1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    1- Vâng em xác nhận có sự nhầm lẫn về dual color cho AA ( rất nhiều nguồn cũng lầm lẫn vấn đề này ) Tên lửa đối không vác vai , Sea RAM ....có đầu IR/UV nhưng AA thì heheeee....quả thật chỉ có IR nhiều band tầng khác nhau . vấn đề là tên lửa tầm thấp bị nhiểu năng ( như em đã trình bày ) do yếu tố mặt đất nên cần UV loại bỏ nó . AA to hơn nặng hơn và thường bay cao hơn seeker tinh xảo hơn có thể giúp loại bỏ nhiều yếu tố nhiểu . Quả thật em đọc được vài chổ cho rằng dual color trên IR AA là cùng IR cả chỉ khác độ dài sóng .
    2- Tuy nhiên cái này em thấy hình như Bác nhầm đó nhe hihihi....- Phát hiện ra mục tiêu theo năng lượng nhiệt (energy) - không cần làm nguội
    - Phát hiện ra mục tiêu theo ảnh nhiệt (photon) - cần làm nguội
    Photon nghiã là ánh sáng , Photon bản thân nó là một loại năng lượng ( energy ) . Ảnh nhiệt IIR ( image infra-red ) là hình ảnh người ta làm ra từ nguồn bức xạ Infra-red của một vật nào đó . Bất kể seeker tầm IR bước sóng nào , có dùng kỹ thuật IIR hay không thì cũng là tầm photon hết . Đời xưa củ seeker tầm IR wavelegnht khoảng 1 micron . Loại này bức xạ rất mạnh từ động cơ , từ nguồn có nhiệt độ cao . Bản thân seeker lúc bình thường đã nguội hơn rất nhiều rồi ( nghĩa là voice power nhỏ hơn nhiều so với năng lượng của mục tiêu , sóng càng ngắn năng lượng càng lớn ) theo thời gian cải tiến mổi lúc người ta càng dùng seeker với sóng dài hơn bức xạ từ nguồn lạnh hơn nên cần phải làm lạnh seeker . Đến ngày nay tầm ảnh nhiệt bước sóng khá dài nhiệt độ mục tiêu khá thấp nên việc làm lạnh càng bắt buộc .
    3- Cái vụ Mica em có nói rồi Bác hiểu sai ý em rồi , Em nói cho rõ hơn là . Tên lửa MICA với một loại tên lửa duy nhất nhưng mang mang đầu dò IR hoặc đầu dò RF không mang cùng lúc hai thứ . ( có nhiều loại tên lửa cũng như vậy )
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, ku anh không nhầm vụ đó đâu ku em à. Tìm mãi mới ra một link chỗ bán IR detector, có một file giải thích khá tổng quát, hơn cả nguồn về tên lửa của ku anh, ku em ngâm cứu nhé.
    Energy Detector:
    Microbolometers can operate near room temperature and therefore do not need vacuum evacuated, cryogenically cooled dewars. This advantage brings with it the possibility of producing low cost night vision systems for both military and commercial markets.
    Photon Detector:
    However, these detectors will also pick up the IR radiation generated by their own mountings and accompanying optics and thus must be cooled to cryogenic temperatures to minimize background noise. The following are examples of photon detectors.
    http://www.xenics.com/DOC/InfraredTechnology.doc
    Còn vụ Mica, ku anh hiểu sai ý đó của ku em vì ku em ghi là "trong một tên lửa", "chứ không cùng lúc", cái này có thể có thể là cùng một tên lửa nhưng không cùng lúc RF/IR trong cùng giai đoạn bay mà ku anh đã nói. Mà nếu ý ku em là vậy thì có lẽ không đáng đem Mica ra nói là dùng cả IR và RF trong cùng một tên lửa, vì cơ bản phần flight control của tên lửa là như nhau, nhưng đầu dò và các xử lý bắt mục tiêu ở Mica RF so với Mica IR là như của hai tên lửa khác nhau rồi. R-27 cũng đã làm điều này từ lâu rồi.
    Chúc vui .
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 02:55 ngày 11/09/2005
  3. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    hehehe Ku Anh ơi không xong rồi đó nhe , Bài trước thì em chiụ vài chổ bài này thì không được rồi đó . Chúng ta đang nói về seeker mà đâu có bàn đến cái vụ thiết bị quan sát chứ mà Ku anh đem cái energy detector vào vậy . Energy detector có cả rừng thứ bao gồm cả một số loại kính thiên vân nữa . Nó có loại electron energy detector , proton energy detector , Omnidirectional Proton Detectors ....quay lại vụ IR seeker thôi .
    Em thấy Ku anh bị nhầm giữa cái IR seeker tầm nhiệt wave lenght 1 micron không cần làm lạnh với khái niệm khác là energy detector rồi . IR bất kỳ loại nào cũng là photon cả , Photon bao gồm cả IR , UV , và ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường . Photon không phải là hình ảnh ( photo ) ảnh nhiệt là IIR . vậy thôi .
    AIM-9B seeker với PbS , đầu seeker ( dome window ) làm bằng thuỷ tinh và hoàn toàn không có làm lạnh . AIM-9D,E,G,H đều tầm vào nguồn nhiệt lớn của đuôi máy bay cả Seeker cũng dùng PbS nhưng được làm lạnh bằng nitrogen ( riêng AIM-9E thì làm lạnh bằng Peltier ) rõ ràng là làm lạnh là để tăng độ nhạy cảm nhờ giảm noise power của chính seeker . và Đương nhiên khi dùng seeker tầm vào thân máy bay nhiệt độ thấp thế gần như bằng với nhiệt độ thân seeker thì không làm lạnh sao được .
    .................................................................................................
    Thôi cái vụ IR vậy là Em thấy được rồi mọi sự đã rõ ta không nên tranh nhau nữa hihihi....Quay sang cái vụ Passive radar đi . Ku anh ra chiêu trước đi em theo sau . Kính lão đắc thọ mà heheee.....
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, energy detector có dùng cho IR missile seeker ku em à (vẫn gọi là IR nhé, không phải photon detector thôi). Bolometer và microbolometer được dùng khá nhiều. Cũng chẳng bắt chẹt ku em làm gì, tụi này đa phần là cho sau này khi ứng dụng FPA mạnh lên, trước đây thì như ku em nói nó chỉ ở tầm ngắn cho các thiết bị nhìn đêm, nhưng chúng cũng đã được dùng cho các tên lửa đánh mặt đất, đầu dò kích hoạt khi vào rất gần mục tiêu rồi.
    Rồi không biết ku em có nghĩ là anh nghĩ photon là photo không nhỉ? Ku anh đã giải thích trước là ảnh nhiệt không nên hiểu là ảnh 2D hai 3D, hay photo.
    Còn thì ku anh chưa bao giờ nói là AIM-9 dùng energy detector cả, nó luôn là photon detector, cooled đàng hoàng. Vấn đề là với SA-7, cái này thì đa phần do nguồn Nga không rõ ràng gây ra, một số nguồn gọi là uncooled làm một số link Mỹ đem ra phân tích tại sao nó uncooled dở hơn cooled giai đoạn đó so với RedEye. Nếu theo thuật ngữ Mỹ nghĩa là nó là energy detector. Một số nguồn khác nói rằng nó dùng PSb (Strela-2), nghĩa là nó dùng photon detector, kỳ lạ hơn một số nguồn gộp cả hai thông tin trên lại, nên không rõ là loại gì. Nếu suy luận thì có thể là SA-7 dùng photon seeker nhưng không có hộp làm lạnh (non-cooled) thì đúng hơn. Nhưng đó là suy luận, ku anh không chắc, chẳng biết thế nào là chính xác, nên bài trước lắt léo một chút về cái gọi là one-element detector. Vì thực ra nếu không có hộp làm nguội cho photon detector, thì yếu tố độ phân giải chưa thật có bao nhiêu ý nghĩa, mà cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ của mục tiêu là vậy. Như đã nó: người ta vẫn gọi nôm na là single-element detector dù không thật đúng.
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 05:03 ngày 11/09/2005
  5. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Thế cái này không biết nguyên tắc hoạt động của nó ra sao nhỉ . Tên lửa có tên PAM tầm 40Km do Raytheon mới đang thí nghiệm dùng seeker gọi là dual mode Uncooled
    Imaging Infrared/Semi-Active Laser (UCIIR/SAL) seeker .
    Bác KQNDVN cho phép lan man ngoài không chiến tí thôi nhé hihihi....sau thì sẽ quay về không chiến lại mà .
  6. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tra trên mạng đi ku em VietKe nhiều lắm mà, mấy cái thứ thermal IIR đó dùng nhiều cho các vũ khí GPS/INS của Mỹ hay phương Tây.
    http://www.defense-update.com/products/p/pam.htm
    http://www.designation-systems.net/dusrm/app4/netfires.html
    Mục tiêu nằm ở đâu đó, ở một tọa độ nào đó. Vệ tinh, các máy bay do thám, hay các UAV phát hiện ra, gởi thông tin về trạm tên lửa. Họ bắn tên lửa lên trời, trong trường hợp này PAM là phóng thẳng đứng. Tên lửa được điều khiển bay đến khu vực được cho là có mục tiêu bằng GPS/INS. Đến nơi thì nó cần phát hiện mục tiêu là cái nào cụ thể bằng cách so sánh thông tin ban đầu (hay đã được cập nhật qua datalink) về mục tiêu với những cái nó đang thấy được qua UCIIR seeker (phát hiệt qua heat thay vì light). Thường thông tin ban đầu về mục tiêu là những bức hình thermal 2D (hay giả lập 3D), do UAV hay các thiết bị do thám nào đó thu được truyền qua datalink. Với SAL (Semi-Active Laser) tính chính xác tăng, có thể những UAV hay thiết bị do thám nào khác phát hiện mục tiêu trước đó vẫn lảng vảng trong vùng và liên tục quan sát mục tiêu, khi tên lửa vào trong vùng thì nó chiếu mục tiêu liên tục bằng laser và tên lửa (sau khi xác nhận mục tiêu một cách tự động) thì lao vào những phản xạ laser cụ thể nào đó được giao cho nó, đảm bảo không đánh trật mục tiêu (có thể trong một mớ các mục tiêu giống nhau như một đoàn xe tăng cần đánh cụ thể một chiếc nào đó) hay không bị các cách gây nhiễu của mục tiêu lừa.
    UCIIR điểm yếu là thường vào khá gần nó mới phát hiện ra mục tiêu vì nó là energy detector thay vì photon detector. SAL thì được dùng để đảm bảo đánh chính xác mục tiêu.
    Thermal imaging IR đã được dùng nhiều cho vũ khí đối đất cũng khá lâu rồi từ 70s, 80s. Nó còn được dùng nhiều hơn cho các thiết bị như FLIR, trong các hệ thống bảo vệ tàu, điều khiển súng bắn máy bay/tên lửa, hay tìm mục tiêu khỏi địa hình, xác định đường/hướng bay của máy bay. Nó ít được dùng trong các tên lửa đối không nói chung, vốn dùng nhiều photon detector, nhưng sự thật điều đó đã bắt đầu thay đổi. Điểm nổi bật của PAM có lẽ là điều khiển GPS/INS cho phép nằm nhà mà bắn địch.
    [​IMG]
    Ảnh nhìn như là Active Laser cho PAM , LAM thì có lẽ là Active Laser thật ... no idea .
    We kill people so that others can live!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 11/09/2005
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Vấn đề là như thế này này:
    Ai cũng nhiều việc cả, nếu như việc chát chít trên này thú vị, thì họ sẽ tiếp tục, còn như việc đó trở nên nhạt nhẽo, thì tất nhiên là dừng. Đối với một số người, việc cãi vã đem lại thú vị, nhưng phần lớn trong này, Tuất tôi thấy họ lấy việc tìm hiểu làm động lực chính. Nhưng có một nhóm người, lại ngược lại,vì mọi người thích tìm hiểu, nên họ len vào đây bộc phét văng mạng. Tuất tôi thấy ngứa mắt quá, nên spam một chút.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/502252/trang-22.ttvn
    Thưa bác vietkedoclap, nếu bác có thấy tôi hơi nặng lời với bác thì bác nên làm hai điều. Một là bác đọc lại những cách nói chuyện của bác. Hai là, tôi nói về bác chứ không nói với bác.
    Bác nhiều thời gian, rất chịu khó tìm đọc trích dẫn, nhưng, do kiến thức nền của bác thấp quá,nên bác hiểu sai rất nhiều, và bác vietkedoclap càng đọc càng trích dẫn nhiều, càng làm cho những người đọc hiểu thêm về mức kiến thức cơ bản của bác. Đến giờ, có thể thấy rõ, vietkedoclap chưa đạt mức phổ cập giáo dục cơ bản vật lý, tức mức của học sinh trung học.
    Trở lại vấnđề, bác vietkedoclap phản đối mạnh mẽ ý iến của Tuất tôi, rằng thân máy bay phát UV, rằng đầu dò tên lửa tầm nhiệt tìm kiếm UV trên mục tiêu. Một học sinh trung học thì thừa biết, để nhiệt độ sinh ra UV với tỷ lệ lớn, cần hàng vạn độ. Ở nhiẹt độ thấp hơn, UV có thể sinh ra trong nhiều nguyên nhân, như phóng điện, như chất rắn nung nóng phát bức xạ quang phổ (dùng để phân tích thành phần nguyên tố). Do đó, một học sinh phổ thông khi đọc bác vietkedoclap, đầu dò tìm UV trên mục tiêu, sẽ thấy rằng, mục tiêu đang bị đốt nóng hay phóng điện, và mục tiêu đang bị rã ra thành các hạt nhỏ trong khí nóng hay dòng điẹn, để phát quang phổ. (quang phổ là ánh sáng tập trung trên những dải tần rất hẹp, nếu nó định hướng trên dải hướng rất hẹp nữa, thì được gọi là lazer). Quang phổ phát ra trong môi trường trong, như bụi chất rắn, chất rắn lỏng trong, chất khí. Vậy thân máy bay cọ sát với không khí sinh UV đang phân rã bay hơi, hay là trong suốt.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/502252/trang-22.ttvn
    Trong đó, Tuất tôi nói gì???? rõ ràng, Tuất tôi bức xúc vì thân máy bay cọ sát với không khí phát UV. Vì đầu dò đọc UV, nên thân máy bay phát UV?????
    Thật ra, có thể hiểu rõ vietkedoclap bằng ví dụ sau đây:
    ---------------------------------------------------------------------------
    Thưa Giáo Sư Thân-Dậu-Tuất :
    " bề mặt các sao lớn gấp hàng ngàn lần mặt trời, nhiệt độ hàng vạn độ, mới phát xạ tỷ lệ lớn tử ngoại. "
    Trên đây Em copy lại y nguyên nguyên văn của Bác ạ .
    dưới đây em copy lại nguyên văn của tiến sĩ vật lý Anton Skorucak, M.S. Physics : " The Sun is a strong UV emitter but only near UV reaches the surface of the Earth because the ozone in the atmosphere absorbs all wavelengths below 290 nm. "
    http://www.physlink.com/Education/AskExperts/ae225.cfm
    ........................................................................................
    Sự khác biệt giữa các nhóm sóng Electromagnetic ở chổ nào nhỉ ? Tại sao người ta gọi UV là ánh sáng đen , là ánh sáng lạnh nhỉ ? xin Giáo Sư T-D-T giúp em với .
    ---------------------------------------------------------------------------
    Cảm ơn vietkedoclap đã gọi tôi là giáo sư. Thật ra, tôi chỉ là một kỹ sư mới ra trường, chưa từng hướng dẫn ai làm đồ án. Vấn đề đầu dò tầm nhiệt không có gì mới mẻ. Kỹ thuật chế tao các đầu dò đời cũ như SAM-7 và AT-3 đã phổ biến, được bán bản quyền đến những nước nghèo nàn lạc hậu, nước nghèo dốt nhất thế giới là VN cũng mua được rồi. Nhưng tìm hiểu khoa học luôn đòi hỏi một kiến thức toán và vật lý tối thiểu, học trong trường và sách giáo khoa, để có mức sàn. Rồi mới dùng mức sàn đó để hấp thụ sách khoa học, nếu không sẽ bị mắc bệnh loạn chữ. Câu trên trên nói rằng mặt trời là một ngồn phát xạ tử ngoại lớn, chiếu xuống đất, chứ không phải :"mặt trời là một nguồn sáng phát chủ yếu trong dải tử ngoại".
    Mặt trời sáu ngàn độ (mặt trời chứ không phải ruột trời), năng lượng phát xạ chủ yếu trên vùng hồng ngoại và nhìn thấy, đã có tử ngoại nhưng tỷ lệ còn thấp. Nhưng do trời là thần vĩ đại nhất trong số các thần, nên mặt của người to, nên tỷ lệ tử ngoại thấp đó tổng cộng rất lớn, và:"mặt trời là một nguồn tử ngoại lớn, bằng cỡ phần nhỏ năng lượng mặt trời phát trong dải nhìn thấy và hồng ngoại". Để hiểu thêm, đồ thị về các bước sóng thế này:
    sóng điện từ sắp theo thứ thự tăng tần số (hay giảm bước sóng)
    -radio: được phát trên các antenna, nguòn dao động là các mạch LC, mắt không nhìn thấy
    -radio cực ngắn: được phát trên các antenna, nguồn dao động là các hộp cộng hưởng, mắt không nhìn thấy
    -hồng ngoại: phát ra khi đôt nóng, không nhìn thấy được, càng nóng thì tần số càng cao(bước sóng càng nhỏ). Một vật bị đốt nóng, phát ra hồng ngoại trên nhiều dải, càng nóng, tỷ lệ năng lượng trên vùng tần số cao càng lớn.
    - đỏ-tím: nội, vùng nình thấy
    -Tử ngoại: không nhìn thấy
    -X-quang: tần số cao hơn tử ngoại
    -gama: tấn số cao nữa.
    Như vậy, hồng ngoại và tử ngoại chỉ có một đặc điểm chung là không nhìn thấy, chứ chúng ở hai vùng dải tần xa nhau, ở hai bên vùng tần nhìn thấy.
    Nguyên tắc là, vật càng đốt nóng thì vùng năng lượng nó phát ra càng di chuyển xuống dưới. Phát xạ do nhiệt là một thứ ánh sáng như đèn sợi đốt hay nến, bao gồm một dải sóng rộng, trong nến, cũng có vài điểm vì lý do nào đó, có nhiệt độ rất cao trong tức thời, nên cũng có tử ngoại, nhưng ít.
    Cũng có nhưng phát xạ không dàn đều trong dải sóng, mà tập trung vào một tấn số có bề rộng rất hẹp, đó là quang phổ. Người ta dùng nó để pha mầu cho pháo hoa hay phân tích thành phần nguyên tố đang bị đốt nóng.
    Bản chất của viẹc phát quang là do điện tử nhẩy từ một mức năng lượng cao sang mức năng lượng thấp. Điều ngược lại (treo điện tử lên cao), do các phân tử va vào nhau, do điện tử nhận một vài hạt ánh sáng, do điện tử bi dòng điện bắn phá. Người ta có thể treo đồng loạt điện tử lên, quay về một hướng, rồi giật dây cho nó sập cùng lúc, đó là laser.
    Vì vậy, các hạt rắn lỏng khi nóng rất sáng, do các phân tử liền nhau, đập vào nhau, làm điện tử nhảy linh tinh, những điểm cục bộ có khi nhiệt độ rất cao trong khoảng thời gian ngắn, nên phát bức xạ trong nhiều dải tần: cực tím, nhìn thấy, hồng ngoại và phát nhièu quang phổ. Chất khí thì các nguyên tử ở xa nhau, điện tử được giữ chặt và nhiệt độ (vận tốc phân tử) đều nên phát xạ trong dải đơn giản hơn. Nếu cho thêm ít bột rắn vào dòng khí thải máy bay, dòng này sáng rực lên, nhưng bình thường, hầu như dòng này không phát ánh sáng nhìn thấy, chủ yếu trong dải hồng ngoại (hãy làm thí nghiệm với lửa đèn cồn, rắc chút bụi vào, nó chuyển từ khôngmầu sang sáng rực. Bếp gas cũng vậy, nếu bẩn thì nó làm đen nồi và ngọn lửa sáng do có nhiều hạt chất rắn trong đó). Máy do đo dải này, tính tỷ lệ cường độ các dải tần hồng ngoại, nếu mức trung bình tiến về phía tia đỏ (tia cao nhất trong vùng nhìn thấy, có tần số nhỏ nhất, bước sóng lớn nhất trong vùng nhìn thấy, sát hồng ngoại, tần số cao hơn tất cả các loại hồng ngoại), thì nhiệt độ đang tăng, có thể đến 600 độ với các thiết bị ở động cơ. Nếu nhiệt độ trung bình của phát xạ chỉ 100 độ, thì đó là vỏ máy bay. Dùng tia cực tím làm gì: đạn giả (mồi giả cho tên lửa tầm nhiệt, khi hệ thống cảnh báo sớm "incoming missle", nó theo dõi đầu đạn, ở khoảng cách nhất định, nó phóng mồi ra, làm đầu đạn đuồi theo mồi. Cũng có thể lái máy bay theo hướng mặt trời, tên lửa tầm nhiệt sẽ dũng cảm tấn công Thượng Đế chí tôn). Thế thì cần phân biệt mồi, để đuổi theo mục tiêu, và để kính trọng Thượng Đế. Mồi là một khối pháo sáng, gồm nhiều hạt chất rắn, phát nhiều quang phổ, phân tích quang phổ đó, biết được thành phần mồi không phải là xăng cháy, mà có nhiều clo hay nitơ, các hat rắn phát quang phổ sáng chói trong vùng nhìn thấy và tử ngoại. Một phương pháp phân tích dữ liệu nữa là mồi có nhiệt độ rất cao, hàng ngàn độ, không như vài trăm độ của đuôi máy bay.
    Như vậy, dùng máy dò cực tím, dễ dàng phân bịêt được mặt trời, mồi giả, và ống xả động cơ. Nó dễ chế tạo vì chỉ gồm phim chụp cường độ hồng ngoại và phim phát hiện cực tím. Đầu dò dùng phim chụp cường độ hồng ngoại có hỗ trợ cực tím không phân biệt được thân máy bay và ống xả động cơ Nhưng nếu không phân tích kỹ, dễ dàng đánh lừa đầu dò tầm nhiệt có hỗ trợ cực tím. Người ta phun bột kim loại, hay muối kim loại vào dòng khí thải, cùng lúc phát mồi giả: máy bay biến mất trong ảnh đầu dò, đâu đâu cũng chỉ mà mồi giả hèn mọn hay Thượng Đế chí tôn, tên lửa mạt vận. Phương pháp hỗ trợ cực tím này do đó, rất tồi. Nhưng nó dễ chế tạo, vì thu nhận (chụp ảnh) và phân tích dải tần (chụp ảnh màu) với bước sóng nhỏ (tần số lớn, cực tím) dễ hơn nhiều. Người ta dễ dàng chụp ảnh mầu với tốc độ 200 hình một giây, độ phân giải nhiêu chục triệu dot-pic (điểm ảnh) trong dải cực tím hay nhìn thấy, với các máy ảnh dễ chế tạo. Ở dải tần này, người ta sử dụng các pin mặt trời bán dẫn, hay các điện trở quang làm dot-pic, chúng phản ứng nhanh tức thời và nhỏ.
    Vậy: phương pháp hỗ trợ cực tím dễ chế tạo, nhưng không thể phân biệt được ống xả động cơ và thân máy bay.
    Để có thể phân biệt được ống xả động cơ và thân máy bay, người ta sử dụng phương pháp khác, đó là phân tích dải tần hồng ngoại. Mỗi điểm có tỷ lệ năng lượng trong các bước sóng khác nhau. Điểm nào mà phân phối năng lượng gần về vùng đỏ nhìn thấy thì có nhiệt độ cao. Đó là phương pháp đo nhiệt độ qua bức xạ hồng ngoại, Nhưng khác với máy đo trong lò nung(chỉ có một điểm ảnh) đầu dò phải có rất nhiều điểm ảnh, đầu dò hiện đại của tên lửa có trên 20 triệu máy đo nhiệt độ như vậy. Tạo thành một "ảnh mầu" hồng ngoại. Ảnh mầu ở đây là cách nói dễ hiểu ảnh 4 chiều: x,y như thường, z không phải là tầm xa mà là tần số trung bình, t là cường độ. Với nhiệt độ khoảng vài chục và 100 độ, đó là vỏ máy bay, nhiệt độ khoảng 400-600 độ, đó là ống xả. Nếu nhiệt độ 1000 độ trở lên tránh xa, đó có thể là mồi hèn hay Thượng Đế cao quý. Như đọan trên đã nói, chế tạo phim cho đầu dò hồng ngoại có phân tích dải tần (đo nhiệt độ ) gặp rất nhiều khó khăn. Người ta sử dụng điện trở nhiệt rất nhỏ, phải rất nhỏ, cỡ Micron thì mới phản ứng cỡ phần nghìn giây với hồng ngoại, để đủ sức chụp ảnh vài trăm hay vài chục lần một giây. Mỗi điện trở như vậy, cần nhiều linh kiện để điều khiển nó. Một khó khăn nữa là, bản thân các điện trở này đang được đầu dò truyền nhiệt, chúng nóng lên. Nếu chỉ cần phát hiện hồng ngoại thì chỉ cần đo chênh lệch nhiệt độ các điện trở này. Nhưng cần phân tích dải tần (đo nhiệt độ), nên lại phải chế tạo cho mỗi điện trở này một máy làm lạnh. Dầu dò được làm lạnh đến vài chục độ C âm, rồi cắt làm lạnh, bức xạ thu được làm chúng nóng lên, tốc độ nóng lên của chúng được đo, hết chu trình đo, chúng lại được làm lạnh, thời gian một chu trình rất ngắn, nên nhiệt độ không truyền kịp từ các thành phần khác của đầu dò sang điểm đo, nên đo chính xác nhiệt độ mục tiêu. May thay, có một cơ chế giúp chế tạo những tủ lạnh siêu nhỏ, đó là tiếp giáp. Điện tử đi từ chất rắn dẫn điện có mức năng lượng điện tử tự do cao, sang chất có mức đó thấp, sẽ xả ra chút năng lượng khi đi qua mặt tiếp giáp, làm mặt này nóng lên. Nếu dòng điện tử ngược lại, thì mặt tiếp giáp lạnh đi. Và thế là nhiệt độ được điện tử tải từ mặt tiếp giáp này sang mặt tiếp giáp kia trong dòng điện đóng kín. Như vậy, cần hàng chục triệu căn phòng quan sát có điều hòa (riêng rẽ) cho một đầu dò, mới đảm bảo đo nhiệt độ điểm ảnh. Có thể sử dụng phương pháp làm lạnh đồng đều (tòan bộ phim một lúc), nhưng hiệu quả rất thấp, chỉ dễ chế tạo thôi. Một phương pháp vật lý mới đang được thử nghiệm làm phim hồng ngoại có lọc mầu, đó là phim phân cực, nó hấp thụ những photon thích hợp với lớp tiếp giáp. Nhưng đến nay, phim dùng làm lạnh điện vấn là phim hồng ngoại nhậy nhất.
    Nhưng để dừng lại như thế (thông tin về cường độ và nhiệt độ cho mõi điểm ảnh), đầu dò chưa phân biệt được bột quả bom, thùng dầu phụ và thân máy bay. Nó không phân biệt được một hòn bi đặt trước đầu dò vài phân hay một máy bay ném bom ở xa chục cây số. Đây lại là nhiệm vụ của khâu sử lý, dữ liệu từ phim được chuyển đến phần phân tích. Với data-link, đầu dò biết được khoảng cách đến mục tiêu qua thiết bị khác, như bệ phóng hay máy bay mẹ.
    Như vậy:Dùng phương pháp đo nhiệt độ điểm ảnh để phân biệt đuôi động cơ và thân máy bay. Đặc điểm của phương pháp này là:
    1: khó làm phim nhất trong các máy ảnh hồng ngoại
    2: cung cấp nhiều dữ liệu cho khâu sử lý, bao gồm dữ liệu về ảnh hai chiều và nhiệt độ phát xạ, cường độ phát xạ. Mở ra khả năng nhận dạng hình học trong khâu sử lý.
    3: phân biệt được mồi giả, mặt trời, đuôi động cơ và thân máy bay.
    Việc phân biệt đuôi và thân máy bay với SAM sử dụng trên xe hay AAM tầm xa (SAM: tên lửa đất đối không, AAM: tên lửa không đối không), có kích thước lớn, mang đầu đạn lớn không quan trọng lắm. Nhưng với tên lửa vác vai hay đầu đạn AAM tầm ngắn thì khác, chúng phải đổi việc sử dụng đầu đạn nhỏ bằng việc dùng đầu dò lớn, chính xác. Nếu không, tên lửa chỉ gây một vài lỗ thủng nhỏ. Nếu có thêm thông tin qua data-link, thì phân biệt được loại mục tiêu. và tên lửa sẽ bỏ qua bom hay thùng dầu phụ, vượt qua ống xả tấn công thân máy bay. OK, ngon, chưa. Nó còn còn có thể nhận dạng hình học và tấn công thẳng vào buồng lái,nhưng điều này còn đang thử nghiệm.
    LarvaNH thích bài này.
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304

    Như vậy, nhìn chung, các đầu dò hồng ngoại tiên tiến phân biệt được mục tiêu, nhưng rất tồi trong việc xác định tầm xa, vận tốc và phân loại mục tiêu. Chính vị vậy, việc lắp thêm cho tên lửa tầm nhiệt thuộc tính trao đổi dữ liệu số, chophép nó moi thêm thông tin từ thiết bị đo khác như radar trên máy bay mẹ, sẽ tăng cường thêm tính năng tấn công rất nhiều. Đặc bịệt, đầu dò hồng ngoại chỉ làm việc ở tầm gần, nên khi có hỗ trợ radar qua liên kết dữ liệu số, nó đạt tầm hiệu quả nhiều chục km. Giai đoạn đầu, khi đầu dò hồng ngoại còn thiếu dữ liệu, tên lửa được thiết bị trinh sát khác lái. Đó chính là cơ sở cho việc tấn công và xuất phát mọi hướng.
    + Để xuất phát mọi hướng, ban đầu, tên lửa chưa bám mục tiêu, data-link (liên kết dữ liệu số) sẽ lái tên lửa và đặt nó vào đúng hướng, cho đến khi tên lửa phát hiện rồi theo dõi và bám được mục tiêu (scan, track, lock).
    + Để tấn công mọi hướng (đến mục tiêu từ mọi hướng), tên lửa cần co cái mà đầu dò hồng ngoại dù tiên tiến đến đâu cũng rất thiếu, đó là cự ly, tốc độ, hướng bay của mục tiêu, để đón đầu đúng vị trí và phát nổ ở vị trí tốt nhất. Khi bắn đuổi, vận tốc chênh lệch nhỏ (vận tốc tên lửa-vận tốc máy bay) và hướng không khí thuận lợi, thời gian tên lửa tấn công mục tiêu lâu, sử lý chỉ cần bình thường. Nhưng khi bắn chặn, tốc độ tương đôi giữa tên lửa-mục tiêu tăng vọt (vận tốc tên lửa+vận tốc máy bay), hướng dòng không khí không thuận, thời gian tấn công nhanh, cần sử lý gấp gáp.
    Một ví dụ về nhược điểm của tên lửa tầm nhiệt thuần túy là AIM ngày nay, nó phải bám mục tiêu (lock) trước khi bắn nên không thể xuất phát mọi hướng, chỉ vào khoảng 90 độ thôi. Nó cũng không thể tấn công mọi hướng, nên phải lượn vòng ra đàng sau máy bay rồi quay lai tấn công khi góc lớn. Nó cũng rất khó phân bịệt những mồi giả tinh vi và đặc biệt, nếu ở vài trăm mét, máy bay thả thùng dầu phụ cháy đỏ thì tên lửa ăn ngay. Đó là do yếu việc phân tích dải tần và không có liên kết dữ liệu số. Do đó, các nước phải chống lại AIM rất phát triển hệ thống báo động sớm hồng ngoại. AIM đang khắc phục nhược điểm này dựa vào kỹ thuật nhận dạng ảnh qua ảnh hồng ngoại, điều này đang được thử nghiệm và hứa hẹn nhiều kết quả. Đây là một ví dụ về việc phát triển phần sử lý trên đầu dò.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/502252/trang-22.ttvn
    Ở đó, Tuất tôi đã đưa ra những sai lầm của VietKedoclap. Nhưng những sai lầm cơ bản thì tôi chỉ trình bầy không chỉ trích, tôi chỉ chỉ trích sai lầm quá rõ ràng và trẻ con: thân máy bay cọ sát với không khí phát cực tím.
    Nhưng do, VietKedoclap đã phong Tuất tôi làm giáo sư, tôi cảm kích và chỉ trích những ý đã trình bầy:
    Một, như cũ, là VietKedoclap đọc sách thấy phát hiện cực tím, liền suy luận là vỏ máy bay cọ sát với không khí phát cực tím. (UV).
    Hai là, VietKedoclap nói, việc sử dụng ảnh mầu (mà phát hiện UV là mức đơn sơ nhất), là để tấn công mọi hướng. Như Tuất tôi đã mất công gõ trên kia, việc dùng mầu để đo nhiệt độ và phân biệt mục tiêu giả, động cơ và thân máy bay. Mục tiêu giả gồm nhiều hạt chất rắn phát cực tím còn động cơ có nhiệt độ 600 độ C, thân máy bay phát xạ rất mạnh nhưng nhiệt độ khoảng dưới 100 độ. Việc phát hiện cực tím cũng là để kính trọng Thượng Đế chí tôn.
    Cái gọi là tấn công mọi hướng thì gồm hai điều, như Tuất tôi đã gõ: tấn công (đến) từ mọi hướng và xuất phát (đi) từ mọi hướng. Điều đó các đầu dò hồng ngoại thuần túy không làm được, phải dùng thông tin từ thiết bị khác qua liên kết số (data-link). Ngoài ra, như ở trang 22 Tuất tôi đã gõ, điều này cần lái lực đẩy, lái khi vận tốc bằng không, siêu ổn định, lái cánh mũi, động cơ nhiên liệu rắn sử dụng bột kim lại trong cao su kết dính siêu ổn định và nhiều thứ nữa.
    Thế nhưng tại sao bác VietKedoclap lại phong cho thứ dùng để chống nhiễu(phát hiện cực tím) cái chức năng lái siêu đẳng . Bác ấy thấy đầu dò có phát hiện cực tím, liền cho rằng thân máy bay cọ sát với không khí phát cực tím, do đó phân biệt được với đuôi phát hồng ngoại, do đó biết được đầu đuôi ở đâu. Thế này thì tấn công B-52, động cơ dàn ra hai bên cánh, thì tấn công mọi hướng thế nào, bay từ cánh này sang cánh kia à. Mà đầu dò cực tím đã phát hiện được thân máy bay rồi thì còn dùng Hồng Ngoại làm gì, bỏ béng đi, đổi tên là Ultra Violet Seeker: Đầu dò Cực tím. Người ta không làm thế vì thân máy bay không phát cực tím, mà là mồi giả. Do đó. Ultra Violet Seeker có nghĩ là Kẻ Phá Mồi. Tại sao bản copy trên MIG-21 lại chống nhiễu tốt. Ngày 28-11-1958, một nhóm tên lửa tầm nhiệt rơi xuống biển Đài Loan được chuyển về Moscow, kết thúc giai đoạn tên lửa đèn chiếu Nga. Việc lao theo hướng đèn chiếu (máy bay chiếu đèn vào mục tiêu rồi bắn tên lửa tầm quang), là một sai lầm, nhưng là thứ đầu dò đầu tiên phát hiện ánh sáng nhìn thấy và cực tím, nhận thông tin qua chùm chỉ thị và radio.
    Thứ ba là, bác VietKedoclap cho rằng, tấn công mọi hướng là cái gì đó mới mẻ. Do suy luận từ điều, việc phát hiện cực tím mới được lắp cho tên lửa tầm nhiệt, và việc lắp phát hiện cự tím để tấn công mọi hướng nên bác ấy cho rằng tấn công mọi hướng mới có. Ở trang 22 tôi đã nói rồi, không nên gõ lại nữa. Các tên lửa đất đối không đầu tiên là những tên lửa đánh chặn. Việc đánh chặn làm tên lửa nổ ở xa mục tiêu, và được đổi bằng đầu đạn lớn 300kg, nổ xa gần không quan trọng. Các hệ thống chống tên lửa đạn đạo ban đầu còn sử dụng đầu đạn hạt nhân để đánh chặn. Chỉ với tên lửa có đầu đạn nhỏ việc tấn công mọi hướng mới khó khăn, gần đây mới thực hiện được bằng vi sử lý và truyền dữ liệu, chứ không phải bằng phát hiện cực tím. Việc sử dụng thiết bị trinh sát diện rộng liên kết số cho hệ thống phòng không, đảm bảo yêu cầu đánh chặn được thực hiện trên diện địa cầu đầu tiên vào đầu những năm 1970, chống tên lửa đạn đạo qua Bắc Băng Dương.
    Việc thân máy bay phát hồng ngoại và không phát cực tím thì một học sinh phổ thông, không cần thông minh nhiều, không cần phân tích gì, chỉ cần nhớ vài % sách giáo khoa là hiểu. Rồi bảo mặt trời phát xạ tỷ lệ cực tím mạnh. Rồi suy luận rằng tấn công mọi hướng chính là do dùng cực tím. Rồi không phân biệt được chụp ảnh nhiệt độ, và cho rằng phát hiện cực tím chính là ảnh mầu của đầu dò, không phân biệt được hai "mầu" ở quá xa nhau: hai bên vùng nhìn thấy, hồng ngoại và tử ngoại. Đó là những sai lầm mà một học sinh tương đối "chậm" cũng không thể mắc phải. Nhưng ngài do thiếu kiến thức nền, lại đọc nhiều để nói nhiều, ngài chả hiểu được người ta nói gì, ngài luận, ngài chứng, ngài xây dựng lý thuyết của ngài, để mà nói cho thông, để thân máy bay cọ sát với không phí phát tia cực tím. Đó có phải là cái bệnh mà người ta gọi là loạn chữ.
    Tên lửa chống máy bay vác vai nào lập chiến công nhiều nhất, có tỷ lê trúng nhiều nhất từ trước đến giờ. Các bác ở đây nhiều cao thủ, chắc không lạ. Đó là B-72 SAM-7. Ngày nay (sau 2004) tên lửa này được sản xuất ở VN-nơi nghèo và dốt nhất quả đất, nhưng ngày đó, là đồ tiên tiên nhất. Đầu dò của nó được hoàn thiện ngay trên chiến trường, kinh nghiệm chế tạo đầu dò đó trở thành những bài học thực tế cho các bước phát triển sau này. 40% đạn bắn ra diệt mục tiêu và chiếc máy bay bị bắn hạ cuối cùng quay được phim, như là một biểu tượng của sự sụp đổ chính là tác phẩm của SAM-7. Tên lửa tầm nhiệt vác vai nhỏ, bệ phóng của nó cũng nhỏ, nên khó có thiết bị nào trinh sát tốt, để liên kết dữ liệu số lấy thông tin. Do đó, tên lửa tầm nhiệt vác vai rất khó phân biệt được thân và động cơ. Nhưng điều đó không hạn chế nó dò cực tím để phân biệt mồi giả và cũng để tôn kính Thượng Đế. Phương án để bù lại việc thiếu nhận dạng thân là: nó bám đuôi mục tiêu, đến động cơ và vượt lên một khoảng rồi mới nổ. Đó là SAM-18.
    Chỉ có thể dùng thông tin số, radar lớn và hệ động lực siêu đẳng mới làm cho tên lửa không đối không tầm nhiệt có đầu đạn nhỏ tấn công (đi và đến) mọi hướng. Tên lửa phải được lái qua thông tin số bằng liên kết dữ liệu trước khi đầu dò hồng ngoại bám được mục tiêu. Trên đường đến mục tiêu, nó phải lái được khi vận tốc bằng không. Nó phải đổi hướng cực nhậy bằng cánh lái mũi và triệt tiêu bất ổn do cánh này gây ra bằng con quay siêu nhậy. Khi tấn công, thông tin về tốc độ và khoảng cách qua data-link là điều kiện quyết định việc hạ mục tiêu hướng đánh chặn bằng đầu đạn nhỏ. Kết hợp những đặc điểm đó, là một thứ tên lửa ra đời đã lâu, với một phần thế giới đã là lạc hậu, nhưng phần còn lại thì chưa gì sánh được, đó là AAM R-73: đi góc 180 độ(phóng thẳng ra đằng sau máy bay mẹ) và đến góc không độ (đánh chặn thẳng mũi).
    LarvaNH thích bài này.
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Thì tớ đang mention về Các cuộc không chiến trên bầu trời Bắc Việt 65-72 mà.
    Mà bác đọc chưa kỹ ý tôi, tôi bàn tới "bắt bám trước khi bắn" - tức là khi phi công đang đưa máy bay vào vị trí có tham số bắn tốt nhất cho tên lửa, tên lửa vẫn còn treo trên cánh Mig.
    Cái này thì tôi chắc không thể sai được vì nhà tôi có đến 3 phi công Mig-21 và Su22, ai cũng nói với tôi thế cả. Các phi công tuyệt đối không thể "nhắm" bắn tên lửa tầm nhiệt ở góc 90độ được.
    Lý do vì tốc độ góc quá nhanh, nếu mục tiêu bay thẳng ở hướng vuông góc với hướng máy bay ta thì thời gian mục tiêu ở trước mặt quá ngắn, đầu dò tên lửa không kịp "nóng".
    Để tăng thời gian bắt bám nguồn nhiệt cho tên lửa, phi công sẽ phải cơ động hướng mũi máy bay vào địch, nhưng như thế thì ngoặt quá gấp trong khi tốc độ bay nhanh (hàng trăm m/s), phụ tải đè lên phi công cực lớn (up to 6-7G ), tay lái nặng, chân tay nặng, mắt tối sầm, khó theo dõi tiếp mục tiêu. Do đó phi công phải lỏng tay lái, nới rộng vòng lượn, trượt ra phía bên kia rồi vòng lại.
    Còn khi tên lửa đã bay ra rồi (rời khỏi cánh máy bay) thì dù mục tiêu cơ động vuông góc với nó (90độ) thì nó vẫn có thể cơ động ngoặt theo được, không ảnh hưởng đến phi công. Lúc đó thì quan trọng là góc nhìn của mắt tên lửa và tốc độ cơ động góc.
    Nếu bắn ở tình huống bay đối đầu thì tốc độ góc của mục tiêu nhỏ, nhưng khoảng cách thu lại quá nhanh (hàng trăm m/s), thời cơ bắn ngắn, cơ hội bắn trúng thấp.
    Nói chung người ta dùng radar cung cấp thông tin bổ trợ cho tên lửa khi mục tiêu còn ở xa thì sẽ tăng xác suất bắn trúng.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 00:50 ngày 12/09/2005
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Cái link của cậu nhìn đã biết ngay không phải là professional.
    Chẳng ai biết aljazeera và kathymcmahon.utvinternet là ai.
    China daily thì chỉ như là báo Hà nội mới thôi.

Chia sẻ trang này