Vietkedoclap là XY chứ , Vietkedoclap post hình vào cái topic bóng hồng gì của bác Đoành đi, để mình còn khẳng định cách xưng hô nữa chứ .
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 10:42 ngày 15/10/2005
  10. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Chết thật, bác Vietkedoclap là nữ. Thế mà từ trước đến giờ không biết để có cơ hội tặng bác một vài bông hồng ảo. .

Chia sẻ trang này