1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    YAK có một đoạn văn miêu tả đội máy bay ném bom Soviet bị 3 chiếc máy bay tiêm kích Đức lần lượt hạ. Câu chuyện được các chiến sĩ bộ binh quan sát trận đánh kể lại. Chỉ một chiếc máy bay tiêm kích Đức chẳng may lao vào luồn đạn sau một chiếc máy bay ném bom bị hạ. Một chiếc ném bom thoát. Còn lại, ngay cả các phi công nhảy dù cũng bị máy bay Đức diệt. Trước chiến tranh, đội máy bay ném bom đượcc coi là biểu tượng của sức mạnh không quân Soviet. Đây là những máy bay bay chậm, tải nặng và lờ đờ. Cũng như các xe tăng nhiều tháp pháo, người Soviét chú ý đến mục tiêu chống bộ binh là chính, quên rằng, để ném được bom, các máy bay cần sống sót. Thiếu máy bay tiêm kích và tăng chống xe cơ giới (T-34 và JS-2 sau này), Liên Xô đại bại đầu chiến tranh. YAK được giao làm thứ trưởng phụ trách thử nghiệm, ông đã đề cao tính đối kháng. Ông vượt lên dẫn đầu sản xuất các máy bay nhẹ, tốc độ cao, linh hoạt. Các máy bay đó rất rẻ, có thể sản xuất số lượng lớn. Sau này, chúng được gọi là máy bay đánh chặn, interceptor. Tiếng Tầu Khựa xuất khẩu sang nhà ta có tên tiêm kích gọi chúng, hơi sái chút.Các máy bay đánh chặn, cũng như tính đối kháng của vũ khí cơ giới, được Liên Xô và Đức phát hiện rồi chú ý sau trận đánh thử ở Tây Ban Nha, nhưng Đức vượt lên trước chiến tranh thật. YAK là nhà thiết kế đi lên từ thực nghiệm, ông là một trong những người dẫn đầu việc chuyển từ hai tầng cánh sang một tầng, người tiền nhiệm của ông, Polykarpop sau làm phó cho ông. YAK-1 là máy bay chiến đấu đầu tiên như vậy, vượt trước các LA. Nó được coi là máy bay tiêm kích chủ lực trong thời kỳ khó khăn nhất. YAK-2 ít người nói đến, thực chất, nó chỉ là bản thiết kế lại từ YAK-1 vận dụng nhiều gỗ, vải lúc đói kém. YAK-7 và YAK-9 là phiên bản tầm xa (thực chất YAK-7 là phiên bản huấn luyện của YAK-1, hai chỗ ngồi, sau đó cải tiến thành YAK-9 cho thích hợp với mặt trận hơn trường học). YAK-3, cải tiến tiếp theo của YAK-1 theo hướng nhẹ hơn (cắt bớt 300 kg) có lẽ là loại máy bay đánh chặn quan trọng nhất của Soviet giai đoạn cuối và giữa chiến tranh. Nó đóng vai trò đắc lực nhất trong việc làm chủ bầu trời kể từ trong chiến dịch Kavkaz về sau. Các máy bay này có cánh ngang, động cơ và trọng tâm đặt đầu máy bay, tốc độ tối đa trên dưới 600km, đạt đến 800km/h lúc bổ nhào, mang chỉ vài trăm kg đạn dược xăng dầu trên tổng trọng lượng hơn hai tấn. Chúng được thiết kế để trở thành hết sức linh hoạt ở độ cao thấp. Năm 1943, Liên Xô đã đóng 35 ngàn máy bay các loại, có đóng góp quan trọng bởi máy bay cực rẻ này. Cuối chiến tranh, các phi công đã sử dụng YAK phát triển chiến thuật vòng tròn, chống lại các ME-262 phản lực (tốc độ 800km/h, đạt hơn 900km/h lúc bổ nhào).
    8721 YAK-1 và 2, 14579 YAK-7 và 9,4848 YAK-3 đã được đóng trong chiến tranh (16769 YAK-7 và 9 tổng cộng). Sau chiến tranh, YAK vẫn thiết kế máy bay chiến đấu, trong đó YAK-15 là máy bay đánh chặn phản lực Soviet đầu tiên năm 1947. Nhưng công lao lớn nhất của ông là YAK-1, ông thật sự là cha đẻ của máy bay đánh chặn Soviet. Trong chiến tranh, YAK-và LA là những máy bay đánh chặn, không chiến chuyên nghiệp thực hiện việc làm chủ bầu trời. Dù YAK không thiết kế máy bay đánh chặn nữa nhưng tư tưởng linh hoạt, rẻ vẫn là chủ đạo thêm một thời gian nữa.
    Đây là hỉnh ảnh sản xuất YAK-1.
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 21/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Các lớp máy bay MIG-15 (bao gồm MIG-17 và MIG-19) và MIG-21 vẫn thừa kế tư tưởng YAK: khỏe, nhẹ, rẻ, linh hoạt, có số lượng lớn. Không phải ăn đói trong chiến tranh, hai lớp MIG trên trở thành những máy bay không chiến mạnh nhất đương thời, vừa có động cơ/trọng lượng tốt hơn, linh hoạt hơn, leo cao nhanh hơn và bay cao hơn, tăng tốc nhanh hơn và bay nhanh hơn. Về bán kính vòng lượn, những MIG-17 quá date vẫn ngang nhiên bắn hạ F-4 đời sau hơn nhiều, bằng chiến thuật vòng tròn của YAK-3, F-4 không thể có vòng lượn hẹp, khi tấn công một MIG thì trở thành mồi cho MIG khác. MIG-21 vẫn là máy bay đời trước và nhỏ so với F-4 (tầm ngắn và tầm xa), nhưnng vẫn đạt điểm cao hơn trong chiến tranh Việt Nam bằng chiến thuật thẳng đứng sử dụng lợi thế lực đẩy: MIG nổi trội hơn về gia tốc, tốc dộ leo cao, tốc độ tối đa, đặc biệt là khả năng làm việc hết cỡ của động cơ và lực cản thấp của máy bay trong tầng không khí đặc. Máy bay bất ngờ xuất hiện khi vọt lên rồi lại từ trên cao bổ xuống, địch không kịp phát hiện đã rớt. Rồi sau đó, không máy bay nào ổn định đường bay được để đuổi theo khi MIG lao xuống với góc lớn, quay về. MIG-15 đã đưa máy bay Soviet thành vô địch trên không. Nhưng đó là một nửa thành công: thân máy bay MIG và động cơ Nene Anh Quốc. Đến MIG-21, với sự ra đời của động cơ R-11, động cơ đầu tiên trên thế giới sử dụng hai trục ***g nhau, máy bay Soviet đã thật sự không còn đối thủ trên không. Hai lớp máy bay MIG-15 và MIG-21 được sản xuất với số lượng rất lớn, chúng nhỏ, rẻ. Chiến thuật chủ yếu của chúng vẫn là không chiến tầm ngắn, các máy bay nhào lộn tìm cách lao vào đuôi nhau để bắn ở khoảng cách ngắn và góc hẹp, đoàn máy bay đông như kiến cắn nhau đó gọi là đấu chó (dogfigth). Chúng từ bỏ cấu hình trọng tâm đặt trước và cánh ngang (của MIG-9 và YAK-15), động cơ đặt đuôi máy bay. MIG-15 17 và MIG-19 có cánh xuôi sau đuôi treo cao. MIG-21 là máy bay không chiến chuyên nghiệp sử dụng radar và tên lửa lớp đầu, nhưng những tên lửa thời đó gó góc bắn hẹp (30 độ) và tầm ngắn (vài km). Chính vì yêu cầu của trận hỗn chiến dogfigth, các máy bay nhỏ hơn, nhẹ hơn, có tỷ lệ lực đẩy và diện tích cánh tốt hơn, tự cân bằng tốt hơn sẽ linh hoạt hơn và thắng. (về vấn dề tự cân bằng, kiểu đuôi của F-4 có đuôi ngang thấp xuống, điều này làm máy bay bay thẳng hơn, tiết kiệm nhien liệu trên đường dài (mỗi lần lệch góc bay, đuôi máy bay lấy đi chút năng lượng để nắn lại đường bay). Nhưng đuôi ngang thẳng tắp sang hai bên của MIG chuyển mặt dưới máy bay ra đúng hướng gió nhanh hơn, đẩy máy bay chuyển hướng trong các cú lượn.
    Trái với các máy bay chuyên không chiến đó. Một phương tiện khác được sử dụng để diệt máy bay là SAM. Các tên lửa này có radar dẫn đường lớn, tầm xa, góc bắn rộng. MIG-21 ra đời cùng với SAM-2 và cùng chiến đấu trên bầu trời Hà Nội. Nhưng ở trong những vùng rừng Siberi, hàng trăm km không người ở, cần những trạm SAM đặt trên máy bay. Radar được đặt trên máy bay lần đầu tiên ở MIG-15, năm 1949. ban đầu nó chỉ bám được mục tiêu, không thể tự tìm iếm được địch, người ta sử dụng radar này để ngắm bắn trong đêm tối sương mù. Ngay sau đó, các MIG-15 và MIG-17 được trang bị hai radar: tìm kiếm và theo dõi. MIG-21 sử dụng hai chức năng đó trên một màn hình, chuyển chế độ bằng công tắc. Đó là buổi bình minh của việc đưa SAM lên máy bay không chiến: chiến đấu quá tầm nhìn, mặc dù rất lâu sau MIG-17, radar trên máy bay vẫn tồi. Phương pháp chiến đấu quá tầm nhìn là phương pháp chiến đấu tầm xa sử dụng radar và tên lửa lái bằng radar, còn gọi là không chiến tầm xa. Yêu cầu của không chiến tầm xa thay đổi tận gốc tư tưởng thiết kế máy bay, chính thức kết thúc thời kỳ không chiến tầm ngắn của YAK. Để không chiến tầm xa, máy bay cần có tốc độ và tầm bay rất lớn để đuổi theo địch, chứ không cần gia tốc để nhào lộn nhảy múa nhiều nữa. Máy bay cũng cần có độ cao lớn để phóng tên lửa bắn hạ mọi mục tiêu cao nhất hay bay nhanh nhất (các kinh khí cầu rất cao so với máy bay còn các máy bay trinh sát hay tên lửa thì rất nhanh, máy bay chiến đấu trên không không lại được). Máy bay không chiến tầm xa cũng phải lớn, để mang radar có antena to, mới có tầm trội hơn địch trong đối kháng. Tầm radar được chia làm hai mức chính: có thể phát hiện được và có thể dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt đich được. Tên lửa tầm xa cũng giống SAM hơn tên lửa tầm nhiệt: chúng to và nặng (ngày nay đến cỡ tấn). Đầu đạn của chúng cũng lớn (như là SAM, do khó bắn trúng thật sự nên dùng đầu đạn lớn vào gần mục tiêu là nổ). Do đó, MIG-21 ra đời cùng radar không chiến và phương pháp sử dụng tên lửa không đối không. Nhưng cũng MIG-21 là chiếc máy bay cuối cùng dogfigth trong dòng MIG: những máy bay nhỏ, khéo, nhẹ và nhanh. Đến đây, cần những máy bay to lớn, khỏe mạnh cho cuộc đua maraton kèm theo những cận cảnh chạy 100 met. Với MIG, công cuộc cải tiến máy bay càng bị thúc giục hơn, khi những kinh khí cầu và máy bay trinh sát xuất hiện ngày càng thường xuyên và chiến tranh lạnh càng trở nên căng thẳng. Cuộc đua mới bắt đầu từ MIG-21, máy bay chiến đấu vô địch thời dogfigth tầm ngắn.
    Công cuộc thiết kế thử nghiệm MIG-21 kéo dài, to lớn và tốn kém đã đưa ra những cấu hình máy bay chủ chốt sau này. Nó chấm dứt thời kỳ cánh xuôi sau. Cánh máy bay làm hai nhiệm vụ: cân bằng ngang và nâng máy bay. Để nâng máy bay, cánh càng nhiều diện tích sát thân càng tốt, khi đó cánh nhẹ mà vẫn khỏe. Để cân bằng ngang, phần tạo ra lực cân bằng lại càng xa thân càng tốt, thế mới tạo ra monen khỏe để xoay máy bay. Khi bay chậm thì cần nhiều đến cân bằng ngang, vì lực ổn định tạo ra ở cánh yếu. Khi tốc độ dòng khi tăng, lực lớn sẽ bẻ gẫy cánh sải ngang. MIG-23 và F-111, cũng như TU-160 và B-1 sử dụng cụp xòe: bay nhanh thì cụp cánh vào thành cánh tam giác, điều này lại làm giảm tính năng của máy bay không chiến chuyên nghiệp, do cái cụp xoè đó nặng mà không thể tháo ra được như thùng dầu phụ khi không chiến. Ngày nay, các máy bay hiện đại sử dụng cánh sát thân, dồn lực cân bằng ra ngoài bằng các cánh dựng đứng ở hai đầu mút cánh nâng, hay nói cách khác là tách chức năng nâng và cân bằng ra làm hai như Yak-130. Đáp ứng nhu cầu tăng diện tích cánh sát thân và giảm lực cản ở tốc độ cao cùng với cân bằng ở tốc độ thấp, MIG-21 đã thay bộ cánh xuôi sau của các máy bay lớp MIG-15 thành cánh tam giác, tốc độ trên M2 (MIG-21 có tốc độ cao nhất M2, các mẫu thử có tốc độ cao nhất đến M2.7), cánh tam giác khỏe hơn và có lực cản thấp hơn. Các mẫu thử cũng làm xuất hiện nhu cầu ổn định đường bay điện tử, cho phép máy bay ổn định hơn mà không cần phát triển cơ chế tự ổn định khí động. Khi bay thấp, cánh tam giác bất ổn và khi bay nhanh, mũi máy bay bị dìm xuống. Tuy chiến đấu tầm xa nhưng các sát thủ trên không chuyên nghiêp không thể từ chối chiến đấu tầm ngắn, do đó, yêu cầu linh hoạt và bay chậm vẫn không thể hạ xuống. Cánh tam giác đã để lại giá rất đắt, các chương trình XB-70, TU-144, SU-100 đều bại. Concorde là máy bay hạng nặng loại này duy nhất sống sót với yêu cầu thấp chút, nhưng cũng chỉ là một tượng đài, vì nó lỗ chổng vó, không có ý nghĩa kinh tế. Một mẫu thử MIG-21, chiếc máy bay đầu tiên sử dụng cấu hình giống F-16 ngày nay, chiếc YE-8 cũng đã bị bỏ, nó ưu việt trong không chiến nhưng không thể có đường bay đủ ổn định. YE-8, người ta sử dụng cánh phụ trước để cân bằng trục dọc máy bay khi tốc độ máy bay cao. Điều này nếu được lái máy tính tự động thì làm máy bay trở nên linh hoạt hơn những máy bay chỉ lái đuôi, nhưng ở YE-8, cánh phụ trước (bào khí) còn cố định. Boris Ivanovich Cheranovskij Là người đưa ra cánh phụ trước đầu tiên năm 1947, BICh-26., nhưng dự án này, sử dụng chung động cơ với MIG-19 vô duyên, đã không đợi được tuổi già của tác giả. Phương án cánh có tỷ lệ diện tích sát thân lớn nhất là cánh tứ giác, ổn định điện tử là phương án sử dụng phổ biến cho máy bay chiến đấu trên không hạng nặng ngày nay, chúng rất khỏe nên tốt ít vật liệu mà tốc độ cao. Với các may bay nhỏ, cánh tam giác vẫn được sử dụng. một số cánh tam giác kéo dài ra chiếm luôn đuôi ngang, trước đây, các cánh cân bằng và cánh nâng phụ tách thành hai bộ-bốn cái để dế điều khiển thủ công, nay nhập thành một, bố trí có khi ở trước cánh chứ không ở sau như YAK hồi thế chiến. Cánh tam giác dài kết hợp cánh phụ trước là cấu hình linh hoạt, đơn giản, tin cậy nhất của máy bay nhỏ, những phức tạp trong điều khiển được giao cho máy tính. Về động cơ, những máy bay không chiến đường dài cũng không khác gì các tuần dương hạm trên biển. Không như các tầu phóng lôi tiêm kích (máy bay đánh chặn còn có tên là máy bay khu trục), máy bay không chiến tầm xa còn cần thêm thời gian bay tuần tiễu lâu, tầm xa, cần những động cơ ăn ít dầu hơn, mà vẫn nhẹ vọt tiến. Trong khi đó, có một dòng máy bay đánh chặn chỉ cần thời gian bay 10 phút (trong đó động cơ chỉ làm việc lúc vọt lên) và tầm chỉ 30 km (máy bay đánh chặn điểm), còn các MIG-21 cũng chỉ có bán kính chiến đấu 300km. Tất cả những điều đó làm báy bay không chiến đường dài trở nên to lớn đắt đỏ, và thế là, nó cần an toàn để trở về nếu trục trặc, việc sửa chữa rẻ hơn nhiều đóng một chiếc khác.
    Mẫu thử YE-2 đã được phương Tây coi là MIG-21 ''Faceplate''. Cùng với các MIG-17-P, các máy bay không chiến thế hệ mới mang radar hai chức năng tìm và bám ở khoang mũi. Hai chức năng dùng chung một màn hình nhỏ, chuyển chế đọ bằng công tắc. Mãi sau này, nhưng năm 1990, việc tách tín hiệu track từ scan mới cho phép angtena mạng pha theo dõi nhiều mục tiêu. Còn lúc đó, bộ hai radar này đã biến ý tưởng không chiến mọi thời tiết-trợ lực cho súng thành vũ khĩ chủ lực, thay thế hoàn toàn cho súng, ảntena chảo chiếu mỗi antnean vào một mục tiêu, máy bay chỉ có thể ngắm bắn một mục tiêu, khi bật công tắc sang chế độ quét, màn hình thay đổi cho nhiệm vụ tìm kiếm. Một thời gian dài, các máy bay không chiến chỉ có mỗi chảo như vậy. Cửa hút gió gập góc, giải pháp đầu tiên chống xung chấn M1 cùng radar tạo thành cái mũi đặc trưng của dòng MIG-21. Nhưng Liên Xô thì chỉ coi YE-2 này là chiếc cuối cùng sử dụng cánh xuôi sau. YE-3 và YE-4 vẫn là những mẫu thử, chỉ đến YE-5 thì MIG-21 mới thành hình. YE- 7(MiG-21PF) 8, 9(MiG-21PFMA) là những mẫu thử tiên tiến hơn được sản xuất. Đời YE-8 ở giữa nó có cánh phụ trước, như trên đã nói, vào năm 1959 vượt trước thời đại quá xa YE-6 cũng phải bỏ cánh phụ trước, nó là cải tiên của YE-5, dều là những mẫu tiền sản xuất của MIG-21 đời đầu. Nhưng YE-2 vẫn có cải tiến với động cơ mạnh hơn, năm 1955, chiếc YE-50 lvới động cơ tên lửa sử dụng để đánh chặn máy bay trinh sát U-2, tốc độ YE-50 đến M2,3 nhưng chỉ có thể coi nó là máy bay đánh chặn điểm.
    Dòng YE-8 sau phát triển rực rỡ, các tiến bộ kỹ thuật khi phát triển nó đã trở thành MIG-23, F-16 và MIG-35 gần đây. Nhưng còn YE-6. Nó mới là mầm của loại máy bay không chiến khiếp vía nhất từ trước đến giờ. Cũng như YE-50, máy bay được phát triển để đánh chặn máy bay trinh sát tốc độc cao độ cao lớn U-2. Nhưng YE-50 chỉ là giải pháp tạm thời, còn YE-150 năm 1958, một cải tiến của YE-6 mới thật sự là chiếc máy bay, đây là một nhóm mẫu thử mang số YE-15 (YE-15x). Nó sử dụng cấu hình YE-6 bỏ cánh phụ trước đi, mang động cơ mạnh R-15-300 10150kg (so với R-13-300 của MIG-21 có lực đẩy 6,6 tấn) tốc độ 2816km/h tầm bay 1500km, mang hai tên lửa tầm ngắn K-8, được thiết kế với nhiệm vụ như MIG-21 (YE-5) là không chiến tầm ngắn nhưng có tốc độ cao hơn. Rõ ràng, trong nhiệm vụ đánh chặn U-2, mâu thuẫn giữa cấu hình nhỏ gọn mang tên lửa tầm ngắn và to nặng mang tên lửa lớn đã mâu thuẫn. YE-150 chỉ dừng lại ở thử nghiệm, đóng một chiếc. Dù nó có tốc độ cao thì vẫn tỏ ra hạn chế. Phát triển tiếp theo của dòng này, cố gắng làm máy bay to hơn là chiếc YE-152 năm 1959. Máy bay được thiết kế sử dụng hai động cơ. Đáng tiếc, động cơ thử nghiệm R-15 đột nhiên cạn, nó dùng lại R-11 lúc đó đang dùng cho MIG-21 (mẫu YE-152A). Tốc độ 2500km/h tầm bay 2300km, trần bay 21km. Việc sử dụng hai động cơ đã cho thấy rõ ưu thế của máy bay không chiến hạng nặng, cùng với radar lớn. Nhưng tên lửa thì chưa có vì K-7 chưa thể là tên lửa tầm xa. YE-152 vẫn mang cánh phụ nhỏ trước cố định của YE-6. YE-152 khả quan hơn 150, được đóng một số mẫu, trong đó có một mẫu mang số YE-166 là chiếc cởi truồng không mang vũ khí, nhiệm vụ là lập kỷ lục tốc độ. ngày 7 tháng 10 năm 1961, nó đạt M2,51 trong vòng bay 100km. R-15 là phiên bản động cơ Tumansky (giống R-11 của MIG-21, với hai trục ***g nhau, trục trong không kiểm soát và truền động, có thể coi là hai động cơ Jumo ***g vào nhau.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 21/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304

    YE-152 là chiếc cuối cùng sử dụng cánh tam giác, tốc độ cao hơn và tải nặng đòi hỏi cánh hoàn toàn khác, mà những radar và tên lửa không chiến mới thì mỗi ngày mỗi đòi thêm trọng tải. Mẫu thử tiếp theo của nhóm YE-15x, YE-155, chính thức đạt những yêu cầu của một máy bay không chiến tầm xa. Kế tục sự nghiệp YAK, Mikoyan đã hoàn thành nhiệm vụ biến những máy bay chiến đấu Soviet thành vô địch trên không, chế tạo chiếc máy bay không chiến tầm xa, hoàn toàn thoát khỏi tầm mắt phi công dogfigth. Đây là dự án cuối cùng của ông, sau đó ông về hưu (năm 1964). M.I.Gurevich đã cùng ông thực hiện thách thức này và sau đó nối nghiệp ông chế tạo máy bay không chiến. YE-155 được phát triển trong cuộc đua máy bay không chiến M-3. Anatolij Brunov đã từ chối nhiệm vụ làm giám đốc chương trình này, cùng nhiều người khác tránh xa nó, vì những khó khăn chồng chất. Cùng lúc này, một dòng máy bay nữa của MIG đã đạt được những yêu cầu cấu hình quan trọng của máy bay không chiến thế hệ mới. Của hút gió vững vàng đặt hai bên thân, chịu được chấn động M1 mà không cần góc gập cho phép động cơ làm việc hiệu qủa hơn. Cấu hình cửa hút gió giữa thân tạo thành một không gian lớn cho radar khởi đầu từ YE-8, được ứng dụng trong MIG-23. Ổn định tự động cũng chưa kịp có nên các ứng dụng thực tế không có cánh phụ trước của các mấu thử. với nhiệm vụ chính là tấn công mặt đất. Việc sử dụng thân máy bay lớn để không chiến đã tạo khả năng lai: máy bay không chiến có tính năng tấn công mặt đất mạnh. Tuy vậy, MIG-23 là máy bay chuyên tấn công mặt đất đột kích, sử dụng cánh cụp xòe thời kỳ chưa có ổn định điện tử để thỏa mãn yêu cầu bay vừa nhanh vừa chậm. Cấu hình đó, cộng với những tiến bộ không chiến của YE-152, trở thành chiếc máy bay MIG-23 chuyên bay tốc độ cao để không chiến: YE-155, năm 1964.
    YE-155P, máy bay không chiến chuyên nghiệp, năm 1964 được áp dụng rất nhiều giải pháp kinh khủng khiếp, khó tưởng tượng để chống lại nhiệt độ cao khi vận hành với tốc độ M-3. Mũi máy bay được làm bằng hợp kim chống mài mòn thép nicken nhẵn bóng. Một nhiệm vụ khó khăn nữa là làm mát buồng lái và khoang thiết bị. Phần còn lại của máy bay, có nhiệt độ cao được làm bằng thép (thép chiến 80% trọng lượng rỗng của máy bay). Tuy vậy, không phải bất cứ thép nào cũng chịu được nhiêt độ động cơ: Động cơ được đặt trong một cái phíc bằng bạc. 11,215kg lực đẩy được tạo ra bởi mỗi động cơ R-15-300, máy bay mang hai động cơ. Động cơ được chính các nhà đóng thân máy bay cải tiến, nó có cửa xả được điều khiển độ rộng bởi 12 cửa thủy lực (trước đây, người ta dùng kết cấu hai cái phễu ***g vào nhao để điều khiển cửa ra, nhưng kết cấu đó không chịu được điều kiện YE-155). Cửa hút gió cũng vậy, kích thủy lực điều khiển độ dốc, làm thay đổi diện tích hút gió. Cách điều khiển này biến cửa hút gió thành một cánh phụ trước có điều khiển, ổn định trong tốc độ cao, khi mà việc điều khiển cửa hút gió thật còn chưa thử nghiệm được. Máy bay mang động cơ hơi nước, các bác có tin không???? về nghĩa nào đó, đúng là như vậy. Nó mang theo 500 lít rượu (không phải cồn, rượu vodka, nên còn có biệt danh là quầy bar bay). Khi tốc độ cao, cửa hút gió và ống xả đóng lại để giảm lượng khí thông qua, khi tốc độ thấp thì mở ra. Toàn bộ hệ thống điều khiển áp lực động cơ phức tạp đó được điều khiển bởi máy tính trung tâm: đây là chiếc máy bay đầu tiên sử dụng máy tính số vaò ổn định tự động, máy bay đầu tiên sử dụng máy tính điều khiển cánh phục trước điều khiển được. Vodka được sử dụng trong trường hợp: áp suất động cơ giảm đột ngột khi giảm tốc, phun sương cồn-nước vào để tăng áp, đúng như động cơ hơi nước. Máy bay mang radar pulse-Doppler ''Smertch'' (tên NATO là Fox Fire. Đây là radar hiện đại nhất lúc đó. Tên NATO như thế vì radar này có công suất phát xạ 600w, đủ để đốt cháy các hệ thống gây nhiễu được biết lúc đó ở tầm xa 80km, radar này là một chứng minh cho cấu hình mới: nó nặng nửa tấn, không một MIG-21 nào mang được. Radar lớn và máy bay nặng đó đã cho phép các tên lửa tầm xa điều khiển từ radar hoạt động, chúng được gấp rút chế tạo khi nghe tin YE-155 bay thử. Trong tháng giêng và 2 năm 1964. những cuộc thử trên mặt đất và bay thẳng được thực hiện tại sân bay. A.Fedorov cất cánh lần đầu ngày 10-3. Sau đó, những tấm bảo vệ nhiệt và một số đặc điểm về dạng cánh được thay đổi. Năm 1965 đánh dấu việc ra đời của loại máy bay chiến đấu trên không tốt nhất từ trước đến giờ, và là máy bay chiến đấu trên không nhanh nhất từ trước đến nay: MIG-25. Các bản YE-155 có tầm bay hết tốc độ nhiên liệu trong 940km, nhiên liệu ngoài 1285km, tốc độ cao nhất trên M2,8 tí tẹo, khoảng 3000km/h khi mang thùng nhiên liệu ngoài. Động cơ R-15-300 sau đượck cải tiến (1968) thành R-15BD-300 có lực đẩy12,300kg (nhân hai). Máy bay này và YE-266 sau này mang tên lửa R-40 và R-60 tầm bắn R-40 các loại từ 35 đên 60 tốc độ tối đa M5. Máy bay có trọng lượng rỗng 20 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 36720kg. Gia tốc tối đa 5.
    Nhưng đó chỉ là một thời điểm. MIG-25 thật sự được hoàn thiện sau đó rất lâu. Ngay từ chuyến bay thử đầu tiên, cánh đã tỏ ra không đủ độ cứng. Việc điều khiển lật máy bay trở nên nguy hiểm, điều này buộc phải hạn chế các đặc điểm vận động.Igor Lesnikov đã chứng minh điều đó bằng tính mạng mình ngày 30-10-1967, khi bay với tốc độ cao nhất, kỷ lục thế giới lúc đó. Nguy hiểm đó được sử chữa bằng một cánh lái phụ mới hoàn toàn dùng cho cả động tác lên xuống và lộn. Tốc độ trên M1,5, cánh phụ truyền thống được cố định lại dùng hoàn toàn cánh mới, sau đó, cánh cũ tiếp tục được cải tiến bằng cách bỏ đi. Hai vật nặng được thêm vào đầu mút cánh để tăng ổn định. (phi công Oleg Goudkov chết khi bay với tốc độ cao, máy bay bị hất mũi lên và phá huỷ trước khi rơi. Nguyên nhân được tìm thấy là hệ thống thủy lực quá sức kết hợp với trọng tâm máy bay ở ngưỡng nguy hiểm làm mất áp suất thủy lực, việc thêm quán tính ổn định ngang sẽ giảm việc cho hệ thống ổn định tự động bằng máy tính). Đến tháng 3 năm 1967, các cải tiến khí động để đơn giản và an toàn trong tốc độ cao, nhường sự phức tạp của cơ khí cho điện tử, đã chứng tỏ độ tin cậy và được thực hiện trên các máy bay đã đóng. Các mẫu thử mới được đánh số YE-26x.Kỷ lục mới 1000km vòng tròn tại độ cao 21000m với tốc độ trung bình 2319km/h được A.Fedotov lập trên mẫu thử YE-266, MIG-25 trần truồng, ngày 16 tháng 3. Tiếp theo, MIG-25 trở thành máy bay không chiến hạng nặng nhanh nhất thế giới. Domodedovo ngày 9 thang7, năm 1967, lần đầu tiên MIG-25 được công chúng nhìn thấy (ba chiếc 155 và một chiếc 266). Máy bay đã gây ra một làn dóng hoảng sợ ở phương Tây, những nghi ngờ hoang vu được xác nhận: một trạm radar ở Thổ ghi lại tốc độ M3,2 trên đoạn đường dài từ Siria qua Iran. Rồi phi công Lieutenant Belenko lái MIG-25 chạy sang Nhật. Những bí mật của nó mới hạ nhiệt. Thật ra, máy bay khi bay hết tốc độ chỉ có tuổi thọ động cơ vài giờ. Năm 1974, động cơ turbofan D-30F6 thay thế cho động cơ turbojet R-15. Ở D-30F6, truỳên động của các trục được gắn bó và kiểm soát, áp suất động cơ tăng lên từ 8,6 đến trên 20, có fan để tăng gấp rưỡi và gấp đôi lượng khí thông qua. Động cơ tuy phức tạp hơn nhiều nhưng có tuổi thọ hàng ngàn giờ ở tốc độ M2,85 đồng thời tăng tầm bay lên gấp rưỡi. các tiến bộ kỹ thuật cũng tiếp tục hiện đại hóa máy bay, lượng thép ban đầu 80% rút xuống còn 50% (năm 1975) và 30%. Tuy kết cấu ít sắt hơn nhưng máy bay lại nặng hơn với trọng lượng cất cánh tối đa đến 46 tấn. Máy bay có hai chỗ ngồi, thích hợp với những nhiệm vụ phức tạp, khi tầm không chiến được nâng lên. Radar ngày nay có tầm phát hiện 180km. Cũng năm 1975, radar track from scan với 4 mục tiêu bị tiêu diệt song song được trang bị. Các tên lửa không đối không tấm xa nặng đến cả tấn. Máy bay 40 năm nay vẫn là máy bay không chiến chuyên nghiêp mạnh nhất và nhanh nhất. Sau này, người ta gọi nó là MIG-31. Vẫn không máy bay nào trên thế giới đuổi được và chạy thoát được nó. Ngày nay, MIG-31 sử dụng động cơ AL-41 và radả bước sóng met, nó sẽ dần nhường chỗ cho máy bay không chiến thế hệ mới có diện tích phản xạ thấp. Nhưng khả năng về tốc độ và tầm bay, khả năng mang khí tài lớn và gia tốc lớn, vẫn đang làm cho nó là máy bay chiến đấu trên không mạnh nhất.
    Yêu cầu tăng tầm bay, khí tài điện tử và giảm phát xạ radar đã thúc đẩy hãng MIG phát triển bản cải tiến MIG-7.1, máy bay phủ lớp tàng hình, tầm bay 7000km, ống hút gió và động cơ cõng trên lưng cho mục tiêu tàng hình.
    Trên kia ta nói đến YE-8. Những ứng dụng điện tử đến muộn đã làm mẫu thử đó không được ứng dụng, mặc dù tính năng cao. Sau này, người Mỹ đóng máy bay thử nghiệm giống nó và cho ra đời F-16 khi đồ điện đã nhiều. Bên Liên Xô. MIG-29 cũng phát triển theo đường đó nhưng với kết cấu hai động cơ, được gọi là sát thủ của F-16. Phiên bản MIG-35 dự định làm giống F-16: cắt một động cơ cho rẻ, xuất khẩu. MIG-39 thì trái lại, là một máy bay hai động cơ đầy triển vọng, kết cấu YE-8 nhưng có hai động cơ và điều khiển điện tử đã thay thế cho MIG-7.1 của MIG thế hệ mới. Tornado cấu hình thân rất giống MIG-25 và MIG-31, cũng như F-15 chuyên nghiệp không chiến, và tương lai, có lẽ cấu hình này lại được dùng lại ở đâu đó. Với 40 năm vô địch trong lịch sử ngắn ngủi hơn 60 năm của thời đại phản lực, máy bay thật sự là một tượng đài của kỹ thuật Soviet.
    Máy bay huấn luyện YAK-130. Tách chức năng nâng và cân bằng ngang của cánh ra làm hai. Cân bằng thực hiện được bởi các cánh đứng ở đầu mút cánh. Nhờ ở xa, momen tạo ra lớn và máy bay ổn định được ở tốc độ thấp và sải cánh hẹp, Mà sải cánh hẹp thì khỏe hơn: nhẹ và bay nhanh. Phương án này được áp dụng cho các máy bay dân dụng nhiều hơn. Việc tự cân bằng kiểu này làm máy bay vận tải tiết kiệm nhiên liệu hơn và máy bay nhào lộn nhẹ hơn. Ở các máy bay chiến đấu, việc thực hiện cân bằng với sải cánh hẹp được thực hiện bởi máy tính điện tử.
    [​IMG]
    SU-24, cùng với Tornado, MIG-23, F-111 là máy bay cánh cụp xòe. Khi bay nhanh thì tam giác, bay chậm thì ngang. Cấu hình này là lời giải đầu tiên cho mâu thuẫn giữa sải cánh rộng khi chậm và ngang khi nhanh. Nó nặng nề bởi cái bản lề quay. Ngày nay, người ta sử dụng cánh sải hẹp, khi tốc độ chậm, hệ thống ổn định điện tử làm việc thay cho tự cân bằng khí động. Những máy bay cánh cụp xòe này mang nặng bay châm được khi ném bom, lại lao rất nhanh khi chạy trốn hay đột kích, là những máy bay ném bom đột kích. CHúng dọn đường cho trận ném bom lớn bằng cách tiêu diệt những mục tiêu nguy hiểm với máy bay trên mặt đất: radar tên lửa và pháo phòng không. B-1 sử dụng cánh cụp xòe để thích hợp với hai chế độ: mang nặng bay chậm và mang nhẹ bay nhanh, nó là máy bay ném bom chiến lược, vừa dùng để rải thảm vừa dùng để mang tên lửa hành trình hạng nặng.
    http://www3.ttvnol.com/uploaded/huyphuc1981_nb/su_24_3d_27_2.gif
    Máy bay JAS 39 Gripen Thuyn Điển. Nhường phức tạp cho máy tính D96/MACS, Máy bay này kết hợp cánh tam giác và cánh phụ trước, là cấu hình đơn giản gọn nhẹ nhất ngày nay. cácmáy bay dùng cấu hình này nhỏ, linh hoạt mà tốc dộ vẫn khá cao.
    [​IMG]
    [​IMG]
    LarvaNH thích bài này.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Chiếc MIG-21, nói riêng trong dòng MIG, có thể coi là trung gian giữ hai giai đoạn, không chiến tầm ngắn, ngắm bắn trực tiếp bằng mắt phi công và không chiến tầm xa quá tầm nhìn. MIG-21 là chiếc máy bay đầu tiên dùng tên lửa và radar làm vũ khí chủ yếu, nhưng cũng là chiếc dogfight cuối cùng của dòng MIG.
    Nó có radar và tên lửa, nhưng phi công vẫn phải đưa máy bay vào góc hẹp sau máy bay địch, tầm rất ngắn chỉ vài KM rồi bắn. Nó có cửa gút gió gập góc, cửa này tồn tại trong thời gian ngắn, đữ luồng khí vào khe hẹp đi vòng để giảm chấm M1. Sau này, người ta dùng một ống dài đặt trước động cơ, không khí được tích áp trong đó và luồng không khí đặc này đệm cho chấn động M1, đồng thời, vách cửa hút gió cũng chắc chắn chịu chấn động. Sau động cơ cũng có một đống dài đốt đít, hay nói cách khác, động cơ đặt khoảng giữa một đường ống thẳng dài. Điều đó làm giảm lực cản ở tốc độ cao hơn kiểu MIG-21, tạo điều kiện, khi tốc độ tăng cao, động cơ dần tiến đến chế độ làm việc của RAMJET, vai trò của máy nén giảm đi. Cùng cất cánh một thời với MIG-25 là chiếc SR-71. Đối thủ trực tiếp của MIG-25 là XB-70 thì đã chết từ trong trứng, còn SR-71 vẫn là chiếc máy bay bay nhanh nhất đến giờ. Nó không phải không chiến, nên không phải thử thách những cú vòng lượn chết người trong tốc độ cao. SR-71 vượt trước MIG-25 với động cơ bypass. Nhưng nó cần tiếp dầu nhiều lần bằng máy bay tiếp dầu chuyên dụng mới lên đến M3,5 và tuổi thọ động cơ khi đó cũng rất thấp, giầu như Mỹ cũng phải hạn chế các chuyến bay quá đắt đỏ của nó. Đến năm 1975, với cấu hình radar hiện đại và động cơ turbofanbypass, MIG-25 mới thật sự thành hình.
    Chiếc máy bay không chiến ngày nay khác xa MIG-21. Nó to nặng như xe tăng (trọng lượng cất cánh tối đa của MIG-31 đạt 46 tấn, bằng xe T-72. Chỉ to như thế nó mới có tầm bay xa, tốc độ cao để không cho ai thoát. Chiếc máy bay lớn hơn máy bay ném bom chiến lược hồi thế chiến nhưng lại có tỷ lệ lực đẩy rất cao, tới 1,5 và hơn nữa (MIG-31 có tổng lực đẩy đạt 39 tấn, trọng lượng nhỏ nhất 23 tấn và lớn nhất 46 tấn). ĐIều đó làm nó leo cao, gia tốc như một quả tên lửa. Ổn định và lái tự động cũng đã thật sự biến máy bay thành quả tên lửa. Với hình thể to lớn như vậy, nó mới mang được những trạm SAM bay: hệ thống dẫn đường cho tên lửa không đối không tầm xa, nặng hàng tấn và đạn nặng cũng đến cỡ tấn. Tầm bắn của tên lửa không đối không do đó cao vọt, lớn gấp đôi và hơn nữa tầm bắn SAM-2, anh em cùng thời MIG-21.
    Cũng nắm 1975, các ứng dụng tin họch áp dụng vào radar không chiến đã cho phép bỏ đi những antena chảo, bình minh của thời không chiến radar, antena của tên lửa không đối đất KS-1 hay MIG-15bis-P. Thay cho việc chiếi antena này vào mục tiêu để bám, thì dữ liêuj từ anyena quét được đưa vào máy tính và các vi sử lỹ sẽ bám trong đám dữ liệu đó. Nếu như Fox Fire, radar không chiến đầu tiên của MIG-25 chống nhiễu bằng cách phát xạ thật mạnh, đốt chết tất cả các thiết bị gây nhiễu trong tầm thì radar mạng pha doppler ngày nay chống nhiễu bằng sử dụng nhiều và thay đổi liên tục các đầu phát và bước sóng.
    Chiếc máy bay không chiến khổng lồ mới thật sự là các pháo đài bay.
    Hệ thống chiến đấu của MIG-21 bây giờ được sử dụng để phòng thủ, nhưng khác MIG-21 ở mọi hướng và song song nhiều mục tiêu tự động. Hệ thống máy tính qua các thiết bị theo dõi không gian xung quang phát hiện các mục tiêu nguy hiểm, rồi những tên lửa tầm ngắn hiện đại tiêu diệt mà máy bay không cần ngoảnh lại. Tầm bắn của tên lửa tầm ngắn ngày nay như tên lửa tầm xa hồi MIG-25 và SR-71 xuất phát: 40km trước và 12km sau.
    Kể từ 1975, tầm radar đã đạt tối đa. Những pháo đài bay chuyên nghiệp không chiến mang radar lớn như chiếc xe hơi phát hiện mục tiêu ở giới hạn của mặt đất cong: 180km (10 mét vuông).
    Ngày nay các tên lửa không đối không có tầm bán hàng trăm KM, vượt nhiều làn tầm bắn SAM-2 hồi chiến tranh trên bầu trời Hà Nội.
    Tất cả những sức mạnh đó được xây dựng trên cấu hình máy bay mà Mikoyan đã để lại trước khi từ giã sân cỏ. Ông đã đưa máy bay không chiến SOviet thành vô địch trên không trong thời gian chỉ 4 năm sau chiến tranh, và 20 năm sau, những máy bay đó đã trở thành mẫu mực. Cấu hình đó tóm lại, được xây dựng lên từ những yếu tố:
    Hai động cơ, tốc độ cao và trọng tải lớn.
    Radar cực mạnh và đạn tên lửa lớn như chiếc YAK thời thế chiến.
    Đó cũng là nhược điểm của MIG-25, MIG-31. máy bay bay mỗi chuyến chơi cũng mất vài trăm triệu tiền Việt, một trận không chiến mất vài tỷ. Máy bay chỉ được Nga sử dụng. Nhưng chính nó đã làm tiêu tan những nố lực không chiến của đối phương. Sau F-15, không bao giờ Mỹ và Tây Âu chế tạo máy bay không chiến chuyên nghiệp nữa.
    LarvaNH thích bài này.
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Đọc những bài luận của Khỉ_Đầu_Chó luôn làm cho chúng ta đi hêt từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì đẳng cấp vượt trội của vũ khí Nga so với phần còn lại của thế giới. Tôi ko dám phủ nhận kiến thức của hắn nhưng hắn đem quá nhiều tình cảm vào bài viết khiến cho các nhận xét của hắn không còn khách quan nữa.
    Ví dụ tiêu biểu là đoạn trên, một kịch bản hoàn hảo để tấn công 1 hạm đội lớn của một quốc gia ko xác định có cả hàng không mẫu hạm. Với sức mạnh siêu đẳng của vũ khí Nga, thêm chút tình yêu mù quáng để bỏ qua mọi thực tế khách quan về các chiến thuật phòng ngự của đối phương, Khỉ_Đầu_Chó vẽ ra 1 kịch bản chiến tranh trong đó phe ta chỉ có quyền bắn còn đối phương chỉ có quyền ăn đạn, một kịch bản ngây ngô của các cậu bé mới lớn. Tôi ko có ý công kích cá nhân nhưng tôi chỉ muốn hỏi Khỉ_Đầu_Chó vài câu:
    - Cậu bỏ các máy bay cảnh báo sớm của hạm đội địch ở đâu mà chúng lại để máy bay ta áp sát hàng không mẫu hạm đến 8km như vậy. Dù là máy bay tàng hình siêu đẳng đến đâu đi nữa thì vẫn bị phát hiện ở 1 khoảng cách nhất định, các máy bay cảnh báo luôn lượn vòng quanh hạm đội để tránh các kiểu đột nhập tầm thấp kiểu này.
    - Các tàu chiến hỗ trợ luôn ở tạo thành 1 vòng bảo vệ quanh sân bay nổi của mình để tạo 1 lưới lửa phòng không đủ rộng hoặc thậm chí làm lá chắn sống. Việc áp sát hàng không mẫu hạm 8km để thả bom là không tưởng.
    - Đây là một hạm đội có kèm tàu sân bay vậy thì luôn có các máy bay chiến đấu, trực trăng bay tuần tiễu liên tục, không có chuyện các phi công đánh chặn ngồi uống nước trên tàu sân bay, chờ đến lúc ăn bom rồi mới lo sơ tán máy bay đâu.
    - Cậu hình dung hộ tôi xem cái MIG-35 hay SU-47 ấy mang loại bom siêu đẳng nào để có thể khiến "toàn bộ một tầu sân bay trở thành vô dụng" thế. Tàu sân bay là 1 căn cứ nổi khổng lồ, không dễ gì vô hiệu nó chỉ với vài quả bom thông minh được trừ trường hợp là đầu đạn hạt nhân. Mà nếu trường hợp này xảy ra thì ở Nhà Trắng sẽ có mấy chú mở va ly ra bấm nút, thế là xong...
    - Không hiểu cái hạm đội này sản xuất năm nào mà chỉ toàn hệ thống phòng không tầm ngắn thế không biết. Nếu đây là hạm đội thời WWII thì tôi không dám có ý kiến.
    - "Vài chiếc tầu nhỏ chạy nhanh tìm cách trốn, thì các tên lửa nhỏ trên thiên thần nhào lộn chống tăng chuyên nghiệp không cho thoát". Tôi cũng không hiểu nổi cái hạm đội này đậu cách bờ bao xa mà đám thiên thần nhào lộn này ra tới nơi được. Cứ cho là Su-39 đi, với load khoảng 2000kg, bán kính hoạt động xa nhất tầm 400km. Chưa kể với tên lửa chống tăng và rocket 80mm, chúng nó sẽ định làm gì với đám tàu chiến nhỏ đây (vì khái niệm "nhỏ" với tàu chiến thì vẫn to hơn bất kỳ một con tăng nào).
    Hay là cậu xây dựng lại 1 kịch bản tương tự nhé, có điều là Su-47 được thay bằng F-22, Su-27 được thay bằng F-15, Su-39 thay bằng A-10 vô duyên ... còn hạm đội bị ăn đòn là của Nga. Để xem hạm đội với vũ khí siêu đẳng của Nga thì hạm đội đấy sẽ dễ dàng nghiền nát cuộc tấn công ấy thế nào.
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1

    Thôi thì với tình yêu sâu sắc và mù quáng với vũ khí Nga, tôi sẽ học tập bạn Khỉ_Đầu_Chó viết kịch bản ngược lại vậy.
    Một hạm đội của quốc gia A trang bị toàn đồ Ngố lặng lẽ áp sát một bờ biển của một quốc gia B xài toàn đồ Mẽo để chuẩn bị tấn công. Quốc gia B (chắc thân Mẽo lắm) quyết định ra tay trước với một kế hoạch tuyệt vời học được từ một trang web tiếng Việt.
    Theo kế hoạch đó thì "Một chiếc MIG-35 hay SU-47 tàng hình, bay sát mặt biển đến gần mục tiêu" để nhằm tiêu diệt các tàu sân bay trước, nhưng quốc gia B vốn hiểu rõ F-22 của họ là đồ Mỹ nên chất lượng phọt phẹt, ko thể so với Su-47 siêu đẳng của Nga được nên quyết định xài 10 chiếc F-22 để làm nhiệm vụ này. Thế nhưng than ôi, với các radar thụ động siêu đẳng trên hạm tàu cũng như trên các máy bay cảnh báo sớm, các F-22 kia vẫn bị nhìn rõ mồn một. Lệnh báo động được ban ra, các máy bay đánh chặn (đồ Nga, tất nhiên rồi ) tức thì cất cánh. Với các tên lửa đối không hiện đại nhất, họ dễ dàng tiêu diệt 8 chiếc F-22 trước khi phi công của chúng kịp hiểu chuyện gì xảy ra. 2 chiếc F-22 may mắn còn lại tiếp tục hành trình nhằm hướng các tàu sân bay, nhưng hỡi ôi chúng hiện quá rõ trên màn radar đến nỗi hệ thống phòng không trên các chiến hạm làm chúng không kịp mở khoang bom thì đã bị bắn hạ. Vậy là các tàu sân bay đồ Nga vẫn an toàn.
    Theo kịch bản của chuyên gia trên trang Web kia thì "tiếp theo là đoàn mày bay ném bom khác như SU-25 hay SU-24, các loại SU-27 đến SU-37, MIG-29 hay MIG-27, hay các máy bay TU ném bom chuyên nghiệp sử lý nốt công việc còn lại, trong khi các phi công đánh chặn đối phương đang sơ tán khẩn cấp khỏi sân bay nổi của họ" nên quốc gia B cũng dùng các đoàn F-15, F-18 và B-1 để thay thế (khốn khổ thân họ vì chẳng có những S-24, Su-27 hay TU siêu đẳng nên đành xài tạm đồ lởm vậy). Dù các tàu sân bay địch vẫn còn nguyên nhưng kế hoạch là kế hoạch, các đoàn máy bay vô duyên này đành lặc lè kéo đến hạm đội đối phương, nhưng số phận của chúng cũng thật thê thảm do không thể là đối thủ của các vũ khí Nga. Tất cả các máy bay Nga đều không hề bị xây xước trong cuộc chạm trán quá dễ dàng này.
    Kịch bản còn viết " Vài chiếc tầu nhỏ chạy nhanh tìm cách trốn, thì các tên lửa nhỏ trên thiên thần nhào lộn chống tăng chuyên nghiệp không cho thoát.", các chiến lược gia khốn khổ của quốc gia B biết tìm đâu ra các thiên thần nhào lộn Nga bây giờ, họ đành lôi những chiếc A-10 vô duyên ra để thay thế. Tất nhiên chúng trở thành bia tập bắn cho các máy bay Nga. Các phi công đánh chặn Nga cười khinh bỉ và bay về hạ cánh, từ chối hạ mình đi bắn hạ mấy chiếc máy bay chậm như rùa này. Thế là những chiếc Su-39 của hạm đội đành phải đi. Tất nhiên, do quá hiểu sự chênh lệch về đẳng cấp nên những phi công A-10 lập tức nhảy dù ngay khi thấy bóng các "thiên thần nhào lộn" của đối phương.
    Kết quả là quốc gia B phải ký hiệp định xin đầu hàng vô điều kiện. Ngày hôm sau, tổng thống quốc gia B khẩn cấp bán thanh lý tất cả vũ khí Mỹ còn trong kho làm sắt vụn và ký hợp đồng trang bị lại cho quân đội của mình với vũ khí Nga. Hết chuyện
    PS; Bác nào thấy hay thì vote cho em đi
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nhiều lần tôi kinh hoàng với những phát biểu mang nặng tính tình cảm cá nhân của Khỉ_Đầu_Chó với nước Nga vĩ đại và tất cả những gì có liên quan. Thêm một ví dụ cụ thể về loại Mig-25 siêu việt:
    1- "Với hình thể to lớn như vậy, nó mới mang được những trạm SAM bay: hệ thống dẫn đường cho tên lửa không đối không tầm xa, nặng hàng tấn và đạn nặng cũng đến cỡ tấn". Xin cho hỏi loại tên lửa không đối không nào nặng cỡ tấn vậy (làm ơn bỏ mấy quả anti-AWAC xài Ramjet ra nhé), và con Mig-25 siêu đẳng đó vác theo bao nhiêu quả như vậy để đối không.

    2- "Nếu như Fox Fire, radar không chiến đầu tiên của MIG-25 chống nhiễu bằng cách phát xạ thật mạnh, đốt chết tất cả các thiết bị gây nhiễu trong tầm." Quả thật với tình yêu mù quáng, Khỉ_Đầu_Chó đã nâng tầm tác chiến điện tử lên tầm ...chiến tranh giữa các vì sao" dùng radar công suất lớn để đốt chết thiết bị gây nhiễu của đối phương. Nếu kỹ thuật này thực sự tồn tại thì có lẽ các không lực các nước sẽ không dám tấn công lãnh thổ đối phương nữa vì với các trạm công suất (tôi đặt dưới đất cho rẻ và dễ mang vác) sẽ đầu tiên đốt hết các thiết bị jamming trên máy bay tấn công, lúc này máy bay tấn tông sẽ trần trụi cho radar bám và bắn tên lửa như thời kỳ đầu của chiến tranh VN: 4 SA-2 hạ tốp 3 F-4 trong 1 trận. Chắc là cậu đã nhầm lẫn khi dịch thuật câu này "The radar was so powerful it could burn through jamming signals by approaching bombers". Ở đây là công suất lớn của radar cho phép nó vượt qua tín hiệu nhiễu chứ không thể nói là đốt cháy thiết bị gây nhiễu được.
    3- "Ngày nay các tên lửa không đối không có tầm bán hàng trăm KM": Cũng làm ơn nói cho tôi biết cái loại tên lửa không đối không này là loại nào. Tất nhiên, nếu như là tầm "bắn" thì tôi mới thắc mắc, chứ tầm "bán" thì ko cần giải thích, K-13 được "bán" tới vùng Trung Đông cũng cách Ngố cả vài nghìn KM rồi, ko đáng ngạc nhiên lắm.
  8. nguoiradikhongve

    nguoiradikhongve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    hahhaha
    Chính xác,chính xác
    Cứ ca ngợi một cái gì đó và hạ thấp một cái gì đó là cái sự tiêu biểu cho đỉnh cao trí tuệ của một cái tập hợp những con người gì đó mà ai cũng biết là cái gì đó.Và kết quả là đất nước ra ngõ gặp anh hùng đi xin viện trợ đều đều...Tại sao?Tại vì tụi tui thông minh quá thì cần gì đi làm ăn mua bán cho cực vậy,cứ ở nhà ngồi sáng tạo ra là được rồi,các anh phải nuôi tui chứ..mà những cái tui sáng tạo ra đâu có vừa,hahha,cả thế giới chỉ có 1,2 nhúm người như tui thôi đó nha. . . haha
    Được nguoiradikhongve sửa chữa / chuyển vào 12:28 ngày 23/11/2005
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Thật ra, có những cái đúng, đúng một cách tự nhiên, nhưng vì tình cảm cá nhân, người ta không muốn tin, không bao giờ muốn tin, đó là: Người Nga vô địch trên không từ 1949 bằng MIG-15. Người Nga đã có mẫu máy bay chiến đấy trên không tốt nhất từ 40 năm qua.
    Để phân tích diều dó kỹ hơn, Tuất sẽ so sánh với các máy bay của Phương Tây, điều đó cần một bài viết dài nhiều tư liệu. Trước khi chuẩn bị đủ điều đó, Tuất xem lại kịch bản chút.
    Hạm đôi cách bờ bao xa:
    Máy bay cảu hạm đội là máy bay đa năng, kiêm không chiến và tấn công mặt đất, thiên về mặt đất. Do đó, trong CTVN, tầu sân bay tiền duyên thậm chí neo đậu cách bờ biển Đồng Hới khoảng 100km. Các máy bay đa năng kiêm tấn công mặt đất khi mang nặng có tầm bay không lớn, và do đó, không phải cạnh tranh tầm bay bay ném bom vào hạm đội và máy bay từ hạm đội ném bom vào bờ.
    AWAC dùng để làm gì:
    Cái này, được chứng minh bằng một trận đánh điển hình. Phi công siêu đẳng Trần Thanh Ngân. Một thời gian dài, các MIG-21 bị bó tay trước chiến thuật phục kích của các F. Lợi dụng ưu thế về số lượng và thời gian bay, các F-4 lượn vòng trên những khu vực như Hòa Bình hay Tây Thanh Hóa. F bay ở độ cao thấp tránh radar, MIG bay qua sẽ bị tấn công từ nhiều hướng. Nhiều MIG rơi. Thậm chí, có MIG gẫy đuôi mà không biết ai bắn. Trong quân chủng, đã có nhiều ý kiến sử dụng lại chiến thuật vòng tròn của MIG-17. Phạm Thanh Ngân đã đánh một trận điển hình, chứng minh những ưu thế của MIG-21. Phạm Thanh Ngân và đồng đội nghiên cứu kỹ chiến trường. Các anh đã đưa ra chiến thuật đến nay là chiến thuật kinh điển của MIG-21. Các bác tham khảo những tran web không chiến, sẽ thấy sơ đồ chiến thuật đó. MIG-21 bay thấp, đến phía sau mục tiêu, vọt lên độ cao 10km áp sát sau mục tiêu, rồi lao xuống tấn công, diệt muc tiêu xong tiếp tục lao xuống thoát hiểm. Tốc độ leo cao là ưu thế của MIG-21, không một máy bay không chiến nào của Mỹ lại được.Khi thoát hiểm, góc xuống lớn, các máy bay Mỹ đuổi theo không chịu được (máy bay sử dụng trọng lượng kết hợp cánh để cân bằng, góc xuống lớn, trọng lượng mất, máy bay sẽ mất cân bằng, cụ thể hơn là tròng trành và xoáy). Nhưnh quan trọng nhất của chiến thuật này là tín hiệu từ các máy bay cảnh giới từ xa (tiền thân của AWAC) chỉ rõ ở độ cao 5km, thấp hơn và cao hơn đều khó phát hiện. Với tốc độ leo cao ưu thế, MIG-21 chỉ nhỉn thấy trong khoảng thời gian ngắn. Khi các MIG-17 ném bom tầu khu trục, máy bay sát mặt biển, không bị phát hiện. Khi ném bom xong, tầu mới phong SAM lên, nhưng do không nhìn thấy mục tiêu, nên tên lửa lao thẳng lên trời (phóng tên lửa bừ bãi, SAM lúc đó cần khoảng cách gần chục km để khởi động). Ngày nay, các radar đã tốt hơn nhiều, nhưng sát mặt biển, tín hiệu phản xạ bị tín hiệu phản xạ từ mặt biển làm nhoè. Các tên lửa chốm hạm vấn sử dụng phương án này. Các máy bay chiến đấu ngày nay, như Tuất đã nói trên, sử dụng hệ thống ổn định điện tử và lái tự động, tốc độ cao, không khác gì quả tên lửa. Với tốc độ 1500km/h, động tác ném bom sát mặt biển có tầm 8km, động tác ném bom từ trên cao có tầm 30km, ở xa khoảng cách của hệ thống tác chiến tầm ngắn sử dụng súng bắn thẳng và tên lửa tầm ngắn. SAM thì chưa thể điều khiển được với tín hiệu yếu, chưa kể các máy bay sử dụng kỹ thuạt giảm phát xạ radar, như trên.
    Đoàn máy bay F các loại dùng làm gì:
    Một tầu sân bay trúng một tên lửa hành trình hay một bom trên khoang là mất tác dụng, nên cần một đòn đột kích đầu tiên sau đó mới là các máy bay ném bom chính. Theo kịch bản ngày nay, các tên lửa diệt hạm siêu âm làm điều đó, với kỹ thuật ném bom không điều khiển chính xác, khối lượng thuốc nổ hữu ích đến mục tiêu tăng vọt. Nếu như một TU-16 mang hai tên lửa diệt hạm chỉ có khoảng 1-2 tấn thuốc nổ hữu ích trên 90 tấn trọng lượng cất cánh, thì một chiếc SU mang được 4-8 tấn như vậy.
    Các máy bay không chiến nặng như một xe tăng để mang SAM:
    ĐÚng như vậy.
    Trên bầu trời Hà Nội, SAM-2 và MIG-21 cùng tác chiến. MIG diệt máy bay ở xa bằng tên lửa tầm ngắn, chỉ vài KM, còn SAM không di chuyển khi trận đánh diến ra, nhưng sử dụng radar lớn dẫn đường có tầm bắn lớn. Đầu đạn của SAM nặng, nổ cách máy bay vài trăm mét đã hạ mục tiêu còn đầu đạn MIG-21 là những cú điểm huyệt sát hay trúng hẳn. MIG-25 là sự kết hợp hai vũ khí đó. Với trọng tải hàng chục tấn, nó như là chở một trạm SAM-2 bay. Ngay sau đó, radar của MIG đã vượt xa radar của SAM-2. Sự kết hợp này là yếu tố cơ bản của không chiến tầm xa, yêu cầu trọng tải rất lớn của máy bay. Máy bay ví dụ rõ ràng nhất thời đó là chiếc TU-28. Nó chỉ được sản xuất 200 cái, tuyệt mật, dùng bảo vệ rừng Siberia, như đã nói trên. Được đóng lại từ máy bay ném bom đường dài, nó có tầm hoạt động 300km, bán kính chiến đấu hơn 1000km (hàng triệu km vuông). Radar của nó có tầm rất xa, thực sự là một trạm SAM bay, mang tên lửa không đối không tầm bắn 50km, nặng nửa tấn. Để so sánh, cuối những năm 1960, khi TU-28 là máy bay chủ lực bảo vệ đông Siberia thì SAM-2 ở Hà Nội có tầm 30km. Máy bay không mạnh tính đối kháng như MIG-25, nhưng là sát thủ chủ yếu diệt khinh khí cầu trinh sát.
    Radar của MIG-25 cực mạnh. Đúng như vậy. Ngày nay, sự phân tích chính xác của máy tính mạnh là yếu tố cơ bản của radar nhậy. Cái tên Fox được đặt cho dòng MIG-25 (cáo săn là MIG-31, cáo dơi-một loại thú bay là MIG-25) xuất phát từ cáo lửa: radar của mẫu thử tiền xản xuất MIG-25. Nó nói lên ưu thế của máy bay trọng tải lớn. Khi MIG-25 bị phi công phản bội lái mất, phương Tây giễu nó một cách ghen tị, một trong nhữngc lý giễu là nó dùng ống cao tần điện tử, chứ không dùng bán dẫn. Nhưng đến ngày nay, ống cao tần điện tử vẫn là nguồn phát sóng mạnh nhất. Công suất phát xạ của nó là 600w, bằng một đài truyền hình bây giờ (các bác nhớ cho là sóng radar hồi đó tập trung, chứ không toé ra 4 phương). Đồ điện tử cháy: thứ tằng, ở vài KM, đền sợi đốt dùng để chiếu sáng cũng cháy cơ ạ. Tên Fox phương Tây đặt đầu tiên là của radar: cáo đốt, Fox Fire.
    40 Năm qua, mẫu máy bay MÌ-25 vẫn là mẫu thích hợp nhất cho không chiến, đồ phụ tùng mỗi ngaymỗi khác, nhưng kích thước lớn, trọng tải lớn kết hợp với khả năng vận động vượt trội, vấn đảm bảo làm nền cho những vũ khi tối tân.
    LarvaNH thích bài này.
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Mig-29 cũng là được thiết kế cho dogfight thực sự đấy chứ !? Mig-29 mà dogfight đánh lộn với Mig-21 rõ ràng là Mig-21 thua là cái chắc rồi.
    Mig-21, Mig-23 được thiết kế khi học thuyết của KQ LXô là tìm địch dựa vào sự dẫn hướng từ mặt đất. Không có mặt đất tính toán dẫn đường để đưa phi công vào thế có lợi sau lưng địch, thì phi công Mig-21 với exceptionally poor visibility và limited radar không thể "đánh lộn" với địch được. Góc nhìn chết của Mig-21 quá lớn - anh ta không nhìn thấy gì ở nón 60 độ phía sau cả. Kể cả phía trước màn hình của phi công cũng bị che chắn nhiều (clusterred). Mig-21 khi bay ở tốc độ thấp hết sức khó điều khiển, và ở tốc độ gần giới hạn tối đa cũng bị rung lắc mạnh, phi công không dễ ổn định được (đọc "Những cuộc không chiến trên bầu trời Bắc Việt").
    Theo hồi ký của anh hùng Lê Hải đã được đăng ở ttvnol/quansu thì Mig-21 dogfight thì hơi bị thiệt, đánh tay bo với F-8 còn khó, "cứ quần vòng là bị nó bắn trúng". Đánh với F-4 cũng gặp khó khăn vì thường bị địch đánh phủ đầu từ xa nên phải ngoặt tránh mất thế tiến công. Chính thế nên KQ ta mới phải dùng chiến thuật đánh nhanh rút nhanh từ phía sau, chứ đâu có dàn Mig-21 ra đánh vỗ mặt với F-4 đâu?
    Mig-21 đời F-194 có mỗi 2 quả đạn, trong khi thằng F-4 mang đến 4 quả aim-7 và 4 quả aim-9, tầm bay lại xa hơn rất nhiều. Mig-21 chỉ lợi thế hơn F-4 ở tốc độ leo cao và hình thể nhỏ bé khó bị phát hiện.
    Chiến thắng của Mig-21 đối với F-4 ở Việt nam là do "con người", là do cái đầu chiến thuật. Cũng hai loại này đọ nhau ở Trung đông thì thôi rồi...
    Mig-29 được thiết kế khi học thuyết của KQ LXô đã thay đổi, đề cao hơn vai trò chủ động của phi công. Khi lên trời, phi công phải chủ động tìm và diệt địch. Muốn thế, phi công phải được tạo điều kiện để có thể tự cảm nhận được tình huống chiến đấu. Để có thể chủ động hơn khi "đánh lộn", Mig-29 được thiết kế với canopy nhô hẳn lên để tăng góc nhìn cả trước và sau, động cơ có khả năng hoạt động ở tốc độ thấp, và targeting helmet.
    Cái này được phân tích nhiều rồi, tôi chẳng cần nhắc lại nữa. Mig-29 là great dogfighter đấy.
    Mig-21, kể cả Mig-31, đâu có hệ thống điện tử nào theo dõi không gian xung quanh? Nó làm gì có rearward radar mà bắn được tên lửa ngược về phía sau?
    Điều kiện tiên quyết để tên lửa bắn được mục tiêu ở phía sau là nó phải có rađar hướng đuôi để phát hiện và ngắm bắn, vì nếu không thì nó định hướng thế nào được? Có mỗi Su-27 có rearward radar thôi.
    Còn về máy bay không chiến ngày nay mà to và nặng như xe tăng T-72 thì chắc chắn là sai. Than_Dau_Tuat lấy ví dụ là Mig-25 thì đó lại là máy bay từ thời trước; còn Mig-31 thì chẳng qua là Mig-25 modified.
    Các máy bay được thiết kế "ngày nay" như F-22 hay F-35, kể cả Mig-29 hay Su-27 các đời cũng chẳng có cái nào nặng như xe tăng T-72 cả. Còn tính từ năm 54 đến nay đố cậu liệt kê được thêm chiếc tiêm kích nào mà nặng như tăng T-72 (ngoài chiếc Mig-25)?
    Thế Mirage-2000, Rafal, Tonador, Eurofighter, F-16, F-18, F-22 không phải là loại không chiến chuyên nghiệp à? Nó vẫn là không chiến chuyên nghiệp đấy chứ, nhưng có thêm khả năng đánh mặt đất (multirole) vì rađa và máy tính ngày nay đã hiện đại hơn rất nhiều.
    F-22 chẳng hạn, tăng cường sức mạnh rađar đối không, khả năng tàng hình, vectoring thrust, không để chuyên dùng cho không chiến thì để làm gi?
    Trước đây các bạn khác và tôi đã cho link về so sánh của Air war University về so sánh đối đầu giữa các loại máy bay trên với nhau rồi đấy, cậu chẳng đọc gì cả.

Chia sẻ trang này