1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Kính nể than_dau_tuat về hiểu biết lịch sử hàng không
    Tớ đang tìm hiểu về radar và các hệ điều khiển vũ khí để vào đây "chiến". Tiếc là đại ca ChienV làm ăn thất bát lên trốn ở vùng cao mất rồi
    LarvaNH thích bài này.
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Mọi người có thấy cái chấm trên cánh con chuồn chuồn không nhỉ. Người ta đã từ lâu đau đầu nhức óc không hiểu hai cái chấm ở trước cánh con chuồn chuồn dùng để làm gì. Có lúc nào chũng ta sẽ trở lại với con chuồn chuồn. Nó đã được thiết kế vài tỷ năm, rất ưu việt.
    Các cánh thò ra của máy bay, như cánh, đuôi khi bay va đập với không khí. Thế là các kỹ sư đã giúp các nhà sinh vật trả lời được câu hỏi. Để chống rung, một mặt người ta làm kiên cố cánh. Một mặt, người ta bố trí ở đầu cánh các vật nặng. Các vật này làm giảm tần số rung riêng của cánh. Bằng cách thay đổi khối lượng này, cách sẽ không cộng hưởng với những rung khác và rung yếu hơn. Có một cách thiết kế là để đấy không gian rộng, rồi cho bay thử, rồi thay đổi vật nặng ở đó. Chống rung kiểu này không nhưng làm cánh khoẻ, mà các vật nặng ở đầu mút các cánh làm đường bay của máy bay ổn định ơn, do các xung động khí quyển khó làm máy bay nghiêng hơn. Đối với các vật thể bay tự động, điều này cực quan trọng, nhất là khi mà các máy tính chưa hoàn thiện. Cái cục tròn ở mũi cánh, trong thời kỳ chưa có liên lạc số, tầm xa chỉ dựa vào các bước sóng trung và dài, lại có một thuật lợi nữa, là ở xa khối kim loại là thân máy bay, dùng làm antena tốt cho điều khiển từ xa. Cái đó cũng có khoảng cách lớn cho các máy ngắm quang học, mà máy bay thời đó sử dụng. Nói chung, nó là một thiết bị điện tử lớn, độ tự động cao và liên lạc chích xác, anh em với cái ở trang 16.
    Nào các bác, chúng ta lại tiến đến rất gần tên chính xác của xác chết rồi. Tìm nào. Bác Mac, liệu bác nói được đúng tên nó không nào ???? Còn tí nữa, để bác nói cho hấp dẫn, mà bác nói trượt mới vui. Em mà nói ra thì còn hay gì nữa bác.
    Một bạn vừa mesage cho em, là chú thích tiếng nga. Chán bạn ấy quá, thời buổi tự động này, chịu khó thông minh ngâm cứu mấy cái dịch tự động thì cũng mò mẫm được chữ vuông chữ lằng nhằng. Không được 11 thì cũng được 3.
    Thôi được, em thêm vào vài dòng.
    To bác MIG21VN:
    Text
    đây là con Mig 17PM presco E , chắc là ở gần Ốp của dân cộng nên bị vặt phụ tùng gửi về VN rồi

    MIG-17P các loại tiếng Nga là oи"-17Y. Chúng cùng MIG-15P là các máy bay không chiến mọi thời tiết, ký hiệu SP, tiếng Nga là СY. Ở dưới có ảnh hai loại MIG-17P, dùng hai loại radar
    oи"-17Y (СY-2) =MIG-17P, tên bản thử nghiệm là SP-2;
    oи"-17Y (СY-6) =MIG-17P, tên bản thử nghiệm là SP-6;
    oи"-17YФ = MIG-17PF;
    oи"-17YФУ = MIG-17PFU;
    Cái bác nói, MIG-17PM chính là một loại P, chúng chỉ khác nhau radar. MIG-17PM là một bản của MIG-17PFU, Tầu sản xuất nhiều. Chính là cái mũi của bác Jet_Ace đã chụp được. Trên là scan(antena dẹt), dưới là track(antena chảo). Track nghĩa là bám, dùng để ngắm bắn (lock) còn scan là tìm kiếm. Ngày nay, người ta track từ scan bằng máy tính. Còn xác chết, nó chẳng cần scan làm gì, nhiệm vụ của nó mạnh nhưng đơn giản. Nhưng thôi, để bác Macsan_1 tự nói ra, để bác ấy nhầm chơi. Kể ra, em cũng phải nói thêm chút, nhưng nói thế này thì còn gì là đố nữa. Nhưng mà chỉ cần bác Macsan_1 nói chút xíu cuối cùng thôi, cụ thể tên riêng lọai đó. Các bác chắc đã xem trang 16. I-320 là máy bay không chiến mọi thời tiết đầu tiên. Đây là máy bay thử nghiệm sử dụng radar lớp đầu. Các mẫu thử SP1 sau thành MIG-21BIS-P, mẫu thử SP-2 sau thành MIG-17SP sử dụng duy nhất 1 radar track. Rõ hơn nữa, các bác thấy vách ngăn cửa hút gió của xác chết thẳng tắp, trong khi đó của MIG-15, 17 và 19 vách này nở rộng phía dưới. Vách ấy nở rộng vì nó vướng một thứ, của xác chết thì không có thứ đó. Xác chết sử dụng hình dáng khí động của MIG-15 nhưng thật ra, đồ bên trong chỉ tương đương MIG-9. Trừ đồ điện thì tự động hoá cao độ. Thế nhá, bác Macsan_1 nhá, không thể nói thêm gì ngoài tên nó nhé.
    Nó tên gì bác.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 12/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Cho Thân_Đầu_Tuất 4+ theo thang điểm cua Nga (5 tối đa) không cho 5 bởi vì:
    1 - Đưa được ra loại máy bay có cấu trúc bề ngoài rất giống. Cho 4+ là vì kiến thức lịch sử HK của T_D_T rất tốt. Lúc đầu tôi cũng ko nghĩ là sẽ có một con máy bay có airframe giống thế .. tuy nhiên vẫn hơi káhc tý ở đuôi.
    2 - Rất tiếc chúng ta đang bàn về tên lửa kia mà ... ko ai dể ý điểm này, nếu đố về máy bay tôi sẽ mang ra topic khác .
    Nó đây:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tên của nó = tiếng Nga là Samolet-Snariad - tức là viên đạn hình máy bay, tuy nhiên thực tế như định nghĩa ngày nay nó là tên lửa chống tàu, trông thô sơ thế mà cũng có các thiết bị tìm kiếm mục tiêu, được đưa vào sử dụng hàng loạt vào năm 1952 sau 5 năm nghiên cứu phát triển.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đến năm 54 thì xuất hiện phiên bản hải đối hải.
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 12/11/2005
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hì hì hì, Bác cũng nhận ra nó là tên lửa cơ à. Bác giỏi thật. em tưởng bác bị nó lừa là máy bay cơ.
    Nó đúng là con AS-1 KENNEL, có các bản SSC-2a SALISH và SSC-2b SAMLET không đối đất. Sau đó được cải tiến có một phiên bản đất đối đất và chuyên chống tầu biển. Hồi đó, tự động hoá còn chưa phát triển, hệ thống dẫn đường của nó có ba giai đoạn.
    Mới phóng, lấy độ cao sử dụng hệ thống tự động ổ định quánh tính.
    Sau đó, sử dụng đèn chiếu định hướng đường đi, cái đuôi đó chĩnh là ổ antêna và ốnh kính để hướng đèn máy bay mẹ,
    Giai đoạn cuối, tấn công radar track ở mũi.
    Nó chính là máy bay MIG-15 BIS-P, không sai. Như ở trên, các mẫu thử nghiệm chiến đấu bằng radar có tên SP. Chiếc mẫu thử ban đầu gọi là MIG-15 bis SPK . Sau đó sử dụng tên SD rồi SDK. Có hai mẫu, SDK-5 (đóng trên MIG-15 bis) và SDK-7 đóng trên MIG-17. Chương trình bắt đầu năm 1949. Các SDK-5 và SDK-7 bay năm 1955.
    Khi đã hoàn thành chương trình cho phi công tự động bằng các chuyến bay thử, người ta đóng lại bằng đồ động lực MIG-9 với vỏ của phiên bản đã thử nghiệm khí động (MIG-15) cho rẻ. Buồng lái được thay bằng nắp mỏng, trông như có buồng lái thật (ảnh bác để trang trước), nên em nghĩ mãi không biết có phải là SDK-5 hay vỏ tên lửa thật, hì hì hì, trang trước đã định trả lời bác là SDK-5, may mà đi tìm mãi không được cái ảnh nào, nên dừng lại, may mà ngắm lại, ha ha ha ha, chú ấy là máy bay thần phong không càng.
    Em đáng chỉ được 3 thôi, mãi mới nhìn thấy nó không có ổ cho càng trước, đúng là AS-1, ông ấy hoàn thành nhiệm vụ xong là bùm, cần quái gì càng. Hai thằng SDK-5 và SDK-7 (đóng từ SP-1 và SP-2) chỉ khác MIG-15 cái đuôi. Còn SDK-5 và AS-1 thì nhìn trong xác chết mục ấy chỉ khác cái ổ càng trước. Thật ra, khí động của chúng hơi khác nhau nhưng góc đấy không nhìn được.
    TU-16 chống hạm ban đầu mang nó đó, giờ vẫn là máy bay chống hạm chủ lực của Tầu Khựa.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 12/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  5. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Báo cáo các bác, "cục sáng" hay "chùm ánh sáng ngắt quãng" có lẽ không cần, vì tiếng Việt đã có từ để mô tả nó: "xung" <-> pulse
    Xung sáng là một chùm sóng phát trong thời gian ngắn.
    LarvaNH thích bài này.
  6. GExplorer

    GExplorer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi câu này một chút (hơi ngoài lề so với topic này):
    Loại tên lửa nào bắn được xa nhất hiện nay?
  7. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Tên lửa xuyên lục địa! (tầm vài chục ngàn kilômét)
    Còn không phải bắn xa nhất, mà đi xa nhất, thì là các trạm vũ trụ nghiên cứu sao Hỏa, sao chổi Haley.
    Xa hơn nữa thì không biết, vì nó chưa quay về
    LarvaNH thích bài này.
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Đã tìm được ảnh mẫu thử SDK
    Đây là mẫu thử SDK-7 (trong này nguwì ta chú thích là SDK-5). các phiên bản MIG-9, MIG-15 và MIG-17 sử dụng rada-track đều đã được sử dụng để lập trình cho máy tính dòng, biến thành tên lửa chốm hạm không người lái. Đây là một trang web nghiên cứu chuyên ngiệp của Mỹ. Nó thừa nhận MIG-15 đã đưa Liên Xô thành vô địch trên không từ MIG-15. Nhưng nhầm chút, động cơ Nene turbine ly tâm hoàn toàn khác các động cơ RD-10 xuất phát từ BMW-3. Nene (KV-1) là lớp động cơ cụt, sau này không được dùng cho máy bay chiến đấu nữa. Nó nhẹ và rẻ, đơn giản, nhưng hiệu suất thấp. Đó là sau này, còn lúc đó, động cơ này là động cơ tốt nhất cho máy bay.
    http://www.vectorsite.net/avmig15_1.html
    [​IMG]
    "MiG-9L", phiên bản đầu tiên của "AS-1 Kennel".
    [​IMG]
    Ảnh của SDK (С"s, bản có người lái của "sоме,а") đây
    http://www.airwar.ru/enc/xplane/sdk.html
    [​IMG]
    Còn đây, là SDK-5, sau này trở thành phiên bản chính thức của KS-1. Nó có tốc độ M0,9 trong khi tấn công đạt M1. Radar bán chủ động, hơi hẹp hơn MG-15-BIS-P. Trong ảnh của bác ở trang trước, thấy chỗ buồng lái và ổ radar mất nắp đậy. Buồng lái được tháo ra và thay vào máy tính điện tử.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đây, Kometa. Phiên bản đầu tiên là air-mount, máy bay mẹ là TU-16 cải tiến với cái cằm mang radar. Sau khi cãi nhau với đại ca, Tầu Khựa chả chế được cái gì hơn đồ cổ này, TU-16 vẫn là máy bay ném bom đường dài chủ lực của họ. Sau đó là đặt tên rơ móc.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 13/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Chương trình tên lửa chống hạm được bắt đầu ngay sau chiến tranh. Đức là nước đầu tiên chế tạo tên lửa diệt hạm điều khiển từ xa qua radio. Thật ra, gọi là tên lửa thì quá, đây chỉ là các bom lượn. Sau đó, người Anh phát hiện ra mã của máy truyền lệnh radio, nên dự án dừng lại. Sau đó, các bom lượng được sửa lại với biệt danh "củ cải", tự định hướng mục tiêu bằng chùm chỉ thị radio. Phương pháp định hướng của củ cải sử dụng antena nhiều chấn tử.
    Ban đầu, năm 1944, người Anh gửu phần còn lại của V-1 bị bắn hạ sang Liên Xô. Các nhà kỹ thuật Soviet thích thú copy và thử nghiệm. Họ nhanh chóng tìm đươc phương pháp điều khiển radio tốt hơn. NHưng những nhược điểm của động cơ pulse ram jet đã hạn chế tên lửa. Bản copy này có tên KH-16 hệ thống điều khiển TV. Bản KH-10 thử nghiệm không tốt, một động cơ như V-1. KH-16 có hai động cơ. Khắc phục được hiệnt ượng dừng dọc đường, có các phiên bản cất cánh từ máy bay, tầu biển và mặt đất. Máy bay mẹ là PE-8
    Saqu nhiều lần thay đổi thiết kế, nguời ta đã quyết định đẩy cấu hình tên lửa lên cao một tầng. Từ năm 1945-1949, máy bay MIG-9 được thử nghiệm làm tên lửa, cuối thời kỳ này, track radar, tiến bộ mới nhất lúc đó được sử dụng. Đây là lớp máy bay phản lực đầu tiên của Liên Xô, thực chất sử dụng thân máy bay cánh quạt lắp động cơ RD-20 (một cải tiến của động cơ Đức BMW-003). Máy bay có động cơ đặt trước, đuôi kéo dài về sau, như máy bay cánh quạt. Tên lửa có cánh xuất hiện lần đầu năm 1847, hệ thống điều khiển BY SB -1, chống hạm, tầm 100km. Năm 1948, các thử nghiệm tiếp tục.
    Năm 1949, Mikoian nhận nhiệm vụ này và đẩy ten lửa tiến một bước quyết định thành công. Cũng vì đến lúc đó, hệ thống điện tử mới hòn thiện. Nhóm MIG quyết định sử dụng máy bay MIG-15 làm cơ sở. Máy vbay này tiến bộ một bậc so với MIG-9, cánh ngang được thay bằng cánh xiên sau, động cơ sử dụng lớp Nene. Thân máy bay thế hệ mới động cơ sau đuôi.
    Máy bay mẹ mang radar chỉ thị mục tiêu RLS K -1M dùng bước sóng 30mm, với bước sóng này hệ thống theo dõi trên tên lửa có kích thước nhỏ gọn.K -1M là hệ thống định hướng đường đi khi tên lửa chưa track được mục tiêu. Tên lửa rời máy bay mẹ ở độ cao 3-4km tốc độ trên 360km/h, bay ở độ cao 400met. Tầm radar 20km, ttrên đường đi, tên lửa được điều khiển từ xa và có hệ thống lái tự động. Tốc độ 1060-1200km/h. Trọng lượng ban đầu 1651 kg lúc phóng 2760 kg. Cánh xiên lùi 57,5độ (lúc đó rất lớn). RD -500K cho lực đẩy 1500kg. Sài 8,3 mét rộng 1,2 mét, sải cánh 4,72 met, Tu-4KS mang 2 quả. Tầm bay tối đa đạt 600km nhưng hệ thống điện tử chỉ cfho phép tầm hoạt động 100km. Đầu đạn nửa tấn, sau sử dụng đầu đạn một tấn.
    4 Mấu thử SDK-5 được thực hiện, mẫu SDK-5c sau này được nhận làm mẫu cho tên lửa. các mẫu năngh từ 2453 đến 2550 kg.khi rỗng nặng 2068 kg. Tốc độ ở 3km đạt 1060km/h. mang tối đa 385 kg 284 lit nhiên liệu. Tốc độ hạ cánh 270-290 km/h. Đầu đạn sau này đặt nơi buồng lái. Ngày 4 thángb giêng 1952 Amet- khan Sultan, phi công thử nghiệm lừng danh cất cánh.
    Tu-16KS được thực hiện năm 1953. Máy bay ném bom thế hệ mới này có tầm trên 3000km. Năm 1958, hạm đội Hắc Hải được trang bị. Sau đó là hạm đội Thái Bình Dương.
    Các bác hình dung hồi đó chưa hề có gây nhiễu radar và chưa có hệ thống phòng không tầm ngắn điều khiển điện tử trên tầu biển. AS-1 lúc đó không có đối thủ. Như vậy, đây là lớp tên lửa thứ ba được thử nghiệm.. Hai lớp trước đã không vượt qua giai đoạn này.
    Tên lửa hành trình đầu tiên của Liên Xô, KH-16:
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 00:42 ngày 14/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Như Tuất đã nói, trong giai đoạn tiền sản xuất, các phi công thử nghiệm ưu tú tìm ra các động tác cơ bản nhất của máy bay, thử nghiệm các chiến thuật đường bay phức tạp. Trong thời đại máy tính chưa phát triển, vì nguyên nhân đó mà các tên lửa không người lái xuất phát từ máy bay phổ biến. Cũng không thể nói là ai lại đóng tên lửa từ máy bay, như thế chẳng quá đắt đỏ. Chũng ta biết rằng các máy bay Soviet hồi đó giá rẻ như bèo luôn. 19 ngàn chiếc MIG-15 đã được sản xuất, lấy 2-3 ngàn trong đó làm tên lửa cũng thoải mái.
    Người ta đóng máy bay thử nghiệm có người lái giống như tên lửa, rồi các phi công thử nghiệm đi tìm các động tác bay sau này sẽ được lập trình cho máy tính. Sau này, các bài toán mô phỏng và phi công tự động bằng máy tính tiến hành các bài bay thử này, nên tên lửa thoát khỏi hình dáng máy bay, nhưng 3 thế hệ đầu tiên của máy bay Soviet đều có 3 anh em tên lửa. MIG-9L là tên lửa đầu tiên thử năm 1947, sau đó, AS-1 xuất phát từ MIG-15. Tiếp theo, máy bay phát triển thành MIG-19 thì cũng có anh em tên lửa nhà nó. đây là lớp tên lửa hành trình siêu âm đầu tiên của Liên Xô. Hồi đó, hầu như không thể bắn chặn chúng. Cũng chỉ có ít máy bay chiến đấu trên không đủ tốc độ đuổi theo chúng.
    Hệ thống điều khiển được hoàn thiện. Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã cải thiện hệ dẫn đường quán tính (vốn dựa trên đồng hồ đo thời gian và đo lực để tạo thành tích phân quán tính, thêm một con quay hồi chuyển 3 chiều toàn góc hoặc hai con quay hồi chuyển giới hạn góc). Điều này cho phép phi công tự động trong giai đoạn giữa, không cần ciếu đèn định hướng tên lửa nữa.
    Phiên bản sử dụng nhiên liệu hai thành phần lỏng (không dùng động cơ máy bay) đầu tiên áp dụng kỹ thuật điện tử mới là KSR-2/11 (AS-5 KELT), sử dụng hidrrocarbon và nitric acid oxidizer. Nó đối lập với các tên lửa giống máy bay: rẻ và đơn giản. Tên lửa cuúng cuất phát từ máy bay, mặt đất và tầu chiến. Có các bản mang đầu đạn hạt nhân, chống chiến hạm và chống radar. Đầu đạn 850kg. Tên lửa KSR-2 được thưẻ nghiệm lần đầu 1957, giai đọn cuối dẫn đường bằng radar bán chủ động, như của AS-1. KSR-11 (AS-5 KELT) là phiên bản chiến thuật, chống mặt đất, trang bị đầu đạn mảnh xuyên giáp. Năm 1959, tên lửa được thử nghiệm cuối trước khi sản xuất. Với cấu tạo đơn giản và giá thành rất rẻ, chúng là sát thủ ghê gớm của tầu biển, đáng tiếc, suốt chiến tranh, nhà ta không được lần nào sử dụng các tên lửa chốn hạm này.
    sải cánh 4.5 meters
    dài 8.65 meters
    tổng trọng lượng 4,000 kilograms
    tốc độ hơn M1
    tầm 170 kilometers
    KH-20 (AS-3 KANGAROO)
    Đây là đời sau của nó, mang dưới máy bay TU-95, ngặn và tốc độ vẫn thế. Nó có thời gian phục vụ ngắn ngủi, do những tiến bộ thông tin tự động hồi đó chưa cho phép bay xa như vậy mà an toàn..
    Sải cánh 9.15 meters 29 feet 9 inches
    Dài 14.95 meters 49 feet
    nặng 11,000 kilograms 22,275 pounds
    tốc độ hành trình và tấn công siêu âm
    tầm 650 kilometers 400 MI / 350 NMI
    K-10 (AS-2 KIPPER)
    Đây là một bước đệm, tên lửa hành trình sử dụng động cơ dùng không khí luôn chứng minh thế mạnh về tải trọng và tầm bắn. Song song với việc phát triển KSR-2, là AS-2 KIPPER. Nếu như AS-1 là em của MIG-15 BISP thì AS-2 là một phiên bản của MIG-19. RD-9FK là động cơ cải tiến từ RD-9 dùng trên MIG-19, cải tiến theo hướng tăng lực đẩy và giảm số tầng nén, điều này làm tên lửa rẻ nhẹ nhưng động cơ giảm tuổi thọ (điều đó không cần thiết, nhiệm vụ của động cơ chỉ trong vài chục phút). Tên lửa có một động cơ dưới bụng, cũng như AS-1, nó hẹp hơn máy bay anh nó chút, cánh rất xuôi sau. Tên lửa kết hợp nhưng ưu điểm của hệ thống điện tử mới và sức mạnh của động cơ dùng không khí. Đầu đạn hơn mọt tấn và tầm bắn 200km. Tốc độ của nó là 2030km/h, khi đó chỉ mọt số ít máy bay đuổi kịp, điều này làm khả năng bắn hạ nó rất khó khăn, vì nó bay sát mặt biển, chỉ phát hiện ra ở gần.
    Sải cánh 4.18 meters 13 feet 8 inches
    Dài 9.75 meters 32 feet
    Nặng 4,500 kilograms 9,920 pounds
    Tốc độ 2,030 KPH 1,260 MPH / 1,095 KT
    tầm bắn 200 kilometers 125 MI / 110 NMI
    Tầm bắn sau được nâng lên 325km với động cơ mới. Tên lửa đươc trang bị đầu nhưng năm 1960 với các cải tiến chống nhiễu, mang đầu đạn hạt nhân, thay động cơ và xuất phát từ mặt đất.
    [​IMG]
    Đến đây thì tênh lửa đã thoát khỏi hình dãng máy bay, nhưng năm 1960, cấu trúc máy tính ngày nay ra đời, cùng với các phi công tự động siêu đẳng trong các tên lửa, người ta không phải dùng phi công thật cho giai đoạn tiền sản xuất của tên lửa nữa.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 11:32 ngày 14/11/2005
    LarvaNH thích bài này.

Chia sẻ trang này